Xanh methylen là dung dịch sát trùng thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Dung dịch xanh methylen có hiệu quả cao trong xử lý các bệnh da liễu như chốc lở, viêm da có mủ, nhiễm virus như virus thủy đậu, herpes simplex. Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về dung dịch xanh methylen qua bài viết dưới đây để sử dụng hiệu quả, an toàn.
Mục lục
I. Dung dịch Xanh methylen là gì?
Dung dịch Xanh methylen lần đầu được điều chế bởi nhà khoa học Heinrich Caro vào năm 1876. Sau đó, nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học, và nằm trong nhóm thuốc thiết yếu. Thuốc xanh methylen có thể được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, thuốc tiêm, dung dịch dùng ngoài 1%, dung dịch milian. Trong đó, dung dịch dùng ngoài 1% là dạng bào chế được sử dụng phổ biến nhất.
II. Công dụng của dung dịch xanh methylen
Dung dịch Xanh methylen có công dụng chính là giải độc và sát khuẩn nhẹ. Thuốc được sử dụng trong nhiều trường hợp cụ thể:
1. Điều trị methemoglobin huyết
Methemoglobin là một dạng hemoglobin, tuy nhiên nó không có vai trò vận chuyển oxy. Nếu lượng methemoglobin trong máu cao, nó gây cản trở quá trình lưu thông oxy. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi.
Thuốc Xanh methylen được sử dụng trong điều trị methemoglobin huyết do dùng thuốc hoặc một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Xanh methylen có tác dụng chuyển methemoglobin thành hemoglobin – chất vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Người bệnh sẽ được tiêm dung dịch xanh methylen nồng độ thấp để điều trị methemoglobin huyết. Tuy nhiên, xanh methylen không được sử dụng cho bệnh nhân thiếu hụt enzym di truyền glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) vì có thể gây tan máu cấp tính.
2. Giải độc cyanid
Thuốc Xanh methylen có thể được ứng dụng để giải độc cyanid. Nếu tiêm dung dịch xanh methylen với nồng độ cao có tác dụng chuyển hemoglobin thành methemoglobin. Chất này liên kết với cyanid tạo thành cyanmethemoglobin. Nó có tác dụng ngăn tương tác của cyanid với cytochrom – chất đóng vai trò trong hô hấp tế bào. Nhờ vậy, độc tính của cyanid bị loại bỏ nhanh chóng, không còn nguy cơ ảnh hưởng tính mạng người bệnh.
3. Sát khuẩn
Dung dịch xanh methylen đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, nấm và virus. Vì vậy, thuốc được sử dụng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da như viêm da mủ, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… Thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh ngoài da do virus như nhiễm herpes simplex, thủy đậu. Xanh methylen có khả năng liên kết với acid nucleic của vi khuẩn và virus. Sau đó, thuốc phá vỡ các tế bào này khi tiếp xúc với ánh sáng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
4. Làm thuốc nhuộm
Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc xanh methylen còn có công dụng làm thuốc nhuộm màu các mô. Nhờ tác dụng này, thuốc được sử dụng trong nhiều xét nghiệm y học như nhuộm gram nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh, xác định lỗ dò,…
III. 4 Lợi ích không thể bỏ qua của dung dịch xanh methylen
1. Điều trị bệnh thủy đậu bằng xanh methylen
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella – zoster gây ra. Tuy mang bản chất là một bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm não,…. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường xuất hiện các nốt sẹo thủy đậu. Xanh methylen là giải pháp sát khuẩn, ngừa sẹo mà mọi người nghĩ đến đầu tiên khi mắc bệnh. Thuốc thường được sử dụng khi các nốt phỏng nước đã vỡ, không có hiệu quả với bọng nước chưa vỡ. Nó có vai trò giúp se vết mụn, sát khuẩn và tránh bội nhiễm.
Cách sử dụng xanh methylen hiệu quả:
- Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn thủy đậu.
- Bôi một lớp mỏng dung dịch xanh methylen lên vùng tổn thương.
- Sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
Khi sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý không bôi thuốc lên vết thương hở, khu vực xung quanh mắt, mũi và niêm mạc. Đối với đối tượng phụ nữ cho con bú mắc bệnh thì cần tránh bôi lên vùng ngực trong thời gian cho con bú.
>>> Xem bài viết: Xử lý thủy đậu nhanh, không còn e ngại sẹo thâm, sẹo lõm
2. Dùng xanh methylen chữa tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus đường ruột Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa hoặc người bệnh phát tán virus ra môi trường thông qua nước bọt, phỏng nước và phân. Bệnh hay gặp ở đối tượng trẻ dưới 5 tuổi với triệu chứng là các nốt phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Để kiểm soát các vết loét miệng, mụn nước, bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn tại chỗ. Do có, dung dịch xanh methylen có thể được sử dụng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn do bệnh tay chân miệng gây ra. Tuy nhiên, thuốc không được ưa chuộng vì có nhiều nhược điểm:
- Khả năng sát khuẩn kém, do đó không đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Gây nhuộm da, mất thẩm mỹ và khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
- Chỉ có tác dụng đối với các vết phỏng đã vỡ, không hiệu quả với bọng nước chưa vỡ.
3. Dùng xanh methylen trị hăm tã
Hăm tã gây ra tình trạng viêm da ở vùng mặc tã với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da bị hăm là nơi ưa thích để vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập và phát triển. Do đó, bạn cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại cho da. Dung dịch xanh methylen có khả năng phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, virus nên có thể dùng để trị hăm tã cho bé.
Mặc dù vậy, xanh methylen chỉ có hiệu quả trong trường hợp hăm tã nhẹ. Khi hăm cấp độ nặng, nổi mụn đỏ nhiều, thậm chí có trợt loét, xanh methylen lại không phải là giải pháp tối ưu vì các lý do: các bác sĩ không khuyến khích sử dụng thuốc xanh methylen cho bé vì:
- Dung dịch có thể gây kích ứng, đau xót khi sử dụng trên da nhạy cảm của bé.
- Dung dịch có màu gây mất thẩm mỹ khi dùng trên diện rộng.
- Hiệu quả sát trùng kém nên không phù hợp với vết hăm trợt loét, chảy mủ.
4. Dùng xanh methlen để xử lý bệnh chốc lở
Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ở da do vi khuẩn gây ra. Thủ phạm chính gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu nhóm A (Streptococcus). Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn. Môi trường vệ sinh kém, khí hậu nóng ẩm mùa hè là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng gặp sau khi mắc một số bệnh ngoài da khác như: thủy đậu, viêm da cơ địa, ghẻ,…
Theo hướng dẫn điều trị bệnh chốc của Bộ Y tế, sử dụng dung dịch sát khuẩn là biện pháp hàng đầu để chữa bệnh chốc hiệu quả. Nó có vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, dung dịch Xanh methylen cũng được sử dụng để xử lý bệnh chốc lở. Khi tiếp xúc với vi khuẩn, Xanh methylen liên kết không hồi phục với acid nucleic của chúng, phá hủy tế bào và làm chết vi khuẩn. Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn cao hơn nếu để cho dung dịch tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
IV. Nhược điểm của dung dịch Xanh methylen
Tuy dung dịch Xanh methylen được sử dụng rộng rãi trong y học nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
- Khả năng sát khuẩn nhẹ nên có hiệu quả kém khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng.
- Chống chỉ định trên đối tượng: phụ nữ có thai và cho con bú, người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), bệnh nhân suy thận.
- Sử dụng kéo dài theo đường toàn thân có thể gây tình trạng thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
- Không có tác dụng điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Việc bôi thuốc còn gây khó khăn đối với quá trình chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
- Sản phẩm gây nhuộm da, bẩn quần áo, gây mất thẩm mỹ.
- Xanh methylen tương kỵ với các chất có tính oxi hóa mạnh, tính kiềm, iot và cromat. Do đó, không nên sử dụng đồng thời các dung dịch có chứa các chất này như: nước oxy già, povidone iod, thuốc tím,…
Để thay thế xanh methylen trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, bạn có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn khác hiệu quả hơn như Dizigone, chlorhexidine, polyhexanide…
Trên đây là những thông tin hữu ích về dung dịch xanh methylen. Để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gọi ngay tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn kịp thời.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp