Trẻ em một phần do hiếu động, một phần do chưa nhận thức được sự nguy hiểm của nước sôi nên dễ bị bỏng. Vậy khi trẻ bị bỏng nước sôi phải làm sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Mục lục
I, Phân loại mức độ bỏng do nước sôi
Mức độ bỏng nước sôi có thể được phân loại dựa vào độ sâu của tổn thương. Thông thường bỏng nước sôi có 3 mức độ.
1, Bỏng nước sôi độ 1
Hình ảnh bỏng mức độ 1
Đây là dạng bỏng tổn thương trên da là nhẹ nhất. Bỏng độ 1 tổn thương chỉ đến lớp biểu bì của da.
Dấu hiệu nhận biết: Vùng da bị bỏng bị đau rát, có thể sưng nhẹ và ửng đỏ. Tình trạng bong tróc lớp da ngoài cùng sau khi vết bỏng lành. Thông thường bỏng độ 1 cần 7 đến 10 ngày sẽ tự lành lại.
2, Bỏng nước sôi độ 2
Hình ảnh bỏng ở mức độ 2
Đối với bỏng nước sôi độ 2, tổn thương đã xuống đến phần hạ bì của da. Người bệnh phải chịu cảm giác đau rát hơn nhiều so với độ 1. Bề mặt da khi bỏng mức độ 2 có thể bị phồng rộp và hình thành nên các bọng nước.
Lưu ý cần giữ cho các bọng nước này không bị vỡ và chảy dịch. Tình trạng chảy dịch có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Bỏng độ 2 cần từ 2 đến 3 tuần tổn thương mới có thể lành lại và sẹo xấu rất dễ hình thành.
3, Bỏng nước sôi độ 3
Hình ảnh trẻ bị bỏng mức độ 3
Bỏng độ 3 được phần loại là mức nặng nhất, tổn thương có thể sâu tới lớp mỡ dưới da. Tổn thương tại vết bỏng có màu trắng,có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Diện tích bị bỏng độ 3 càng lớn, tỷ lệ bệnh nhân tử vong càng cao. Đối với bỏng độ 3 người bệnh cần được chăm sóc và điều trị ở các cơ sở Y tế chuyên khoa để tránh biến chứng.
II, Các bước sơ cứu cho em bé bị bỏng nước sôi nhanh chóng, hiệu quả nhất
Khi bé chẳng may bị bỏng nước sôi cha mẹ cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:
1, Làm lạnh, ngâm lạnh cho vết bỏng
Sử dụng nước mát để sơ cứu vùng da bị bỏng của trẻ
Nếu trẻ bị bỏng nước sôi, cha mẹ cần nhanh chóng cởi bỏ quần (áo) nhẹ nhàng để hạn chế tối đa mức độ bỏng nặng. Sau đó ngâm vết bỏng vào thau nước mát từ 20 đến 30 phút hoặc đến khi trẻ dễ chịu hơn.
Chườm lạnh cũng là biện pháp giúp giảm đau rát cho bé. Tuy nhiên cần chườm đá bọc trong mảnh vải hay khăn mặt, tránh chườm đa trực tiếp làm tổn thương vết bỏng.
2, Sát trùng vết bỏng
Bỏng do nước sôi làm cấu trúc da bị yếu đi, tổn thương có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó cần sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng cho vết bỏng.
Đối với dạng bỏng độ 1 hay bỏng độ 2 chưa vỡ bọng nước có thể dùng các thuốc sát khuẩn sau:
- Dung dịch Povidon Iod
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
- Cồn Y tế
- Nước muối sinh lý 0,9%
Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ em bị bỏng, không nên dùng những thuốc sát khuẩn gây đau xót hay nhuộm màu da như Povidon iod, Cồn Y tế.
Cha mẹ nên sử dụng những sản phẩm không hoặc ít làm tổn thương tế bào hạt,không có màu để dễ quan sát vết bỏng như dung dịch kháng khuẩn Dizigone, Nước muối sinh lý,…
Sát trùng vết thương cho trẻ bằng các dung dịch kháng khuẩn
Đối với dạng bỏng có bọng nước bị vỡ, cần cân nhắc sử dụng các thuốc mỡ bôi kháng sinh như Neosporin, Bacitracin để tránh nhiễm khuẩn da.
3, Băng bó cho vết bỏng
Bước cuối cùng trong sơ cứu là băng bó vết bỏng để bảo vệ được tổn thương. Sử dụng băng gạc sạch, băng bó nhẹ nhàng cho bé để tránh bé bị đau đớn.
III, Cách chữa bỏng nước sôi ở trẻ em nhanh khỏi, không gây sẹo
Để xử lý tình trạng bỏng nước sôi mau khỏi, không đau xót cho bé cha mẹ cần thực hiện những cách sau.
1, Làm sạch vết bỏng nước sôi hàng ngày
Vết bỏng cần được sát khuẩn hàng ngày đến khi lành lại, nhất là vết bỏng bị vỡ bọng nước. Mục đích của việc làm sạch hàng ngày là loại bỏ mô hoại tử, dịch rỉ viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Ngoài ra, cha mẹ cần thay băng gạc thường xuyên cho bé. Dịch rỉ viêm chảy ra từ vết bỏng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
2, Bôi kem dưỡng ẩm cho vết bỏng
Bỏng nước sôi khiến em bé bị đau rát và quấy khóc rất nhiều. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu đi các cơn đau, thúc đẩy tổn thương mau lành.
Một số kem dưỡng ẩm hay dùng:
- Kem dưỡng ẩm Vaselin
- Kem Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
Kem Dizigone Nano Bạc dưỡng ẩm – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
3, Sử dụng thuốc kháng sinh nếu cần thiết
Thuốc kháng sinh sẽ là giải pháp xử lý vết bỏng nếu có tình trạng nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc sát khuẩn không hiệu quả. Cha mẹ chú ý nếu bé có sốt cao hoặc thân nhiệt dưới 36,5 độ cần nghĩ đến vết bỏng bị nhiễm trùng. Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để có phác đồ kháng sinh điều trị phù hợp.
4, Sử dụng thuốc giảm đau, giảm ngứa
Thuốc giúp giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy cho vết bỏng có thể được sử dụng nếu trẻ bị đau rát, ngứa nhiều.
- Nên sử dụng thuốc giảm đau nhóm không kê đơn như Ibuprofen, Paracetamol.
- Đối với thuốc giảm ngứa, nên dùng thuốc chống dị ứng kháng Histamin như Loratadin, Promethazin, Chlorphenirami.
5, Sử dụng kem trị sẹo
Nhiều phụ huynh có hỏi trẻ bị bỏng nước sôi có để lại sẹo không thì câu trả lời là có. Đối với bỏng nước sôi, sẹo xấu rất dễ xuất hiện gây mất thẩm mỹ. Loại sẹo này nếu để lâu còn rất khó xử lý. Do đó phụ huynh cần lưu ý bôi kem trị sẹo cho bé ở giai đoạn sớm.
Một số kem trị sẹo cho em bé bị bỏng nước sôi:
- Kem bôi trị sẹo Mederma For Kids
- Kem trị sẹo Dermatix
- Kem bôi bỏng Stratamed
IV, Những lưu ý khi chăm sóc cho em bé bị bỏng nước sôi
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ bị bỏng do nước sôi, phụ huynh cần chú ý một số điều sau:
- Khi chăm sóc vết bỏng cố gắng không để bọng nước bị vỡ, chúng sẽ tự lành sau một hời gian và không gây đau rát.
- Cho trẻ nghỉ ngơ, hạn chế vận động mạnh làm tình trạng bỏng nặng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng cho bé cần đầy đủ chất dinh dưỡng từ protein, vitamin và khoáng chất. Tránh cho bé ăn những thực phẩm gây sẹo như rau muống, thịt gà, đồ nếp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bỏng
- Không cho bé cào gãi vào vết bỏng, có thể dùng kem dưỡng ẩm hay thuốc giảm ngứa nếu trẻ bị ngứa nhiều.
>>>Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da
Trên đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ bị bỏng nước sôi. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp