Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Sat, 28 Jan 2023 01:22:40 +0000 vi-VN hourly 1 Bí kíp đẩy lùi thủy đậu nhanh chóng, không lo thâm sẹo http://viendalieu.com.vn/day-lui-thuy-dau-3166/ http://viendalieu.com.vn/day-lui-thuy-dau-3166/#respond Sat, 28 Jan 2023 01:22:40 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=3166 I. Nguyên tắc chăm sóc thủy đậu khỏi nhanh, không sẹo thâm, sẹo lõm 

thuy-dau-khoi-nhanh thủy đậu khỏi nhanh

1. Chăm sóc tổn thương da đúng cách  

Căn nguyên của các loại sẹo thủy đậu đều bắt nguồn từ vi khuẩn gây nhiễm trùng các tổn thương da. Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất để ngăn ngừa sẹo là phải thường xuyên sát khuẩn các nốt mụn, đảm bảo bề mặt da luôn sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ xâm nhập và tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài. 

Để đạt đạt mục tiêu đó, người bệnh cần lau rửa liên tục các tổn thương da bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh Dizigone. Bên cạnh đó, việc cung cấp độ ẩm phù hợp trong giai đoạn phục hồi của tổn thương cũng sẽ giúp da lành nhanh hơn, hạn chế hiện tượng đổi màu gây sẹo thâm.

2. Chăm sóc đúng thời điểm 

Thách thức của sẹo thủy đậu không đến từ kích thước nốt mụn, mà phụ thuộc nhiều vào thời gian chăm sóc. Nếu phát hiện chậm, chăm sóc bước đầu sai cách thì bạn đã bỏ qua “thời điểm vàng” để ngăn ngừa sẹo. Đến khi mụn đã bong vảy, sẹo lõm, sẹo thâm đã hình thành thì rất khó tác động từ bên ngoài để cải thiện.

Ngược lại, nếu xử lý mụn nước ngay từ khi nó mới mọc lên thì nguy cơ sẹo sẽ được giảm đi đáng kể. Nếu có, tổn thương cũng chỉ tạo hố sẹo nông, vết thâm không đậm màu và sẽ nhanh chóng mờ hẳn.

thuy-dau-khoi-nhanh thủy đậu khỏi nhanh

3. Kiêng cữ trong thời gian bị bệnh 

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng nhiều đến quá trình lành da, liền sẹo.

Khi đang bị thủy đậu, người bệnh cần hạn chế tối đa việc cào gãi, chà sát hay làm vỡ các nốt mụn thủy đậu. Vi khuẩn từ ngón tay có thể đi vào sâu trong tổn thương một cách dễ dàng và gây nhiễm trùng tại đó.

Đồng thời, người bệnh nên kiêng một số nhóm thức ăn như: rau muống, thịt gà, đồ nếp; bơ, sữa, thực phẩm chứa arginine, đồ ăn cay nóng… Đây là những thực phẩm dễ làm tổn thương sưng mủ; tăng tiết bã nhờn hay gây cảm giác ngứa ngáy, kích thích cào gãi nhiều hơn.

II. Bộ sản phẩm Dizigone – Giải pháp đánh bay thủy đậu nhanh chóng, an toàn, không thâm sẹo

Chăm sóc tổn thương da đúng cách là yếu tố cốt lõi giúp thủy đậu khỏi nhanh và không để lại sẹo. Các nốt mụn thủy đậu cần được tác động trên cả hai phương diện:

  • Sát khuẩn thường xuyên để chống nhiễm trùng, mưng mủ, sưng viêm.
  • Cung cấp độ ẩm phù hợp để da tái tạo, phục hồi tổn thương một cách tự nhiên.

Dựa trên chính nguyên tắc đó, bộ sản phẩm Dizigone tự hào là giải pháp xử lý để thủy đậu, hạn chế và ngăn ngừa thâm sẹo. Bộ sản phẩm Dizigone cho thủy đậu gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone 500ml và kem Dizigone Nano Bạc 

dizigone

dizigone

1. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 500ml: Thành tựu của công nghệ EMWE ưu việt từ châu Âu 

Dizigone là dung dịch kháng khuẩn vượt trội ứng dụng công nghệ EMWE®– công nghệ kháng khuẩn ion hiệu năng cao. Đây là thành tựu khoa học vĩ đại được phát minh bởi Vitold Bakhir, Viện sĩ viện Hàn lâm Y học và Kỹ thuật Nga. Công nghệ EMWE® mang đến giải pháp kháng khuẩn NHANHMẠNH và AN TOÀN cho nhiều lĩnh vực trong y tế và đời sống, được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Đức, Thụy Sĩ…

Công nghệ EMWE® dựa trên nguyên tắc kết hợp dòng điện đơn cực và muối khoáng để tạo ra dung dịch chứa các ion và chất oxy hóa quan trọng như HClO, HO*, ClO-… Các chất này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh mạnh mẽ – nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.

thành phần dizigone

Cơ chế tác dụng ưu việt của công nghệ kháng khuẩn ion EMWE®
  • DIZIGONE® (EMWE®) tạo ra dung dịch có thế oxy hóa khử cao, tạo điều kiện không thuận lợi cho vi sinh vật (mầm bệnh) tồn tại và phát triển, phá vỡ cấu trúc của các vi sinh vật gây bệnh.
  • DIZIGONE®(EMWE®) có chứa các chất, ion và gốc oxy hóa quan trọng: HClO, HO*, ClO- … Các thành phần oxy hóa này xuyên màng vào trong bào tương, làm bất hoạt quá trình tổng hợp protein, lipid và nucleic acid, khiến vi sinh vật chết đi một cách nhanh chóng.
  • DIZIGONE®(EMWE®) có thành phần chính là các “cư dân” quen thuộc của cơ thể. Cơ chế diêt khuẩn tương tự như cách hệ miễn dịch tự nhiên của con người bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm và bào tử nấm….

dizigone - cơ chế tác dụng dizigone-co-che-tac-dung

2. Kem Dizigone Nano Bạc: Kem kháng khuẩn – tái tạo da – ngừa sẹo 

Dizigone Nano Bạc là sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử với các chiết xuất thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất lô hội, Chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà. Dizigone Nano Bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.

Vai trò của các thành phần trong Dizigone Nano Bạc:
  • Nano Bạc: công nghệ nano tiên tiến từ Châu Âu giúp tiêu diệt 650 loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh khác mà vẫn dịu nhẹ, an toàn với làn da.
  • D-panthenol + Lô hội: dưỡng ẩm, dịu da, giảm viêm ngứa
  • Cúc La Mã + Tràm trà: giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, kích thích phục hồi tái tạo vùng da bị hư tổn, ngăn ngừa sẹo, thâm

dizigone nano bạc

Sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone và Kem bôi Dizigone nano bạc giúp hiệp đồng tác dụng:

  • Kéo dài thời gian kháng khuẩn
  • Bổ sung thêm dưỡng chất giúp dưỡng ẩm, tái tạo da
  • Chống viêm và ngăn ngừa sẹo

thủy đậu dizigone thuy-dau-dizigone

3. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone để thủy đậu khỏi nhanh

  • Thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra bông hoặc khăn sạch để lau các nốt mụn thủy đậu.
  • Đợi dung dịch kháng khuẩn khô lại, kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc.

Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu. Dizigone dùng được cho các nốt mụn nước ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng hay vùng kín.

Bộ sản phẩm Dizigone là giải pháp chăm sóc kết hợp, mang đến tác động đa chiều để đánh bại thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả. Sẹo thâm, sẹo lõm không còn là vấn đề đáng lo ngại nếu bạn chăm sóc các nốt mụn trên da đúng cách bằng bộ sản phẩm Dizigone 

III. Phản hồi của người dùng sau khi dùng Dizigone xử lý thủy đậu 

1. Hình ảnh phản hồi thực tế của khách hàng sau khi sử dụng Dizigone 

  • Chia sẻ của bạn Thu Thảo – Bình Dương 

“Mình dùng xanh methylen 3 ngày liền nhưng không thấy mụn thủy đậu xẹp. Mụn của mình lại mọc nhiều trên mặt nên mình rất lo lắng sẽ bị sẹo chi chít. Đọc trên mạng thấy bài giới thiệu về cách chữa thủy đậu không sẹo, minh đã phải hỏa tốc nhờ người nhà ra hiệu quốc mua. May quá là sau 5 ngày dùng bộ đôi Dizigone, mụn thủy đậu của mình rụng hết hẳn. Ai cũng trầm trồ kinh ngạc vì mình khỏi thủy đậu mà trên mặt chẳng thấy cái sẹo nào.” (*)

  • Chia sẻ của mẹ bỉm sữa Diễm Nhi – Bạc Liêu 

thuy-dau thủy đậu

“Mình bị lây thủy đậu từ con trai. Bé nhà mình bị nhẹ lắm, mọc có vài chục nốt thôi nên vài hôm là đã thấy khỏi rồi. Ấy vậy mà đến lúc lây sang mình, thủy đậu mọc nhiều kinh khủng, kín cả mặt lẫn lưng. Những ngày bị thủy đậu đó thực sự là khổ tâm đủ bề. Mình cứ nghĩ nhỡ đâu sau này sẹo rỗ đầy mặt thì làm sao dám ra đường. Cũng may mình đã đặt niềm tin đúng chỗ, chỉ sử dụng Dizigone, không dùng linh tinh cái gì khác. Kết quả thì là như này đây, mình khỏi thủy đậu mà chẳng bị bôi xanh lè mặt ngày nào. Chồng mình còn trêu là trộm vía bị thủy đậu xong mà da còn đẹp hơn lúc chưa bị.”  (*)

  • Chia sẻ của bạn Linh Nguyễn – Kiên Giang 

thủy đậu thuy-dau feeback

“Dung dịch Dizigone sát khuẩn hay thật, tốt thật. Mình dùng có 2 ngày mà ban đỏ biến mất, mụn nhỏ thì khô, mụn to cũng se lại dần. Dizigone cũng hỗ trợ giao hàng rất nhanh chóng nên mình được dùng sản phẩm sớm, từ đó đỡ hẳn sẹo với thâm. Cảm ơn Dizigone nhiều lắm luôn!” (*)

2. Phản hồi của khách hàng trên kênh shopee chính hãng của Dizigone

thuy dau tay chan mieng

thủy đậu

thủy đậu thuy-dau

thủy đậu thuy-dau

Khách hàng có thể xem phản hồi từ link shopee chính hãng của Dizigone:

  • dizigone shopee
  • dizigone shopee

3. Video quá trình tư vấn và phản hồi của khách hàng 

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu và cách xử lý nhanh khỏi, không sẹo, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482. 

(*) Lưu ý: tác dụng của thuốc/ phương pháp/ sản phẩm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất mỗi người

]]>
http://viendalieu.com.vn/day-lui-thuy-dau-3166/feed/ 0
Hiểm họa khó lường khi mắc thủy đậu thai kỳ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-thai-ky-1691/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-thai-ky-1691/#respond Fri, 11 Jun 2021 00:59:58 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1691 thủy đậu thai kỳ

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhiễm và rất phổ biến nhưng lành tính. Hầu hết, người bệnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, mắc thủy đậu khi mang thai sẽ tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người mẹ và thai nhi. Bài viết sau sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến thủy đậu thai kỳ: nguyên nhân, ảnh hưởng đến mẹ và bé, điều trị và dự phòng bệnh.

I. Nguyên nhân gây thuỷ đậu thai kỳ

  • Thủy đậu gây ra bởi virus thuộc họ Herpesviruses có tên khoa học là Varicella Zoster (VZV). Triệu chứng đặc trưng của thủy đậu: phát ban, sau đó hình thành mụn nước đường kính 1-3 mm rải rác khắp cơ thể…
  • Tỷ lệ mắc thủy đậu trong thai kỳ rất thấp, bởi vì hầu hết các thai phụ đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc đã được tiêm phòng bệnh trước đó. Các kháng thể được truyền qua nhau thai trong suốt thai kỳ.
  •  Nếu thai phụ miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, họ không cần phải lo lắng về các biến chứng cho bản thân hoặc thai nhi của họ. Tuy nhiên, nếu thai phụ chưa có miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, cần xin ý kiến của bác sĩ sớm nhất có thể.

II. Ảnh hưởng của thủy đậu đến mẹ và thai nhi

1. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai phụ

Những thai phụ có nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc thủy đậu là:

  • Có thói quen hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động.
  • Bị bệnh về phổi: viêm phế quản, khí phế thũng…
  • Đang hay đã sử dụng steroid trong 3 tháng qua.
  • Đang mang thai hơn 20 tuần.

thủy đậu thai kỳ

Một số biến chứng dễ gặp ở thai phụ nhiễm thuỷ đậu:

1.1. Viêm phổi thuỷ đậu

  • Là biến chứng thường gặp nhất ở thuỷ đậu trong thai kỳ. 
  • Triệu chứng điển hình:
  • Ho, khó thở, sốt và thở nhanh.
  • X-quang ngực có hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hoặc các nốt  trong phân bố quanh 2 rốn phổi.
  • Diễn biến lâm sàng không thể dự đoán và có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp.

1.2. Bội nhiễm ở da

  • Nguyên nhân: do chăm sóc mụn nước không cẩn thận, da bị bội nhiễm tụ cầu hay liên cầu.
  • Triệu chứng điển hình: lở loét, ngứa, có thể gây hoại tử da.
  • Hậu quả: tạo thành sẹo thâm, sẹo lõm trên da.

1.3. Viêm màng não, viêm não

Biến chứng này thường gặp ở trẻ em mắc thuỷ đậu nhiều hơn, nhưng thai phụ có đề kháng kém cũng cần lưu tâm. 

  • Triệu chứng điển hình: sốt cao, đau đầu dữ dội, choáng, hôn mê, co giật… 
  • Hậu quả nặng nề cho người bệnh như: điếc, loạn thần, động kinh…

1.4. Zona

Thuỷ đậu sau khi đã chữa khỏi, virus vẫn có khả năng khu trú tại các hạch thần kinh và gây bệnh zona nhiều năm về sau. Triệu chứng điển hình của zona: đau rát, mụn nước mọc thành đám dọc theo dây thần kinh…Ngoài ra, thuỷ đậu thai kỳ còn gây nhiều biến chứng khác cho thai phụ như viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm gan, viêm cầu thận…

2. Ảnh hưởng của thủy đậu đến thai nhi

Mức độ ảnh hưởng của bệnh thủy đậu sẽ phụ thuộc vào thời điểm nhiễm virus:

Thai nhi nhỏ hơn 28 tuần tuổi có nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện của hội chứng thuỷ đậu bẩm sinh bao gồm:

  • Trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
  • Chậm phát triển trí tuệ và chiều cao.
  • Hội chứng đầu nhỏ.
  • Sẹo da
  • Vấn đề về thị lực. Ví dụ: đục thủy tinh thể bẩm sinh.

thủy đậu thai kỳ

Thai nhi 28-36 tuần: 

  • Thai nhi có khả năng bị sinh non cao. (trước tuần thứ 37 của thai kỳ)
  • Thai nhi hiếm khi xảy ra dị tật bẩm sinh ở giai đoạn này.
  • Có thể bị khiếm khuyết não và tủy sống.
  • Trẻ có thể bị zona sau 1-2 năm tuổi.

Thai phụ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau khi sinh: trẻ có nguy cơ mắc thủy đậu sơ sinh lên đến 50%.

  • Triệu chứng điển hình: mụn nước mọc toàn thân ngay sau khi sinh hay sau khi sinh 7-12 ngày. Trẻ có thể có các biểu hiện khác như quấy khóc, sốt nhẹ, ngứa…
  • Nguy cơ biến chứng ở trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh rất cao. Do hệ miễn dịch yếu nên trẻ dễ bị bội nhiễm ở da, não, màng não, phổi… Tỷ lệ trẻ gặp biến chứng và tử vong do thuỷ đậu sơ sinh là 30%.
  • Xử trí khi trẻ mắc thuỷ đậu sơ sinh: Mẹ phải tránh tiếp xúc trực tiếp với bé, không ôm ấp, dỗ dành, không cho bú trực tiếp, mà nên vắt sữa ra ly rồi nhờ người khác mang đến cho bé bú. Cho bé ngủ riêng, cách ly mẹ, hạn chế nói chuyện với bé để phòng dịch tiết từ đường hô hấp mẹ bắn ra.

III. Điều trị thủy đậu thai kỳ

1. Điều trị cho thai phụ

1.1. Điều trị triệu chứng

Điều trị triệu chứng và chăm sóc tổn thương da là những nguyên tắc chung cho mọi bệnh nhân bị thủy đậu

  • Vệ sinh mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn để tránh bội nhiễm trên da. Một số dung dịch kháng khuẩn hiệu quả: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc, gel subac…

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

  • Lau người thai phụ hằng ngày bằng khăn sạch và nước ấm. Tránh tắm bằng nước lạnh.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, thanh đạm và bổ dưỡng. 
  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa arginine, thực phẩm nguồn gốc từ bơ sữa. Đặc biệt là các thực phẩm: quế, hồi, rau muống, chocolate, hạt điều, đậu phộng, thịt chó…
  • Thuốc hạ sốt, giảm ngứa: paracetamol, clorpheniramin…

1.2. Theo dõi biến chứng nặng

Thai phụ cần nhập viện ngay khi bắt đầu có nghi ngờ biến chứng nặng. Khi đó, người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp. Một số thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị thủy đậu cho thai phụ:

  • Thuốc kháng virus: acyclovir.
  • Sử dụng acyclovir cải thiện sớm được các tổn thương da và làm giảm thời gian sốt nếu được dùng trong 24 giờ từ khi có triệu chứng.
  • Acyclovir được chứng nhận là thuốc có hiệu quả và an toàn đối với thai phụ và thai nhi.
  • Thai phụ bị viêm phổi do thủy đậu nên được quan sát trong bệnh viện và được điều trị bằng acyclovir tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho thủy đậu bội nhiễm, loại thuốc và liều dùng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hay 2 ngày sau sinh: nên tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin – VZIG). VZIG có thể làm giảm độ nặng của nhiễm trùng sơ sinh nhưng không đem lại hiệu quả một khi những dấu hiệu của thủy đậu đã rõ ràng.
  • Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu trong 2 tuần đầu đời: điều trị bằng acyclovir đường tiêm tĩnh mạch.

2. Điều trị cho trẻ sơ sinh bị thủy đậu

  • Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hay 2 ngày sau sinh: nên tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin – VZIG). VZIG có thể làm giảm độ nặng của nhiễm trùng sơ sinh nhưng không đem lại hiệu quả một khi những dấu hiệu của thủy đậu đã rõ ràng.
  • Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu trong 2 tuần đầu đời: điều trị bằng acyclovir đường tiêm tĩnh mạch.

>>> Xem bài viết: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của bộ Y tế

IV. Dự phòng thủy đậu thai kỳ

1. Dự phòng cho thai phụ

  • Nếu thai phụ miễn dịch với thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, họ không cần phải lo lắng về các biến chứng cho bản thân hoặc thai nhi của họ. Vì miễn dịch của cơ thể với virus thủy đậu rất bền vững nên xác suất mắc thủy đậu là rất nhỏ.
  • Nhiều trường hợp, thai phụ không nhớ mình đã từng mắc thủy đậu hay đã tiêm vacxin phòng bệnh chưa. Lúc này, thai phụ nên đến bệnh viện và kiểm tra cơ thể mình có miễn dịch với virus thủy đậu không và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
  •  Nếu thai phụ không có miễn dịch với bệnh thủy đậu và tiếp xúc với người bệnh, hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Thai phụ có thể được tiêm tiêm huyết thanh thủy đậu (Varicella Zoster Immunoglobulin – VZIG). VZIG phải được đưa vào cơ thể trong vòng 4 ngày kể từ lần tiếp xúc đầu tiên. Chỉ định này chỉ được đưa ra khi thai phụ đã được xét nghiệm không có kháng thể chống virus thủy đậu trong máu.

2. Dự phòng thủy đậu cho phụ nữ không mang thai

thủy đậu thai kỳ

  • Làm xét nghiệm kiểm tra cơ thể mình đã có miễn dịch với virus thủy đậu chưa. Nếu cơ thể đã có miễn dịch với bệnh thì không cần lo lắng, xác suất mắc bệnh rất nhỏ.
  • Nếu một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chưa có miễn dịch với virus thủy đậu, bác sĩ cần khuyến cáo: cần tiêm vacxin phòng bệnh và tránh mang thai trong vòng 4 tuần sau khi hoàn thành lịch tiêm vacxin hai liều.

>>> Xem bài viết: Vaccin thủy đậu cần tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất?

Thủy đậu trong thai kỳ có nhiều ảnh hưởng xấu đối với cả thai phụ và thai nhi. Điều trị và dự phòng bệnh thủy đậu trong thai kỳ không khó, nhưng nếu không áp dụng đúng cách rất dễ lây nhiễm cho bé và gây biến chứng nguy hiểm. Mong những thông tin trong bài viết trên hữu ích với bạn đọc. Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giải đáp nhanh nhất.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-thai-ky-1691/feed/ 0
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi – Ngăn ngừa thâm sẹo http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-nguoi-lon-1681/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-nguoi-lon-1681/#respond Thu, 10 Jun 2021 00:28:34 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1681 thủy đậu ở người lớn

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn chưa có miễn dịch với virus thuỷ đậu cũng có thể mắc bệnh. Thuỷ đậu ở người lớn dễ xảy ra biến chứng và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nhiều hơn ở trẻ em. Do đó, cách chữa thuỷ đậu ở người lớn nhanh khỏi và ngừa thâm sẹo, không biến chứng là chủ đề được nhiều người quan tâm.

I. 4 nguyên tắc chữa trị thủy đậu ở người lớn

1. Nguyên tắc 1: Hạn chế tiếp xúc với người khác

  • Cho bệnh nhân nghỉ học, nghỉ làm đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Cách ly người bệnh trong phòng riêng thoáng khí và sạch sẽ, tốt nhất là phòng có ánh nắng mặt trời.

2. Nguyên tắc 2: Xử lý mụn nước tại chỗ bằng sản phẩm sát khuẩn ngoài da

  • Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, có vai trò chống bội nhiễm ở những vùng mụn nước mọc và đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khoẻ của bệnh nhân. Mụn nước không vệ sinh sạch sẽ rất dễ nhiễm tụ cầu, liên cầu. Từ đó gây lở loét, hoại tử da.
  • Vệ sinh mụn nước bằng các dung dịch sát khuẩn như dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc, xanh methylen, gel subạc…
  • Lau người hằng ngày bằng khăn sạch và nước ấm.
  • Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý.

3. Nguyên tắc 3: Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong phác đồ điều trị thủy đậu:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol. Tuyệt đối không sử dụng aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân đang mắc thuỷ đậu hay mới khỏi bệnh.
  • Thuốc kháng histamin giảm ngứa.
  • Thuốc ức chế sự phát triển của virus: acyclovir.
  • Thuốc kháng sinh oxacillin (bristopen) hoặc vancomycin điều trị biến chứng viêm da có mủ do tụ cầu.
  • Thuốc kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levofloxacin) điều trị biến chứng viêm phổi thuỷ đậu.

Chú ý: không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi.

4. Nguyên tắc 4: Chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp

  • Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các thức ăn mềm, thanh đạm và dễ tiêu hoá. Một số món ăn bổ dưỡng: cháo đậu đỏ ý dĩ, cháo đậu xanh thịt băm, chè đậu xanh…
  • Nên ăn các hoa quả, rau củ chứa nhiều vitamin C nhằm tăng sức đề kháng cơ thể. Ví dụ: cam, chanh, xoài, ổi…
  • Nên kiêng một số loại thực phẩm sau: đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa arginine, thực phẩm nguồn gốc từ bơ sữa… Đặc biệt là những thực phẩm và gia vị: quế, hồi, ớt, thịt chó, rau muống, gạo nếp…
  • Chế độ luyện tập phù hợp với khả năng và sức khoẻ.
  • Cho bệnh nhân nghỉ học, nghỉ làm đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Cách ly người bệnh trong phòng riêng thoáng khí và sạch sẽ, tốt nhất là phòng có ánh nắng mặt trời.

Trên đây là 4 nguyên tắc cơ bản trong điều trị thủy đậu. Thực hiện đúng theo những nguyên tắc này, thủy đậu người lớn sẽ khỏi sau 7-10 ngày điều trị. Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

II. 3 sản phẩm sát khuẩn bôi ngoài da để thủy đậu ở người lớn xẹp nhanh

1. Xanh methylen

thủy đậu ở người lớn

Xanh methylen là dung dịch sát khuẩn được dùng phổ biến từ lâu trong chữa trị thuỷ đậu, sởi, đậu mùa…

Thành phần: methylthioninium clorua và nước tinh khiết.

Ưu điểm: 

  • An toàn, lành tính.
  • Rẻ, dễ tìm mua và dễ sử dụng.

Nhược điểm: 

  • Tác dụng kháng khuẩn yếu, mất nhiều thời gian điều trị.
  • Không dùng được với các mụn nước mọc trong niêm mạc miệng.
  • Chấm xanh trên da mất thẩm mỹ, có thể tạo vết bẩn trên áo quần khó giặt.

>> Xem bài viết: Xanh methylen: Thành phần, công dụng và lợi ích không thể bỏ qua

2. Gel su bạc

thủy đậu ở người lớn

Gel subac là sản phẩm kháng khuẩn quen thuộc, có mặt trong hầu hết các nhà thuốc.

Thành phần: Nano bạc, dịch chiết xuất xoan Ấn Độ, Chitosan.

Ưu điểm:

  • Có thể sử dụng với các mụn nước mọc ở niêm mạc miệng.
  • Không màu, thẩm mỹ hơn khi dùng xanh methylen.
  • Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn, gel subac còn ngăn ngừa thâm sẹo, đẩy nhanh quá trình phục hồi của da tốt.
  • An toàn, dễ sử dụng và dễ tìm mua ở các nhà thuốc.

Nhược điểm:

  • Tác dụng kháng khuẩn yếu hơn xanh methylen.
  • Có thể gây kích ứng trên làn da nhạy cảm.

>>> Xem bài viết: Review thành phần, công dụng và hiệu quả của gel subac chữa thủy đậu

3. Bộ sản phẩm Dizigone

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone là dung dịch kháng khuẩn sử dụng công nghệ mới để sản xuất, khắc phục được nhiều nhược điểm của các dung dịch kháng khuẩn thông thường như xanh methylen, gel subac…

Thành phần: các ion và chất oxy hóa như HClO, ClO-, HO*… Những ion này có khả năng tiêu diệt mầm bệnh nhanh chóng chỉ trong 30 giây.

Ưu điểm:

  • Có thể sử dụng với những mụn nước trong miệng.
  • Không màu, thẩm mỹ hơn so với sử dụng xanh methylen.
  • Tác dụng kháng khuẩn mạnh, an toàn và lành tính với mọi đối tượng.
  • Đa dụng: không chỉ được sử dụng để sát khuẩn trên da mà còn có thể sát khuẩn đồ dùng cá nhân của người bệnh, đồ chơi, bát đũa…

Nhược điểm: sản phẩm có mùi clo nhưng tương đối dịu nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây

III. 5 kem trị thâm sẹo cho thủy đậu ở người lớn 

Các nốt mụn nước thủy đậu nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó gây lở loét, viêm da có mủ và tạo thâm sẹo. Những thâm sẹo này để lâu rất khó loại bỏ. Điều trị thâm sẹo do thủy đậu bao gồm 3 phương pháp:

  • Phương pháp trị thâm sẹo bằng các nguyên liệu thiên nhiên: rau má, nghệ, nha đam, hành tây, hoa cúc…
  • Phương pháp điều trị thâm sẹo bằng công nghệ cao: sử dụng laser, lăn kim, cấy da…
  • Phương pháp sử dụng kem trị thâm sẹo.

Trong 3 phương pháp điều trị thâm sẹo trên, sử dụng kem trị sẹo là phương pháp tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị hơn cả. Sau đây là 5 kem trị thâm sẹo thủy đậu hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay.

1. Kem trị sẹo Orlavi Scar Gel

thủy đậu ở người lớn

Kem trị sẹo Orlavi Scar Gel là sản phẩm của công ty Natureplex có mặt trên tất cả các chuỗi dược phẩm lớn nhất nước Mỹ và được khách hàng tại Mỹ đánh giá rất cao

Thành phần:

  • Allantoin: dưỡng ẩm sâu, kích thích tăng sinh tế bào và ngăn cản quá trình hình thành sẹo.
  • Chiết xuất củ hành tây : hạn chế viêm da, ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Collagen thủy phân: giúp kết nối mô, tạo độ đàn hồi cho da. 
  • Panthenol và sodium hyaluronate: tạo độ ẩm cho da, giúp giữ nước, cải thiện nhờn, giảm thô ráp da.

Ưu điểm:

  • Điều trị sẹo lõm, sẹo thâm chỉ sau 4-8 tuần sử dụng.
  • An toàn, lành tính trên da.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không rõ rệt với sẹo trên 3 năm.
  • Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

2. Kem trị sẹo lõm, sẹo thâm Hiruscar

thủy đậu ở người lớn

Kem trị sẹo Hiruscar là sản phẩm của hãng dược phẩm Medinova – Thụy Sĩ được nhiều người biết đến.

Thành phần chính:

  • MPS: ức chế hình thành sẹo, làm đầy sẹo lõm.
  • Allium cepa: giảm kích thước sẹo và tiêu viêm, giảm sưng.
  • Vitamin B3: tác dụng làm mờ vết thâm, sáng đều màu da và mờ vết sẹo.
  • Tinh chất lô hội và vitamin E: tác dụng làm phẳng và mờ sẹo, chống oxy hoá, làm mờ thâm
  • Allantoin: dưỡng ẩm sâu, kích thích tăng sinh tế bào và ngăn cản quá trình hình thành sẹo.

Ưu điểm:

  • Làm mờ sẹo thâm và lấp đầy sẹo lõm, tác dụng hiệu quả với sẹo thời gian dưới 2 năm chỉ sau 2-6 tháng.
  • Ức chế quá trình hình thành sẹo thuỷ đậu.

Nhược điểm: có thể gây kích ứng nhẹ trên làn da nhạy cảm.

3. Kem trị sẹo thâm, sẹo lồi Dermatix Ultra

thủy đậu ở người lớn

Kem trị sẹo Dermatix Ultra là kem trị sẹo thâm, sẹo lồi được nhiều bác sĩ da liễu khuyên dùng.

Thành phần chính:

  • Silicone polymer: ngăn ngừa hình thành sẹo mới và làm phẳng, làm mềm sẹo cũ.
  • Vitamin C: làm mờ sẹo thâm và bảo vệ da khỏi UV.

Ưu điểm:

  • Làm mờ sẹo thâm và trị sẹo lồi thời gian dưới 2 năm chỉ sau 8 tuần sử dụng.
  • Không gây tác dụng không mong muốn, an toàn cả với làn da của trẻ

Nhược điểm: tác dụng trị sẹo lõm và sẹo lâu năm không rõ ràng.

4. Kem trị sẹo Mederma Advanced Scar Gel

thủy đậu ở người lớn

Kem trị sẹo Mederma Advanced Scar Gel là sản phẩm đến từ Mỹ được các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên dùng.

Thành phần:

  • Allantoin: dưỡng ẩm sâu, kích thích tăng sinh tế bào và ngăn cản quá trình hình thành sẹo.
  • Chiết xuất củ hành tây : hạn chế viêm da, ngăn ngừa sẹo hình thành.
  • Allium cepa: giảm kích thước sẹo và tiêu viêm, giảm sưng.
  • Panthenol và sodium hyaluronate: tạo độ ẩm cho da, giúp giữ nước, cải thiện nhờn, giảm thô ráp da.

Ưu điểm: Trị sẹo thâm, sẹo lồi lâu năm chỉ sau 3-6 tháng sử dụng.

Nhược điểm:

  • Có thể gây kích ứng nhẹ trên da nhạy cảm.
  • Bào chế ở dạng gel nên có thể gây khô căng da sau khi sử dụng.

5. Kem trị sẹo Scar Esthetique

thủy đậu ở người lớn

Kem trị sẹo Scar Esthetique là sản phẩm trị sẹo lõm, sẹo thâm… của hãng Scarheal từ Mỹ.

Thành phần chính:

  • Coenzym Q10: thúc đẩy quá trình hồi phục của da.
  • Vitamin C: giảm thâm, đẩy nhanh quá trình tái tạo da.
  • Glucosamin: làm đầy sẹo lõm.
  • Vitamin A: giảm thâm, tái tạo tế bào.
  • Laminaria Japonica: chiết xuất rong biển giúp giữ ẩm, làm mềm da.
  • Chiết xuất từ hành tây: kháng khuẩn, tăng sinh collagen
  • Arnica Extract: giảm sưng đỏ, tiêu viêm và giảm thâm.
  • Pycnogeno: chiết xuất vỏ cây thông, tác dụng giảm thâm.

Ưu điểm:

  • Tác dụng trị sẹo thâm, sẹo lõm hiệu quả.
  • An toàn với làn da của trẻ.

Nhược điểm: cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài đối với sẹo lâu năm.

Trên đây là 5 kem trị thâm trị sẹo hiệu quả trên thị trường hiện nay. Trường hợp sử dụng kem trị sẹo trên 6 tháng mà không cải thiện, bạn nên cân nhắc sử dụng phương pháp công nghệ cao để loại bỏ sẹo.

Như vậy, bài viết đã trình bày nguyên tắc điều trị thủy đậu ở người lớn, những dung dịch sát khuẩn và kem trị sẹo hiệu quả trên thị trường. Mọi thông tin cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được giải đáp cụ thể.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-nguoi-lon-1681/feed/ 0
3 nguyên tắc chăm sóc cơ bản cho thủy đậu ở trẻ em http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-tre-em-1669/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-tre-em-1669/#respond Tue, 08 Jun 2021 03:22:06 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1669 thủy đậu ở trẻ emThủy đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt ở bệnh viện, trường học… Do đó, thủy đậu ở trẻ em rất phổ biến. Bài viết sau sẽ trình bày nguyên nhân gây thủy đậu ở trẻ, con đường lây lan, dự phòng bệnh và nguyên tắc chăm sóc trẻ khi mắc bệnh.

I. Nguyên nhân thủy đậu ở trẻ

thủy đậu ở trẻ em

Nguyên nhân gây thủy đậu ở trẻ là virus Varicella Zoster. Virus xâm nhập vào cơ thể trẻ chưa có miễn dịch với bệnh sẽ gây nhiễm trùng tại chỗ. Sau đó, virus qua ổ viêm vào máu và gây bệnh với các triệu chứng điển hình như: phát ban, hình thành mụn nước rải rác cơ thể, mụn nước bị bội nhiễm có mủ…

Thuỷ đậu ở trẻ em thường gặp hơn ở người lớn bởi vì:

  • Đa phần trẻ chưa có miễn dịch với thuỷ đậu. Ngược lại, hầu hết người lớn có miễn dịch với bệnh bởi đã mắc thuỷ đậu trước đó hay đã tiêm vacxin phòng virus Varicella Zoster.
  • Trẻ dễ tiếp xúc với virus thuỷ đậu ở trường học khi tiếp xúc trực tiếp hay đồ dùng của những trẻ bị thuỷ đậu khác.
  • Trẻ em có hệ miễn dịch kém hơn người lớn, dễ bị mầm bệnh virus tấn công.

II. Đường lây lan thủy đậu và dự phòng thủy đậu ở trẻ

1. Đường lây lan thủy đậu

Thủy đậu có thể lây lan qua 2 đường chủ yếu sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hít phải dịch bắn từ đường hô hấp qua ho, nói chuyện hoặc dịch của mụn nước khi vỡ. Cụ thể: nói chuyện với người đang mắc thủy đậu, sờ vào dịch từ mụn nước vỡ.
  • Tiếp xúc gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị dính dịch của mụn nước hay dịch từ đường hô hấp. Cụ thể: sử dụng chung đồ dùng cá nhân, trẻ chơi chung đồ chơi với người bệnh.

2. Dự phòng thủy đậu ở trẻ

thủy đậu ở trẻ em

2.1. Phòng bệnh không đặc hiệu

  • Tránh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu, cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn.
  • Tiêm globulin miễn dịch: mục đích phòng thủy đậu ở trẻ bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc thủy đậu. Liều tiêm: tiêm bắp 0,3ml/ kg, liều tiêm dao động trong khoảng 2-10ml.

2.2. Phòng bệnh đặc hiệu: tiêm vacxin thủy đậu.

  • Mục đích: kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại virus.
  • Lịch tiêm: 2 mũi.
    • Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
    • Mũi 2: Trẻ 1-13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.
  • Trẻ đã mắc thủy đậu thì không cần tiêm phòng vacxin vì sau khi mắc bệnh, cơ thể đã có miễn dịch với bệnh bền vững suốt đời.

>>> Xem bài viết: Vaccin thủy đậu cần tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất?

III. Nguyên tắc chăm sóc cơ bản cho trẻ bị thủy đậu

1. Chăm sóc tổn thương da

Bé cần được vệ sinh mụn nước, tổn thương ngoài da bằng dung dịch sát khuẩn để mụn nước khô se nhanh, không nhiễm trùng, mưng mủ. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho bé bị thủy đậu:

  • Tác dụng kháng khuẩn nhanh, mạnh.
  • An toàn, không gây xót da.
  • Không màu, không mùi khó chịu.
  • Có thể sử dụng với mụn nước mọc ở những vùng da nhạy cảm như niêm mạc miệng, vùng kín…

Một số dung dịch kháng khuẩn đáp ứng những tiêu chí trên như: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone… 

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh thân thể hằng ngày bằng nước ấm và khăn sạch. Không nên cho trẻ tắm nước lạnh hay ra gió lớn, tránh cảm cúm.
  • Cắt móng tay cho trẻ, đeo găng tay tránh trẻ gãi vỡ mụn nước.
  •  Sử dụng quần áo chất liệu thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ để giảm chà xát làm vỡ mụn nước. 

2. Dùng thuốc hạ sốt, giảm ngứa

Thuốc hạ sốt:

  • Nếu trẻ sốt cao, có thể sử dụng paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (motrin, advil) để hạ sốt, giảm đau.
  • Tuyệt đối không sử dụng aspirin hay chế phẩm chứa aspirin cho trẻ bị thủy đậu hay trẻ vừa hồi phục sau thủy đậu. Do dùng aspirin trong thủy đậu có nguy cơ gây hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan có thể dẫn đến tử vong).

Thuốc giảm ngứa: sử dụng thuốc kháng histamin

  • Một số thuốc kháng histamin thường được chỉ định: diphenhydramine (benadryl), loratadine (claritin) và cetirizine (zyrtec). 
  • Tác dụng không mong muốn thường gặp: gây khô miệng, buồn ngủ. Đối với trẻ em chỉ nên cho uống histamin dạng siro và uống đúng liều lượng, nếu không sẽ gây ra các tác dụng không mong muốn như bị co giật, ảo giác.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc khi chưa xin ý kiến của bác sĩ.

3. Dùng thuốc kháng sinh, kháng virus

thủy đậu ở trẻ em

Thông thường, thủy đậu có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh và kháng virus. Chỉ khi xảy ra các biến chứng do nhiễm khuẩn, hệ miễn dịch quá yếu hay thủy đậu mọc quá nhiều, mới cho trẻ uống thuốc kháng sinh, kháng virus. Cụ thể nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus như sau:

3.1. Thuốc kháng sinh:

  • Thuốc mỡ bôi ngoài da tránh bội nhiễm trên da: thuốc mỡ bactroban. Chỉ sử dụng thuốc mỡ khi mụn nước có mủ – biểu hiện của bội nhiễm do tụ cầu hay liên cầu trên da.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: 
    • Điều trị biến chứng viêm da có mủ do tụ cầu: sử dụng kháng sinh oxacillin (bristopen) hoặc vancomycin.
    • Điều trị biến chứng viêm phổi thủy đậu: sử dụng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levofloxacin).

Chú ý:

  • Không sử dụng kháng sinh quinolon trẻ < 12 tuổi.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và chẩn đoán viêm da, viêm phổi.

3.2. Thuốc kháng virus acyclovir

  • Acyclovir sẽ ức chế sự phát triển của virus, ngăn chặn sự lan rộng của bệnh thủy đậu trên cơ thể.
  • Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian 24 giờ khi bắt đầu phát ban thủy đậu
  • Acyclovir gây một số tác dụng không mong muốn như buồn nôn, nôn và gây buồn ngủ.
  • Acyclovir được chỉ định cho trẻ bị suy giảm miễn dịch do viêm gan B, HIV/AIDS, cấy ghép tạng… hay trường hợp thủy đậu mọc quá nhiều khắp cơ thể trẻ.
  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ

>>> Xem bài viết: Thủy đậu uống thuốc gì để khỏi nhanh – ngừa sẹo?

Thực hiện đúng 3 nguyên tắc trên, trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7-10 ngày điều trị. Trên đây là bài viết về thủy đậu ở trẻ gồm những nội dung: nguyên nhân gây bệnh, đường lây lan, dự phòng và nguyên tắc chăm sóc trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích với bạn đọc! Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-o-tre-em-1669/feed/ 0
Hiểm nguy của thủy đậu bội nhiễm và cách xử lý an toàn http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-boi-nhiem-1711/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-boi-nhiem-1711/#respond Thu, 03 Jun 2021 03:50:07 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1711 thủy đậu bội nhiễm

Thủy đậu thường bùng phát vào khoảng thời gian đầu xuân, khí hậu ẩm ướt. Bệnh thủy đậu gây ra những nốt ban hay mụn nước và dễ bị nhiễm khuẩn. Vậy khi thủy đậu bội nhiễm cần xử lý ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.

I, Triệu chứng điển hình khi bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người qua đường hô hấp, do virus Herpes Zoster gây ra. Những dấu hiệu điển hình nhận biết bệnh thủy đậu.

1, Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong vòng 14 đến 17 ngày. Giai đoạn này người bệnh có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì.

2, Thời kỳ tiền phát

Thời kỳ tiền phát (tiền triệu chứng) thường diễn ra từ 1 đến 2 ngày. Giai đoạn này bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sốt từ 38 đến 39,4 độ và kéo dài khoảng 3 đến 5 ngày.

Đối với trường hợp suy giảm miễn dịch, giai đoạn tiền phát có thể dài hơn bình thường, tình trạng sốt cũng có thể cao hơn.

3, Thời kỳ toàn phát

Giai đoạn này các nốt ban trên da bắt đầu xuất hiện. Vùng mặt và thân mình nổi ban đầu tiên, sau đó các nốt ban sẽ lan ra khắp cơ thể. Một số trường hợp nốt ban có thể gặp ở niêm mạc hay âm đạo.

Những nốt ban này ban đầu giống dạng dát sẩn và dần chuyển thành mụn nước sau vài ngày. Những mụn nước này có kích thước từ 5 đến 10mm và có viền đỏ giới hạn xung quanh. Tổn thương có hình bầu dục hoặc tròn, vùng trung tâm mụn nước dần trở nên lõm và tiến triển thành dạng đóng vảy.

thủy đậu bội nhiễm

Ban đầu những mụn nước có dịch trong, sau đó dần chuyển thành màu đục, bị vỡ hoặc đóng vảy trong vòng 10 đến 14 ngày.

Số lượng cũng như kích thước ban đỏ có sự khác biệt ở từng người bệnh. Người lớn thường nổi nhiều ban đỏ hơn so với trẻ em. Ở người suy giảm miễn dịch xuất hiện nhiều tổn thương hơn, lâu lành hơn thậm chí có thể có xuất huyết tại tổn thương. 

4, Thời kỳ hồi phục

Những mụn nước thủy đậu dần xẹp lại, khô đi và đóng vảy. Sau khi lớp vảy bong đi có thể để lại sẹo lõm. 

II, Những biến chứng có thể gặp khi bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên ở những trường hợp bệnh nhân suy giảm miễn dịch hay điều trị không đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

thủy đậu bội nhiễm

  • Bội nhiễm tại các nốt ban là tình trạng hay gặp nhất. Nguyên nhân do sự xâm nhập của vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra dịch mủ.
  • Bội nhiễm vi khuẩn nặng, đặc biệt ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch còn có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm khớp hay viêm cơ tim.
  • Ở phụ nữ mang thai, nếu bà mẹ mắc bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh thường có tiên lượng rất nặng. Trẻ sinh ra có tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Thủy đậu bị bội nhiễm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần nhận biết sớm để có biện pháp xử lý thích hợp, tránh rủi ro cho bệnh nhân.

III, Những dấu hiệu cho thấy thủy đậu bị bội nhiễm

Khi thủy đậu bị bội nhiễm, các nốt ban đỏ sẽ bị mưng mủ. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương cũng bị sưng, đau và ngứa nhiều. 

Bệnh nhân có các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sưng, nóng, đau, sốt cao kèm mệt mỏi, chán ăn. Sau khi khỏi bệnh, những tổn thương có nguy cơ cao để lại sẹo lồi thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Vậy khi thủy đậu bị nhiễm trùng cần xử lý ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn ở phần bên dưới.

IV, Cách xử lý tình trạng thủy đậu bị nhiễm trùng an toàn nhất

Nguyên tắc xử lý thủy đậu bội nhiễm là vừa hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng của bệnh thủy đậu, vừa điều trị tình trạng nhiễm trùng. Dưới đây là các cách xử lý bệnh thủy đậu bội nhiễm.

1, Sát trùng các vị trí tổn thương da

Các nốt ban thủy đậu khi bị nhiễm khuẩn cần được làm sạch dịch mủ và sát trùng, không cho vi khuẩn có thể xâm nhập sâu hơn. Vậy nên sử dụng thuốc sát khuẩn nào thì thích hợp để sát trùng cho nốt ban thủy đậu?

Những thuốc sát khuẩn phổ biến hiện nay như Povidon iod, Xanh Methylen, Cồn Y tế không được chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Những thuốc sát khuẩn này làm tổn thương tế bào hạt của da, do đó làm tổn thương trên da lâu lành. Ngoài ra thuốc sát khuẩn có màu còn gây nhuộm màu da, gây khó khăn cho việc theo dõi tiến triển của bệnh.

Chuyên gia Y tế khuyến cáo nên dùng sản phẩm sát khuẩn không có màu, không làm tổn thương tế bào hạt của da như dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát trùng cho bệnh nhân thủy đậu bội nhiễm.

Cách tiến hành: Thấm dung dịch Dizigone vào bông gòn rồi lau vùng da nổi mụn thủy đậu 2 tiếng/lần/

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone dùng để xử lý các nốt mụn nước thủy đậu bội nhiễm 

2, Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng vết thương không đem lại hiệu quả, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Người bệnh sẽ được xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn (thường là vi khuẩn tụ cầu vàng). Sau đó phác đồ kháng sinh mới được chỉ định cho bệnh nhân.

Chú ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị. Việc tự sử dụng thuốc kháng sinh thường không đem lại hiệu quả mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

3, Sử dụng thuốc hạ sốt

Người bệnh bị thủy đậu, đặc biệt là thủy đậu bị bội nhiễm thường kèm triệu chứng sốt cao. Vì vậy các thuốc hạ sốt sẽ được sử dụng để hạ sốt cho người bệnh. Paracetamol (Acetaminophen) là thuốc hạ sốt thường được dùng vì tính an toàn khá cao.

Lưu ý: Không được dùng Aspirin để hạ sốt cho người bệnh thủy đậu, đặc biệt là đối tượng trẻ em để tránh xảy ra hội chứng não – gan (Hội chứng Reye).

4, Sử dụng thuốc giảm ngứa

Có thể sử dụng các thuốc giảm ngứa nếu bệnh nhân bị ngứa nhiều. Thông thường bác sĩ hay dùng thuốc chống dị ứng kháng Histamin H1 như Loratadin, Promethazin hay Chlorpheniramin để giảm triệu chứng ngứa cho người bệnh thủy đậu.

5, Sử dụng thuốc kháng virus

Đối với người bệnh bị suy giảm miễn dịch, cần kết hợp sử dụng thuốc kháng virus để hạn chế gây ra những biến chứng nguy hiểm, giảm thời gian điều trị bệnh.

Thuốc kháng virus Acyclovir sẽ được chỉ định trong vòng 24h kể từ khi phát ban với liều như sau:

  • Sử dụng Acyclovir liều 800mg, uống 5 lần mỗi ngày cho người lớn, điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, dùng liều 20mg/kg thể trọng, sử dụng mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
  • Đối với người bị suy giảm miễn dịch nặng, cần dùng Acyclovir đường tiêm tĩnh mạch, liều từ 10 đến 12,5mg/kg thể trọng mỗi 8 giờ.

>>> Xem bài viết: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của Bộ Y tế 

V, Những điều cần lưu ý khi chăm sóc thủy đậu bội nhiễm

Thủy đậu bị bội nhiễm cần được chú ý chăm sóc đúng cách để tránh gây ra biến chứng hay để lại sẹo mất thẩm mỹ. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi chăm sóc thủy đậu bị nhiễm khuẩn.

1, Không được cào gãi, bóc vảy nốt ban

thủy đậu có để lại sẹo

Bệnh thủy đậu khiến bệnh nhân có cảm giác ngứa và muốn cào gãi. Các nốt ban nếu bị vỡ và chảy dịch có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý không cho trẻ cào gãi hay bóc vảy tổn thương, tránh làm bệnh thủy đậu tiến triển nặng thêm. 

2, Sử dụng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ là giải pháp giúp dịu da, giảm bớt ngứa và trẻ không cào gãi tổn thương nữa. Ngoài ra kem dưỡng ẩm cũng giúp kích thích các tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ giúp tổn thương mau lành lại.

Một số kem dưỡng ẩm có thể được sử dụng:

3, Sử dụng thuốc trị sẹo

Sẹo là vấn đề lớn sau khi bệnh thủy đậu lành lại. Bệnh nhân cần có giải pháp xử lý sẹo càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ sẹo toàn thân ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.

thủy đậu có để lại sẹo

4, Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh việc điều trị sẹo, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần không nhỏ giúp bệnh thủy đậu mau lành, hạn chế sẹo.

  • Người bệnh không nên ăn những thực phẩm gây mưng mủ như đồ nếp, thịt gà; những thực phẩm gây sẹo như thịt đỏ, rau muống, đồ ăn cay nóng.
  • Những thực phẩm chuyên gia Y tế khuyên sử dụng khi bị thủy đậu: Rau xanh, hoa quả, trứng, sữa, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm bổ sung.

thủy đậu bội nhiễm

5, Có nên kiêng tắm khi bị thủy đậu?

Có một số ý kiến cho rằng bị thủy đậu, đặc biệt là thủy đậu nhiễm khuẩn cần kiêng tắm. Tuy nhiên suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm.

Khi bệnh thủy đậu đã bị nhiễm khuẩn, tổn thương cần được làm sạch và loại bỏ dịch rỉ viêm. Vì vậy nếu không tắm rửa hàng ngày, chất thải trên da như mồ hôi cùng bụi bẩn có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

>>> Xem bài viết: Kiêng tắm, kiêng gió – Sai lầm khi mắc thủy đậu

Trên đây là cách xử lý thủy đậu bội nhiễm an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giái đáp thắc mắc cho bạn.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-boi-nhiem-1711/feed/ 0
Thủy đậu bị lần 2: Hiếm gặp nhưng không thể coi thường http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-bi-lan-2-1698/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-bi-lan-2-1698/#respond Wed, 02 Jun 2021 02:28:33 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1698 thủy đậu bị lần 2

Thủy đậu bị lần 2 là khái niệm mới lạ đối với nhiều người. Thông thường, mỗi người chỉ bị thủy đậu một lần trong đời. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể mắc thủy đậu lần 2. Vậy thủy đậu lần 2 có thể gặp ở những trường hợp nào, có nguy hiểm không và cách điều trị, dự phòng như thế nào? Những thông tin liên quan đến thủy đậu lần 2 sẽ được cung cấp trong bài viết sau.

I. Thủy đậu có bị lần hai không?

Thủy đậu gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng, nhưng khả năng tái nhiễm rất thấp. Do khi nhiễm virus, hệ miễn dịch sinh ra lượng kháng thể đủ và tồn tại bền vững theo thời gian. Vì vậy, hầu hết những người mắc thuỷ đậu sẽ có miễn dịch với bệnh suốt đời và thuỷ đậu lần 2 rất hiếm gặp.

thủy đậu bị lần 2

II. Thủy đậu bị lần hai trong trường hợp nào? Có gì nguy hiểm?

1. Một số trường hợp có nguy cơ mắc thuỷ đậu lần 2

  • Lần đầu mắc thuỷ đậu khi trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi.
  • Lần đầu mắc bệnh rất nhẹ: các triệu chứng không rầm rộ, mụn nước rất ít…
  • Hệ miễn dịch đang suy yếu: do mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (AIDS, viêm gan B…) hay bị ức chế miễn dịch do hoá trị trong ung thư, cấy ghép tạng…
  • Một số trường hợp, lần đầu mắc thuỷ đậu là chẩn đoán sai: bệnh nhân chưa từng nhiễm virus thuỷ đậu, bác sĩ chẩn đoán sai do nhầm lẫn với những bệnh có triệu chứng tương tự như chân tay miệng, sởi, đậu mùa…

Ngoài ra, virus Varicella Zoster có khả năng khu trú trong hạch thần kinh ở trạng thái ngủ trong lần đầu mắc thuỷ đậu. Nhiều năm sau, do một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch người bệnh yếu đi, virus Varicella Zoster tái hoạt động và gây bệnh zona.

2. Thuỷ đậu lần 2 có nguy hiểm không?

Triệu chứng thuỷ đậu lần 2 cũng tương tự lần một: sốt nhẹ, nổi phát ban rồi hình thành các mụn nước mọc rải rác khắp cơ thể. Một số biến chứng có thể gặp khi mắc thuỷ đậu lần 2:

thủy đậu bị lần 2

Viêm da có mủ do tụ cầu, liên cầu: đây là biến chứng thường gặp nhất.

  • Triệu chứng: lở loét, ngứa, đau rát và có thể gây hoại tử da.
  • Hậu quả: để lại những sẹo lõm, sẹo thâm gây mất thẩm mỹ trên da.

Viêm não và viêm màng não:

  • Thường gặp ở trẻ em, thường xuất hiện khoảng 21 ngày sau khi phát ban, hiếm khi xảy ra trước khi phát ban. 
  • Dịch não tủy có tăng protein và bạch cầu lympho.
  • Triệu chứng điển hình: Nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn mửa, cứng cổ, mất định hướng, co giật, đờ đẫn, hôn mê…

Viêm phổi: là biến chứng nguy hiểm nhất của thủy đậu.

  • Thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai; thường bắt đầu 3-5 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
  • Triệu chứng: ho khan, ho ra máu, khó thở và tức ngực. Phim X-quang phổi có tổn thương nốt và tổn thương kẽ.
  • Hậu quả: có thể dẫn đến suy hô hấp và ho ra máu. 

Thủy đậu bẩm sinh ở trẻ nếu thai phụ nhiễm thuỷ đậu lần 2:

  • Xuất hiện khi mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh hoặc trong vòng 48 giờ sau khi sinh.
  • Tiên lượng bệnh: thường rất nặng và trẻ có nguy cơ tử vong cao (có thể lên tới 30%).
  • Thủy đậu bẩm sinh với các biểu hiện thiểu sản chi, tổn thương sẹo trên da và não nhỏ khi sinh rất hiếm gặp.

Ngoài ra, thuỷ đậu lần 2 còn dễ gây một số biến chứng khác như viêm tủy cắt ngang, hội chứng Guillain-Barré, hội chứng Reye, viêm cơ tim, tổn thương giác mạc, viêm thận, viêm khớp, tình trạng xuất huyết, viêm cầu thận cấp… Những biến chứng này khi kết hợp với bệnh lý nền của người bệnh sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

III. Cách phòng ngừa thủy đậu lần 2

thủy đậu ở trẻ em

  • Đối với trường hợp lần đầu mắc thuỷ đậu dưới 6 tháng tuổi hay lần đầu mắc bệnh rất nhẹ: cách phòng ngừa đặc hiệu là tiêm vacxin.
  • Vacxin thuỷ đậu sẽ tạo miễn dịch mạnh, kích thích cơ thể sinh kháng thể đủ và bền vững để chống lại virus trong lần xâm nhập tiếp theo.
  • Lịch tiêm vacxin gồm có 2 mũi:
    • Mũi 1: nên tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.
    • Mũi 2: Trẻ 1-13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 3 tháng. Trẻ trên 13 tuổi nên tiêm cách mũi đầu tối thiểu 1 tháng.

>>> Xem bài viết: Vaccin thủy đậu tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất? 

Đối với trường hợp hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu: cần thực hiện các biện pháp phòng tránh không đặc hiệu sau:

  • Tiêm globulin miễn dịch: phòng ngừa thủy đậu ở những người bị suy giảm miễn dịch khi tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.
  •  Liều dùng: 0,3ml/kg, tiêm bắp một lần. Liều tiêm dao động trong khoảng 2-10 ml.
  • Đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và rửa tay khi tiếp xúc gần với người bị thủy đậu hay đồ dùng của người bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân thuỷ đậu: khăn, chăn, chiếu, bàn chải đánh răng, bát đũa…
  • Tăng sức sức đề kháng: bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và luyện tập thường xuyên, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Súc miệng, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch kháng khuẩn nếu trong gia đình đang có người nhà bị thủy đậu. 

IV. Cách điều trị thủy đậu lần 2

Do nguyên nhân gây thuỷ đậu là virus Varicella Zoster, hiện tại chưa có thuốc đặc trị virus. Cho nên, điều trị thuỷ đậu lần 2 cũng tương tự lần 1, tập trung điều trị triệu chứng. 

  • Nguyên tắc điều trị: điều trị triệu chứng, tránh bội nhiễm trên da kết hợp sử dụng thuốc kháng virus.
  • Điều trị cụ thể: gồm 3 bước

1. Hỗ trợ giảm triệu chứng

  • Sốt cao: sử dụng thuốc hạ sốt để giảm sốt: paracetamol. Chú ý không sử dụng aspirin để hạ sốt, nhằm tránh gây nên hội chứng Reye.
  • Ngứa nhiều: sử dụng thuốc kháng histamin để giảm ngứa.

2. Chăm sóc tổn thương da

Mụn nước cần được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Dung dịch kháng khuẩn sử dụng cần đạt các yêu cầu sau:

  • Hiệu quả kháng khuẩn nhanh, mạnh.
  • Không gây xót da không màu, không mùi khó chịu.
  • Có thể sử dụng với mụn nước mọc ở những vùng da như niêm mạc miệng…
  • Hạn chế được tối đa nguy cơ thâm và sẹo lõm

Dung dịch kháng khuẩn đáp ứng những yêu cầu trên là dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý thủy đậu: 

  • Thấm dung dịch dizigone ra bông gòn/ khăn để lau toàn bộ các vị trí nổi nốt mụn thủy đậu
  • Đợi dung dịch kháng khuẩn khô lại, kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc.

Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu. Dizigone dùng được cho các nốt mụn nước ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng hay vùng kín.

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Ngoài ra, người bệnh thủy đậu cần lưu ý một số điều sau:

  • Lau người hằng ngày bằng nước ấm và khăn sạch. Không nên tắm bằng nước lạnh để tránh bị nhiễm lạnh gây ra cảm cúm.
  • Cắt móng tay cho trẻ hoặc đeo găng tay để tránh trẻ gãi mụn nước. Bởi mụn nước bị vỡ dễ bị bội nhiễm liên cầu, tụ cầu gây lở loét, hoại tử da.
  • Sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ để giảm ma sát làm tổn thương mụn nước. 
  • Tổn thương da dễ tạo thâm sau khi bệnh đã khỏi. Một số kem trị thâm sẹo hiệu quả: Olavi Scar Gel, Hiruscar, Dermatix Ultra, Scar Esthetique…

3. Dùng thuốc điều trị

Thuốc kháng virus: acylclovir

  • Mục đích: sử dụng cho bệnh nhân có nguy cơ
  • biến chứng cao. 
  • Liều lượng: viên 800mg, dùng 5 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày. 
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi: 20mg/kg x 6 giờ/ lần.  
  • Người bị suy giảm miễn dịch thường dùng đường tiêm tĩnh mạch 10-12.5mg/kg x 8 giờ/lần trong 7 ngày .

Thuốc kháng sinh:

  • Đối với biến chứng viêm da có mủ do tụ cầu: sử dụng kháng sinh oxacillin (bristopen) hoặc vancomycin.
  • Đối với biến chứng viêm phổi: sử dụng kháng sinh cephalosprorin thế hệ 3 (ceftazidim) hoặc nhóm quinolon (levofloxacin).

Chú ý:

  • Không sử dụng kháng sinh quinolon cho phụ nữ có thai và trẻ < 12 tuổi.
  • Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, điều trị cần thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng thuỷ đậu kết hợp thuốc điều trị bệnh lý nền, cho nên cần cân nhắc liều và thay thế thuốc nếu thuốc đang sử dụng có tương tác với nhau.
  • Điều trị tích cực nếu có biến chứng nặng: thở máy đối với bệnh nhân viêm phổi thuỷ đậu.

Thực hiện đúng nguyên tắc điều trị trên, bệnh nhân thuỷ đậu sẽ khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị.

>>> Xem thêm: Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của bộ Y tế

Như vậy, thuỷ đậu có thể bị tái nhiễm lần 2 ở một số trường hợp và gây những hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị thuỷ đậu lần 2 tương tự thuỷ đậu lần 1. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn và giải đáp.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-bi-lan-2-1698/feed/ 0
Thủy đậu có để lại sẹo không? Làm gì để phòng tránh? http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-co-de-lai-seo-khong-1705/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-co-de-lai-seo-khong-1705/#respond Mon, 31 May 2021 15:03:12 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1705 thủy đậu có để lại sẹo

Vào thời điểm thời tiết giao mùa, nhất là mùa xuân khí hậu ẩm ướt là thời điểm bệnh thủy đậu hay bùng phát. Thủy đậu gây nhiều mụn nước trên da, các tổn thương này luôn để lại nỗi lo sẹo xấu cho người bệnh. Vậy khi bị thủy đậu có để lại sẹo không, cách xử lý bệnh ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

I. Thủy đậu – căn bệnh dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có tính cấp tính, căn nguyên do Virus Herpes Zoster gây ra. Với những trường hợp chưa có miễn dịch, tỷ lệ bị lây nhiễm có thể đến 90%. Tuy thủy đậu là bệnh lành tính nhưng ở những trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ em, người bị suy giảm miễn dịch hay phụ nữ mang thai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Những biến chứng điển hình của bệnh thủy đậu bao gồm:

1. Bội nhiễm các nốt ban

thủy đậu bị lần 2

Đây là dạng biến chứng được đánh giá là nhẹ nhất, nguyên nhân do các nốt ban, bọng nước bị bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Tổn thương có mủ màu vàng và chảy dịch.

2. Biến chứng hệ thần kinh trung ương

  • Trẻ em có thể bị viêm màng não, rối loạn tiểu não sau 3 tuần phát ban thủy đậu. Khi đó xét nghiệm chọc dò dịch não tủy có bạch cầu lympho và tăng protein.
  • Viêm não, Hội chứng Reye (Hội chứng não – gan) cũng có thể xuất hiện khi trẻ bị thủy đậu.

3. Viêm phổi

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị thủy đậu. Đối tượng bị viêm phổi thường gặp ở người trưởng thành, phụ nữ đang mang thai. Viêm phổi có thể xuất hiện sau 3 đến 5 ngày từ khi phát ban. Nhiều trường hợp nặng có thể bị ho ra máu, suy hô hấp. 

4. Tổn thương các cơ quan khác

Bệnh thủy đậu cũng có thể gây biến chứng gây viêm cơ tim, xuất huyết, viêm thận, viêm cầu thận cấp, tổn thương giác mạc.

5. Biến chứng sản khoa

Thủy đậu chu sinh xảy ra nếu mẹ mắc bệnh từ 4 đến 5 ngày trước khi sinh hay 48 giờ sau khi sinh. Trường hợp này tiên lượng rất nặng, trẻ có nguy cơ tử vong cao (Lên đến 30%). 

II. Thủy đậu có để lại sẹo không?

Thủy đậu gây ra tình trạng phát ban, nốt phỏng trên da. Những nốt ban này thường tự lành mà không gây ra sẹo. Tuy nhiên nếu nốt phát ban bị bội nhiễm vi khuẩn (điển hình là tụ cầu vàng) hay quá trình điều trị, chăm sóc không đúng cách thì nguy cơ để lại sẹo xấu là rất cao. 

thủy đậu để lại sẹo

Do đặc trưng bệnh thủy đậu gây ra rất nhiều nốt phỏng ở khắp cơ thể, nếu sẹo hình thành sẽ rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ về sau. Vậy cách xử lý thủy đậu như thế nào để có kết quả tốt nhất, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể ở mục dưới.

III. Cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả nhất

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu đối với trường hợp miễn dịch bình thường là điều trị hỗ trợ. Đối với trường hợp suy giảm miễn dịch, cần kết hợp điều trị bằng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế biến chứng cho người bệnh.

Để xử lý bệnh thủy đậu hiệu quả, chuyên gia Y tế khuyến cáo thực hiện theo những cách sau.

1. Chăm sóc tổn thương trên da bằng thuốc sát khuẩn

Bề mặt da khi bị thủy đậu có những nốt phỏng, nốt ban. Những tổn thương này có thể bị vỡ và bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy bệnh nhân cần được lưu ý chăm sóc những nốt ban này, tránh nhiễm khuẩn và gây sẹo xấu.

Một số sản phẩm sát khuẩn, chăm sóc nốt ban thủy đậu hiện nay:

  • Dung dịch Xanh Methylen
  • Dung dịch muối nhôm Acetate
  • Dung dịch Milan
  • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Hiện nay các Chuyên gia khuyến cáo không nên chọn những dung dịch sát khuẩn gây tổn thương các tế bào hạt như Xanh Methylen bôi thủy đậu. Dung dịch Xanh Methylen còn có màu đặc trưng, khi bôi gây mất thẩm mỹ và khó quan sát nốt ban thủy đậu.

Dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn thích hợp do không làm tổn thương tế bào hạt nên không làm chậm quá trình lành tổn thương. Ngoài ra sản phẩm còn không có màu nên không cản trở sự quan sát và theo dõi tiến triển của bệnh.

2. Sử dụng thuốc hạ sốt

Người bệnh mắc thủy đậu trong thời gian phát ban có thể kèm theo tình trạng sốt. Thuốc hạ sốt Paracetamol được ưu tiên sử dụng do ít gây ra tác dụng phụ. Chú ý không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ em để tránh gây ra hội chứng Reye.

3. Sử dụng thuốc giảm ngứa

Tại những vị trí bị phát ban do thủy đậu người bệnh có thể cảm thấy ngứa. Cảm giác ngứa cũng xuất hiện khi các nốt ban bắt đầu đóng vảy và lành lại làm người bệnh muốn cào gãi. Tình trạng cào gãi (đặc biệt xảy ra ở trẻ nhỏ) có thể làm bật vảy hay mụn nước gây nhiễm khuẩn và gây sẹo.

Thuốc giảm ngứa kháng Histamin như Loratadin, Chlorpheniramin sẽ là sự lựa chọn thích hợp để giảm triệu chứng ngứa cho bệnh nhân.

4. Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu có các triệu chứng của bội nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng như sốt cao, nốt ban có dịch mủ vàng, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tùy vào mức độ nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ có phác đồ kháng sinh phù hợp. Người bệnh không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị, tránh những tác dụng phụ và nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.

5. Sử dụng thuốc kháng virus

Đối với người bệnh suy giảm miễn dịch mắc thủy đậu, việc điều trị cần kết hợp sử dụng thuốc kháng virus. Acyclovir thường được đưa vào điều trị với liều như sau.

  • Sử dụng Acyclovir đường uống liều 800mg (dùng 5 lần/ngày). Điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày hoặc chỉ định cụ thể của bác sĩ.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng với liều 20mg/kg thể trọng, mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
  •  Trường hợp suy giảm miễn dịch nặng hoặc có biên chứng viêm não cần dùng Acyclovir truyền tĩnh mạch. Liều dùng cho bệnh nhân từ 10 đến 12,5mg/kg thể trọng, truyền 8 giờ một lần. 

Ngoài ra, ở trường hợp bệnh nhân mắc thủy đậu có biến chứng viêm phổi cần điều trị hỗ trợ hô hấp tích cực.

>>> Xem bài viết: Thủy đậu uống thuốc gì? – 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi

IV. Làm sao để phòng tránh sẹo khi bị thủy đậu

Để phòng tránh sẹo hiệu quả khi bị thủy đậu, người bệnh hay người chăm sóc cần lưu ý những điều sau.

1. Không được cào gãi hay cậy vảy tổn thương

thủy đậu có để lại sẹo

Việc cào gãi, cậy vảy tổn thương có thể gây ra tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, làm tổn thương lâu lành và gây ra sẹo. Do đó phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ cào gãi các nốt ban, để tổn thương tự lành lại và bong vảy.

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm sẽ là sự lựa chọn thích hợp để thúc đẩy quá trình lành da, làm dịu da cũng như giảm ngứa. Ngoài ra, kẽm dưỡng ẩm cũng đảm bảo quá trình sản sinh Collagen diễn ra ổn định, giúp tổn thương lành lại và hạn chế nguy cơ gây sẹo xấu.

Một số loại kem dưỡng ẩm hay dùng:

Chú ý: Chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm khi những nốt ban thủy đậu đã được khô se và đóng vảy.

3. Sử dụng kem trị sẹo

thủy đậu có để lại sẹo

Để hạn chế tối đa sẹo xuất hiện, các chuyên gia Y tế khuyên dùng kem bôi trị sẹo khi nốt ban đã bong vảy. Sử dụng kem trị sẹo càng sớm, nguy cơ sẹo để lại trên da sẽ càng thấp. Một số kem trị sẹo hay được sử dụng có thể kể đến như:

  • Kem bôi trị sẹo Mederma
  • Kem trị sẹo Scar Esthetique của Mỹ
  • Kem trị sẹo Hiruscar
  • Kem trị sẹo Decurma

4. Cách tắm rửa hàng ngày

Có một số ý kiến cho rằng người bệnh bị thủy đậu cần kiêng tắm. Tuy nhiên suy nghĩ đó là sai lầm vì kiêng tắm các chất bẩn như mồ hôi tích tụ trên da làm tăng nguy cơ tổn thương bội nhiễm vi khuẩn.

Khi bị thủy đậu, người bệnh vẫn cần phải tắm hàng ngày để cơ thể được vệ sinh sạch sẽ. Cần lưu ý khi tắm là không được chà gãi quá mạnh để tránh làm vỡ các nốt mụn nước trên da.

5. Chế độ dinh dưỡng

thủy đậu có để lại sẹo

Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo sau khi khỏi thủy đậu. Nếu người bệnh ăn thực phẩm không thích hợp, nốt ban có thể mưng mủ và để lại sẹo xấu.

  • Một số thực phẩm người bệnh thủy đậu cần kiêng: Đồ nếp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, rau muống.
  • Những thực phẩm nên sử dụng khi bị thủy đậu: Trứng, thịt lợn, cháo lỏng dễ tiêu hóa, hoa quả, rau xanh giàu vitamin C.

>>> Xem bài viết: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi – không sẹo 

V. Những biện pháp phòng tránh bệnh thủy đậu

thủy đậu ở trẻ em

Để phòng tránh thủy đậu hiệu quả, bạn đọc cần lưu ý những điều sau:

  • Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em dưới 12 tuổi hay người lớn chưa có kháng thể với Virus Herpes Zoster.
  • Sử dụng huyết thanh kháng thủy đậu cho trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 24 giờ tiếp xúc với người bệnh.
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người khác.
  • Khi trẻ bị thủy đậu cần cho bé ở nhà, tránh lây lan bệnh cho những trẻ khác.

>>> Xem bài viết: Vaccin thủy đậu cần tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả nhất?

Tóm lại, thủy đậu có thể để lại sẹo toàn thân gẫy mất thẩm mỹ, do đó người bệnh cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-co-de-lai-seo-khong-1705/feed/ 0
Thủy đậu gây vô sinh: Sự thực hay chỉ là lời đồn vô căn cứ? http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-gay-vo-sinh-1725/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-gay-vo-sinh-1725/#respond Thu, 27 May 2021 03:24:31 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1725 thủy đậu gây vô sinh

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm thường bùng phát vào mùa xuân, thời điểm khí hậu ẩm ướt. Có ý kiến cho rằng thủy đậu gây vô sinh. Những ý kiến đó liệu có đúng là sự thật hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

I, Những triệu chứng điển hình của bệnh thủy đậu?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do Virus Herpes Zoster gây ra. Thời điểm bệnh bùng phát thường là đầu mùa xuân. Đối với người chưa có miễn dịch đặc hiệu, tỷ lệ nhiễm bệnh có thể lên tới 90%.

Những dấu hiệu điển hình của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn là:

1, Thời kỳ ủ bệnh

Thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 đến 14 ngày. Giai đoạn này người bệnh hầu như không có triệu chứng nào rõ rệt.

2, Thời kỳ tiền phát

Người bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên như sốt, mệt mỏi, chán ăn hay buồn nôn. Giai đoạn này thường diễn ra trong vòng 3 đến 4 ngày. Ở người bệnh bị suy giảm miễn dịch thời gian có thể kéo dài hơn.

3, Thời kỳ toàn phát

Thời gian này bệnh có những dấu hiệu điển hình nhất. Các nốt ban đỏ xuất hiện ở vùng mặt và thân mình, sau đó lan ra khắp cơ thể.

Ban đầu tổn thương chỉ có dạng dát sẩn, sau đó dần chuyển thành các mụn nước dễ vỡ. Mụn nước ban đầu có dịch trong sau đó chuyển thành đục, kích thước từ 5 đến 10mm, có viền đỏ giới hạn.

Ban đỏ thường xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt diễn ra trong vòng vài ngày. Do đó trên da có thể tồn tại các dạng tổn thương khác nhau như dát đỏ, mụn nước hay đóng vảy.

Ở đối tượng trẻ nhỏ bị bệnh, ban đỏ thường ít hơn so với người lớn. Những người bị lây thứ cấp, tam cấp số lượng nốt ban cũng nhiều hơn.

Ngoài bề mặt da, các nốt ban có thể xuất hiện tại các vị trí khác nhau như niêm mạc, vùng kín hay âm đạo. Đó là nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ thắc mắc những tổn thương này có thể gây vô sinh hay không.

4, Thời kỳ hồi phục

Người bệnh hết các triệu chứng sốt, mệt mỏi. Các mụn nước dần xẹp đi và tạo thành các vảy tiết. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa do tổn thương đang lên da non. Các vảy tiết sau khi bong có thể để lại sẹo lõm trên da. 

II, Thủy đậu có gây vô sinh không?

Hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh bệnh thủy đậu gây vô sinh. Những nốt ban nổi lên ở vùng âm đạo hay dương vật hoàn toàn là đặc tính của bệnh, chúng không gây ảnh hưởng gì đến chức năng sinh sản của người bệnh.

Từ đó có thể kết luận, thủy đậu không hề gây vô sinh như những lời đồn trên mạng. Cha mẹ không cần phải lo lắng về vấn đề này mà nên tập trung vào việc điều trị để nhanh chóng đẩy lùi bệnh cho trẻ.

III, Những biến chứng có thể gặp khi bị thủy đậu

Thủy đậu tuy không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhưng nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách thì những biến chứng tại cơ quan khác vẫn có thể xẩy ra.

Một số biến chứng của bệnh thủy đậu có thể kể đến như:

  • Các nốt ban, mụn nước bị nhiễm khuẩn là biến chứng hay gặp nhất. Nguyên nhân thường do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn, mụn nước có dịch mủ màu vàng.

thủy đậu gây vô sinh

  • Tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng thêm có thể gây viêm não, viêm phổi, viêm cầu thận cấp hay viêm cơ tim.
  • Ở phụ nữ mang thai, nếu trước sinh 5 ngày hoặc sau sinh 2 ngày mắc thủy đậu thì con sinh ra tỷ lệ tử vong rất cao (Có thể lên tới 30%).
  • Ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây ra biến chứng sẽ cao hơn so với người miễn dịch bình thường.

IV, Cách điều trị bệnh thủy đậu an toàn, nhanh khỏi nhất

Nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu tùy thuốc vào từng đối tượng. Đối với người miễn dịch bình thường chỉ cần điều trị hỗ trợ. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, cần kết hợp dùng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng.

Các cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, an toàn hiện nay là:

1, Sát trùng các nốt ban trên da

Các nốt ban và mụn nước với số lượng nhiều chính là đặc trưng của bệnh thủy đậu. Những tổn thương này rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần sử dụng thuốc sát trùng để đảm bảo bề mặt da luôn được sạch khuẩn.

Tuy nhiên không phải loại thuốc sát trùng nào cũng sử dụng để sát khuẩn bệnh thủy đậu. Một số thuốc sát trùng hiện nay như Cồn Y tế, Xanh Methylen hay Povidon Iod không thích hợp để sát trùng cho các nốt ban. Những sản phẩm này làm tổn thương các tế bào hạt, làm tổn thương lâu lành lại. Ngoài ra, thuốc sát trùng có màu vừa gây mất thẩm mỹ khi bôi diện rộng, vừa gây cản trở cho việc theo dõi tình trạng tổn thương.

Các chuyên gia Y tế khuyên dùng Dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát khuẩn cho người bệnh thủy đậu. Sản phẩm không làm tổn thương các tế bào hạt, lại không gây nhuộm màu nên thích hợp cho việc sát khuẩn da.

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

2, Sử dụng thuốc giảm triệu chứng

Bệnh nhân bị thủy đậu thường kèm theo tình trạng sốt, mệt mỏi hay ngứa. Do đó bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc hạ sốt, giảm ngứa giúp giảm bớt triệu chứng cho bệnh nhân.

  • Thuốc hạ sốt hay được sử dụng nhất là Paracatamol dạng viên nén hay viên sủi.
  • Đối với thuốc giảm ngứa, nhóm thuốc kháng Histamin H1 thường được dùng với các thuốc như Chlorpheniramin, Promethazin, Loratadin.

3, Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo

Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp hiệu quả và an toàn giúp giảm ngứa tại các nốt ban. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm còn giúp kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, giúp tổn thương lành lại và hạn chế gây ra sẹo.

Những loại kem dưỡng ẩm hay dùng hiện nay:

Lưu ý: Chỉ bôi kem dưỡng ẩm khi các nốt ban đã đóng vảy, không còn dấu hiệu chảy dịch.

4, Sử dụng thuốc trị sẹo

Người bệnh thủy đậu có nguy cơ xuất hiện nhiều vết sẹo sau khi khỏi bệnh, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Do đó sử dụng kem trị sẹo sớm sẽ giúp hạn chế tối đa sẹo xuất hiện. Một số kem trị sẹo hay được sử dụng là:

  • Kem trị sẹo Contractubex
  • Kem trị sẹo Mederma
  • Kem trị sẹo tinh chất nghệ Decumar

thủy đậu gây vô sinh

5, Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu sử dụng các dung dịch kháng khuẩn không có hiệu quả, bệnh nhân vẫn bị nhiễm khuẩn thì cần sử dụng phác đồ kháng sinh. Tùy vào kháng sinh đồ tìm nguyên nhân gây nhiễm khuẩn mà bác sĩ sẽ có liệu trình kháng sinh thích hợp.

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh vì vừa không đem lại hiệu quả điều trị, vừa dẫn đến các tác dụng không mong muốn.

6, Sử dụng thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus được chỉ định ngay từ đầu cho bệnh nhân thủy đậu bị suy giảm miễn dịch. Thuốc kháng virus Acyclovir được chỉ định với liều như sau:

  • Đối với người lớn, sử dụng Acyclovir liều 800mg, uống 5 lần một ngày. Điều trị trong vòng 5 đến 7 ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng liều 20mg/kg cân nặng, mỗi 2 liều cách nhau 6 giờ.
  • Đối với bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng, cần dùng Acyclovir truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ với liều 10 đến 12,5mg/kg thể trọng.

>>> Xem bài viết: 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi

7, Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh việc điều trị, một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng hỗ trợ tốt cho bệnh nhân, giúp tổn thương mau lành mà không để lại sẹo.

  • Những thực phẩm bệnh nhân thủy đậu nên dùng: Đồ ăn lỏng, dễ nuốt như cháo, sữa, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C.
  • Một số thực phẩm bệnh nhân thủy đậu cần tránh: Đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, rau muống, đồ ăn chiên rán.

8, Một số lưu ý khác

Để bệnh thủy đậu mau lành lại, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho bé hàng ngày. Không nên dùng xà phòng để tắm cho đến khi nốt ban đóng vảy.
  • Không được kiêng tắm cho trẻ, việc kiêng tắm sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ, không để trẻ cào gãi làm bật vỡ mụn nước.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh cọ xát lên các nốt ban.

>>> Xem bài viết: Kiêng tắm, kiêng gió – Sai lầm khi mắc thủy đậu

V, Cách phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ cha mẹ cần biết

1, Tiêm phòng vaccin

thủy đậu ở trẻ em

Tiêm vaccin phòng thủy đậu là bện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vaccin thủy đậu được chỉ định cho tất cả trẻ em từ 1 đến dưới 12 tuổi chưa từng mắc thủy đậu hoặc người lớn không có kháng thể với Virus Herpes Zoster.

Chú ý: Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực nên chỉ tiêm cho phụ nữ có ý định mang thai trước ít nhất 3 tháng.

2, Huyết thanh kháng thủy đậu

Huyết thanh kháng thủy đậu (varicella-zoster immune globulin – VZIG) được chỉ định sử dụng cho người có nguy cơ bị biến chứng nặng do bệnh thủy đậu, dùng trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với người bệnh.

3, Dự phòng không đặc hiệu

  • Không tiếp xúc hay chạm vào nốt ban người bệnh thủy đậu.
  • Không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người bệnh.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.

Tóm lại, những ý kiến về bệnh thủy đậu gây vô sinh là sai sự thật và không hề có căn cứ. Thông qua bài viết này, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể về bệnh thủy đậu. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-gay-vo-sinh-1725/feed/ 0
Thủy đậu tắm lá gì? Review 4 loại lá tắm thủy đậu dân gian thông dụng nhất http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-tam-la-gi-1715/ http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-tam-la-gi-1715/#respond Tue, 25 May 2021 00:48:56 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1715 thủy đậu tắm lá gì

Thủy đậu tắm lá gì?” là câu hỏi mà nhiều phụ huynh thắc mắc để xử lý bệnh thủy đậu. Vậy thủy đậu tắm lá dân gian có thực sự an toàn và hiệu quả không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

I, Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Thủy đậu là thể bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguyên nhân do virus Herpes Zoster gây ra. Con đường lây bệnh qua đường hô hấp, bệnh thường bùng phát vào mùa xuân, khí hậu ẩm ướt. Bệnh thủy đậu có những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

1, Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong vòng 10 đến 14 ngày. Giai đoạn này người bệnh hầu như không xuất hiện triệu chứng gì.

2, Giai đoạn tiền phát

Các triệu chứng bệnh thủy đậu bắt đầu xuất khoảng 1 đến 2 ngày trước khi nổi ban. Bệnh nhân sốt từ 38 đến 39 độ, người mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. 

3, Giai đoạn toàn phát

Các nốt ban đỏ xuất hiện ở vùng mặt và thân mình, sau đó dần lan ra khắp cơ thể. Ban đầu tổn thương có dạng dát sẩn nhỏ, sau đó tiến triển thành các mụn nước có kích thước từ 5 đến 10mm và có viền đỏ vùng quanh.

Những mụn nước này lúc đầu chứa dịch trong, sau đó chuyển dần sang đục. Mụn nước có thể bị vỡ hay xẹp dần và hình thành vảy tiết. Các nốt ban có thể xuất hiện liên tiếp theo từng đợt, trên da có thể có cả dạng dát sẩn, mụn nước hay vảy tiết.

Ngoài bề mặt da, nốt ban thủy đậu còn có thể xuất hiện tại niêm mạc miệng hay âm đạo.

4, Giai đoạn lui bệnh

Mụn nước dần xẹp lại, các vảy tiết hình thành rồi bong đi. Sau khi tổn thương lành lại có thể để lại sẹo lõm trên da gây mất thẩm mỹ.

II, 4 loại lá tắm thủy đậu thông dụng nhất

Theo Y học cổ truyền, Thủy đậu là dạng ôn bệnh, phong ôn do khởi phát vào mùa xuân. Nguyên nhân do thấp nhiệt nội uất bên trong kèm phong nhiệt thời tà mà gây nên. Thời tà và chấp nhiệt tranh chấp, lưu lại ở kinh Tỳ (Dạ dày) và Phế (Phổi). Khi tà khí tiết ra ngoài sẽ gây ra các nốt phỏng ở biểu bì

Phương pháp điều trị chủ yếu là thanh nhiệt và giải độc bằng các thảo loại dược. Tắm nước lá là cách trị thủy đậu mà dân gian hay dùng. Vậy những loại lá nào thường được dùng để tắm cho người bệnh thủy đậu.

1, Lá chè xanh

thủy đậu tắm lá gì

Lá chè xanh chứa thành phần EGCG – chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Dựa vào tính chất này mà lá chè xanh giúp làm sạch và ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho các nốt ban.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá chè xanh tươi đem rửa sạch, sau đó vò nát rồi cho vào nồi nước để đun.
  • Thêm một ít muối vào rồi sau đó đun sôi.
  • Để nguội rồi dùng nước này để tắm cho người bệnh.
  • Thực hiện trong vòng 7 đến 10 ngày để đem lại hiệu quả.

2, Lá kinh giới

thủy đậu tắm lá gì

Kinh giới là thảo dược giúp thanh nhiệt cơ thể, làm mát và thải độc cho da. Kinh giới hay được dân gian dùng để trị tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa hay các nốt ban do thủy đậu.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá kinh giới đã rửa sạch và cho vào nồi.
  • Đun sôi từ 5 đến 10 phút rồi để nguội.
  • Chắt lấy dịch đun đươc rồi pha thêm nước nguội để tắm hàng ngày.
  • Thực hiện ít nhất từ 7 đến 10 ngày để có hiệu quả.

3, Tắm nước lá khế

thủy đậu tắm lá gì

Lá khế là loại thảo dược dân gian hay dùng đễ chữa mụn nhọt, mẩn ngứa. Lá khế cũng giúp hỗ trợ làm khô se mụn nước thủy đậu, hỗ trợ làm lành tổn thương nhanh chóng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá khế, sau đó rửa sạch rồi đun sôi với nồi nước.
  • Để nguội hoặc pha với nước sạch và tắm cho bệnh nhân.
  • Thực hiện tắm lá khế hàng ngày trong vòng 7 ngày để có hiệu quả.

4, Lá mướp đắng

thủy đậu tắm lá gì

Lá mướp đắng được Y học cổ truyền công nhận với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm lành vết thương và hỗ trợ giảm ngứa do mụn nhọt.

Có thể dùng lá mướp đắng kết hợp với kinh giới để tắm cho bệnh nhân thủy đậu theo cách sau:

  • Dùng kinh giới và lá mướp đắng mỗi loại một nắm đem rửa sạch rồi vò nát.
  • Đun với khoảng 2 lít nước đến khi sôi.
  • Để nguội hay pha với nước mát rồi tắm cho người bệnh.
  • Thực hiện cách này trong vòng 10 ngày để thấy được hiệu quả.

III, Bị thủy đậu tắm nước lá dân gian liệu có thực sự an toàn, hiệu quả?

thủy đậu tắm lá gì

Tắm nước lá dân gian là cách trị thủy đậu có từ lâu đời và được truyền qua rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên hiện nay các chuyên gia Y tế không khuyến cáo sử dụng tắm nước lá cho người bệnh thủy đậu vì những lý do sau.

1, Chưa có chứng minh khoa học

Cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh tắm nước lá có thể điều trị hiệu quả bệnh thủy đậu. Các loại lá thảo dược có thể có công dụng để hỗ trợ điều trị thủy đậu nhưng cần được nghiên cứu, đánh giá thêm.

2, Thời gian phát huy tác dụng chậm

Sử dụng phương pháp dân gian tắm nước lá hiệu quả đem lại không cao. Tính kháng khuẩn, kháng viêm trong dược liệu tuy là có nhưng không đảm bảo đủ hiệu lực trị bệnh. Do đó đối với các trường hợp thủy đậu có nhiễm khuẩn hay bệnh nhân suy giảm miễn dịch thì tắm nước lá hầu như không đem lại hiệu quả.

3, Tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn

Đây là vấn đề cần lưu ý nhất khi tắm nước lá cho bệnh nhân thủy đậu. Dược liệu ngoài dược chất còn có nhiều thành phần khác có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi bề mặt da không giữ được sự vô khuẩn, nguy cơ nhiễm trùng rất cao gây khó khăn cho việc điều trị.

Tóm lại, điều trị thủy đậu bằng tắm nước lá dân gian không đem lại hiệu quả cao, thậm chí còn gây ra phản tác dụng. Vậy làm sao để xử lý nhanh chóng bệnh thủy đậu, xin mời bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn ở phần bên dưới.

IV, Cách xử lý bệnh thủy đậu nhanh chóng, hiệu quả nhất

Mục tiêu xử lý bệnh thủy đậu là hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh cho người miễn dịch bình thường. Đối với trường hợp bị suy giảm miễn dịch cần kết hợp dùng thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian điều trị.

1, Làm sạch tổn thương

Bệnh nhân thủy đậu có các nốt ban, mụn nước khắp cơ thể. Những tổn thương này có thể bị chảy dịch và nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Do đó cần dùng các thuốc sát khuẩn để làm sạch tổn thương, giữ cho vết thương được vô khuẩn. Vậy sử dụng thuốc sát khuẩn nào thì phù hợp?

Các thuốc sát khuẩn như Povidon iod, Xanh Methylen không được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh thủy đậu. Những thuốc sát khuẩn này chỉ có khả năng sát khuẩn yếu/ trung bình, không giúp mụn thủy đậu xẹp và khô se nhanh. Ngoài ra, tính nhuộm màu của chúng còn gây cản trở cho việc quan sát tiến triển của bệnh.

Các chuyên gia Y tế khuyên dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát khuẩn bệnh thủy đậu. Sản phẩm không làm tổn thương tế bào hạt, không nhuộm màu mà phổ diệt khuẩn rộng, đảm bảo sát trùng hiệu quả cho các nốt ban, mụn nước.

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

2, Sử dụng thuốc giảm triệu chứng

Bệnh nhân thủy đậu có thể kèm theo triệu chứng sốt hay ngứa da. Do đó bác sĩ có thể kê nhóm thuốc để giảm triệu chứng tạm thời cho bệnh nhân.

  • Thuốc hạ sốt thường được lựa chọn là Paracetamol vì ít gây ra các tác dụng phụ.
  • Đối với thuốc giảm ngứa, nhóm thuốc kháng Histamin H1 như Loratadin, Promethazin có thể được lựa chọn.

3, Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm khuẩn như mụn nước có mủ, sốt cao hay mệt mỏi cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thông thường nguyên nhân gây nhiễm khuẩn là tụ cầu vàng.

  • Nếu làm kháng sinh đồ tụ cầu vàng không sinh enzym Penicilinase có thể sử dụng kháng sinh Methicillin, Oxacillin.
  • Đối với tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) cần sử dụng vacomycin để điều trị.

>>> Xem bài viết: 4 thuốc uống cho người bệnh thủy đậu nhanh khỏi

4, Sử dụng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp giúp dịu da, hỗ trợ giảm ngứa cho bệnh nhân thủy đậu. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng kích thích các tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, hỗ trợ đẩy nhanh làm lành vết thương.

Một số kem dưỡng ẩm hay dùng:

  • Kem dưỡng ẩm Vaselin
  • Kem Dizigone Nano Bạc
  • Kem dưỡng ẩm Nivea
Lưu ý: Chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm khi những mụn nước đã xẹp lại, không còn dấu hiệu chảy dịch.

5, Sử dụng kem trị sẹo

Khi bệnh thủy đậu lành lại thì sẹo lõm sẽ là vấn đề cần phải giải quyết. Sử dụng kem trị sẹo càng sớm thì nguy cơ sẹo xấu sẽ được giảm bớt đáng kể.

thủy đậu có để lại sẹo

6, Chế đô dinh dưỡng khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc điều trị bệnh thủy đậu. Một chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương mà không gây ra sẹo.

  • Những thực phẩm người bệnh thủy đậu nên dùng: Trứng, sữa, thịt lợn, hoa quả và rau xanh.
  • Một số thực phẩm người bệnh nên tránh: Đồ nếp, rau muống, đồ ăn cay nóng, thịt đỏ, đồ chiên rán.

>>> Xem bài viết: Bị thủy đậu kiêng gì để nhanh khỏi – không sẹo 

Trên đây chúng tôi đã điểm mặt những loại lá tắm cho bệnh thủy đậu thông dụng nhất cùng những điểm còn hạn chế. Nếu bạn đọc còn những thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuy-dau-tam-la-gi-1715/feed/ 0
Xanh methylen: Thành phần, công dụng và lợi ích không thể bỏ qua http://viendalieu.com.vn/xanh-methylen-1623/ http://viendalieu.com.vn/xanh-methylen-1623/#respond Wed, 19 May 2021 09:56:42 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1623 xanh methylen

Xanh methylen là dung dịch sát trùng thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Dung dịch xanh methylen có hiệu quả cao trong xử lý các bệnh da liễu như chốc lở, viêm da có mủ, nhiễm virus như virus thủy đậu, herpes simplex. Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về dung dịch xanh methylen qua bài viết dưới đây để sử dụng hiệu quả, an toàn.

I. Dung dịch Xanh methylen là gì?

Dung dịch Xanh methylen lần đầu được điều chế bởi nhà khoa học Heinrich Caro vào năm 1876. Sau đó, nó ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong y học, và nằm trong nhóm thuốc thiết yếu. Thuốc xanh methylen có thể được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén, thuốc tiêm, dung dịch dùng ngoài 1%, dung dịch milian. Trong đó, dung dịch dùng ngoài 1% là dạng bào chế được sử dụng phổ biến nhất.

II. Công dụng của dung dịch xanh methylen

Dung dịch Xanh methylen có công dụng chính là giải độc và sát khuẩn nhẹ. Thuốc được sử dụng trong nhiều trường hợp cụ thể:

xanh methylen

1. Điều trị methemoglobin huyết

Methemoglobin là một dạng hemoglobin, tuy nhiên nó không có vai trò vận chuyển oxy. Nếu lượng methemoglobin trong máu cao, nó gây cản trở quá trình lưu thông oxy. Tình trạng này kéo dài gây ra hiện tượng thiếu máu, khiến người bệnh xanh xao, mệt mỏi. 

Thuốc Xanh methylen được sử dụng trong điều trị methemoglobin huyết do dùng thuốc hoặc một số trường hợp không rõ nguyên nhân. Xanh methylen có tác dụng chuyển methemoglobin thành hemoglobin – chất vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Người bệnh sẽ được tiêm dung dịch xanh methylen nồng độ thấp để điều trị methemoglobin huyết. Tuy nhiên, xanh methylen không được sử dụng cho bệnh nhân thiếu hụt enzym di truyền glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD) vì có thể gây tan máu cấp tính.

2. Giải độc cyanid

Thuốc Xanh methylen có thể được ứng dụng để giải độc cyanid. Nếu tiêm dung dịch xanh methylen với nồng độ cao có tác dụng chuyển hemoglobin thành methemoglobin. Chất này liên kết với cyanid tạo thành cyanmethemoglobin. Nó có tác dụng ngăn tương tác của cyanid với cytochrom – chất đóng vai trò trong hô hấp tế bào. Nhờ vậy, độc tính của cyanid bị loại bỏ nhanh chóng, không còn nguy cơ ảnh hưởng tính mạng người bệnh.

3. Sát khuẩn 

Dung dịch xanh methylen đã được chứng minh có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn, nấm và virus. Vì vậy, thuốc được sử dụng trong các bệnh lý nhiễm khuẩn ngoài da như viêm da mủ, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… Thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh ngoài da do virus như nhiễm herpes simplex, thủy đậu. Xanh methylen có khả năng liên kết với acid nucleic của vi khuẩn và virus. Sau đó, thuốc phá vỡ các tế bào này khi tiếp xúc với ánh sáng. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Làm thuốc nhuộm

Ngoài tác dụng điều trị bệnh, thuốc xanh methylen còn có công dụng làm thuốc nhuộm màu các mô. Nhờ tác dụng này, thuốc được sử dụng trong nhiều xét nghiệm y học như nhuộm gram nhằm xác định vi khuẩn gây bệnh, xác định lỗ dò,…

III. 4 Lợi ích không thể bỏ qua của dung dịch xanh methylen

1. Điều trị bệnh thủy đậu bằng xanh methylen

xanh methylen

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella – zoster gây ra. Tuy mang bản chất là một bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị đúng cách, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm não,…. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường xuất hiện các nốt sẹo thủy đậu. Xanh methylen là giải pháp sát khuẩn, ngừa sẹo mà mọi người nghĩ đến đầu tiên khi mắc bệnh. Thuốc thường được sử dụng khi các nốt phỏng nước đã vỡ, không có hiệu quả với bọng nước chưa vỡ. Nó có vai trò giúp se vết mụn, sát khuẩn và tránh bội nhiễm.

Cách sử dụng xanh methylen hiệu quả:

  • Vệ sinh sạch sẽ các nốt mụn thủy đậu.
  • Bôi một lớp mỏng dung dịch xanh methylen lên vùng tổn thương.
  • Sử dụng 2 – 3 lần/ngày.

Khi sử dụng, bệnh nhân cần lưu ý không bôi thuốc lên vết thương hở, khu vực xung quanh mắt, mũi và niêm mạc. Đối với đối tượng phụ nữ cho con bú mắc bệnh thì cần tránh bôi lên vùng ngực trong thời gian cho con bú.

>>> Xem bài viết: Xử lý thủy đậu nhanh, không còn e ngại sẹo thâm, sẹo lõm 

2. Dùng xanh methylen chữa tay chân miệng

xanh methylen

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus đường ruột Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa hoặc người bệnh phát tán virus ra môi trường thông qua nước bọt, phỏng nước và phân. Bệnh hay gặp ở đối tượng trẻ dưới 5 tuổi với triệu chứng là các nốt phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Để kiểm soát các vết loét miệng, mụn nước, bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn tại chỗ. Do có, dung dịch xanh methylen có thể được sử dụng để phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn do bệnh tay chân miệng gây ra. Tuy nhiên, thuốc không được ưa chuộng vì có nhiều nhược điểm:

  • Khả năng sát khuẩn kém, do đó không đảm bảo tiêu diệt hết vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Gây nhuộm da, mất thẩm mỹ và khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
  • Chỉ có tác dụng đối với các vết phỏng đã vỡ, không hiệu quả với bọng nước chưa vỡ.

3. Dùng xanh methylen trị hăm tã

xanh methylen

Hăm tã gây ra tình trạng viêm da ở vùng mặc tã với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vùng da bị hăm là nơi ưa thích để vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập và phát triển. Do đó, bạn cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt các loại vi sinh vật có hại cho da. Dung dịch xanh methylen có khả năng phá hủy cấu trúc tế bào vi khuẩn, virus nên có thể dùng để trị hăm tã cho bé. 

Mặc dù vậy, xanh methylen chỉ có hiệu quả trong trường hợp hăm tã nhẹ. Khi hăm cấp độ nặng, nổi mụn đỏ nhiều, thậm chí có trợt loét, xanh methylen lại không phải là giải pháp tối ưu vì các lý do: các bác sĩ không khuyến khích sử dụng thuốc xanh methylen cho bé vì: 

  • Dung dịch có thể gây kích ứng, đau xót khi sử dụng trên da nhạy cảm của bé.
  • Dung dịch có màu gây mất thẩm mỹ khi dùng trên diện rộng. 
  • Hiệu quả sát trùng kém nên không phù hợp với vết hăm trợt loét, chảy mủ.

4. Dùng xanh methlen để xử lý bệnh chốc lở

xanh methylen

Bệnh chốc lở là tình trạng nhiễm trùng ở da do vi khuẩn gây ra. Thủ phạm chính gây bệnh là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu nhóm A (Streptococcus). Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em, xuất hiện ở các bé trai nhiều hơn. Môi trường vệ sinh kém, khí hậu nóng ẩm mùa hè là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng gặp sau khi mắc một số bệnh ngoài da khác như: thủy đậu, viêm da cơ địa, ghẻ,…

Theo hướng dẫn điều trị bệnh chốc của Bộ Y tế, sử dụng dung dịch sát khuẩn là biện pháp hàng đầu để chữa bệnh chốc hiệu quả. Nó có vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, dung dịch Xanh methylen cũng được sử dụng để xử lý bệnh chốc lở. Khi tiếp xúc với vi khuẩn, Xanh methylen liên kết không hồi phục với acid nucleic của chúng, phá hủy tế bào và làm chết vi khuẩn. Hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn cao hơn nếu để cho dung dịch tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

IV. Nhược điểm của dung dịch Xanh methylen

Tuy dung dịch Xanh methylen được sử dụng rộng rãi trong y học nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Khả năng sát khuẩn nhẹ nên có hiệu quả kém khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn nặng.
  • Chống chỉ định trên đối tượng: phụ nữ có thai và cho con bú, người thiếu hụt enzym glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), bệnh nhân suy thận.
  • Sử dụng kéo dài theo đường toàn thân có thể gây tình trạng thiếu máu: cơ thể mệt mỏi, da dẻ xanh xao.
  • Không có tác dụng điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Việc bôi thuốc còn gây khó khăn đối với quá trình chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.
  • Sản phẩm gây nhuộm da, bẩn quần áo, gây mất thẩm mỹ.
  • Xanh methylen tương kỵ với các chất có tính oxi hóa mạnh, tính kiềm, iot và cromat. Do đó, không nên sử dụng đồng thời các dung dịch có chứa các chất này như: nước oxy già, povidone iod, thuốc tím,…

Để thay thế xanh methylen trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, bạn có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn khác hiệu quả hơn như Dizigone, chlorhexidine, polyhexanide… 

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Trên đây là những thông tin hữu ích về dung dịch xanh methylen. Để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gọi ngay tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn kịp thời.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/xanh-methylen-1623/feed/ 0