Vào thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là mùa xuân khí hậu ẩm ướt là thời điểm bệnh thủy đậu hay bùng phát. Thủy đậu gây nhiều mụn nước trên da, các tổn thương này luôn để lại nỗi lo sẹo xấu cho người bệnh. Vậy khi bị thủy đậu có để lại sẹo không, cách xử lý bệnh ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I. Thủy đậu – căn bệnh dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính cấp tính, căn nguyên do Virus Herpes Zoster gây ra. Với những trường hợp chưa có miễn dịch, tỷ lệ bị lây nhiễm có thể đến 90%. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính nhưng ở những trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch hay phụ nữ mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng điển hình của bệnh thủy đậu bao gồm:
1. Bội nhiễm các nốt ban
Đây là dạng biến chứng được đánh giá là nhẹ nhất, nguyên nhân do các nốt ban, bọng nước bị bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Tổn thương có mủ màu vàng và chảy dịch.
2. Biến chứng hệ thần kinh trung ương
- Trẻ em có thể bị viêm màng não, rối loạn tiểu não sau 3 tuần phát ban thủy đậu. Khi đó xét nghiệm chọc dò dịch não tủy có bạch cầu lympho và tăng protein.
- Viêm não, Hội chứng Reye (Hội chứng não – gan) cũng có thể xuất hiện khi trẻ bị thủy đậu.
3. Viêm phổi
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị thủy đậu. Đối tượng bị viêm phổi thường gặp ở người trưởng thành, phụ nữ đang mang thai. Viêm phổi có thể xuất hiện sau 3 đến 5 ngày từ khi phát ban. Nhiều trường hợp nặng có thể bị ho ra máu, suy hô hấp.
4. Tổn thương các cơ quan khác
Bệnh thủy đậu cũng có thể gây biến chứng gây viêm cơ tim, xuất huyết, viêm thận, viêm cầu thận cấp, tổn thương giác mạc.
5. Biến chứng sản khoa
Thủy đậu chu sinh xảy ra nếu mẹ mắc bệnh từ 4 đến 5 ngày trước khi sinh hay 48 giờ sau khi sinh. Trường hợp này tiên lượng rất nặng, trẻ có nguy cơ tử vong cao (Lên đến 30%).
II. Thủy đậu có để lại sẹo không?
Thủy đậu gây ra tình trạng phát ban, nốt phỏng trên da. Những nốt ban này thường tự lành mà không gây ra sẹo. Tuy nhiên nếu nốt phát ban bị bội nhiễm vi khuẩn (điển hình là tụ cầu vàng) hay quá trình điều trị, chăm sóc không đúng cách thì nguy cơ để lại sẹo xấu là rất cao.
Do đặc trưng bệnh thủy đậu gây ra rất nhiều nốt phỏng ở khắp cơ thể, nếu sẹo hình thành sẽ rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ về sau. Vậy cách xử lý thủy đậu như thế nào để có kết quả tốt nhất, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể ở mục dưới.
III. Cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả nhất
Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu đối với trường hợp miễn dịch bình thường là điều trị hỗ trợ. Đối với trường hợp suy giảm miễn dịch, cần kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế biến chứng cho người bệnh.
Để xử lý bệnh thủy đậu hiệu quả, chuyên gia Y tế khuyến cáo thực hiện theo những cách sau.
1. Chăm sóc tổn thương trên da bằng thuốc sát khuẩn
Bề mặt da khi bị thủy đậu có những nốt phỏng, nốt ban. Những tổn thương này có thể bị vỡ và bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy bệnh nhân cần được lưu ý chăm sóc những nốt ban này, tránh nhiễm khuẩn và gây sẹo xấu.
Một số sản phẩm sát khuẩn, chăm sóc nốt ban thủy đậu hiện nay:
- Dung dịch Xanh Methylen
- Dung dịch muối nhôm Acetate
- Dung dịch Milan
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Hiện nay các Chuyên gia khuyến cáo không nên chọn những dung dịch sát khuẩn gây tổn thương các tế bào hạt như Xanh Methylen bôi thủy đậu. Dung dịch Xanh Methylen còn có màu đặc trưng, khi bôi gây mất thẩm mỹ và khó quan sát nốt ban thủy đậu.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn thích hợp do không làm tổn thương tế bào hạt nên không làm chậm quá trình lành tổn thương. Ngoài ra sản phẩm còn không có màu nên không cản trở sự quan sát và theo dõi tiến triển của bệnh.
2. Sử dụng thuốc hạ sốt
Người bệnh mắc thủy đậu trong thời gian phát ban có thể kèm theo tình trạng sốt. Thuốc hạ sốt Paracetamol được ưu tiên sử dụng do ít gây ra tác dụng phụ. Chú ý không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ em để tránh gây ra hội chứng Reye.
3. Sử dụng thuốc giảm ngứa
Tại những vị trí bị phát ban do thủy đậu người bệnh có thể cảm thấy ngứa. Cảm giác ngứa cũng xuất hiện khi các nốt ban bắt đầu đóng vảy và lành lại làm người bệnh muốn cào gãi. Tình trạng cào gãi (đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ) có thể làm bật vảy hay mụn nước gây nhiễm khuẩn và gây sẹo.
Thuốc giảm ngứa kháng Histamin như Loratadin, Chlorpheniramin sẽ là sự lựa chọn thích hợp để giảm triệu chứng ngứa cho bệnh nhân.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu có các triệu chứng của bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng như sốt cao, nốt ban có dịch mủ vàng, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ có phác đồ kháng sinh phù hợp. Người bệnh không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị, tránh những tác dụng phụ và nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.
5. Sử dụng thuốc kháng virus
Đối với người bệnh suy giảm miễn dịch mắc thủy đậu, việc điều trị cần kết hợp sử dụng thuốc kháng virus. Acyclovir thường được đưa vào điều trị với liều như sau.
- Sử dụng Acyclovir đường uống liều 800mg (dùng 5 lần/ngày). Điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày hoặc chỉ định cụ thể của bác sĩ.
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng với liều 20mg/kg thể trọng, mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
- Trường hợp suy giảm miễn dịch nặng hoặc có biên chứng viêm não cần dùng Acyclovir truyền tĩnh mạch. Liều dùng cho bệnh nhân từ 10 đến 12,5mg/kg thể trọng, truyền 8 giờ một lần.
Ngoài ra, ở trường hợp bệnh nhân mắc thủy đậu có biến chứng viêm phổi cần điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu uống thuốc gì? – 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi
IV. Làm sao để phòng tránh sẹo khi bị thủy đậu
Để phòng tránh sẹo hiệu quả khi bị thủy đậu, người bệnh hay người chăm sóc cần lưu ý những điều sau.
1. Không được cào gãi hay cậy vảy tổn thương
Việc cào gãi, cậy vảy tổn thương có thể gây ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, làm tổn thương lâu lành và gây ra sẹo. Do đó phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ cào gãi các nốt ban, để tổn thương tự lành lại và bong vảy.
2. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm sẽ là sự lựa chọn thích hợp để thúc đẩy quá trình lành da, làm dịu da cũng như giảm ngứa. Ngoài ra, kẽm dưỡng ẩm cũng đảm bảo quá trình sản sinh Collagen diễn ra ổn định, giúp tổn thương lành lại và hạn chế nguy cơ gây sẹo xấu.
Một số loại kem dưỡng ẩm hay dùng:
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem dưỡng ẩm Vaselin
Chú ý: Chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm khi những nốt ban thủy đậu đã được khô se và đóng vảy.
3. Sử dụng kem trị sẹo
Để hạn chế tối đa sẹo xuất hiện, các chuyên gia Y tế khuyên dùng kem bôi trị sẹo khi nốt ban đã bong vảy. Sử dụng kem trị sẹo càng sớm, nguy cơ sẹo để lại trên da sẽ càng thấp. Một số kem trị sẹo hay được sử dụng có thể kể đến như:
- Kem bôi trị sẹo Mederma
- Kem trị sẹo Scar Esthetique của Mỹ
- Kem trị sẹo Hiruscar
- Kem trị sẹo Decurma
4. Cách tắm rửa hàng ngày
Có một số ý kiến cho rằng người bệnh bị thủy đậu cần kiêng tắm. Tuy nhiên suy nghĩ đó là sai lầm vì kiêng tắm các chất bẩn như mồ hôi tích tụ trên da làm tăng nguy cơ tổn thương bội nhiễm vi khuẩn.
Khi bị thủy đậu, người bệnh vẫn cần phải tắm hàng ngày để cơ thể được vệ sinh sạch sẽ. Cần lưu ý khi tắm là không được chà gãi quá mạnh để tránh làm vỡ các nốt mụn nước trên da.
5. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo sau khi khỏi thủy đậu. Nếu người bệnh ăn thực phẩm không thích hợp, nốt ban có thể mưng mủ và để lại sẹo xấu.
- Một số thực phẩm người bệnh thủy đậu cần kiêng: Đồ nếp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, rau muống.
- Những thực phẩm nên sử dụng khi bị thủy đậu: Trứng, thịt lợn, cháo lỏng dễ tiêu hóa, hoa quả, rau xanh giàu vitamin C.
>>> Xem bài viết: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi – không sẹo
V. Những biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu
Để phòng tránh thủy đậu hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:
- Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em dưới 12 tuổi hay người lớn chưa có kháng thể với Virus Herpes Zoster.
- Sử dụng huyết thanh kháng thủy đậu cho trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 24 giờ tiếp xúc với người bệnh.
- Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người khác.
- Khi trẻ bị thủy đậu cần cho bé ở nhà, tránh lây lan bệnh cho những trẻ khác.
>>> Xem bài viết: Vaccin thủy đậu cần tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất?
Tóm lại, thủy đậu có thể để lại sẹo toàn thân gẫy mất thẩm mỹ, do đó người bệnh cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp