Chốc, chốc lở… là căn bệnh gây bởi tụ cầu vàng và liên cầu. Tuy nhiên, “chốc đầu” lại là thuật ngữ mà dân gian thường dùng để miêu tả “nấm da đầu” – bệnh xuất phát từ nguyên nhân nấm sợi. Chốc đầu thường gặp ở trẻ em và gây ra những cơn ngứa ngáy dai dẳng, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc triền miên. Để xử lý chốc đầu cho bé, mẹ hãy cùng tham khảo “3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đầu” qua bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Nguyên nhân khiến trẻ bị chốc đầu
Nấm dermatophytes là nguyên nhân gây ra bệnh chốc đầu
- Bệnh chốc đầu do da đầu bị nấm dermatophytes xâm nhập phát triển gây ra các tổn thương da. Dermatophytes tồn tại và phát triển ở hầu hết các mô chết như tóc, móng, biểu bì da. Đồng thời do ưa thích những nơi ấm, ẩm nên chúng phát triển rất mạnh ở những vùng da nhiều mồ hôi.
- Da đầu là nơi có nhiệt độ ấm, lại hay ra nhiều mồ hôi nên rất thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm, đặc biệt là da đầu trẻ nhỏ.
- Trẻ nhỏ là độ tuổi hay bị chốc đầu nhất do sức đề kháng kém hơn người trưởng thành. Hơn nữa. đây là lứa tuổi hiếu động, hay đùa nghịch ra rất nhiều mồ hôi song khả năng tự vệ sinh kém nên dễ tạo môi trường cho nấm gây bệnh.
- Một số yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển khác có thể kể đến như: Khí hậu nóng ẩm, nhất là vào mùa hè, nơi ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém,… Hoặc ở những trẻ có mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư,… rất dễ bị chốc đầu
Chốc đầu rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ do tự mắc hoặc lây từ người và động vật bị chốc đầu. Ví dụ trẻ tiếp xúc, ngủ chung với các bạn bị chốc đầu, chơi cùng với chó mèo mang nấm,…
II. Biểu hiện của chốc đầu ở trẻ
Ở trẻ em, biểu hiện của bệnh chốc cũng tương tự như ở người lớn. bao gồm các triệu chứng như:
- Trên da đầu bị chốc ban đầu sẽ xuất hiện các mảng ngứa nhỏ sau đó lan rộng ra. Các mảng tóc bị bong khỏi da đầu, để lại vảy, gây cảm giác đau rát khó chịu khiến trẻ quấy khóc nhiều. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, hạch bạch huyết sưng to.
- Tóc của trẻ mất độ mềm trở nên giòn, dễ gãy rụng, da đầu xuất hiện các đốm hói. Nếu không được chữa trị kịp thời, đốm hói sẽ lan rộng và trẻ có nguy cơ bị hói tóc.
Nguy cơ hói đầu ở trẻ bị chốc đầu
- Khi chốc đầu trở nên nghiêm trọng, trên da đầu sẽ có các nốt sưng tấy, có vảy cứng, và tiết mủ vàng mật ong. Cần chữa trị kịp thời tránh để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sẹo và có thể bị hói vĩnh viễn
III. Nguyên tắc điều trị chốc đầu
1. Nguyên tắc chung điều trị bệnh chốc đầu
- Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm
- Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc điều trị toàn thân để tiêu diệt nấm gây bệnh
2. Điều trị cụ thể
2.1. Sử dụng các sản phẩm bôi/ ủ/ gội tại chỗ
Dùng dầu gội trị nấm
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội trị nấm ví dụ như: Dầu gội đầu Jasuny, Haicneal, Nizoral shampoo,…
Dầu gội trị nấm nizoral cho trẻ bị chốc đầu
Cơ chế tác dụng
Khi bị chốc đầu, bệnh nhân nên sử dụng các loại dầu gội trị nấm thay thế cho các dầu gội trước đó.. Bởi vì trong các dầu gội trị nấm có chứa các thành phần chống nấm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chốc đầu như: ketoconazol hoặc selenium sulfide,…. Sử dụng dầu gội trị nấm chốc da đầu để trực tiếp loại bỏ nấm,vi khuẩn gây bệnh nhanh nhất.
Ưu điểm
- Dầu gội trị nấm da đầu bên cạnh vai trò là dầu gội còn được thiết kế bào chế thêm các hoạt chất kháng nấm da đầu hiệu quả như: ketoconazol, selenìum sulfide,…
- Trẻ thường ngứa, bong da đầu, nhiều gàu khi bị chốc, các triệu chứng này sẽ giảm đáng kể khi sử dụng các loại dầu gội trị nấm. Do sự cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng, cấp ẩm cho da đầu, thúc đẩy quá trình lành sẹo, chăm sóc tóc trẻ khỏe mạnh
- Bên cạnh đó, nhiều loại dầu gội trị chốc đầu có nguồn gốc tự nhiên, rất an toàn lành tính cho da đầu, đặc biệt là da đầu nhạy cảm của trẻ
Nhược điểm
- Một số sản phẩm có mùi hơi nồng, gây khó ngửi khi dùng
- Sử dụng dầu gội trị nấm da đầu, bệnh nhân phải kiên trì gội trong suốt thời gian điều trị và tuân theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc.
- Giá thành của một số dầu gội trị nấm tương đối cao
- Một số loại dầu gội có thể gây kích ứng da đầu đặc biệt là da đầu nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Hướng dẫn sử dụng chung
Làm ướt da đầu trẻ, lấy một lượng vừa đủ dầu gội xoa đều, kĩ lên tóc trẻ, massage da đầu nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút sau đó gội sạch lại với nước. Mẹ lưu ý phải lau khô tóc cho trẻ sau khi gội đầu tránh không được để tóc ướt trước khi đi ngủ.
Dùng thuốc bôi trị nấm
Một số chế phẩm thuốc bôi trị nấm da đầu hay được sử dụng là: Thuốc trị nấm da đầu Eczema 50, Endrix – G, Kentax 2%, Jasunny,…
Thuốc bôi trị nấm Jasunny
Cơ chế tác dụng:
- Bên cạnh việc gội đầu bằng dầu gội trị nấm thì hầu hết các trường hợp trẻ bị chốc đầu đều được chỉ định sử dụng các thuốc bôi để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- Các thuốc bôi trị nấm da đầu cũng có chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazol, fluconazol, … và các thành phần làm mềm da, giảm ngứa, viêm ngăn tình trạng tróc vảy.
- Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé mà cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc phù hợp cà cách sử dụng cho trẻ.
Ưu điểm:
- Thuốc bôi ngoài da, đa số ít hấp thu toàn thân nên tương đối an toàn, ít tác dụng không mong muốn.
- Thuốc tác động trực tiếp trên các vết tổn thương, trực tiếp vào nấm gây bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của nấm.
- Khi trẻ mới mắc bệnh, sử dụng thuốc bôi trị nấm sớm giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Nhược điểm:
- Một số thuốc bôi làm da đầu trẻ bị khô, tóc trẻ có thể bị bết dính, nặng hơn có thể rụng tóc.
- Da đầu là vùng da tương đối khó giữ gìn vệ sinh và khó bôi thuốc do tóc dài, môi trường ẩm, nhiệt độ ấm, tiết nhiều dầu,… . Đặc biệt là trẻ bệnh thường không hợp tác bôi thuốc dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều thuốc có hoạt lực mạnh gây ngứa, kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ
Hướng dẫn sử dụng chung:
Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da đầu của trẻ trước khi bôi thuốc. Chờ da đầu khô, mẹ dùng bông bôi một lượng thuốc mỏng lên các vết chốc, ủ trong khoảng 3 – 5 phút cho thuốc thấm sâu, xả sạch lại với nước ấm.
Dùng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm
Vấn đề quan trọng trong điều trị chốc đầu cho bé mà mẹ cần đặc biệt lưu ý là phải luôn giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ môi trường sống của vi nấm, giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi nấm gây bệnh.
Thay vì phải gội đầu thường xuyên, mẹ có thể sử dụng các dung dịch kháng khuẩn bởi tính ưu việt của nó như nhanh gọn, tiện lợi, dễ sử dụng,… Vệ sinh da đầu sạch sẽ là vô cùng cần thiết đặc biệt là trước khi bôi thuốc tại chỗ.
Hiện nay trong các nhà thuốc có rất nhiều loại dung dịch kháng khuẩn mẹ có thể lựa chọn như cồn, PVP – Iod, nước muối sinh lí,… Tuy nhiên những loại dung dịch này cũng có khá nhiều nhược điểm như nước muối sinh lý không đủ hiệu lực diệt nấm, cồn dễ bay hơi,…
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
Khắc phục những nhược điểm đó, dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra đời với công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn lên tới 100%. Sản phẩm không chứa bất kì thành phần nào gây kích ứng da, rất an toàn, lành tính cho da của trẻ.
Hướng dẫn sử dụng chung:
Sử dụng dung dịch kháng khuẩn rất dễ dàng, mẹ chỉ cần sử dụng một miếng vải gạc thấm ướt dung dịch kháng khuẩn, lau rửa nhẹ nhàng vết tổn thương và để khô. Mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn dạng xịt để xịt trực tiếp lên vết tổn thương.
2.2. Sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân
Trong trường hợp nặng, bệnh chốc đầu không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ, không kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Khi đó người nhà nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để nhận sự thăm khám của bác sĩ để có hướng điều trị an toàn nhất cho trẻ. Thông thường các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc:
- Griseofulvin
- Terbinafine hydrochlorid
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp và an toàn cho trẻ. Bên cạnh uống thuốc chống nấm toàn thân nên sử dụng kết hợp các loại dầu gội có chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazol, selenium sulfide hay dung dịch kháng khuẩn ion. Việc sử dụng kết hợp như vậy giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.
2.3. Sử dụng các thuốc giảm ngứa
Sử dụng các loại thuốc đường dùng toàn thân cho trẻ bị chốc đầu
Bị chốc đầu khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, trẻ quấy khóc và thường đưa tay gãi ngứa càng làm cho các tổn thương trở nên nghiêm trọng, khó lành.
Do đó, để vết thương mau lành, bác sĩ thường chỉ định dùng thêm các thuốc giảm ngứa như thuốc kháng histamin cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm ngứa có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho trẻ nên cần hạn chế hoạt động này.
IV. 3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đầu tại nhà
Bước 1: Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh
- Việc đầu tiên mẹ nên làm là cắt tóc ngắn cho trẻ. Việc cắt tóc rất thuận tiện cho việc điều trị chốc đầu. Khi tóc bé ngắn, mẹ dễ dàng vệ sinh tổn thương cho bé hơn, dễ bôi thuốc và loại bỏ môi trường cho sự phát triển của nấm bệnh.
- Trẻ bị chốc đầu cần được gội đầu thường xuyên để da đầu luôn sạch sẽ, thoải mái và nhanh lành vết thương. Nhưng mẹ phải lưu ý không được để tóc bé ướt đi ngủ do tạo môi trường ấm ẩm cho sự phát triển mạnh mẽ của nấm.
Thường xuyên gội đầu cho trẻ nhỏ
- Chốc đầu thường rất dễ xảy ra ở trẻ nhất là trẻ ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, khu dân cư đông đúc, ẩm thấp,… Do đó để trẻ nhanh khỏi bệnh mẹ nên cải thiện môi trường sống như tạo không gian khô ráo thoáng mát, giặt chăn màn, gối đệm thường xuyên
- Chốc đầu cũng có thể do lây từ bạn bè ở trường lớp, chó mèo thông qua các hoạt động tập thể. Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể con bị nấm đầu và cách ly ngay với nguyên nhân gây bệnh.
Bước 2: Dùng các sản phẩm bôi/ủ/gội tại chỗ
- Với trẻ mới bị mắc bệnh, chốc chưa lây lan nhanh mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bôi, ủ hoặc dầu gội chứa các hoạt chất chống nấm ngăn cản sự lây lan của nấm.
- Các loại thuốc này thường cho tác dụng ngoài da, ít tác dụng không mong muốn và rất dễ sử dụng. Mẹ chỉ cần giúp bé vệ sinh sạch sẽ vết chốc và thoa thuốc tại chỗ.
- Đối với trẻ nhỏ, da đầu trẻ yếu rất dễ bị kích ứng khi bôi thuốc do vậy mẹ có thể sử dụng các biện pháp an toàn hơn cho bé. Biện pháp tối ưu hay được các mẹ chọn là sủ dụng dung dịch kháng khuẩn, diệt nấm để loại bỏ nấm gây bệnh. Chi tiết mẹ tham khảo phần trên.
Bước 3: Sử dụng kết hợp các thuốc kháng nấm đường uống
- Trong các trường hợp chốc đầu nghiêm trọng, xuất hiện nhiều vết tổn thương, mưng mủ, lan nhanh, cần sử dụng thuốc điều trị nấm toàn thân.
- Trường hợp này ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế, để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và chỉ định loại thuốc sử dụng phù hợp với bé.
- Bước này nên kết hợp với cả 2 bước trên để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
V. Lưu ý khi điều trị chốc đầu cho trẻ tránh tái phát bệnh chốc đầu
- Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt, chưa biết tự chăm sóc bản thân, nên sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò quyết định.
- Trước khi bôi thuốc phải làm sạch vết chốc đầu bằng cách dung dịch kháng khuẩn.
- Trong thời gian điều trị nên cắt tóc ngắn gọn gàng cho trẻ để điều trị nhanh hơn, hiệu quả hơn. Với các bé trai nên cạo trọc đầu.
Cắt tóc gọn gàng giúp tăng hiệu quả quá trình điều trị chốc đầu cho bé
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo như hướng dẫn của bác sĩ.
- Gia đình cần tạo môi trường sống và học tập khô, thoáng, sạch sẽ tránh các nơi ẩm mốc. Không cho trẻ tự do nghich bẩn trong thời gian điều trị bệnh.
- Hướng dẫn trẻ tự giác giữ gìn vệ sinh cá nhân, hình thành thói quen từ những hành động nhỏ nhất như rửa tay với xà phòng,…
- Giặt đồ chăn gối, quần áo cho trẻ thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh
- Cách ly trẻ với các nguồn bệnh như động vật chó mèo,…Liên hệ với giáo viên của trẻ để tìm nguồn bệnh chốc đầu ở lớp và điều trị kịp thời tránh lây nhiễm
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ rèn luyện thể dục, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, nhiều dinh dưỡng như thịt, cá, trứng sữa ,…
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và 8 cách xử lý hiệu quả
Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đâu hiệu quả nhanh chóng. Nếu còn bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được giải đáp.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp