Có rất nhiều cách để điều trị hăm tã tại nhà cho bé. Những cây cỏ, nguyên liệu quen thuộc, hiện hữu trong căn bếp của bạn cũng có thể là hỗ trợ đắc lực để tình trạng hăm của bé nhanh cải thiện. Một trong những nguyên liệu được các mẹ truyền tai nhau nhiều nhất chính là dầu dừa. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng thực của việc trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé.
Mục lục
I. Tại sao dầu dừa được ứng dụng để xử lý hăm tã
Như các mẹ đã biết, hăm tã là một bệnh thường gặp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hăm biểu hiện đặc trưng bởi các mảng da đỏ, khô, ngứa, nổi mụn. Giai đoạn nặng của bệnh là do sự tấn công của vi khuẩn, nấm tại vết thương hở, tạo vết loét, tổn thương sâu cả ở bề mặt lẫn bên dưới da.
Để điều trị hăm tã và giảm nhanh những triệu chứng trên da, cần kháng khuẩn không cho mầm bệnh xâm nhập và gây viêm, loét; cung cấp dưỡng chất để da nhanh chóng hồi phục. Dầu dừa đáp ứng được khá đầy đủ những yêu cầu trên. Đó là lý do vì sao dầu dừa được rất nhiều mẹ lựa chọn để chữa hăm tã cho trẻ.
Dầu dừa là dầu thực vật, được chiết từ phần cơm của quả dừa chín. Dầu có màu trắng hoặc vàng trong, chảy lỏng ở nhiệt độ khoảng 24-26°C, khó bị ôi thiu nên có thể bảo quản lên đến 2 năm.
Dầu dừa có màu trắng hoặc vàng trong, chiết xuất từ phần cơm của quả dừa chín
Những tác dụng của dầu dừa với da:
1. Làm mềm da, dịu da
Dầu dừa có bản chất dầu mỡ. Chúng cung cấp lượng lớn chất béo có lợi cho cơ thể. Khi bôi lên da, chất béo trong dầu dừa bao phủ và thấm vào da. Da được cung cấp một lượng lớn dầu béo nên mềm và mịn hơn, đồng thời giữ được ẩm do lớp dầu ngăn không cho hơi nước trong da thoát ra ngoài. Tình trạng khô, ngứa, mẩn do hăm tã được cải thiện nhanh chóng. bên cạnh đó dầu dừa còn tạo lớp màng ngăn cách tổn thương với các kích thích từ môi trường ngoài.
2. Kháng khuẩn, nấm, một số virus
Đây là một tác dụng đáng ngạc nhiên đến từ dầu dừa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một nửa acid béo trong dầu dừa là acid lauric. Acid lauric có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, nấm nên giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Kháng khuẩn là yêu cầu được đưa lên hàng đầu trong quá trình điều trị hăm tã. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và ngăn cản chúng xâm nhập từ bên ngoài giúp giảm ngứa, viêm do nấm, vi khuẩn, vết thương hở cũng không bị ảnh hưởng mà hồi phục nhanh chóng hơn.
3. Cung cấp vitamin E, K
Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, làm sáng, mịn da và dưỡng ẩm rất tốt cho làn da khô. Vitamin K là thành phần tham gia cấu tạo và kích thích hình thành protein dưới da, tạo độ đàn hồi cho da. Cả hai loại vitamin do dầu dừa mang tới đều tham gia vào quá trình hồi phục, chữa lành tổn thương và hình thành lớp da non thay thế cho phần cũ đã chết do tổn thương.
4. An toàn, dịu nhẹ với da
Dầu dừa làm mềm, an toàn và dịu nhẹ với da bé
Dầu dừa có nguồn gốc từ tự nhiên. Thành phần dầu dừa không chứa chất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Vì vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không sợ bé đau rát hay dị ứng.
Những tác dụng mà dầu dừa mang lại đã thể hiện sự ưu việt của chúng trong điều trị hăm tã cho bé. Vậy thì chẳng có lý do gì mà các mẹ không lựa chọn ngay dầu dừa để bé nhanh chóng khỏi bệnh.
II. Cách sử dụng dầu dừa trị hăm tã đúng cách
Thao tác để mẹ sử dụng dầu dừa trị hăm tã rất đơn giản. Các mẹ có thể dùng trực tiếp dầu dừa hoặc dầu dừa kết hợp với một số thành phần có tác dụng dưỡng da hoặc kháng khuẩn khác như tinh dầu oải hương, bơ hạt mỡ để bôi lên da bé sau khi đã được vệ sinh. Mẹ dùng thường xuyên và đúng cách thì da bé mịn màng, ẩm mượt, giảm kích ứng và nhanh chóng phục hồi.
1. Thoa trực tiếp dầu dừa lên da
Các mẹ có thể làm theo các bước sau:
- Vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ. Mẹ có thể dùng nước ấm hoặc xà phòng dành riêng cho da nhạy cảm để xử lý da cho bé.
- Sử dụng dung dịch kháng khuẩn xịt/lau vùng tổn thương trên da bé để tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Các mẹ nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, lành tính với da, không gây đau xót khi sử dụng. Ví dụ như dung dịch kháng khuẩn Dizigone – hiệu lực kháng khuẩn cao, an toàn cho da nhạy cảm.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
- Để da bé khô hoàn toàn, bôi một lớp dầu dừa vừa đủ lên da.
- Đợi 5-10 phút cho dầu thấm tốt lên da mới mặc tã, bỉm hay quần áo cho bé.
Mẹ sử dụng dầu dừa 1-2 lần/ngày cho bé, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
2. Dầu dừa kết hợp với tinh dầu hoa oải hương
Có thể sử dụng dầu dừa kết hợp với tinh dầu oải hương
Tinh dầu hoa oải hương rất phổ biến, dễ tìm và có nhiều tác dụng trên da như:
- Kháng khuẩn, kháng nấm.
- Chữa lành vết thương, vết bỏng, vết loét do kích thích sản sinh collagen, kích thích tổng hợp tế bào da.
- Chống viêm, chống oxy hóa giúp giảm bớt tình trạng da khô, sần, mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm.
- Để da bé khô hoàn toàn.
- Trộn 3 giọt tinh dầu hoa oải hương với 1 thìa dầu dừa.
- Bôi trực tiếp lên da bé.
- Mỗi ngày bôi từ 1-2 lần, sử dụng liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Dầu dừa kết hợp với bơ hạt mỡ
Sử dụng dầu dừa kết hợp với bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ có nguồn gốc từ châu Phi được biết tới với công dụng dưỡng da và giữ ẩm rất hữu hiệu:
- Bơ hạt mỡ cung cấp các acid béo như linoleic, oleic, stearic… Chúng thấm nhanh vào da tạo độ ẩm cần thiết, từ đó giảm nhanh mẩn, ngứa, khô da.
- Kích thích sản sinh tế bào mới khỏe mạnh nhờ đẩy mạnh tổng hợp protein da và collagen. Tổn thương trên da, vết xước, loét nhanh chóng hồi phục.
- Tác dụng chống viêm giúp da chống lại kích thích từ môi trường.
Cách sử dụng bơ hạt mỡ tương tự như sử dụng dầu dừa với dầu hoa oải hương:
- Mẹ dùng nước ấm làm sạch da bé và để khô.
- Trộn đều 1 thìa bơ hạt mỡ và 1 thìa dầu dừa. Nếu thời tiết lạnh làm dầu đông lại mẹ có thể đun chảy hỗn hợp bằng lò vi sóng hoặc đun cách thuỷ.
- Bôi trực tiếp lên da bé, để 5-10 phút cho dầu thấm vào da.
- Sử dụng 1-2 lần/ngày.
4. Làm sáp bôi hăm cho bé từ dầu dừa
Làm sáp từ dầu dừa bôi hăm cho bé
Nguyên liệu:
- 1 thìa sáp ong.
- 2 thìa dầu dừa.
- 1 thìa bơ hạt mỡ.
- 5-6 giọt tinh dầu hoa oải hương.
Cách làm:
- Bước 1: Mẹ cho sáp ong, dầu dừa, bơ hạt mỡ vào bát thuỷ tinh (hoặc bát sứ), đun trong lò vi sóng hoặc đun cách thuỷ cho các nguyên liệu chảy lỏng. Sau đó mẹ trộn đều.
- Bước 2: Để hỗn hợp gần nguội thêm tinh dầu oải hương và trộn đều.
- Bước 3: Khi hỗn hợp còn đang ở dạng lỏng, các mẹ đổ vào hũ nhỏ để bảo quản và sử dụng dần.
Mỗi lần sử dụng cho bé mẹ chỉ cần lấy một lượng vừa đủ và bôi trực tiếp lên da. Cách làm này vừa kết hợp các thành phần có lợi vừa tiện dụng cho mẹ khi dùng thường xuyên cho bé.
III. Bốn sai lầm mẹ cần tránh khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé
Tuy nhiên có một số sai lầm mà các mẹ cần tránh khi sử dụng dầu dừa để chữa hăm cho bé
1. Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé. Mẹ muốn da bé sạch thì trước tiên tay mẹ phải sạch đã. Tay mẹ bẩn có thể gây nhiễm bẩn tới vùng da tổn thương của trẻ, gây kích ứng da và lây truyền vi sinh vật từ tay mẹ sang bé.
2. Da bé chưa khô hoàn toàn đã bôi dầu dừa lên da. Khi đó mẹ vô tình tạo môi trường ẩm ướt, bí bách ở da phần ngay dưới lớp dầu dừa. Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh còn sót lại phát triển. Mà dầu kỵ nước nên khả năng thấm vào da của dầu dừa lúc này rất kém, dẫn tới hiệu quả sử dụng không cao. Dầu tồn ứ lâu trên bề mặt da còn gây dính, nhớp khiến bé rất khó chịu.
Cần lau khô người cho bé trước khi bôi dầu dừa
3. Bôi một lượng dầu dày lên da, bôi nhiều lớp: Các mẹ mong muốn thấm được thật nhiều dưỡng chất vào da bé để da hồi phục nhanh hơn. Nhưng đó lại là một suy nghĩ rất sai lầm. Da chỉ hấp thu được một lượng dưỡng chất nhất định, dù có bôi thêm cũng không thể hấp thu được nữa. Phần dầu dư thừa vẫn trên bề mặt da sẽ gây khó chịu và bết dính cho da bé. Lớp dầu dày cũng gây bít tắc lỗ chân lông, làm hoạt động trao đổi chất của da với môi trường ngoài bị cản trở.
4. Sử dụng dầu dừa không đảm bảo chất lượng: trên thị trường hiện nay có nhiều loại dầu dừa, cả loại do nhà máy sản xuất và loại dầu làm thủ công. Với dầu dừa do nhà máy sản xuất, các mẹ cần lưu ý chọn của hãng uy tín, chất lượng, còn hạn sử dụng, không bị pha trộn tạp chất. Với dầu làm thủ công mẹ nên chọn nơi làm với phương pháp thích hợp, ưu tiên dùng dầu chiết lạnh (vì dầu lấy bằng phương pháp đun nóng sẽ có nhiều thành phần bị biến đổi không tốt cho cơ thể), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bị pha trộn.
IV. Ưu, nhược điểm của phương pháp trị hăm tã bằng dầu dừa
Phương pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Các mẹ có thể dựa vào đó để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bé.
Ưu điểm:
- Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
- Dầu dừa thân thiện, an toàn với da trẻ.
- Dễ làm, dễ thực hiện.
- Hiệu quả tốt trong làm mềm, dưỡng da nên được dùng cho hăm ở mức độ nhẹ và vừa.
Nhược điểm:
Dầu dừa chỉ có tác dụng với các trường hợp hăm tã nhẹ và vừa
- Tác dụng trị hăm yếu: dầu dừa có nhiều công dụng nhưng ở mức độ vừa và nhẹ, nên không cho tác dụng nhanh và rõ rệt. Dầu dừa chỉ giúp bé cải thiện trong trường hợp hăm nhẹ, chưa nổi mụn và trợt loét.
- Không hiệu quả cho hăm ở giai đoạn nặng, vì vết trợt da, lở loét khi bị bao bởi lớp dầu mỡ sẽ gây bí, khó thoát dịch, khó khăn trong thực hiện sát khuẩn cho da.
- Trơn nhờn trên da, khó thấm, khó tẩy rửa.
- Khó đảm bảo về yêu cầu chất lượng của dầu dừa.
>>> Xem thêm: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý an toàn
Những cách làm đơn giản mà mẹ có thể thực hiện cho bé luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Nhưng để làm được tốt và chính xác thì mẹ cần nắm rõ và hiểu được về nguyên liệu mình đang dùng, cách dùng hiệu quả nhất. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được các mẹ trong việc chữa trị hăm tã tại nhà cho bé an toàn – nhanh khỏi. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp