Thủy đậu thường bùng phát vào khoảng thời gian đầu xuân, khí hậu ẩm ướt. Bệnh thủy đậu gây ra những nốt ban hay mụn nước và dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy khi thủy đậu bội nhiễm cần xử lý ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Mục lục
I, Triệu chứng điển hình khi bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua đường hô hấp, do virus Herpes Zoster gây ra. Những dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh thủy đậu.
1, Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong vòng 14 đến 17 ngày. Giai đoạn này người bệnh có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì.
2, Thời kỳ tiền phát
Thời kỳ tiền phát (tiền triệu chứng) thường diễn ra từ 1 đến 2 ngày. Giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt từ 38 đến 39,4 độ và kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.
Đối với trường hợp suy giảm miễn dịch, giai đoạn tiền phát có thể dài hơn bình thường, tình trạng sốt cũng có thể cao hơn.
3, Thời kỳ toàn phát
Giai đoạn này các nốt ban trên da bắt đầu xuất hiện. Vùng mặt và thân mình nổi ban đầu tiên, sau đó các nốt ban sẽ lan ra khắp cơ thể. Một số trường hợp nốt ban có thể gặp ở niêm mạc hay âm đạo.
Những nốt ban này ban đầu giống dạng dát sẩn và dần chuyển thành mụn nước sau vài ngày. Những mụn nước này có kích thước từ 5 đến 10mm và có viền đỏ giới hạn xung quanh. Tổn thương có hình bầu dục hoặc tròn, vùng trung tâm mụn nước dần trở nên lõm và tiến triển thành dạng đóng vảy.
Ban đầu những mụn nước có dịch trong, sau đó dần chuyển thành màu đục, bị vỡ hoặc đóng vảy trong vòng 10 đến 14 ngày.
Số lượng cũng như kích thước ban đỏ có sự khác biệt ở từng người bệnh. Người lớn thường nổi nhiều ban đỏ hơn so với trẻ em. Ở người suy giảm miễn dịch xuất hiện nhiều tổn thương hơn, lâu lành hơn thậm chí có thể có xuất huyết tại tổn thương.
4, Thời kỳ hồi phục
Những mụn nước thủy đậu dần xẹp lại, khô đi và đóng vảy. Sau khi lớp vảy bong đi có thể để lại sẹo lõm.
II, Những biến chứng có thể gặp khi bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Bội nhiễm tại các nốt ban là tình trạng hay gặp nhất. Nguyên nhân do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra dịch mủ.
- Bội nhiễm vi khuẩn nặng, đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch còn có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm khớp hay viêm cơ tim.
- Ở phụ nữ mang thai, nếu bà mẹ mắc bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh thường có tiên lượng rất nặng. Trẻ sinh ra có tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Thủy đậu bị bội nhiễm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần nhận biết sớm để có biện pháp xử lý thích hợp, tránh rủi ro cho bệnh nhân.
III, Những dấu hiệu cho thấy thủy đậu bị bội nhiễm
Khi thủy đậu bị bội nhiễm, các nốt ban đỏ sẽ bị mưng mủ. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương cũng bị sưng, đau và ngứa nhiều.
Bệnh nhân có các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sưng, nóng, đau, sốt cao kèm mệt mỏi, chán ăn. Sau khi khỏi bệnh, những tổn thương có nguy cơ cao để lại sẹo lồi thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Vậy khi thủy đậu bị nhiễm trùng cần xử lý ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn ở phần bên dưới.
IV, Cách xử lý tình trạng thủy đậu bị nhiễm trùng an toàn nhất
Nguyên tắc xử lý thủy đậu bội nhiễm là vừa hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng của bệnh thủy đậu, vừa điều trị tình trạng nhiễm trùng. Dưới đây là các cách xử lý bệnh thủy đậu bội nhiễm.
1, Sát trùng các vị trí tổn thương da
Các nốt ban thủy đậu khi bị nhiễm khuẩn cần được làm sạch dịch mủ và sát trùng, không cho vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn. Vậy nên sử dụng thuốc sát khuẩn nào thì thích hợp để sát trùng cho nốt ban thủy đậu?
Những thuốc sát khuẩn phổ biến hiện nay như Povidon iod, Xanh Methylen, Cồn Y tế không được chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Những thuốc sát khuẩn này làm tổn thương tế bào hạt của da, do đó làm tổn thương trên da lâu lành. Ngoài ra thuốc sát khuẩn có màu còn gây nhuộm màu da, gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của bệnh.
Chuyên gia Y tế khuyến cáo nên dùng sản phẩm sát khuẩn không có màu, không làm tổn thương tế bào hạt của da như dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát trùng cho bệnh nhân thủy đậu bội nhiễm.
Cách tiến hành: Thấm dung dịch Dizigone vào bông gòn rồi lau vùng da nổi mụn thủy đậu 2 tiếng/lần/
Bộ sản phẩm Dizigone dùng để xử lý các nốt mụn nước thủy đậu bội nhiễm
2, Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng vết thương không đem lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Người bệnh sẽ được xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn (thường là vi khuẩn tụ cầu vàng). Sau đó phác đồ kháng sinh mới được chỉ định cho bệnh nhân.
Chú ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị. Việc tự sử dụng thuốc kháng sinh thường không đem lại hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
3, Sử dụng thuốc hạ sốt
Người bệnh bị thủy đậu, đặc biệt là thủy đậu bị bội nhiễm thường kèm triệu chứng sốt cao. Vì vậy các thuốc hạ sốt sẽ được sử dụng để hạ sốt cho người bệnh. Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc hạ sốt thường được dùng vì tính an toàn khá cao.
Lưu ý: Không được dùng Aspirin để hạ sốt cho người bệnh thủy đậu, đặc biệt là đối tượng trẻ em để tránh xảy ra hội chứng não – gan (Hội chứng Reye).
4, Sử dụng thuốc giảm ngứa
Có thể sử dụng các thuốc giảm ngứa nếu bệnh nhân bị ngứa nhiều. Thông thường bác sĩ hay dùng thuốc chống dị ứng kháng Histamin H1 như Loratadin, Promethazin hay Chlorpheniramin để giảm triệu chứng ngứa cho người bệnh thủy đậu.
5, Sử dụng thuốc kháng virus
Đối với người bệnh bị suy giảm miễn dịch, cần kết hợp sử dụng thuốc kháng virus để hạn chế gây ra những biến chứng nguy hiểm, giảm thời gian điều trị bệnh.
Thuốc kháng virus Acyclovir sẽ được chỉ định trong vòng 24h kể từ khi phát ban với liều như sau:
- Sử dụng Acyclovir liều 800mg, uống 5 lần mỗi ngày cho người lớn, điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.
- Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, dùng liều 20mg/kg thể trọng, sử dụng mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
- Đối với người bị suy giảm miễn dịch nặng, cần dùng Acyclovir đường tiêm tĩnh mạch, liều từ 10 đến 12,5mg/kg thể trọng mỗi 8 giờ.
>>> Xem bài viết: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của Bộ Y tế
V, Những điều cần lưu ý khi chăm sóc thủy đậu bội nhiễm
Thủy đậu bị bội nhiễm cần được chú ý chăm sóc đúng cách để tránh gây ra biến chứng hay để lại sẹo mất thẩm mỹ. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc thủy đậu bị nhiễm khuẩn.
1, Không được cào gãi, bóc vảy nốt ban
Bệnh thủy đậu khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa và muốn cào gãi. Các nốt ban nếu bị vỡ và chảy dịch có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý không cho trẻ cào gãi hay bóc vảy tổn thương, tránh làm bệnh thủy đậu tiến triển nặng thêm.
2, Sử dụng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm sẽ là giải pháp giúp dịu da, giảm bớt ngứa và trẻ không cào gãi tổn thương nữa. Ngoài ra kem dưỡng ẩm cũng giúp kích thích các tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ giúp tổn thương mau lành lại.
Một số kem dưỡng ẩm có thể được sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm Nivea
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem dưỡng ẩm Vaselin
3, Sử dụng thuốc trị sẹo
Sẹo là vấn đề lớn sau khi bệnh thủy đậu lành lại. Bệnh nhân cần có giải pháp xử lý sẹo càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ sẹo toàn thân ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
4, Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh việc điều trị sẹo, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần không nhỏ giúp bệnh thủy đậu mau lành, hạn chế sẹo.
- Người bệnh không nên ăn những thực phẩm gây mưng mủ như đồ nếp, thịt gà; những thực phẩm gây sẹo như thịt đỏ, rau muống, đồ ăn cay nóng.
- Những thực phẩm chuyên gia Y tế khuyên sử dụng khi bị thủy đậu: Rau xanh, hoa quả, trứng, sữa, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm bổ sung.
5, Có nên kiêng tắm khi bị thủy đậu?
Có một số ý kiến cho rằng bị thủy đậu, đặc biệt là thủy đậu nhiễm khuẩn cần kiêng tắm. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.
Khi bệnh thủy đậu đã bị nhiễm khuẩn, tổn thương cần được làm sạch và loại bỏ dịch rỉ viêm. Vì vậy nếu không tắm rửa hàng ngày, chất thải trên da như mồ hôi cùng bụi bẩn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
>>> Xem bài viết: Kiêng tắm, kiêng gió – Sai lầm khi mắc thủy đậu
Trên đây là cách xử lý thủy đậu bội nhiễm an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giái đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.