“Thủy đậu tắm lá gì?” là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc để xử lý bệnh thủy đậu. Vậy thủy đậu tắm lá dân gian có thực sự an toàn và hiệu quả không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I, Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Thủy đậu là thể bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do virus Herpes Zoster gây ra. Con đường lây bệnh qua đường hô hấp, bệnh thường bùng phát vào mùa xuân, khí hậu ẩm ướt. Bệnh thủy đậu có những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:
1, Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong vòng 10 đến 14 ngày. Giai đoạn này người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng gì.
2, Giai đoạn tiền phát
Các triệu chứng bệnh thủy đậu bắt đầu xuất khoảng 1 đến 2 ngày trước khi nổi ban. Bệnh nhân sốt từ 38 đến 39 độ, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
3, Giai đoạn toàn phát
Các nốt ban đỏ xuất hiện ở vùng mặt và thân mình, sau đó dần lan ra khắp cơ thể. Ban đầu tổn thương có dạng dát sẩn nhỏ, sau đó tiến triển thành các mụn nước có kích thước từ 5 đến 10mm và có viền đỏ vùng quanh.
Những mụn nước này lúc đầu chứa dịch trong, sau đó chuyển dần sang đục. Mụn nước có thể bị vỡ hay xẹp dần và hình thành vảy tiết. Các nốt ban có thể xuất hiện liên tiếp theo từng đợt, trên da có thể có cả dạng dát sẩn, mụn nước hay vảy tiết.
Ngoài bề mặt da, nốt ban thủy đậu còn có thể xuất hiện tại niêm mạc miệng hay âm đạo.
4, Giai đoạn lui bệnh
Mụn nước dần xẹp lại, các vảy tiết hình thành rồi bong đi. Sau khi tổn thương lành lại có thể để lại sẹo lõm trên da gây mất thẩm mỹ.
II, 4 loại lá tắm thủy đậu thông dụng nhất
Theo Y học cổ truyền, Thủy đậu là dạng ôn bệnh, phong ôn do khởi phát vào mùa xuân. Nguyên nhân do thấp nhiệt nội uất bên trong kèm phong nhiệt thời tà mà gây nên. Thời tà và chấp nhiệt tranh chấp, lưu lại ở kinh Tỳ (Dạ dày) và Phế (Phổi). Khi tà khí tiết ra ngoài sẽ gây ra các nốt phỏng ở biểu bì
Phương pháp điều trị chủ yếu là thanh nhiệt và giải độc bằng các thảo loại dược. Tắm nước lá là cách trị thủy đậu mà dân gian hay dùng. Vậy những loại lá nào thường được dùng để tắm cho người bệnh thủy đậu.
1, Lá chè xanh
Lá chè xanh chứa thành phần EGCG – chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Dựa vào tính chất này mà lá chè xanh giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho các nốt ban.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá chè xanh tươi đem rửa sạch, sau đó vò nát rồi cho vào nồi nước để đun.
- Thêm một ít muối vào rồi sau đó đun sôi.
- Để nguội rồi dùng nước này để tắm cho người bệnh.
- Thực hiện trong vòng 7 đến 10 ngày để đem lại hiệu quả.
2, Lá kinh giới
Kinh giới là thảo dược giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát và thải độc cho da. Kinh giới hay được dân gian dùng để trị tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa hay các nốt ban do thủy đậu.
Cách thực hiện:
- Dùng một nắm lá kinh giới đã rửa sạch và cho vào nồi.
- Đun sôi từ 5 đến 10 phút rồi để nguội.
- Chắt lấy dịch đun đươc rồi pha thêm nước nguội để tắm hàng ngày.
- Thực hiện ít nhất từ 7 đến 10 ngày để có hiệu quả.
3, Tắm nước lá khế
Lá khế là loại thảo dược dân gian hay dùng đễ chữa mụn nhọt, mẩn ngứa. Lá khế cũng giúp hỗ trợ làm khô se mụn nước thủy đậu, hỗ trợ làm lành tổn thương nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá khế, sau đó rửa sạch rồi đun sôi với nồi nước.
- Để nguội hoặc pha với nước sạch và tắm cho bệnh nhân.
- Thực hiện tắm lá khế hàng ngày trong vòng 7 ngày để có hiệu quả.
4, Lá mướp đắng
Lá mướp đắng được Y học cổ truyền công nhận với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm lành vết thương và hỗ trợ giảm ngứa do mụn nhọt.
Có thể dùng lá mướp đắng kết hợp với kinh giới để tắm cho bệnh nhân thủy đậu theo cách sau:
- Dùng kinh giới và lá mướp đắng mỗi loại một nắm đem rửa sạch rồi vò nát.
- Đun với khoảng 2 lít nước đến khi sôi.
- Để nguội hay pha với nước mát rồi tắm cho người bệnh.
- Thực hiện cách này trong vòng 10 ngày để thấy được hiệu quả.
III, Bị thủy đậu tắm nước lá dân gian liệu có thực sự an toàn, hiệu quả?
Tắm nước lá dân gian là cách trị thủy đậu có từ lâu đời và được truyền qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia Y tế không khuyến cáo sử dụng tắm nước lá cho người bệnh thủy đậu vì những lý do sau.
1, Chưa có chứng minh khoa học
Cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tắm nước lá có thể điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu. Các loại lá thảo dược có thể có công dụng để hỗ trợ điều trị thủy đậu nhưng cần được nghiên cứu, đánh giá thêm.
2, Thời gian phát huy tác dụng chậm
Sử dụng phương pháp dân gian tắm nước lá hiệu quả đem lại không cao. Tính kháng khuẩn, kháng viêm trong dược liệu tuy là có nhưng không đảm bảo đủ hiệu lực trị bệnh. Do đó đối với các trường hợp thủy đậu có nhiễm khuẩn hay bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì tắm nước lá hầu như không đem lại hiệu quả.
3, Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn
Đây là vấn đề cần lưu ý nhất khi tắm nước lá cho bệnh nhân thủy đậu. Dược liệu ngoài dược chất còn có nhiều thành phần khác có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi bề mặt da không giữ được sự vô khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng rất cao gây khó khăn cho việc điều trị.
Tóm lại, điều trị thủy đậu bằng tắm nước lá dân gian không đem lại hiệu quả cao, thậm chí còn gây ra phản tác dụng. Vậy làm sao để xử lý nhanh chóng bệnh thủy đậu, xin mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn ở phần bên dưới.
IV, Cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả nhất
Mục tiêu xử lý bệnh thủy đậu là hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh cho người miễn dịch bình thường. Đối với trường hợp bị suy giảm miễn dịch cần kết hợp dùng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị.
1, Làm sạch tổn thương
Bệnh nhân thủy đậu có các nốt ban, mụn nước khắp cơ thể. Những tổn thương này có thể bị chảy dịch và nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Do đó cần dùng các thuốc sát khuẩn để làm sạch tổn thương, giữ cho vết thương được vô khuẩn. Vậy sử dụng thuốc sát khuẩn nào thì phù hợp?
Các thuốc sát khuẩn như Povidon iod, Xanh Methylen không được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh thủy đậu. Những thuốc sát khuẩn này chỉ có khả năng sát khuẩn yếu/ trung bình, không giúp mụn thủy đậu xẹp và khô se nhanh. Ngoài ra, tính nhuộm màu của chúng còn gây cản trở cho việc quan sát tiến triển của bệnh.
Các chuyên gia Y tế khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát khuẩn bệnh thủy đậu. Sản phẩm không làm tổn thương tế bào hạt, không nhuộm màu mà phổ diệt khuẩn rộng, đảm bảo sát trùng hiệu quả cho các nốt ban, mụn nước.
2, Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Bệnh nhân thủy đậu có thể kèm theo triệu chứng sốt hay ngứa da. Do đó bác sĩ có thể kê nhóm thuốc để giảm triệu chứng tạm thời cho bệnh nhân.
- Thuốc hạ sốt thường được lựa chọn là Paracetamol vì ít gây ra các tác dụng phụ.
- Đối với thuốc giảm ngứa, nhóm thuốc kháng Histamin H1 như Loratadin, Promethazin có thể được lựa chọn.
3, Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn như mụn nước có mủ, sốt cao hay mệt mỏi cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thông thường nguyên nhân gây nhiễm khuẩn là tụ cầu vàng.
- Nếu làm kháng sinh đồ tụ cầu vàng không sinh enzym Penicilinase có thể sử dụng kháng sinh Methicillin, Oxacillin.
- Đối với tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) cần sử dụng vacomycin để điều trị.
>>> Xem bài viết: 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi
4, Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp giúp dịu da, hỗ trợ giảm ngứa cho bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng kích thích các tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ đẩy nhanh làm lành vết thương.
Một số kem dưỡng ẩm hay dùng:
- Kem dưỡng ẩm Vaselin
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem dưỡng ẩm Nivea
5, Sử dụng kem trị sẹo
Khi bệnh thủy đậu lành lại thì sẹo lõm sẽ là vấn đề cần phải giải quyết. Sử dụng kem trị sẹo càng sớm thì nguy cơ sẹo xấu sẽ được giảm bớt đáng kể.
6, Chế đô dinh dưỡng khoa học
Dinh dưỡng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc điều trị bệnh thủy đậu. Một chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương mà không gây ra sẹo.
- Những thực phẩm người bệnh thủy đậu nên dùng: Trứng, sữa, thịt lợn, hoa quả và rau xanh.
- Một số thực phẩm người bệnh nên tránh: Đồ nếp, rau muống, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, đồ chiên rán.
>>> Xem bài viết: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi – không sẹo
Trên đây chúng tôi đã điểm mặt những loại lá tắm cho bệnh thủy đậu thông dụng nhất cùng những điểm còn hạn chế. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.