Mẹ đang lo lắng con gái mình bị hăm tã mãi không khỏi? Trị hăm tã cho bé gái theo dân gian hoặc sử dụng kem chống hăm cho hiệu quả như nào? Dưới đây là 8 cách trị hăm tã an toàn- hiệu quả ngay tại nhà có thể giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chữa và phòng tránh hăm tã tái phát ở bé gái.
Mục lục
I. Nguyên nhân bé gái bị hăm tã
Hăm tã là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên. Hăm da bé gái phát sinh do nhiều nguyên nhân.
1. Bỉm kích ứng, quần áo mặc quá chật
Bỉm quá chật hoặc kém chất lượng là nguyên nhân dẫn tới hăm tã ở trẻ nhỏ
- Bỉm không đảm bảo vô khuẩn, khả năng thấm hút khiến da bé phải tiếp xúc kéo dài với chất bài tiết. Một số loại bỉm chất liệu không đủ mềm, có gờ cứng cũng gây cọ sát khiến da bé mẩn đỏ.
- Quần bé gái thường bó sát, kiểu cách hơn bé trai nên đóng bỉm bên trong càng bó chặt, cọ xát nhiều vào da thịt. Những bé gái có sẵn cơ địa viêm da dị ứng càng dễ bị hăm và dễ tái phát hăm tã trở lại.
- Quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc, nhiều lông, len. Quần áo sặc sỡ càng có thể nhuộm nhiều phẩm màu độc hại, kích ứng do trẻ càng cao.
2. Do tiêu chảy
- Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà tiêu chảy còn khiến da bé tiếp xúc với phân nhiều hơn. Da có phản ứng viêm da, hăm tã khi dính phân nước tiểu thời gian dài.
3. Nước tiểu
- Giữa bé trai và bé gái có cách đi tiểu khác nhau. Thông thường, nếu trẻ đặt nằm thường xuyên, bé gái hay bị hăm da vùng mông bẹn, nơi hậu môn do dịch nước tiểu chảy qua ngay cả khi không dùng bỉm.
4. Làn da nhạy cảm
Làn da trẻ sơ sinh yếu ớt, mỏng manh, dễ kích ứng. Bỉm tã thường xuyên luôn khiến trẻ bí bức sinh hăm da.
II. Dấu hiệu hăm tã ở bé gái
Bé gái bị hăm tã đa phần giống bé trai. Hăm tã biến chuyển theo từng thời kỳ.
- Giai đoạn 1: Da nổi hồng phát ban quanh vùng đóng bỉm. Da bé có thể tự khỏi nếu mẹ lau chùi vệ sinh da sạch sẽ cho bé.
- Giai đoạn 2: Da ngứa rát, mẩn đỏ và mụn nước nhỏ nổi từ ít đến dày. Trẻ quấy khóc, hay gãi, cọ người, dễ bong mụn nước.
- Giai đoạn 3: Mụn vỡ, nhiễm khuẩn. Da lở loét, viêm sưng đỏ. Tiểu tiện khó khăn vì xót da. Nếu không trị kịp thời, viêm loét lan rộng. Nơi vùng kín bé gái dễ bị vi khuẩn thừa cơ tấn công gây các bệnh lý sinh dục tiết niệu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Sẹo hăm da ở nơi vùng kín gây mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng.
III. 5 cách trị hăm tã tại nhà theo phương pháp dân gian
Để trị hăm tã tại nhà cho bé gái đơn giản theo dân gian, mẹ có thể tham khảo 5 cách trị sau đây:
1. Sử dụng dầu dừa
- Dầu dừa từ lâu đã được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp. Nhưng ít mẹ biết rằng dầu dừa có thể trị hăm tã cho con hiệu quả.
- Dầu dừa có chứa nhiều chuỗi acid béo trung tính có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Các chất chống oxy hóa Vitamin E, phytosterol giúp mô da phục hồi tổn thương do hăm tã nhanh chóng, dưỡng ẩm da, giúp da em bé luôn mềm mại.
- Sau khi tắm cho trẻ, mẹ có thể thoa 1 lớp dầu dừa nguyên chất lên vùng da hăm tã, massage nhẹ nhàng cho thấm đều.
>>> Xem thêm: Mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa an toàn – hiệu quả tại nhà
2. Cách dùng lô hội
- Lô hội (Nha đam) có chứa 23 loại acid amin, nhiều Vitamin, nguyên tố vi lượng. Nhựa cây chứa nhiều chất polysaccarid, các acid béo và một số hoạt chất nhóm anthraquinon.
- Nhựa cây giàu dưỡng chất kháng khuẩn, chống viêm. Lô hội dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, chống oxy hóa tế bào thúc đẩy quá trình phục hồi làn da tổn thương, tăng độ đàn hồi mô da. Lô hội trị hăm da cho bé an toàn – hiệu quả.
- Dùng lô hội trị hăm da cho bé bằng cách: Cắt bỏ vỏ xanh, nạo lấy thạch nha đam, thoa nhẹ nhàng lên da bé, để khô tự nhiên.
3. Lá trầu không trị hăm da
- Mẹ có thể sử dụng lá trầu không trong vườn nhà đun nước tắm cho bay vết hăm da. 2-3 lá trầu không, rửa sạch, cắt thật nhỏ, cho vào bát con dội nước sôi, đậy kín mặt bát như nấu trà, đợi 10-15 phút cho dược chất thẩm thấu ra nước. Mẹ dùng bông gòn thấm dịch chấm lên vết hăm da cho bé. Ngày làm 2-3 lần, vết hăm da giảm nhanh chóng.
- Lá trầu không có chứa nhiều nước, protein, vitamin và một thành phần khử trùng, kháng viêm hiệu quả chavicol. Tắm 3 ngày mỗi tuần cho bé, sau một thời gian mẹ sẽ thấy da bé trở lại bình thường.
4. Chữa hăm tã bằng lá khế
- Lá khế trong Y học cổ truyền có ghi nhận về công dụng trị các bệnh ngoài da như chàm da, hăm tã, sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế non và hoa khoảng 100-150g, nấu 10-15 phút với 5-6l nước, lấy nước xông hoặc tắm cho bé. Phương pháp này thường giúp bé khỏi sau 3-4 ngày đối với hăm da nhẹ.
5. Trị bằng trà xanh
- Trà xanh được nhiều người biết đến với nhiều công dụng, đặc biệt về hiệu quả làm đẹp. Trà xanh tốt cho sức khỏe, cực an toàn, lành tính. Lá trà chứa EGCG – một chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu và kiểm chứng hiệu quả bởi các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều Vitamin, khoáng chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da chịu nhiều thương tổn.
- Một nắm lá trà xanh rửa sạch nấu với 1-1,5l nước, đun sôi 10-15 phút. Nước trà pha với nước ấm tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi dịu vết hăm da.
Năm mẹo trên cần mẹ dùng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Với một số gia đình, bé lâu khỏi thường sốt sắng thay đổi nhiều cách khác nhau khiến bé chẳng những không khỏi mà còn có thể gia tăng dị ứng. Nếu em bé dễ dị ứng các thực vật tự nhiên hoặc dùng mãi vẫn không đỡ, mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị hăm tã theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.
IV. Ba cách trị hăm tã theo phương pháp hiện đại
1. Dùng kem hăm tã
- Kem chống hăm tã thường giúp da bé giảm dần dấu hiệu sưng viêm, giảm ngứa rát. Sản phẩm cung cấp dưỡng chất cân bằng độ ẩm, giúp da phục hồi từ sâu bên trong. Tính chất sát khuẩn, kháng viêm trong thành phần kem cũng giúp loại bỏ một phần vi khuẩn làm bé bị hăm tã. Một số kem có tinh dầu menthol giúp bé cảm giác mát lạnh khi thoa, mùi hương dịu nhẹ.
- Trên thị trường hiện nay, một số loại kem trị hăm được tin dùng từ lời khuyên chuyên gia: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi, kem embe,….
- Thoa kem đồng đều lên vùng hăm tã, tùy vào tình trạng bệnh mà 3-7 ngày dấu hiệu hăm của bé sẽ khỏi.
- Nếu bé bị hăm nặng, da nổi mụn nhiều hay trợt loét, các kem hăm tã này sẽ không đem đến hiệu quả do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm còn hạn chế.
>>> Xem thêm: 12+ kem hem tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé
2. Dùng thuốc mỡ kháng sinh
Sử dụng các thuốc kháng sinh kết hợp với corticoid dạng bôi cho trẻ
- Kháng sinh diệt khuẩn thường dùng trong hăm tã như các gentamycin, neomycin… dạng kem bôi. Ngoài ra, các chế phẩm kem bôi hiện nay thường kết hợp thêm Corticoid giúp giảm viêm mụn do hăm: prednisolon.
- Dùng kem bôi kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn xâm nhập làn da đang thương tổn. Sau khi tắm xong, da còn ẩm mẹ có thể bôi cho trẻ để kháng sinh thấm sâu trong da, tăng hiệu quả điều trị.
- Kháng sinh và corticoid chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, corticoid luôn được biết đến là những dược chất giúp tình trạng hăm của bé cải thiện rất nhanh, nhưng dễ gây nhiều tác dụng phụ khi ngừng. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa được thăm khám và kê đơn.
3. Dùng bộ sản phẩm Dizigone
Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ
- Bộ sản phẩm Dizigone trị hăm tã bao gồm dung dịch sát khuẩn và kem nano bạc đồng thương hiệu.
- Sát khuẩn nhanh, mạnh, an toàn – hiệu quả là tiêu chí đánh giá sản phẩm dung dịch sát khuẩn. Dizigone có khả năng loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Dung dịch kháng khuẩn đem lại sự tiện dụng, nhanh gọn cho mẹ chăm con.
- Kem nano bạc Dizigone cung cấp dưỡng chất và độ ẩm, làm mờ sắc tố thâm đen do sẹo hăm để lại, giúp trả lại làn da trắng hồng khỏe mạnh. Nano bạc giúp hoạt chất tiến sâu bên trong mô da, củng cố tân tạo làn da. Ngoài ra, kem còn chứa các loại chiết xuất thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp tăng cường tác dụng của dung dịch kháng khuẩn dizigone.
- Sự kết hợp giữa hai sản phẩm trên sẽ giúp vùng da hăm khỏi nhanh chóng chỉ trong vòng một tuần. Dizigone là giải pháp xử lý hăm tã hiệu quả hơn việc chỉ sử dụng đơn độc các kem hăm thông thường. Đồng thời, thành phần an toàn, không tác dụng phụ như kháng sinh hay corticoid, giúp cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
V. Ngăn ngừa hăm tã ở bé gái tái phát trở lại
Mẹ không nên chủ quan khi bé khỏi vừa khỏi hăm tã. Hăm tã rất dễ tái phát trở lại bởi nhiều lý do khác nhau. Do đó mẹ luôn cần chú trọng các nguyên tắc ngăn ngừa hăm tã:
- Sử dụng bỉm chất lượng, có thương hiệu, tránh mua hàng giả. Chất tẩy trắng giấy là hóa chất nguy hiểm còn bám lại trên bỉm kém chất lượng, gây kích ứng da bé gái.
- Đóng bỉm đúng cách, tránh đóng quá chặt hay quá lỏng.
- Lau chùi, vệ sinh phần da dùng bỉm thường xuyên. Mẹ nên thay đổi cả xà phòng tắm dịu nhẹ cho bé.
- Thường xuyên thay bỉm, hạn chế tối đa phân nước tiểu đọng trên da bé càng lâu càng dễ sinh hăm tã.
- Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh vùng da đóng bỉm của bé hàng ngày. Có thể thoa một lớp mỏng kem Dizigone Nano Bạc lên da trước khi đóng bỉm.
- Chế độ ăn hợp lý, ăn lành mạnh, tránh cho trẻ bị tiêu chảy.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ
VI. Kết luận chung
Hăm tã không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để lâu gây có nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt với bé gái. Vậy nên, cha mẹ không nên chủ quan khi con gái mình có dấu hiệu hăm da ngay từ giai đoạn một. Phụ huynh hãy sử dụng 1 trong 8 mẹo vặt tại nhà và sát khuẩn da, dưỡng ẩm thường xuyên để làn da trẻ luôn hồng hào, khỏe mạnh.
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã bé gái, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp