Lở loét da thường xuất hiện ở những bệnh nhân nằm lâu, ngày càng ăn sâu và lan rộng nếu không được chăm sóc đúng sách. Vì vậy, ngay khi phát hiện lở loét, bạn cần dùng thuốc bôi hàng ngày để ngăn ngừa loét phát triển.
Mục lục
I. Bốn bước chăm sóc vết loét
Sử dụng thuốc bôi chống lở loét chỉ là một yếu tố trong toàn bộ quy trình chăm sóc vết loét. Dù sử dụng thuốc trị loét nào, bạn cũng cần hiểu rõ quy trình 4 bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch vết loét, loại bỏ dị vật, mô hoại tử
Áp dụng khi vết loét bị dính bẩn, có nhiều mảnh da chết, vảy hoại tử, dịch rỉ viêm…
Cách thực hiện:
- Dùng một chiếc nhíp sạch, đã được sát trùng để gắp bỏ các mảnh vụn ra khỏi vết thương.
- Rửa vết loét bằng nước muối sinh lý, sử dụng gạc sạch, vô trùng để vệ sinh.
- Nếu loét quá nặng, phần hoại tử sâu vào tổ chức thì cần can thiệp y tế để cắt bỏ. Lúc này, nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được xử lý và chăm sóc loét an toàn.
Bước 2: Sát khuẩn cho vết loét
Những ổ loét được hình thành chính là con đường để vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể và khiến vết loét trầm trọng hơn. Sát khuẩn cho vết loét là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc.
Cần lưu ý chọn đúng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già do các dung dịch này có thể gây đau, xót và phá hủy mô lành, khiến vết thương chậm hồi phục.
Cách thực hiện:
- Xịt hoặc bơm rửa dung dịch sát khuẩn phù hợp trực tiếp vào vết loét. Đảm bảo dung dịch tiếp xúc trên bề mặt da của vết loét tối thiểu 30 giây.\
- Với vết loét đã khô bề mặt, có thể sử dụng gạc sạch tẩm dung dịch sát khuẩn để lau vết loét.
Liều lượng sử dụng dung dịch sát khuẩn phụ thuộc vào từng giai đoạn của vết loét:
- Vết loét mưng mủ, còn nhiều dịch rỉ viêm: 5-7 lần trong ngày
- Vết loét đã khô hơn: 3-4 lần trong ngày
Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm vết thương, kích thích tái tạo da.
Áp dụng khi các vết loét đã khô, không còn chảy dịch.
Kem dưỡng ẩm tạo môi trường thích hợp, giúp kéo dài thời gian, hiệu lực kháng khuẩn và kích thích tái tạo da và lành loét nhanh chóng.
Các thực hiện:
- Dùng một lượng vừa đủ kem phủ lên bề mặt vết thương, vết loét sau khi đã được làm sạch, kháng khuẩn với dung dịch sát khuẩn.
- Thoa kem 3-4 lần ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Bước 4: Băng vết loét
Tùy vào mức độ loét mà quyết định có băng hay không. Với vết loét nhỏ, nông thì nên để thoáng, còn với vết loét sâu, miệng rộng thì nên băng lại để đảm bảo vết loét được sạch sẽ.
Cách thực hiện:
- Sử dụng băng gạc sạch, vô khuẩn, hoặc các loại miếng dán trị loét để che kín vết loét, ngăn cản di vật, vi khuẩn xâm nhập và che chắn vết loét khỏi ma sát với quần áo, chăn đệm.
- Lưu ý tránh băng quá chặt: gây đau tức, khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.
- Thay bằng hằng ngày hoặc khi băng bị ướt.
➤ Xem thêm: 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất
II. Thuốc bôi chống lở loét cần dùng hàng ngày
1. Các thuốc sát khuẩn trị lở loét
Các dung dịch sát khuẩn được sử dụng ở bước 1 làm sạch vết loét và bước 2 sát khuẩn cho vết loét.
Với nhiều cơ chế diệt khuẩn, nhóm thuốc này loại bỏ được phần lớn các vi sinh vật tồn tại trên bề mặt da. Đó là những yếu tố nguy cơ có thể xâm nhập vào vết loét, gây nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, thao tác rửa vết loét cũng giúp loại bỏ được các bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm. Vết loét sẽ dễ lành hơn khi được loại bỏ các yếu tố này.
Có nhiều loại dung dịch sát khuẩn trên thị trường. Đặc tính của từng loại đó là:
Nước muối sinh lý Dùng để rửa vết loét nhỏ nông, loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn trên bề mặt. Khả năng sát trùng yếu, thường chỉ dùng trong rửa sạch hoặc sát khuẩn vết loét ban đầu ở bước 1, sau đó cần dùng thêm các dung dịch sát khuẩn khác.
Cồn 700: Rẻ tiền, dễ sử dụng. Tuy nhiên không được dùng trực tiếp cho vết loét hở vì cồn nồng độ cao phá hủy cấu trúc hạt và các tế bào sợi ở vết thương khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, xót và vết thương khó lành hơn.
Oxy già. Khả năng diệt khuẩn mạnh, làm sạch sâu. Tuy nhiên dung dịch này có thể gây kích ứng, bỏng da và miêm mạc. Gây khô, xót da và làm tổn thương mô hạt.
Chlorhexidine. Thuốc sát khuẩn trị lở loét có tác dụng diệt khuẩn mạnh, nhanh. Tuy nhiên Chlorhexidine có thể gây ra một số phản ứng mẫn cảm và kích ứng da, phát ban, ngứa rát, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khô miệng. Nếu thuốc hấp thu quá mức qua niêm mạc miệng hoặc niêm mạc âm đạo, có thể xảy ra quá liều và gây tác dụng có hại trên thần kinh và tim mạch. Có nguy cơ thương tổn mô hạt, cản trở quá trình lành thương bình thường của cơ thể.
Povidone Iod. Diệt khuẩn trung bình, tác dụng nhanh. Tuy nhiên nó nhuộm màu da, gây khó khăn trong quan sát tiến triển vết loét. Nếu sử dụng lâu dài trên vết loét rộng sẽ gây tăng tiết nước bọt, mắt bị kích ứng, đau dạ dày, ỉa chảy, khó thở, tổn thương thận, ảnh hưởng đến tuyến giáp..
Dung dịch sát khuẩn Dizigone đã khắc phục được những nhược điểm của những loại thuốc sát khuẩn khác. Dizigone loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây. Phổ tác dụng rộng, loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm. Dịu nhẹ với da, không gây đau xót. Không ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Khử mùi khó chịu tại vết loét
2. Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da trị lở loét
Thay vì dùng dung dịch kháng khuẩn, thuốc mỡ kháng sinh cũng được nhiều người lựa chọn như neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc. Thuốc cho tác dụng hiệu quả trên các chủng vi khuẩn khó bị tiêu diệt bởi chất sát khuẩn thông thường
Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm này, một lượng kháng sinh được hấp thụ vào cơ thể qua da. Kháng sinh là một chất dễ gây dị ứng với những người nhạy cảm. Phản ứng dị ứng có thể dẫn tới sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra một số đối tượng có chống chỉ định với kháng sinh như phụ nữ có thai thì không sử dụng được chế phẩm này.
So với thuốc sát khuẩn thì kháng sinh có nhiều tác dụng phụ hơn. Sử dụng kháng sinh cũng bị hạn chế hơn so với dung dịch sát khuẩn.
3 Thuốc kích thích tái tạo da
Một số thuốc bôi có khả năng kích thích quá trình lên da non, tăng tổng hợp Collagen ở mô liên kết, tái tạo tế bào, mô, ví dụ như Hyaluronic Acid.
4. Kem bôi dưỡng ẩm
Nhóm thuốc này giúp giữ đổ ẩm cho vết loét, làm vết thương dịu, bớt đau, vết thương cũng dễ lành hơn trong môi trường có độ ẩm phù hợp. Nên chọn những loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để an toàn với cơ thể.
Dizigone Nano Bạc là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử. Sản phẩm có chứa các chiết xuất thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất lô hội, Chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà. Dizigone Nano bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, dịu da. Sản phẩm kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
III. Bộ sản phẩm Dizigone – sản phẩm chuyên biệt cho lở loét da
1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn phổ rộng: tiêu diệt được 100% mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm chỉ trong 30 giây
- Sát khuẩn nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn
- An toàn, không gây độc cho tế bào
- Không gây đau, xót khi sử dụng (không như cồn và oxy già)
- Kích thích vết thương lành một cách tự nhiên
Dizigone là dung dịch duy nhất có khả năng loại bỏ màng biofilm – yếu tố quan trọng khiến vết loét chậm lành.
- Nhờ vậy, sử dụng Dizigone.giúp vết loét lành nhanh gấp 3 lần so với khi sử dụng sản phẩm khác.
Dizigone – Điểm khác biệt có khả năng đem lại hiệu quả vượt trội
- Sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu.
- Chứa các thành phần có tính oxy hóa mạnh, điển hình là HClO, ClO-, HO*… Các thành phần này tương tự như thành phần đại thực bào tiết ra để tiêu diệt.hàng tỷ mầm bệnh mỗi giây, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, Dizigone mang lại hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh,.kháng khuẩn nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn với cơ thể.
Dizigone – Được kiểm chứng bởi các cơ quan uy tín
- Cấp phép lưu hành bởi Sở y tế
- Đánh giá khả năng tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm trong 30 giây.– nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ khoa học công nghệ
- Được kiểm chứng về độ an toàn – tại trung tâm dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội
2. Kem Dizigone Nano Bạc
Kem Dizigone Nano Bạc là trợ thủ đắc lực giúp thúc đẩy vết lở loét da của người già lành nhanh. Khi sử dụng phối hợp với dung dịch Dizigone, vết lở loét sẽ được sát khuẩn trong thời gian dài, giúp giảm số lần lau rửa hàng ngày. Không chỉ vậy, thành phần lô hội, tràm trà… trong kem còn cho hiệu quả dưỡng ẩm tuyệt vời. Nhờ đó, vết loét mau lên da non hơn và không bị dính nếu sử dụng băng gạc.
3. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone trị lở loét cho người già
- Lau/rửa/xịt vết loét 3-4 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Giữ dung dịch trên vết loét tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Đợi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano Bạc. Chỉ thoa kem khi vết loét đã khô se, không còn chảy mủ, chảy dịch.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua shopee
Việc chăm sóc vết loét hàng ngày sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn nếu chúng ta thực hành đúng các bước chăm sóc và chọn đúng thuốc trị loét cho bệnh nhân đúng cách. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc và điều trị vết loét, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn phòng ngừa loét tì đè ở người già nằm liệt lâu ngày
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp