Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường bùng phát vào mùa xuân, thời điểm khí hậu ẩm ướt. Có ý kiến cho rằng thủy đậu gây vô sinh. Những ý kiến đó liệu có đúng là sự thật hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I, Những triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu?
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do Virus Herpes Zoster gây ra. Thời điểm bệnh bùng phát thường là đầu mùa xuân. Đối với người chưa có miễn dịch đặc hiệu, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 90%.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn là:
1, Thời kỳ ủ bệnh
Thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 đến 14 ngày. Giai đoạn này người bệnh hầu như không có triệu chứng nào rõ rệt.
2, Thời kỳ tiền phát
Người bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như sốt, mệt mỏi, chán ăn hay buồn nôn. Giai đoạn này thường diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày. Ở người bệnh bị suy giảm miễn dịch thời gian có thể kéo dài hơn.
3, Thời kỳ toàn phát
Thời gian này bệnh có những dấu hiệu điển hình nhất. Các nốt ban đỏ xuất hiện ở vùng mặt và thân mình, sau đó lan ra khắp cơ thể.
Ban đầu tổn thương chỉ có dạng dát sẩn, sau đó dần chuyển thành các mụn nước dễ vỡ. Mụn nước ban đầu có dịch trong sau đó chuyển thành đục, kích thước từ 5 đến 10mm, có viền đỏ giới hạn.
Ban đỏ thường xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt diễn ra trong vòng vài ngày. Do đó trên da có thể tồn tại các dạng tổn thương khác nhau như dát đỏ, mụn nước hay đóng vảy.
Ở đối tượng trẻ nhỏ bị bệnh, ban đỏ thường ít hơn so với người lớn. Những người bị lây thứ cấp, tam cấp số lượng nốt ban cũng nhiều hơn.
Ngoài bề mặt da, các nốt ban có thể xuất hiện tại các vị trí khác nhau như niêm mạc, vùng kín hay âm đạo. Đó là nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ thắc mắc những tổn thương này có thể gây vô sinh hay không.
4, Thời kỳ hồi phục
Người bệnh hết các triệu chứng sốt, mệt mỏi. Các mụn nước dần xẹp đi và tạo thành các vảy tiết. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa do tổn thương đang lên da non. Các vảy tiết sau khi bong có thể để lại sẹo lõm trên da.
II, Thủy đậu có gây vô sinh không?
Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh bệnh thủy đậu gây vô sinh. Những nốt ban nổi lên ở vùng âm đạo hay dương vật hoàn toàn là đặc tính của bệnh, chúng không gây ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản của người bệnh.
Từ đó có thể kết luận, thủy đậu không hề gây vô sinh như những lời đồn trên mạng. Cha mẹ không cần phải lo lắng về vấn đề này mà nên tập trung vào việc điều trị để nhanh chóng đẩy lùi bệnh cho trẻ.
III, Những biến chứng có thể gặp khi bị thủy đậu
Thủy đậu tuy không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách thì những biến chứng tại cơ quan khác vẫn có thể xẩy ra.
Một số biến chứng của bệnh thủy đậu có thể kể đến như:
- Các nốt ban, mụn nước bị nhiễm khuẩn là biến chứng hay gặp nhất. Nguyên nhân thường do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn, mụn nước có dịch mủ màu vàng.
- Tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng thêm có thể gây viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp hay viêm cơ tim.
- Ở phụ nữ mang thai, nếu trước sinh 5 ngày hoặc sau sinh 2 ngày mắc thủy đậu thì con sinh ra tỷ lệ tử vong rất cao (Có thể lên tới 30%).
- Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây ra biến chứng sẽ cao hơn so với người miễn dịch bình thường.
IV, Cách điều trị bệnh thủy đậu an toàn, nhanh khỏi nhất
Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu tùy thuốc vào từng đối tượng. Đối với người miễn dịch bình thường chỉ cần điều trị hỗ trợ. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, cần kết hợp dùng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng.
Các cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, an toàn hiện nay là:
1, Sát trùng các nốt ban trên da
Các nốt ban và mụn nước với số lượng nhiều chính là đặc trưng của bệnh thủy đậu. Những tổn thương này rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần sử dụng thuốc sát trùng để đảm bảo bề mặt da luôn được sạch khuẩn.
Tuy nhiên không phải loại thuốc sát trùng nào cũng sử dụng để sát khuẩn bệnh thủy đậu. Một số thuốc sát trùng hiện nay như Cồn Y tế, Xanh Methylen hay Povidon Iod không thích hợp để sát trùng cho các nốt ban. Những sản phẩm này làm tổn thương các tế bào hạt, làm tổn thương lâu lành lại. Ngoài ra, thuốc sát trùng có màu vừa gây mất thẩm mỹ khi bôi diện rộng, vừa gây cản trở cho việc theo dõi tình trạng tổn thương.
Các chuyên gia Y tế khuyên dùng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát khuẩn cho người bệnh thủy đậu. Sản phẩm không làm tổn thương các tế bào hạt, lại không gây nhuộm màu nên thích hợp cho việc sát khuẩn da.
2, Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Bệnh nhân bị thủy đậu thường kèm theo tình trạng sốt, mệt mỏi hay ngứa. Do đó bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc hạ sốt, giảm ngứa giúp giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân.
- Thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracatamol dạng viên nén hay viên sủi.
- Đối với thuốc giảm ngứa, nhóm thuốc kháng Histamin H1 thường được dùng với các thuốc như Chlorpheniramin, Promethazin, Loratadin.
3, Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo
Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp hiệu quả và an toàn giúp giảm ngứa tại các nốt ban. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn giúp kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, giúp tổn thương lành lại và hạn chế gây ra sẹo.
Những loại kem dưỡng ẩm hay dùng hiện nay:
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem Vaselin
Lưu ý: Chỉ bôi kem dưỡng ẩm khi các nốt ban đã đóng vảy, không còn dấu hiệu chảy dịch.
4, Sử dụng thuốc trị sẹo
Người bệnh thủy đậu có nguy cơ xuất hiện nhiều vết sẹo sau khi khỏi bệnh, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Do đó sử dụng kem trị sẹo sớm sẽ giúp hạn chế tối đa sẹo xuất hiện. Một số kem trị sẹo hay được sử dụng là:
- Kem trị sẹo Contractubex
- Kem trị sẹo Mederma
- Kem trị sẹo tinh chất nghệ Decumar
5, Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu sử dụng các dung dịch kháng khuẩn không có hiệu quả, bệnh nhân vẫn bị nhiễm khuẩn thì cần sử dụng phác đồ kháng sinh. Tùy vào kháng sinh đồ tìm nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ có liệu trình kháng sinh thích hợp.
Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh vì vừa không đem lại hiệu quả điều trị, vừa dẫn đến các tác dụng không mong muốn.
6, Sử dụng thuốc kháng virus
Thuốc kháng virus được chỉ định ngay từ đầu cho bệnh nhân thủy đậu bị suy giảm miễn dịch. Thuốc kháng virus Acyclovir được chỉ định với liều như sau:
- Đối với người lớn, sử dụng Acyclovir liều 800mg, uống 5 lần một ngày. Điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng liều 20mg/kg cân nặng, mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
- Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, cần dùng Acyclovir truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ với liều 10 đến 12,5mg/kg thể trọng.
>>> Xem bài viết: 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi
7, Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh việc điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, giúp tổn thương mau lành mà không để lại sẹo.
- Những thực phẩm bệnh nhân thủy đậu nên dùng: Đồ ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, sữa, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C.
- Một số thực phẩm bệnh nhân thủy đậu cần tránh: Đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, rau muống, đồ ăn chiên rán.
8, Một số lưu ý khác
Để bệnh thủy đậu mau lành lại, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho bé hàng ngày. Không nên dùng xà phòng để tắm cho đến khi nốt ban đóng vảy.
- Không được kiêng tắm cho trẻ, việc kiêng tắm sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, không để trẻ cào gãi làm bật vỡ mụn nước.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh cọ xát lên các nốt ban.
>>> Xem bài viết: Kiêng tắm, kiêng gió – Sai lầm khi mắc thủy đậu
V, Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ cha mẹ cần biết
1, Tiêm phòng vaccin
Tiêm vaccin phòng thủy đậu là bện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vaccin thủy đậu được chỉ định cho tất cả trẻ em từ 1 đến dưới 12 tuổi chưa từng mắc thủy đậu hoặc người lớn không có kháng thể với Virus Herpes Zoster.
Chú ý: Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực nên chỉ tiêm cho phụ nữ có ý định mang thai trước ít nhất 3 tháng.
2, Huyết thanh kháng thủy đậu
Huyết thanh kháng thủy đậu (varicella-zoster immune globulin – VZIG) được chỉ định sử dụng cho người có nguy cơ bị biến chứng nặng do bệnh thủy đậu, dùng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với người bệnh.
3, Dự phòng không đặc hiệu
- Không tiếp xúc hay chạm vào nốt ban người bệnh thủy đậu.
- Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người bệnh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Tóm lại, những ý kiến về bệnh thủy đậu gây vô sinh là sai sự thật và không hề có căn cứ. Thông qua bài viết này, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể về bệnh thủy đậu. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.