Thủy đậu mọc quá nhiều là tình trạng bệnh nặng, dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến hiện tượng này như: các biến chứng dễ gặp, cách chăm sóc và những thắc mắc thường gặp.
Mục lục
I. 7 biến chứng dễ gặp khi thủy đậu mọc quá nhiều
Thủy đậu khi được điều trị đúng phác đồ và kịp thời sẽ khỏi bệnh sau 2-3 tuần. Tuy nhiên, thủy đậu mọc quá nhiều sẽ tăng nguy cơ biến chứng của bệnh. Một số biến chứng nguy hiểm và dễ gặp nhất:
1. Ngứa ngáy, khó chịu
Các nốt mụn nước mọc quá nhiều trên cơ thể dễ gây ngứa ngáy và khó chịu. Nếu chăm sóc mụn nước không cẩn thận, làm vỡ mụn nước, gãi do ngứa… thì vùng da thủy đậu rất dễ bội nhiễm tụ cầu, liên cầu…
Từ đó làm da lở loét, lây lan thủy đậu ra các vùng khác trên cơ thể. Biến chứng này dễ để lại sẹo lồi, sẹo lõm trên da khiến nhiều người tự ti.
2. Viêm phổi thủy đậu
Viêm phổi thủy đậu xuất hiện sau khi bệnh khởi phát khoảng 3-5 ngày.
- Triệu chứng bệnh thường gặp: ho khan, ho ra máu, tức ngực, khó thở, sốt…
- Viêm phổi nặng có thể dẫn đến suy hô hấp hay phù phổi. Tình trạng này gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Viêm màng não, viêm não
Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ và có tỷ lệ tử vong cao.
- Triệu chứng điển hình: sốt cao, đau đầu dữ dội, choáng, hôn mê, co giật…
- Viêm màng não và viêm não không được điều trị cẩn trọng, dễ gây những hậu quả nặng nề cho người bệnh như: điếc, loạn thần, động kinh.
4. Dễ bị bệnh zona
Thuỷ đậu sau khi đã chữa khỏi, virus vẫn có khả năng khu trú tại các hạch thần kinh và gây bệnh zona nhiều năm về sau. Nguy cơ xảy ra biến chứng này cao hơn khi thủy đậu mọc quá nhiều.
Triệu chứng điển hình của zona: đau rát, mụn nước mọc thành đám dọc theo dây thần kinh…
5. Biến chứng thai kỳ
Thủy đậu mọc quá nhiều trong thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến cả mẹ và thai nhi.
Biến chứng cho mẹ: viêm não, viêm màng não, viêm phổi thuỷ đậu, viêm cầu thận…
Biến chứng trên thai nhi:
- Thai nhi nhỏ hơn 28 tuần tuổi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh:
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
- Chậm phát triển trí tuệ và chiều cao.
- Hội chứng đầu nhỏ.
- Sẹo da
- Vấn đề về thị lực. Ví dụ: đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Thai phụ bị thuỷ đậu ở tuần thứ 28-36:
- Thai nhi có khả năng bị sinh non cao và hiếm khi xảy ra dị tật bẩm sinh ở giai đoạn này.
- Thai nhi có thể bị khiếm khuyết não và tủy sống.
- Trẻ có thể bị zona sau 1-2 năm tuổi.
- Thai phụ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau khi sinh: trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh cao.
- Triệu chứng điển hình: mụn nước mọc toàn thân ngay sau khi sinh hay sau khi sinh 7-12 ngày, kèm theo triệu chứng khác như quấy khóc, sốt nhẹ, ngứa…
- Nguy cơ biến chứng ở trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh rất cao.
6. Viêm tai giữa, viêm tai ngoài
Biến chứng này có thể xảy ra với những trường hợp mọc mụn nước trong tai. Do vệ sinh mụn nước khó khăn nên mụn nước dễ lở loét, từ đó gây viêm tai giữa, tai ngoài.
7. Hội chứng Reye
Nguyên nhân: do sử dụng aspirin để hạ sốt.
Đối tượng thường gặp: trẻ em mắc thuỷ đậu hay vừa mới phục hồi sau thuỷ đậu sử dụng aspirin.
Hội chứng Reye gồm hai nhóm chính:
- Hội chứng não cấp.
- Hội chứng thoái hóa mỡ ở các phủ tạng như não, thận, tim đặc biệt là thoái hóa gan. Triệu chứng thường gặp là hôn mê, co giật, vàng da, gan phình to, não bị phù, xuất huyết nội tạng. Biến chứng này rất hiếm gặp, nhưng có nguy cơ gây tử vong cao ở trẻ em.
Ngoài ra, thủy đậu mọc quá nhiều còn có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng khác như: viêm võng mạc, viêm thanh quản, viêm cầu thận cấp, viêm gan, hội chứng Guillain-Barré….
II. 5 bước chăm sóc khi thủy đậu mọc quá nhiều
Thuỷ đậu mọc quá nhiều nhưng nếu chưa có các dấu hiệu của biến chứng thì chỉ cần chăm sóc tại nhà như các trường hợp thuỷ đậu thông thường. Người bệnh không cần quá lo lắng và xử lý thuỷ đậu tại nhà theo 5 bước sau:
1. Bước 1: Cách ly người bệnh
Cách ly người bệnh tại nhà đến khi khỏi bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho những người xung quanh.
2. Bước 2: Điều trị triệu chứng sốt, ngứa nhiều
- Thuốc kháng histamin mục đích giảm ngứa.
- Thuốc giảm đau hạ sốt: paracetamol. Chú ý: tuyệt đối không sử dụng aspirin để hạ sốt.
3. Bước 3: Chăm sóc tổn thương da đúng cách
Vệ sinh mụn nước thủy đậu bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn:
- Tác dụng kháng khuẩn nhanh, mạnh.
- An toàn, không gây xót da.
- Không màu, không mùi khó chịu.
- Có thể sử dụng với mụn nước mọc ở những vùng da, niêm mạc nhạy cảm như niêm mạc miệng, vùng kín…
Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng những tiêu chí trên là: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone…
Ngoài ra, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý sau để thủy đậu khỏi nhanh nhất
- Lau người hằng ngày bằng nước ấm và khăn sạch. Không nên cho trẻ tắm bằng nước lạnh để tránh cảm cúm.
- Cắt móng tay cho trẻ hoặc đeo găng tay để trẻ không gãi vỡ mụn nước. Bởi mụn nước bị làm vỡ rất dễ bị bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, từ đó gây lở loét, hoại tử da.
- Lựa chọn quần áo thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ để giảm chà xát làm vỡ mụn nước. Chất liệu vải nên sử dụng là lụa và cotton.
- Khi mụn nước đã xẹp lại và bắt đầu đóng vảy, có thể sử dụng thêm các kem dưỡng để cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho da phục hồi, tái tạo. Lựa chọn phù hợp nhất là kem Dizigone Nano Bạc vì vừa có khả năng cấp ẩm, vừa duy trì được hiệu lực kháng khuẩn kéo dài trên da. Việc sử dụng phối hợp bộ đôi dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano bạc đem lại hiệu quả tối ưu để ngừa thâm và sẹo hình thành.
- Khi vảy khô đã bong, các thương tổn vẫn có thể để lại sẹo thâm, sẹo lõm bởi nguyên nhân cơ địa dù đã được chăm sóc cẩn thận. Lúc này, cách hiệu quả để khắc phục sẹo là sử dụng các kem bôi ngoài da. Một số kem trị thâm sẹo hiệu quả như: Olavi Scar Gel, Hiruscar, Dermatix Ultra, Scar Esthetique…
Bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
4. Bước 4: Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt
- Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước. Đặc biệt, người bệnh nên ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.
- Nên kiêng một số loại thực phẩm và gia vị cay nóng như thịt chó, quế, ớt cay, hồi… cùng các thức ăn nhiều dầu mỡ, chứa arginine…
- Thói quen sinh hoạt:
- Vệ sinh mũi họng bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Lau người bằng nước ấm và khăn sạch.
- Sử dụng đồ sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, bát đũa…
- Lau sàn nhà, giường, ghế, đồ chơi… và giặt áo quần người bệnh thường xuyên.
5. Bước 5: Theo dõi các biến chứng nặng
Theo dõi biến chứng nặng để đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Một số thuốc kháng virus, kháng sinh điều trị biến chứng thuỷ đậu:
- Thuốc kháng virus acyclovir: mục đích sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ mắc biến chứng cao.
- Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày.
- Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/ lần.
- Người bị suy giảm miễn dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày
- Sử dụng kháng sinh oxacillin (bristopen) hoặc vancomycin: điều trị biến chứng viêm da có mủ do tụ cầu.
- Sử dụng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levofloxacin): điều trị biến chứng viêm phổi.
III. Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp khi thủy đậu mọc quá nhiều
1. Có cần kiêng tắm, kiêng gió không?
Câu trả lời là không. Do bệnh nhân cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh bội nhiễm những vùng da mọc mụn nước. Người bệnh nên thay quần áo, lau người bằng nước ấm và khăn sạch. Phòng cách ly người bệnh cần thoáng mát, không bị bí và được vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân thủy đậu không nên tắm nước lạnh và ra ngoài gió quá nhiều để tránh cảm cúm, khiến cơ thể phục hồi lâu hơn.
2. Chế độ ăn uống kiêng gì, ăn gì là hợp lý?
Chế độ ăn rất quan trọng trong quá trình điều trị thủy đậu.
- Nên ăn các thức ăn mềm, trái cây, rau xanh và bổ sung đủ nước mỗi ngày. Một số món ăn bổ dưỡng, thanh đạm cho bệnh nhân thủy đậu: cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt băm, chè đậu xanh, nước rau má, nước rau sam…
- Nên kiêng:
- Rau muống, thịt bò: những loại thực phẩm này dễ kích thích da tạo mô sẹo, gây mất thẩm mỹ trên da.
- Đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đặc biệt là quế, thịt chó. Do thức ăn cay nóng kích thích thuỷ đậu mọc nhiều hơn trên da.
- Thực phẩm chứa arginine: hồ đào, đậu phộng, hạnh nhân, hạt điều, vừng, hướng dương, yến mạch, ngô, thịt gà… Arginine là một axit amin có thể thúc đẩy sự sinh sôi của virus. Điều này sẽ làm các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.
- Thực phẩm nguồn gốc bơ sữa: sữa, bơ, phô mai… Loại thực phẩm này kích thích da tiết nhiều dầu, khiến da dễ bám bụi bẩn. Từ đó da dễ bội nhiễm hơn.
>>> Xem bài viết: [Giải đáp] Thủy đậu ăn gì, kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng như nào phù hợp?
3. Cần làm gì để thủy đậu không lây lan rộng?
- Lây lan trên chính cơ thể người bệnh:
- Tuyệt đối không gãi vỡ mụn nước, tránh làm vỡ mụn nước và giữ vệ sinh thân thể hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, cắt hết móng tay của trẻ. Nếu người bệnh quá ngứa, sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa ngáy.
- Sát khuẩn mụn nước bằng dung dịch sát khuẩn hằng ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Một số thực phẩm nên ăn và nên kiêng đã được giải đáp ở mục trên.
- Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C tăng sức đề kháng như cam, quýt, ổi, rau cải…
- Lây lan cho người khác:
- Cách ly người bệnh trong phòng thoáng mát, tránh tiếp xúc với người khác và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
- Không dùng chung các đồ dùng hằng ngày: bàn chải đánh răng, khăn, chậu, bát đũa…
Trên đây là bài viết về những biến chứng, cách chăm sóc và giải đáp các thắc mắc liên quan đến thủy đậu mọc quá nhiều. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp.
Theo Viendaieu.com.vn tổng hợp.