Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng rất dễ lây lan. Hiện nay, tiêm vacxin vẫn là cách thức hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vậy thủy đậu tiêm mấy mũi? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần biết về vacxin thủy đậu, cũng như cách phòng tránh, điều trị bệnh hiệu quả.
Mục lục
I. Tại sao cần tiêm vacxin thủy đậu?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, có thể dễ dàng lây lan qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi tiếp xúc với các mụn nước, hoặc lây qua các vật dụng trung gian. Do đó, bệnh có thể dễ bùng thành dịch.
Khi mắc thủy đậu, người bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện các mụn nước khắp cơ thể. Những mụn nước này là nguyên nhân dẫn tới các vết sẹo sau khi lùi bệnh, hoặc nặng hơn là bội nhiễm thủy đậu. Với người bình thường, bội nhiễm thủy đậu có thể dẫn tới viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Còn với phụ nữ mang thai, ngoài các biến chứng bội nhiễm kể trên, thì các mẹ bầu còn phải đối mặt với nguy cơ sinh non, dị tật thai nhi… Do đó, việc chủ động phòng ngừa thủy đậu là việc làm cần thiết để không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bệnh gây ra. Trong đó, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm ngừa vacxin.
Hội chứng đầu nhỏ – biến chứng khi bé sinh ra trên cơ thể mẹ bị thủy đậu thai kỳ
II. Có mấy loại vacxin thủy đậu?
Tại Việt Nam, có ba loại vacxin ngừa thủy đậu được sử dụng phổ biến nhất là vacxin Varivax (Mỹ), Varicella (Hàn Quốc), Varilrix (Bỉ).
1. Vacxin Varivax (Mỹ)
Varivax là vacxin ngừa thủy đậu được sản xuất bởi hãng Merck Sharp & Dohme. Một mũi vacxin có giá dao động từ 800.000 – 1.100.000 đồng. Đây là vacxin sống giảm động lực, có giá cao nhất trong ba loại vacxin phòng thủy đậu tại Việt Nam. Varivax có ưu điểm là hạn chế được các tác dụng không mong muốn (ngất xỉu sau tiêm, sưng đau nơi tiêm…) tốt hơn so với hai loại vacxin của Bỉ và Hàn Quốc.
2. Vacxin Varicella (Hàn Quốc)
Vacxin Varicella được sản xuất dưới dạng vacxin đông khô, bán với giá 700.000 – 900.000 đồng một mũi. Tuy có giá rẻ hơn vacxin Varivax của Mỹ nhưng Varicella lại có thể làm xuất hiện tình trạng phát ban và mụn nước.
3. Vacxin Varilrix (Bỉ)
Vacxin Varilrix là vacxin đông khô, được sản xuất để tiêm ngừa thủy đậu cho trẻ từ 9 tháng tuổi. Giá một mũi vacxin Varilrix từ 500.000 – 600.000 đồng. Tuy vậy, khi dùng vacxin Varilrix, người sử dụng có thể gặp một số tác dụng phụ như: sưng đau nơi tiêm, phát ban, kích ứng, một số ít người có thể ngất xỉu sau tiêm.
III. Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi? Tiêm khi nào hiệu quả?
1. Vacxin thủy đậu được tiêm khi nào?
Với mỗi đối tượng khác nhau thì có lịch tiêm vacxin thủy đậu được khuyến cáo khác nhau. Cụ thể là:
- Trẻ nhỏ từ 12 đến 15 tháng tuổi: tiêm mũi vacxin ngừa thủy đậu đầu tiên. Mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 4-6 tuổi.
- Trẻ nhỏ từ 6-12 tuổi chưa từng mắc bệnh: tiêm hai mũi. Mũi thứ hai sau mũi thứ nhất 3 tháng.
- Người từ 13 tuổi trở lên chưa từng bị thủy đậu: tiêm hai mũi. Mũi nhắc lại được tiêm sau mũi đầu tiên khoảng 4-8 tuần.
- Với phụ nữ có kế hoạch sinh con muốn tiêm vacxin ngừa thủy đậu: cần tiêm vacxin trước lúc mang thai 3-5 tháng. Tiêm hai mũi, mũi sau cách mũi thứ nhất khoảng 2 tháng. Nếu người này đã từng tiêm phòng thủy đậu lúc nhỏ hoặc từng mắc thủy đậu thì chỉ cần tiêm 1 mũi.
2. Cần tiêm mấy mũi vacxin thủy đậu?
Theo Bộ Y Tế, vacxin ngừa thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ 1-12 tuổi chưa từng bị thủy đậu và người từ 13 tuổi chưa có, hoặc không đủ kháng thể kháng virus thủy đậu.
- Trẻ từ 1-12 tuổi chưa mắc bệnh: tiêm 1 mũi. Để vacxin cho tác dụng tối ưu nhất, có thể tiêm nhắc lại một mũi lúc trẻ được 4-6 tuổi.
- Với người từ 13 tuổi chưa từng mắc bệnh: tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1-2 tháng.
Tuy vậy, có một số đối tượng không được tiêm, hoặc cần lùi lịch tiêm vacxin ngừa thủy đậu:
- Bệnh nhân đang sốt cao, phát ban hoặc dị ứng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh về máu.
- Người có rối loạn chức năng gan, thận.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Người có tiền sử co giật trong khoảng 12 tháng trước khi tiêm.
- Phụ nữ có thai, hoặc kế hoạch có thai trong khoảng 2 tháng.
- Người đã tiêm vacxin dạng sống khác trong vòng 1 tháng.
- Người mắc các bệnh bạch cầu tủy cấp, u lympho ác tính.
- Bệnh nhân ung thư đang trong quá trình trị xạ
- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong vacxin.
IV. Cách phòng ngừa thủy đậu hiệu quả
1. Cách phòng bệnh thủy đậu
Tính đến thời điểm hiện nay, tiêm vacxin phòng bệnh vẫn là cách hiệu quả để phòng ngừa thủy đậu. Vacxin giúp cơ thể sản sinh kháng thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh. Theo thống kê, có khoảng 90% người được tiêm vacxin thủy đậu có khả năng miễn dịch tuyệt đối. Số còn lại có thể mắc thủy đậu, nhưng các triệu chứng nhẹ hơn, nhanh khỏi bệnh và hạn chế được nguy cơ biến chứng thủy đậu.
Ngoài ra, thủy đậu còn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp:
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp, không sử dụng chung đồ vật với người bệnh.
- Đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn nếu bạn phải đi tới những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, khả năng bùng phát dịch cao, do đó bệnh nhân cần được cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác, vệ sinh cá nhân và sử dụng đồ dùng riêng biệt.
- Ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, nhất là trong thời gian bùng phát dịch bệnh.
2. Cách điều trị thủy đậu hiệu quả
Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu được khuyến cáo là điều trị các triệu chứng.
Điều trị tại nhà:
- Giảm sốt: thường dùng là paracetamol. Có thể dùng các thuốc nhóm NSAIDS khác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên không được dùng aspirin cho bệnh nhân thủy đậu. Trên nền bệnh, aspirin có thể là nguyên nhân gây nên hội chứng Reye ở người bị thủy đậu.
- Giảm ngứa: sử dụng thuốc kháng Histamin nếu người bệnh cảm thấy ngứa nhiều. Nhưng cần lưu ý chỉ nên sử dụng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ.
- Có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm và bôi thuốc giảm ngứa tại chỗ để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn mạnh, không kích ứng để vệ sinh mụn thủy đậu và các vùng da bị tổn thương do chà gãi. Nếu có điều kiện, có thể pha loãng dung dịch sát khuẩn để tắm cho người bệnh. Dung dịch sát khuẩn hiệu quả nhưng vẫn an toàn, dịu nhẹ để có thể vệ sinh toàn bộ cơ thể là dung dịch Dizigone.
- Với bệnh nhân bội nhiễm thủy đậu: sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Các loại kháng sinh hay dùng là oxacillin, vancomycin…
- Nếu bệnh nhân bội nhiễm, dẫn tới biến chứng viêm phổi: cần được hỗ trợ hô hấp tích cực.
Sử dụng thuốc kháng virus: chỉ dùng trong trường hợp thủy đậu nặng hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Sử dụng thuốc kháng virus tốt nhất trong khoảng thời gian 1 ngày sau khi phát ban. Thường dùng là acyclovir đường uống, liều 800mg, 5 lần 1 ngày với người trưởng thành. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể dùng liều 20mg/kg, ngày 4 lần.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, có biến chứng viêm não: sử dụng acyclovir truyền tĩnh mạch, 10-12,5mg/kg, ngày 3 lần.
- Lưu ý: chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
>>> Xem bài viết: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Tiêm vacxin là cách tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm phòng ngừa bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh, người bệnh nên kết hợp các nguyên tắc điều trị được khuyến cáo và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Hơn nữa, mỗi người đều cần có ý thức phòng, tránh bệnh để hạn chế việc thủy đậu lây lan thành dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Mọi thông tin khác cần giải đáp, vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 19009482 để được các Dược sĩ Đại học tư vấn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp