Cha mẹ rất hay lo lắng mỗi khi bé nhà mình bị côn trùng cắn. Bởi vì da bé rất mỏng manh nên những vết thương thường bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Mặc dù vết cắn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhưng cảm giác khó chịu khiến bé thường xuyên quấy khóc. Đây sẽ là lúc bạn cần sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn để giảm sưng tấy, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm khiến nhiều bậc phụ huynh khó lựa chọn đâu là sản phẩm hiệu quả nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu top 9 loại thuốc bôi côn trùng cắn tốt nhất và biện pháp chăm sóc bé bị côn trùng cắn hiệu quả.
Mục lục
- I. Nguyên tắc chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé
- II. 9 thuốc bôi côn trùng đốt hiệu quả – an toàn nhất
- 1. Thuốc bôi côn trùng cắn của Nhật Muhi
- 2. Thuốc bôi côn trùng cắn Remos
- 3. Kem Lucas – Thuốc bôi côn trùng cắn của Úc
- 4. Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan
- 5. After Bite – Thuốc bôi côn trùng cắn Mỹ
- 6. Zeckito – Thuốc bôi côn trùng cắn của Đức
- 7. Thuốc bôi côn trùng cắn Thái Lan Green Mosquito Balm
- 8. Kem bôi ngoài da Yoosun Rau má
- 9. Kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc
- III. Cần làm gì khi vết côn trùng đốt lở loét, chảy dịch?
- IV. Khi nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?
I. Nguyên tắc chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé
Trong cuộc sống hàng ngày, bé không thể tránh khỏi những lúc bị côn trùng cắn. Những loại côn trùng thường gây tổn thương cho bé bao gồm muỗi, kiến lửa, bọ chét, rệp, … Khi bị côn trùng đốt, có rất nhiều phản ứng có thể xảy ra nhưng mức độ thường nhẹ như: ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, để lâu có thể chảy dịch hoặc mưng mủ.
Để giúp trẻ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm được nguyên tắc chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé nhà mình. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản giúp bạn lựa chọn thuốc bôi mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho trẻ:
Thành phần lành tính, an toàn với làn da bé
- Thành phần lành tính, an toàn, không gây kích ứng đối với da của bé. Các hoạt chất cần có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, làm dịu mát vết đốt của côn trùng.
- Thuốc bôi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được chứa paraben, chất tạo màu, tạo mùi, đặc biệt là corticoid. Corticoid có tác dụng giảm đau, giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên hoạt chất này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như teo da, rạn da và suy tuyến thượng thận ở trẻ nếu lạm dụng chúng.
- Thuốc phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được các chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Cha mẹ cần lưu ý cả những loài côn trùng có độc như: ong, nhện độc có thể dẫn tới sốc phản vệ. Trong trường hợp này, bé cần phải được đưa tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
II. 9 thuốc bôi côn trùng đốt hiệu quả – an toàn nhất
Để giúp các bậc cha mẹ dễ dàng lựa chọn thuốc bôi côn trùng cắn cho bé nhà mình, chúng tôi xin giới thiệu 9 loại thuốc bôi đang được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.
1. Thuốc bôi côn trùng cắn của Nhật Muhi
Muhi là kem bôi côn trùng cắn cho trẻ em đến từ thương hiệu Ikeadamohando, Nhật Bản.
Thành phần:
- Diphenhydramine Hydrochloride: lào một loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa.
- Tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não: giúp giảm sưng tấy và làm dịu mát tại vết cắn.
- Isopropyl Methyl Phenol: có tác dụng kháng khuẩn, giảm vết thâm do côn trùng cắn.
- Axit Acetic Ester Dexamethasone: là một hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm ngứa hiệu quả.
Công dụng:
- Làm giảm nhanh các cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho côn trùng cắn.
- Giảm sưng tấy, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển làm vết thương lở loét, mưng mủ.
- Hỗ trợ điều trị các vết thương ngoài da như: viêm da cơ địa, phát ban, mề đay,…
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Cách sử dụng: kem bôi côn trùng cắn Muhi có thiết kế dạng lăn cực kỳ tiện dụng. Bạn chỉ cần lăn nhẹ lên vùng da tổn thương của bé từ 2 – 3 lần/ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Lưu ý khi sử dụng: Tránh tiếp xúc với mắt vì có thể gây khó chịu, kích ứng mắt.
Giá tham khảo: 125.000 VNĐ/50ml.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Nhật Muhi:
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, không gây kích ứng, có thể sử dụng cho cả làn da nhạy cảm.
- Hiệu quả nhanh chóng, thích hợp với nhiều loại vết thương như vết muỗi đốt, kiến cắn,…
Nhược điểm:
- Sản phẩm có thể gây đau xót nếu dùng trên vết thương hở, vết trầy xước da.
- Thành phần corticoid có thể gây ra tác dụng phụ cho bé nếu dùng trong thời gian dài.
- Không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
2. Thuốc bôi côn trùng cắn Remos
Thuốc bôi côn trùng cắn Remos cũng là một sản phẩm đến từ Nhật.
Thành phần: Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin, Isopropyl Methylphenol, Anhydrous Ethanol, Isostearyl Alcohol, Dibutylhydroxytoluene, Butylparaben, Methylparaben…Nước tinh khiết.
Công dụng:
- Giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sưng tấy, mẩn đỏ do côn trùng đốt.
- Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong trường hợp: chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng mề đay, côn trùng cắn,…
- Kích thích quá trình tái tạo da, phục hồi tổn thương.
Cách sử dụng: bôi trực tiếp nên vùng da bị côn trùng đốt 1 – 2 lần/ngày.
Đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Giá tham khảo: 56.000 VNĐ/ tuýp 10g.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Remos
Ưu điểm:
- Công thức cải tiến chứa Prednisolone Valerate Acetate. Đây là một hoạt chất Antedrug có hoạt tính ngay tại vùng da bị nhiễm sau đó chuyển về dạng không hoạt động. Nhờ đó, kem bôi có hiệu quả cao hơn. Đồng thời, công thức này còn hạn chế được tác dụng phụ so với những loại corticoid thông thường.
- Hoạt chất Allantoin giúp kích thích sự phát triển của các tế bào, hồi phục tổn thương nhanh chóng.
- Khả năng kháng khuẩn khá tốt nhờ vào hoạt chất Isopropyl Methylphenol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Nhược điểm:
- Thuốc bôi côn trùng cắn Remos có chứa corticoid có thể gây tác dụng phụ cho bé nếu lạm dụng.
- Sản phẩm có chứa cồn, paraben dễ gây kích ứng da, đặc biệt là làn da mỏng manh của bé.
- Không dùng trong các trường hợp tổn thương da do nhiễm virus (Herpes simplex, thủy đậu), vi nấm (Candida), bệnh chốc lở, ung nhọt do vi khuẩn.
3. Kem Lucas – Thuốc bôi côn trùng cắn của Úc
Kem Lucas là một trong những loại thuốc bôi côn trùng cắn nổi tiếng của Úc. Ngoài ra, Lucas còn là một loại kem đa năng được dùng để dưỡng da.
Thành phần:
Đu đủ tươi lên men, Gôm Balsam Peru (Nhựa thơm Peru) có tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng và cung cấp dưỡng chất giúp da mau chóng hồi phục. Ngoài ra, trong kem lucas còn có Petroleum là một chất khóa ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da, giúp da bé luôn mềm mại.
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm sưng tấy do vết muỗi đốt hay côn trùng cắn.
- Làm dịu các vết thương hở, vết bỏng nhẹ, cháy nắng.
- Làm dịu da, giảm mẩn đỏ, đau rát cho trẻ bị hăm tã.
- Hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm da, chàm, nứt đầu ti ở phụ nữ cho con bú.
- Làm mờ vết thâm, sẹo do mụn.
- Dưỡng ẩm, chống khô môi, nứt nẻ da do thời tiết hanh khô.
Cách sử dụng: lăn nhẹ đầu lăn lên vùng da bị côn trùng đốt. Bạn có thể sử dụng 3 – 4 lần/ngày.
Đối tượng sử dụng: cả trẻ em và người lớn.
Giá tham khảo: 115.000 VNĐ/tuýp 25g.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Úc (kem lucas)
Ưu điểm:
- Thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn đối với da nhạy cảm
- Kem bôi Lucas rất dịu nhẹ, không gây kích ứng hay đau xót da khi dùng.
- Là một loại kem bôi đa năng, mang lại nhiều lợi ích cho làn da
- Phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Nhược điểm:
- Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp với các vết thương nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Kem khó thấm vào da.
4. Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan
Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan là sản phẩm thuộc công ty Sanofi của Pháp sản xuất.
Thành phần:
Promethazin là thành phần chính của Phenergan. Đây là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng Histamin – một trong những tác nhân gây ngứa điển hình. Khi bôi ngoài da, thuốc hấp thu chậm qua da và hàm lượng thấm vào máu rất ít. Do đó, promethazin được coi là hoạt chất an toàn cho trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Ngoài tác dụng giảm ngứa, hoạt chất này còn có tác dụng gây tê tại chỗ, giúp làm dịu vết cắn do côn trùng nhanh chóng.
Công dụng:
- Giảm ngứa da trong các trường hợp: côn trùng cắn, bỏng da, kích ứng da do tia X.
- Hỗ trợ điều trị bệnh mẩn ngứa do mề đay.
Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở nên, phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối và phụ nữ cho con bú.
Tác dụng phụ:
- Tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng.
- Có thể gây dị ứng ở một số người có làn da quá mẫn cảm.
Cách sử dụng và lưu ý: bôi thuốc trực tiếp lên vết thương 3 – 4 lần/ ngày. Trong quá trình sử dụng, bạn cần che chắn bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.
Giá tham khảo: 15.000/tuýp 10g.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan
Ưu điểm:
- Hiệu quả giảm ngứa khá tốt, an toàn cho bé từ 2 tuổi trở lên.
- Thành phần lành tính, không gây kích ứng da, không chứa các chất bảo quản, xà phòng gây kích ứng da.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm:
- Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp với những vết thương nhiễm trùng.
- Kem khó thấm trên da.
- Da trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương khi tiếp xúc với ánh sáng, tia UV.
5. After Bite – Thuốc bôi côn trùng cắn Mỹ
Kem bôi côn trùng cắn After Bite thuộc của nhãn hiệu Original (Mỹ) là một trong những sản phẩm được nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng.
Thành phần:
- Chiết xuất lô hội (Aloe Vera): giúp làm dịu vết cắn do côn trùng. Đồng thời, lô hội còn có tác dụng dưỡng ẩm và kích thích quá trình tái tạo da và hồi phục tổn thương.
- Bột Baking Soda: có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, baking soda cũng có công dụng làm giảm mẩn đỏ và ngứa da.
- Tinh chất tràm trà (Tea Tree): có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da.
Công dụng:
- Ngăn ngừa tình trạng kích ứng da (sưng tấy, mẩn ngứa) khi bị côn trùng cắn.
- Làm dịu vết thương, kích thích quá trình hồi phục tổn thương.
Cách sử dụng: với thiết kế dạng bút lăn, bạn chỉ cần lăn nhẹ đầu lăn lên vị trí vết cắn hàng ngày từ 3 – 4 lần.
Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Giá tham khảo: 165.000 VNĐ/ tuýp 14ml.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Mỹ After Bite
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho da nhạy cảm.
- Đa tác dụng: vừa giảm ngứa, làm dịu da đồng thời kích thích quá trình hồi phục, tái tạo da mới.
Nhược điểm:
- Có thể gây đau xót khi dùng trên vết thương hở.
- Khả năng kháng khuẩn nhẹ, không hiệu quả cho những vết côn trùng đốt nặng, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.
6. Zeckito – Thuốc bôi côn trùng cắn của Đức
Zeckito là thương hiệu nổi tiếng của Đức với các sản phẩm phòng và điều trị các vết cắn do muỗi và côn trùng.
Thành phần:
Picaridin là một hoạt chất chống côn trùng hiệu quả và an toàn cho da nhạy cảm. Có nghiên cứu chỉ ra rằng picaridin tương tác với hệ thống khứu giác của côn trùng khiến chúng khó nhận biết được vật chủ. Từ đó, nó giúp phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt.
Ngoài ra, thuốc bôi côn trùng cắn Zeckito còn có thành phần thảo dược giúp làm dịu vết thương và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé.
Công dụng:
- Làm mát da, tiêu viêm tại những vết muỗi đốt, côn trùng cắn.
- Giảm sưng tấy, ngứa da.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng, mưng mủ đối với vết bỏng nhẹ.
Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Giá tham khảo: 170.000 VNĐ/30ml.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Đức Zeckito
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
- Sản phẩm không chứa thuốc nhuộm, màu nhân tạo và hương liệu.
- Có khả năng phòng côn trùng cắn từ 2 – 4 h.
Nhược điểm:
- Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp vết côn trùng cắn lở loét, chảy dịch.
- Không dùng được cho vết thương hở.
7. Thuốc bôi côn trùng cắn Thái Lan Green Mosquito Balm
Dầu thoa Green Mosquito Balm được sản xuất tại bệnh viện Yanhee nổi tiếng của Thái Lan.
Thành phần:
- Clinacanthus nutans
- Methyl Salicylate
- Tinh dầu bạc hà
- Dầu khuynh diệp
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm sưng, giảm đau các vết cắn do côn trùng.
- Làm dịu mát da, giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Xua đuổi côn trùng.
- Hỗ trợ chữa bong gân, đau nhức xương khớp, thấp khớp, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,…
Cách dùng:
- Với vết muỗi đốt, vết cắn côn trùng: bôi trực tiếp lên vùng da bị cắn/đốt. Ngày sử dụng từ 3 – 4 lần.
- Để đuổi muỗi, côn trùng: thoa lên vùng da cổ, tay, chân để hương thơm lan tỏa. Thời gian sử dụng có thể cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
Đối tượng sử dụng: trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên.
Giá tham khảo: 45.000 VNĐ/13g.
Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Thái Lan Green Mosquito Balm
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, mùi hương thảo mộc dễ chịu không gây kích ứng cho trẻ nhạy cảm với mùi.
- Có thể phòng ngừa muỗi đốt, côn trùng cắn trong khoảng 6 – 8 giờ.
Nhược điểm:
- Thành phần tinh dầu bạc hà, khuynh diệp không thích hợp cho trẻ sơ sinh.
- Khả năng kháng khuẩn trung bình, không nên dùng cho vết thương hở, vết cắn lở loét, chảy dịch.
8. Kem bôi ngoài da Yoosun Rau má
Kem bôi ngoài da Yoosun Rau má được sản xuất bởi công ty Đại Bắc, Việt Nam.
Thành phần:
- Chiết xuất rau má (Centella asiatica): có các thành phần như acid madecassic, acid asiatic. Chúng có tác dụng kích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.
- Vitamin E: là chất chống oxy hóa bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa sớm. Ngoài ra, vitamin E còn có công dụng giữ ẩm, làm dịu da.
- D – panthenol (provitamin B5): có vai trò làm mềm da, giảm ngứa rát.
- Chlorhexidine: có khả năng kháng khuẩn, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ.
Công dụng:
- Giảm mẩn ngứa, sưng tấy do muỗi, côn trùng cắn.
- Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em.
- Kích thích quá trình tái tạo da, làm lành vết thương, làm mờ thâm và sẹo do mụn.
- Dưỡng ẩm, làm mát da, giúp da mềm mịn.
Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cách sử dụng và lưu ý: thoa kem lên vết côn trùng cắn từ 2 – 3 lần/ ngày. Bạn nên làm sạch da bằng nước ấm để kem thấm tốt và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/tuýp 25g.
Đánh giá kem bôi ngoài da Yoosun Rau má
Ưu điểm:
- Thành phần thiên nhiên, an toàn cho da nhạy cảm.
- Giá bình dân.
- Làm dịu ngay cơn ngứa do côn trùng cắn.
Nhược điểm:
- Kem khá đặc, khó thấm vào da.
- Khả năng kháng khuẩn trung bình, chỉ dùng cho vết thương chưa nhiễm trùng.
9. Kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc
Kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc có xuất xứ tại Việt Nam.
Thành phần:
- Nano bạc: là các phân tử bạc có kích thước nano. Công nghệ nano từ châu Âu này giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. Thành phần nano bạc rất dịu nhẹ, an toàn với làn da.
- D – panthenol và chiết xuất lô hội: dưỡng ẩm, làm dịu da và giảm viêm ngứa.
- Chiết xuất Cúc la mã và Tràm trà: giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời, chúng cũng kích thích hồi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngừa sẹo thâm.
Công dụng:
- Hỗ trợ giảm ngứa, sưng tấy do muỗi đốt/ côn trùng cắn.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương ngoài da trong trường hợp: loét da do nằm liệt, loét tỳ đè, vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus như: thủy đậu, tay chân miệng, chốc lở, hăm da, viêm da cơ địa,…
Cách sử dụng và lưu ý: thoa kem ngày 3 – 4 lần vào vùng da tổn thương đã được làm sạch. Chỉ thoa kem vào vùng da đã khô se, không có trợt loét, chảy dịch. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Giá tham khảo: 140.000/tuýp 25g.
Đánh giá kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, không gây đau xót da.
- An toàn, không gây kích ứng da, phù hợp với da em bé.
- Không chứa corticoid, chất màu, chất bảo quản.
- Hỗ trợ quá trình lên da non và hạn chế sẹo.
- Phổ kháng khuẩn rộng, ngăn ngừa vết cắn bị lở loét, chảy dịch.
Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn trung bình, nếu dùng cho vết côn trùng cắn bị lở loét thì nên khắc phục bằng cách kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
III. Cần làm gì khi vết côn trùng đốt lở loét, chảy dịch?
Trong hầu hết trường hợp côn trùng cắn chỉ xảy ra phản ứng nhẹ như sưng tấy, ngứa rát,… và có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, một số vết côn trùng đốt có thể bị lở loét và chảy dịch nếu loài côn trùng đó có độc.
Với các vết cắn có chảy dịch thì việc sử dụng các thuốc bôi côn trùng đốt ở trên là chưa đủ. Thậm chí, việc làm này có thể khiến vết thương nặng hơn do hầu hết các thuốc đều không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, trước khi bôi thuốc, cha mẹ nên sát trùng vết cắn bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Khi nào miệng vết thương khô se, bạn có thể sử dụng các thuốc bôi côn trùng cắn ở trên.
Hiện nay, các loại thuốc sát trùng thông dụng như cồn y tế, nước oxy già không được khuyến cáo dùng cho vết thương hở, nhiễm trùng ở trẻ. Bởi vì các dung dịch này thường gây đau xót khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Mặt khác, chúng cũng cản trở quá trình tái tạo da, khiến vết thương lâu lành hơn.
Nhằm khắc phục những nhược điểm của thuốc sát trùng thông thường, các nhà khoa học đã phát minh ra công nghệ kháng khuẩn ion EMWE. Dizigone là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ này và được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ vào ưu điểm vượt trội như: phổ tác dụng rộng, hiệu quả nhanh, không gây đau xót, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương,… Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone lau rửa vùng da bị côn trùng đốt sẽ giúp chống viêm nhiễm, loại bỏ mủ dịch.
IV. Khi nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?
Nếu bị côn trùng có độc cắn, trẻ có thể dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân với biểu hiện phù môi, mắt, nổi mề đay, sốt cao, khó thở,… hay sốc phản vệ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng.
Sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là giải pháp giúp giảm sưng tấy và cảm giác ngứa ngáy cho bé hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần có áp dụng những biện pháp để phòng chống hay đuổi côn trùng để bảo vệ bé. Nếu bạn có thắc mắc về cách điều trị và phòng ngừa vết côn trùng cắn, hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn nhanh nhất.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp