Những người bị liệt có nguy cơ mắc chứng loét tỳ đè do nằm lâu ngày và cảm giác da suy yếu, có thể dẫn đến nhiễm trùng máu gây tử vong. Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc bôi loét da cho người liệt, những sản phẩm nào đang được nhiều người sử dụng, ưu nhược điểm mỗi loại như thế nào? Mời bạn xem bài review dưới đây.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây loét da cho người liệt
Làn da, cơ quan lớn nhất trong cơ thể có tính chất dai và mềm dẻo, có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào bên dưới khỏi không khí, nước, các chất bên ngoài và vi khuẩn. Nó nhạy cảm với chấn thương và có khả năng tự hồi phục đáng kể.
Nguyên nhân hàng đầu gây loét ở bệnh nhân nằm liệt là do sức nặng của cơ thể tỳ ép liên tục lên các vị trí bị tỳ đè khiến ép siết các mạch máu nhỏ chuyên cung cấp oxy và dinh dưỡng lên vị trí bị tì đè. Khi da bị thiếu máu, dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo mô qua lâu sẽ khiến các biểu mô xung quanh vị trí tỳ đề bị chết dần, và lở loét do tỳ đè hình thành.
Bênh cạnh đó, do máu không đến được mô vùng da bị tì đè, nên bị giảm cung cấp bạch cầu dẫn đến giảm sức đề kháng của bệnh nhân. Tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh, làm tăng nguy cơ loét do nhiễm khuẩn, vết loét tiến triển nặng và khó hồi phục hơn.
Đặc biệt ở những bệnh nhân nằm liệt và mất ý thức, không có cảm giác đau, những người cao tuổi, người có bệnh nền khả năng phục hồi của mô giảm nhiều. Do đó, rất khó phát hiện sớm các vết loét da và việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn.
II. Nguyên tắc điều trị loét da cho người nằm liệt lâu ngày
Để vết loét da nhanh lành mà không gây những biến chứng nguy hiểm, người chăm sóc bệnh nhân lâu ngày cần chú ý những nguyên tắc sau
- Để hạn chế tình trạng loét tì đè ở bệnh nhân liệt nằm lâu, việc quan trọng nhất là vệ sinh cơ thể, đặc biệt vùng tỳ đè luôn sạch sẽ.
- Chọn đúng dung dịch sát khuẩn phù hợp với tình trạng vết loét
- Giữ vết loét sạch, không bị nhiễm trùng
- Giữ vết loét thoáng khí, không băng quá kín, quá chặt các vết thương.
- Giữ vết loét có đủ độ ẩm
- Thay đổi tư thế của bệnh nhân liên tục tối thiểu 2h mỗi lần để tránh vết loét bị tì đè quá mức
- Hạn chế các yếu tố nguy cơ thúc đẩy vết loét trầm trọng thêm như kiểm soát đường huyết, giữ vệ sinh thân thể để tránh nhiễm khuẩn,…
➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị loét tì đè theo hướng dẫn của chuyên gia
III. Review 9 thuốc sát khuẩn bôi loét cho người liệt
Khi da không được bảo vệ, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, gây nên tình trạng nhiễm trùng, viêm, chảy dịch mủ màu và có mùi. Hậu quả của nhiễm trùng sẽ làm vết loét khó lành, mô và tế bào trong vết loét bị phá hủy lan rộng, dẫn đến các biến chứng phải cắt cụt chi, nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
Do đó, tránh nhiễm trùng vết loét là rất quan trọng với bệnh nhân. Một số thuốc sát khuẩn bôi loét đang được nhiều người sử dụng là:
1. Cồn 70-75 độ
Tên chung quốc tế: Ethanol 70%.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch ethanol 70%.
Chỉ định: Sát khuẩn da.
Thận trọng: Không dùng trực tiếp cho vết thương, vết loét hở vì cồn nồng độ cao phá hủy cấu trúc hạt và các tế bào sợi ở vết thương khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, xót và vết thương khó lành hơn.
Liều dùng: Bôi trực tiếp lên da không bị tổn thương.
2. Povidon Iod
Tên chung quốc tế: Povidone – iodine.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch bôi ngoài da trong ethanol hoặc trong nước 10%.
Chỉ định: Sát khuẩn da.
Chống chỉ định: Rối loạn chức năng tuyến giáp; đang điều trị bằng lithi; trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Thận trọng: Người mang thai và cho con bú; tránh bôi trên vết loét rộng để tránh tác dụng không mong muốn toàn thân như nhiễm toan chuyển hóa, tăng natri huyết và suy giảm chức năng thận; trẻ sơ sinh không nên sử dụng thường xuyên.
Liều dùng: Pha loãng tỉ lệ 1/10. Bôi thuốc 2 lần/ngày lên vết loét.
3. Oxy già
Tên chung quốc tế: Hydrogen peroxide.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch 1,5%; 3%; 6% hydrogen peroxyd.
Chỉ định: Rửa vết loét
Chống chỉ định: Không được dùng nước oxy già dưới áp lực để rửa các vết thương sâu có rách nát vì có thể tạo hơi ở dưới da. Không được tiêm hoặc nhỏ nước oxy già vào những khoang kín của cơ thể.
Thận trọng: Không dùng rửa vết thương trong thời gian dài. Không dùng cho những vết thương đang lành.
Liều dùng: Dùng dung dịch 1,5 – 3% để làm sạch các vết loét nhỏ, ngày 3 – 4 lần
4. Chlorhexidin
Tên chung quốc tế: Chlorhexidine.
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc sát khuẩn dung dịch: 0,05%; 0,5%; 2%; 4%.
Chỉ định: Sát khuẩn vết loét nông ngoài da và toàn thân;
Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc; không dùng clorhexidin vào các mô dễ nhạy cảm và tai giữa.
Thận trọng: Tránh thuốc tiếp xúc với mắt; không dùng cho các hốc trong cơ thể.
Liều dùng: Làm sạch vết thương nông ở da và toàn thân bằng Dung dịch clorhexidin gluconat 0,05%.
5. Nước muối Natri clorid 0,9%
Tên chung quốc tế: Natri clorid 0,9%
Dạng thuốc và hàm lượng: 500 ml dung dịch chứa Natri clorid 4.500mg
Chỉ định: Rửa vết loét nhỏ nông, loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt. Bác sĩ cũng có thể chỉ định các dung dịch sát khuẩn sử dụng kèm với nước muối nếu là vết loét hở lớn, có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Liều dùng: Dùng dung dịch Natri clorid 0,9% để làm sạch các vết loét nhỏ nông, ngày 1-2 lần. Dùng rửa sạch các vết loét ban đầu.
6. Thuốc đỏ
Tên chung quốc tế: Merbromin
Dạng thuốc và hàm lượng: Thuốc sát khuẩn dung dịch mercurochrome 1%
Chỉ định: sát trùng các vết thương nhẹ, các vết bỏng nhẹ hay các vết trầy xước trên da
Liều dùng: Bôi sát khuẩn vết loét sau khi đã rửa bằng nước muối sinh lý.
7. Cồn iod 5%
Tên chung quốc tế: Iodine tincture.
Dạng thuốc và hàm lượng: Dung dịch iod 5%.
Chỉ định: Sát khuẩn các vết loét; chống một số nấm da.
Chống chỉ định: Mẫn cảm với iod; không bôi trực tiếp trên niêm mạc; trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Liều dùng: Bôi thuốc lên vùng da để khử khuẩn hoặc vào vùng da tổn thương để tránh nhiễm khuẩn, ngày bôi 2 lần.
8. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn ion, nhanh lành vết loét ở người nằm lâu
Dizigone là dung dịch kháng khuẩn lý tưởng, chuyên biệt cho vết thương, vết loét do tì đè, vết loét ở người nằm liệt. Dizigone sử dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu đem lại khả năng kháng khuẩn nhanh, mạnh và hiệu quả (loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây) mà không làm tổn thương tổ chức hạt, hay nguyên bào sợi, kích thích vết thương, vết loét lành một cách tự nhiên, nhanh chóng.
Chỉ định: Kháng khuẩn cho các vết loét do tì đè, nằm liệt
Liều dùng: Ngâm rửa trực tiếp khu vực cần sát khuẩn với Dizigone trong 30 giây.
Hiệu quả sau khi dùng bộ sản phẩm Dizigone để chăm sóc vết loét tỳ đè
9. Dizigone Nano bạc – Kem kháng khuẩn, dưỡng ẩm, chăm sóc vết thương
Dizigone Nano Bạc ứng dụng công nghệ bào chết Nano bạc siêu phân tử với các chiết xuất thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất lô hội, Chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà, giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Chỉ định: Hỗ trợ kháng khuẩn, dưỡng ẩm cho các viêm loét ngoài da: loét da do nằm liệt, loét da do tỳ đè
Liều dùng: Thoa ngày 3-4 lần hoặc nhiều hơn vào vùng da tổn thương, cần làm sạch. Trước khi thoa, cần lau vết thương bằng khăn mềm và nước ấm. Để tăng hiệu quả, có thể bôi Dizigone Nano Bạc sau khi làm sạch vết thương với dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone.
Hiệu quả sau khi dùng bộ sản phẩm Dizigone để chăm sóc vết loét tỳ đè
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua Shopee:
Tóm lại, tiêu chí chọn lựa thuốc bôi loét nên cân nhắc dựa trên tác dụng, khả năng bảo vệ da niêm mạc, cũng như tính an toàn cho cơ thể khi sử dụng trong một thời gian dài. Lựa chọn đúng thuốc bôi loét sẽ giúp quá trình chăm sóc cũng như làm lành được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc và điều trị vết loét, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
➤ Xem thêm: 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp