Thuốc tím là một trong những dung dịch sát khuẩn phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất trong y tế. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chỉ định như vết thương, vết loét; các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus, nấm. Để có cái nhìn rõ hơn về dung dịch đa ứng dụng này và nắm được cách dùng hiệu quả nhất, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Thuốc tím là gì?
Thuốc tím là dung dịch sát trùng quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thuốc tím có bản chất là gì và hiệu quả của nó ra sao. Do dung dịch có màu tím đặc trưng của Kali Pemanganat (KMnO4) nên mọi người thường hay gọi là thuốc tím. Hợp chất KMnO4 là một chất oxy hóa mạnh nên nó có khả năng tiêu diệt một số tác nhân gây hại là vi khuẩn và nấm. Khi thuốc tiếp xúc với mầm bệnh, nó oxy hóa trực tiếp màng tế bào vi khuẩn, nấm. Thông qua đó, thuốc tím làm phá hủy các enzym quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Vì vậy, các vi sinh vật sống bị tiêu diệt nhanh chóng.
II. 3 lợi ích của thuốc tím trong y tế
Nhờ khả năng sát khuẩn, thuốc tím được ứng dụng rộng rãi trong y tế như:
1. Điều trị bệnh nhiễm trùng da
Thuốc tím được sử dụng để điều trị nhiều bệnh da liễu như eczema, mụn trứng cá, viêm da. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn có mặt trên da như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng xâm nhập và gây nhiễm khuẩn da. Do đó, sử dụng thuốc tím có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh này.
Ngoài khả năng kháng khuẩn, thuốc tím còn có tác dụng làm săn se da rất tốt. Chính vì thế, nó hoạt động như một chất làm khô trong trường hợp tổn thương chảy dịch mủ.
2. Sát trùng vết thương
Nhờ khả năng tiêu diệt vi sinh vật, thuốc tím được ứng dụng để sát trùng vết thương. Các vết thương được duy trì độ vô khuẩn sẽ mau lành và hạn chế sẹo. Đặc biệt, thuốc tím có hiệu quả tốt đối với vết thương có mủ, rỉ nước và phồng rộp. Bạn có thể dùng thuốc tím pha loãng để rửa vết thương hàng ngày. Các vết thương sẽ nhanh chóng khô lại, không còn chảy dịch.
3. Điều trị các bệnh nấm bàn tay, bàn chân
Ngoài tác dụng đối với vi khuẩn, thuốc tím cũng nhạy cảm với nấm dermatophytes. Vì vậy, dung dịch này có thể dùng để điều trị các bệnh nấm bàn tay, bàn chân. Độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Do đó, những người thường xuyên ra mồ hôi, đi giày nhiều là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Khi đó, họ có thể ngâm bàn chân với dung dịch thuốc tím pha loãng trong vòng 15 phút để ngăn ngừa nấm phát triển. Thuốc tím được coi là giải pháp cấp tính trong điều trị nấm bàn chân.
III. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím sát trùng
- Thuốc tím có tính oxy hóa mạnh nên dễ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Để làm chậm quá trình oxy hóa, nhà sản xuất thường đóng gói và bán ở dạng bột. Trước khi sử dụng, bạn phải pha loãng với nước theo tỉ lệ thích hợp. Đây là điều bất tiện khi sử dụng thuốc tím. Để có tác dụng sát trùng, thuốc tím phải pha loãng đến nồng độ 1/10.000. Nếu không pha loãng, thuốc tím có thể gây tổn thương da và niêm mạc.
- Ngoài ra, thuốc tím không được sử dụng cùng với chất sát trùng khác như oxy già, cồn iod do chúng có thể khiến phản ứng oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Khi đó thuốc sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.
- Thuốc tím là dung dịch được chỉ định dùng ngoài. Vì vậy, cần tránh uống hoặc để dung dịch tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi (ngay cả ở nồng độ thấp).
>>> Xem thêm: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào hiệu quả?
IV. Có nên sử dụng thuốc tím để sát trùng tổn thương da
1. Thuốc tím có dùng được cho vết thương hở
Vết thương hở rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chăm sóc vết thương hở bằng dung dịch kháng khuẩn là bước rất quan trọng. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát trùng tổn thương da là:
- Tiêu diệt hầu hết mầm bệnh, phá hủy màng biofilm của vi khuẩn.
- Không gây kích ứng, đau xót da.
- Không cản trở quá trình lành da tự nhiên.
Dựa trên các tiêu chí đó, thuốc tím không phải là sản phẩm lý tưởng để sát trùng tổn thương da do có khá nhiều nhược điểm:
- Tác dụng yếu trên nấm và virus.
- Gây kích ứng mạnh nếu nồng độ sử dụng không thích hợp.
- Khó pha loãng và phân chia liều.
- Khó bảo quản, dễ mất tác dụng do tính oxy hóa mạnh.
- Gây nhuộm da, bẩn quần áo khi sử dụng.
- Không thuận tiện sử dụng cho đối tượng người già, trẻ em.
Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, có thể thấy, thuốc tím không phải là lựa chọn tối ưu để dùng cho vết thương hở. Vậy nên sử dụng thuốc sát trùng nào cho vết thương hở để đạt hiệu quả tốt nhất?
2. Ba lựa chọn thay thế thuốc tím trong sát trùng vết thương hở
2.1. Dung dịch chlorhexidine
Ưu điểm:
- Chlohexidine là chất sát trùng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus.
- Tác dụng nhanh hơn thuốc tím.
- Dung dịch không màu nên không gây nhuộm da khi sử dụng, giúp quan sát vết thương dễ dàng.
Nhược điểm:
- Tác dụng yếu trên bào tử nấm và vi khuẩn mycobacteria và một số virus như poliovirus và adenovirus.
- Có thể gây kích ứng da: mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn.
- Không loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
- Hiệu lực kháng khuẩn phụ thuộc vào pH nên rất dễ mất tác dụng nếu dùng không đúng cách.
2.2. Dung dịch polyhexanide
Polyhexanide là chất có hoạt tính kháng khuẩn được sử dụng để sát trùng vết thương hở. Khi tiếp xúc với vi sinh vật, polyhexanide làm phá hủy màng tế bào. Đồng thời, hoạt chất tác động tới protein gây bất hoạt chúng, ngăn cản sự tổng hợp ADN.
Ưu điểm:
- Tác dụng kháng khuẩn mạnh, bao trùm hầu hết vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Loại bỏ màng biofilm của vi khuẩn.
- Hiệu quả nhanh chóng, không gây cản trở quá trình lành da tự nhiên.
- Không gây kích ứng và đau xót khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Gây độc tế bào sụn nên cần chú ý khi sử dụng vết thương hở ở các khớp.
- Gây độc thần kinh nếu tiếp xúc với màng não, màng nhĩ.
2.3. Dung dịch Dizigone
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dung dịch Dizigone được sản xuất bằng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Dung dịch chứa các chất oxy hóa có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh như: HClO, ClO-, HO•…
Ưu điểm:
- Tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm và virus.
- Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
- Thành phần lành tính, an toàn, không gây kích ứng.
- Loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
- Làm dịu da, không tổn thương tế bào hạt và mô mới.
Nhược điểm: có mùi clo nhẹ đặc trưng nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách sử dụng hiệu quả bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngừa sẹo:
- Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất bẩn, mô chết.
- Xịt, nhỏ dung dịch Dizigone lên vết thương, giữ tối thiểu 30 giây.
- Thoa kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc để giữ ẩm và kích thích tái tạo da, ngừa sẹo.
- Băng vết thương bằng băng gạc vô trùng. Lưu ý thay băng khi băng bị ướt, nhiễm bẩn hoặc 2 – 3 giờ để duy trì độ vô khuẩn.
>>Xem thêm: Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách
Thuốc tím có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Trước khi sử dụng, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sát trùng bằng thuốc tím. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn dễ dàng lựa chọn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được dược sĩ có chuyên môn tư vấn.