Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Fri, 10 Sep 2021 08:09:06 +0000 vi-VN hourly 1 Kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/ http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/#respond Tue, 22 Dec 2020 09:09:58 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1045

Đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật, các vết mổ xuất hiện với mức độ sâu, rộng khác nhau. Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khả năng hồi phục những tổn thương sau phẫu thuật, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh, đặc biệt là người nhà chăm sóc cần nắm được những kiến thức cần thiết về cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật vừa an toàn đồng thời đem lại hiệu quả cao.

I. Các bước chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

1. Thay băng vết mổ

Sau phẫu thuật, các vết mổ sẽ được băng lại để tránh những tác động từ bên ngoài vào: vi khuẩn, bụi, quần áo, chăn màn. Thay băng vết mổ là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật. Bước chăm sóc này giúp cho các mô mới mọc không ăn sâu vào băng cũ, đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ.

Một số lưu ý trong quá trình thay băng vết mổ:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mở và thay băng.
  • Trong quá trình tháo băng, chỉ chạm vào phần băng sạch. Trong trường hợp băng bị bẩn, dùng kẹp để lấy ra, tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
  • Không làm ướt hoặc làm bẩn băng thay.
  • Tháo băng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Tần suất thay băng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tối thiểu 1 lần/ngày.

2. Vệ sinh vết mổ

Vệ sinh vết mổ là bước quan trọng nhất, quyết định đến thành công trong quá trình chăm sóc vết mổ. Vết mổ cần được vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung dịch vệ sinh vết mổ khác nhau như: Dizigone, nước oxy già, nước muối sinh lý, povidon iod,…. Mọi người cần tham khảo các bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh làm tổn thương mô và cản trở quá trình lành vết thương.

Khi rửa vết thương cần chú ý:

  • Rửa nhẹ nhàng theo đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch.
  • Sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc đủ mềm để tránh làm tổn thương vết mổ.

3. Đắp thuốc và băng vết mổ

Sau khi vết thương được vệ sinh sạch sẽ, người nhà đắp thuốc cho bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Băng vết mổ bằng gạc hoặc băng keo y tế.

Lưu ý: bệnh nhân hay người nhà không được tự ý dùng thuốc bôi vào vết thương. Điều này không những làm cho vết mổ lâu hồi phục mà còn gia tăng thêm khả năng nhiễm trùng vết mổ.

4. Dưỡng ẩm vết mổ

Bước chăm sóc này chỉ áp dùng khi vết mổ khô se, không còn dịch chảy ra nữa. Theo các nghiên cứu y khoa, độ ẩm phù hợp của kem dưỡng ẩm sẽ giúp cho vết mổ nhanh lành hơn. Kem Dizigone Nano bạc là một sự lựa chọn hợp lý cho trường hợp này. Sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên: lô hội, tràm trà,… vừa có tác dụng dưỡng ẩm, an toàn, vừa kích thích liền da nhanh chóng.

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

II. Những điều lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

1. Không tự ý rắc thuốc lên vết mổ

Việc tự ý rắc thuốc lên vết mổ dễ tạo thành lớp màng cứng, vết mổ dễ bị bít tắc, không thông thoáng. Đó là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kị khí ở bên trong phát triển. Hơn nữa, thuốc sẽ chỉ có tác dụng bề mặt, không thấm được sâu vào trong da. Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây nguy cơ kháng thuốc, dị ứng.

 

2. Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian cho vết mổ

Theo quan niệm dân gian, một số loại nguyên liệu có khả năng sát khuẩn tốt như: lá trà xanh, nha đam, lá trầu không,… Tuy nhiên các phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả tác dụng. Đồng thời nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho vết mổ bị nhiễm trùng, các mô bị tổn thương và thậm chí có khả năng hoại tử.

3. Giữ vết mổ luôn sạch, tránh ẩm ướt trong thời gian dài

Theo các bác sĩ, trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh nước dính lên vết mổ. Trong những ngày tiếp theo, nếu có sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân có thể tắm rửa nhẹ nhàng. Một số lưu ý mà bệnh nhân cần nắm được là:

  • Quá trình tắm rửa cần diễn ra nhanh chóng, dùng nước ấm và xà phòng phù hợp.
  • Không sử dụng vòi hoa sen trực tiếp lên vết mổ.
  • Không tác động mạnh vào vết mổ.
  • Có thể băng vết mổ lại bằng băng gạc chống thấm.

4. Vận động hợp lý sau phẫu thuật

Bệnh nhân nên tập cử động lại ngay sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên đi lại ngay trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên cần hoạt động nhẹ nhàng để tránh làm di lệch vết mổ, bung băng dán hoặc bung chỉ khâu.

5. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Một số thực phẩm tránh dùng khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đó là:

  • Thịt gà và đồ nếp: dễ gây mưng mủ khi mới phẫu thuật, nguy cơ để lại sẹo lồi khi vết thương phục hồi.
  • Rau muống: không nên ăn khi có vết thương hở vì có thể gây ra sẹo lồi.
  • Thịt bò: nguy cơ để lại sẹo thâm khi vết thương đang hồi phục.
  • Hải sản: nguy cơ dị ứng đối với vết thương hở.

➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?

6. Thời gian cắt chỉ vết mổ sau phẫu thuật

Với vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ tự tiêu sau 7-10 ngày. Bệnh nhân không cần đến các cơ sở y tế để tháo chỉ.

Đối với vết mổ được khâu bằng các loại chỉ khác cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ cắt chỉ. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện ở nhà vì mức độ an toàn không cao. Công đoạn cắt chỉ không tiêu tiến hành sau khoảng 5 đến 21 ngày tùy thuộc vào vị trí và loại vết mổ.

7. Những trường hợp cần thăm khám bác sĩ

Trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, có thể xảy ra nhiều dấu hiệu bất thường:

  • Cảm giác đau đớn tăng dần.
  • Vị trí vết mổ: đỏ, sưng tấy, chảy máu, mưng mủ hoặc tăng tiết dịch.
  • Vết mổ bị hở miệng.
  • Toàn thân mệt mỏi, sốt cao trên 38.5 độ C trong hơn 4 giờ.

Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bằng phác đồ phù hợp nhất.

➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da

Tóm lại, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh tật. Mọi người cần nắm rõ những kinh nghiệm trên để vệ sinh vết mổ cho bản thân hoặc người nhà. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/feed/ 0
Cách phòng ngừa và xử lý nhiễm trùng vết mổ http://viendalieu.com.vn/cach-phong-ngua-va-xu-ly-nhiem-trung-vet-mo-210/ http://viendalieu.com.vn/cach-phong-ngua-va-xu-ly-nhiem-trung-vet-mo-210/#respond Sun, 13 Sep 2020 01:58:43 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=210 Sau phẫu thuật, vùng da bình thường của cơ thể sẽ bị tổn thương. Dù được vá víu bằng cách khâu lại, đây vẫn là cánh cửa rộng mở để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong. Vì vậy, nhiễm trùng vết mổ xảy ra phổ biến và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sau phẫu thuật. 

1. Nhiễm trùng vết mổ là gì? 

nhiem_trung_vet_mo nhiễm trùng vết mổ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ, nhiễm trùng vết mổ được chia thành 3 loại: 

  • Nhiễm trùng bên ngoài: chỉ liên quan đến phần da và mô dưới da của vết mổ. 
  • Nhiễm trùng sâu: vi khuẩn tác động tới cả lớp cơ bên trong. 
  • Nhiễm trùng nội tạng/hốc: nhiễm trùng tại các cơ quan trong cơ thể hoặc các hốc được tạo thành sau quá trình phẫu thuật. 

Do phá vỡ trực tiếp cấu trúc da nên vết mổ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Tại bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ là dạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến nhất. Nó là nguyên nhân của hàng ngàn chục ngàn ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. 

2. Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ 

Nhiễm trùng vết mổ được định nghĩa là tổn thương trong vòng 30 ngày sau mổ tại vị trí da bị tác động. Tại khu vực đó phải xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu: 

  • Có mủ chảy ra từ vết mổ 
  • Có mủ chảy ra từ ống dẫn lưu trong vết mổ 
  • Phân lập được vi khuẩn từ dịch chảy ra trên vết mổ 
  • Có các biểu hiện nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau, sốt.

Ngoài ra, nhiễm trùng vết mổ còn có thể nhận biết qua các triệu chứng: 

  • Vết mổ chậm lành hơn dự kiến 
  • Đổi màu ở cả mô bên trong và bên ngoài vết mổ 
  • Vết mổ có mùi hôi khó chịu
  • Mô mới hình thành dễ vỡ và chảy máu dù được chăm sóc cẩn thận
  • Viêm hạch bạch huyết: Xuất hiện một đường đỏ từ vết thương dẫn đến các hạch bạch huyết. 

Ngay khi phát hiện triệu chứng nhiễm trùng, người bệnh nên có hướng xử lý kịp thời. Cách xử lý nhiễm trùng được bàn luận ở phần sau.

nhiem_trung_vet_mo nhiễm trùng vết mổ

>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu vết thương nhiễm trùng và 4 bước xử lý hiệu quả nhanh 

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng vết mổ 

Vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng – đây là sự thật ai cũng biết. Tuy nhiên, con đường để đưa chúng vào cơ thể lại có rất nhiều: 

  • Tiếp xúc trực tiếp: thông qua dụng cụ y tế dùng trong phẫu thuật hoặc bàn tay của bác sĩ, y tá. 
  • Phát tán trong không khí: Không khí trong phòng phẫu thuật có thể mang theo mầm bệnh vi khuẩn. 
  • Tự nhiễm: Vi khuẩn ký sinh trên da hay các cơ quan nội tạng tự di chuyển và xâm nhập vào vết mổ.

Các chủng vi khuẩn được phát hiện có mặt nhiều tại vết mổ bao gồm: 

  • Tụ cầu vàng:  Staphylococcus aureus / MRSA
  • Liên cầu: Streptococcus pyogenes
  • Vi khuẩn: Enterococci 
  • Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa .

Bệnh cạnh nguyên nhân vi khuẩn, vết mổ dễ bị nhiễm trùng bởi các yếu tố nguy cơ 

  • Đặc điểm bệnh nhân: 
    • Tuổi cao 
    • Béo phì/ suy dinh dưỡng 
    • Rối loạn nội tiết và chuyển hóa 
    • Thiếu máu 
    • Mắc bệnh ác tính/ bệnh gây suy giảm miễn dịch
    • Hút thuốc/ uống rượu
  • Đặc điểm vết mổ 
    • Xuất hiện mô bất hoạt tại vết mổ 
    • Thiếu máu cục bộ tại vết mổ 
    • Hình thành khối máu tụ 
  • Đặc điểm phẫu thuật
    • Kỹ thuật phẫu thuật chưa đúng
    • Thời gian phẫu thuật dài (2 giờ)
    • Vết mổ tại khu vực tập trung nhiều vi khuẩn
    • Thời gian nằm viện trước phẫu thuật kéo dài
    • Người bệnh bị hạ thân nhiệt khi mổ

Xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đúng đắn.

4. Cách phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ 

nhiem_trung_vet_mo nhiễm trùng vết mổ

Trước đây, khi y học chưa phát triển, phần lớn các ca phẫu thuật đều để lại biến chứng nhiễm trùng. Từ sau khi có nghiên cứu đầy đủ, tỷ lệ này đã được giảm đi đáng kể nhờ thực hiện các biện pháp: 

  • Khử trùng phòng mổ và dụng cụ phẫu thuật: Duy trì hệ thống thông gió phòng mổ ở áp suất dương; tiệt trùng dao mổ, chỉ khâu… theo hướng dẫn. 
  • Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ vô trùng, sát khuẩn tay trước khi vào ca mổ. 
  • Chuẩn bị cho bệnh nhân: sát khuẩn vùng da mổ, làm sạch vết thương trước phẫu thuật, dùng kháng sinh dự phòng.

Với những vết mổ nhỏ, trên vị trí vết thương sạch thì chỉ cần sát khuẩn ngoài da. Với những vết mổ to tại nơi tập trung nhiều vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc. Việc lựa chọn kháng sinh phải được dựa trên các yếu tố: 

  • Chọn kháng sinh có phổ tác dụng trên các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết mổ.
  • Kháng sinh phải có khả năng thâm nhập vào mô tốt để tiếp cận vết thương. 
  • Thời điểm và thời gian sử dụng kháng sinh cần được chú trọng để thuốc đạt nồng độ điều trị trong quá trình mổ.

5. Cách xử lý vết mổ để tránh nhiễm trùng

Ngay cả khi thực hiện đầy đủ những điều trên, vết mổ sau phẫu thuật vẫn có khả năng nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng. Vì vậy, bước chăm sóc hậu phẫu là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo, người bệnh nên xử lý vết mổ theo các bước: 

5.1. Làm sạch vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng 

nhiem_trung_vet_mo nhiễm trùng vết mổ

Vết mổ là được xếp vào dạng vết thương hở nên nguyên tắc chăm sóc cơ bản là cần sát khuẩn, làm sạch. Dung dịch sát khuẩn cho vết mổ phải đảm bảo các tiêu chí: 

  • Khả năng sát khuẩn mạnh
  • Hiệu quả nhanh
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc
  • An toàn, được kiểm chứng chất lượng. 

Cách vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn: Thấm dung dịch vào một miếng khăn/gạc sạch, lau rửa vết mổ 3-4 lần/ngày. 

Hiện nay, một số dung dịch sát khuẩn vết mổ được dùng phổ biến là: Dizigone, Povidone iod, Chlorhexidine. 

5.2. Dưỡng ẩm vết mổ 

Vài ngày sau mổ, tổn thương sẽ bắt đầu lên da non và mang lại cảm giác ngứa ngáy. Lúc này, người bệnh cần dưỡng ẩm vết mổ để làm dịu và kích thích tái tạo da mới nhanh hơn. Một số sản phẩm dưỡng ẩm thường dùng cho vết mổ: Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Vaseline, Lanolin…

>>> Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không đau

Nhiễm trùng vết mổ là tình trạng khó tránh, đặc biệt khi chăm sóc chưa đúng cách. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách phòng ngừa và xử lý vết mổ nhiễm trùng, gọi ngay HOTLINE: 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính).

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/cach-phong-ngua-va-xu-ly-nhiem-trung-vet-mo-210/feed/ 0
Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không đau xót http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-sinh-nhanh-lanh-khong-dau-169/ http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-sinh-nhanh-lanh-khong-dau-169/#respond Fri, 12 Jun 2020 09:52:01 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=169 Sinh con là thiên chức vĩ đại của phụ nữ, được chia làm đẻ mổ và đẻ thường. Đối với đẻ thường bác sĩ thường phẫu thuật cắt tầng sinh môn âm đạo để sinh dễ dàng hơn. Do đó, sau khi sinh mổ cần chú ý chăm sóc để nhanh lành và hạn chế nhiễn trùng vết mổ. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không đau.

  • Vệ sinh vết mổ đúng cách.
  • Giảm đau bằng thuốc hoặc chườm đá
  • Vận động tăng lưu thông máu
  • Chế độ ăn uống hợp lý

Chăm sóc vét mỏ

I. Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành

Chăm sóc vết mổ gồm 4 biện pháp chính:

1. Vệ sinh vết thương đúng cách

Hiện này, nhiễm trùng vết thương sau mổ đẻ rất hiếm gặp. Vết thương mổ đẻ thường được khâu bằng chỉ tự tiêu và chiếu đèn Plasma giúp vết mổ nhanh lành. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần chăm sóc vết mổ cẩn thận, tránh tình trạng không mong muốn.

Trong những ngày đầu tiên sau mổ đẻ, các nhân viên y tế sẽ chăm sóc và vệ sinh vết mổ để chống nhiễm trùng. Thời gian này, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…

Thời gian 48 tiếng sau mổ, nhân viên sẽ tháo gỡ băng, vệ sinh và đánh giá vết mổ. Nếu vết khô, không có biểu hiện sưng đau hay chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn vết mổ.

Sản phụ có thể tắm bằng nước sạch sau đó dùng gạc để thấm khô vùng vết mổ một cách nhẹ nhàng. Lưu ý, chỉ nên lâu bằng khăn sạch, mềm, đặc biệt là khu vực xung quanh vết mổ.

Bệnh nhân sẽ lưu viện khoảng 1 tuần sau mổ. Sau khi xuất viện, sản phụ có thể tắm bằng nước sạch.

Một số lưu ý khi vệ sinh vết thương mổ đẻ tại nhà:

  • Hạn chế sự dụng xà phòng khi tắm.
  • Sử dụng khăn tắm mềm mại, lạu sạch xung quanh vết mổ.
  • Giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể rửa bằng các dung dịch sát trùng lành tính như Dizigone giúp vết thương nhanh lành. Hạn chế các dung dịch sát khuẩn chứ cồn, iot vì sẽ làm vết thương xót, chậm lành.
  • Tắm bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu. Tránh ngâm mình trong nước

2. Giảm đau vết mổ sau sinh

  • Những ngày đầu sau mổ đè, sản phụ sẽ được kê thuốc giảm đau vết mổ.
  • Những ngày sau xuất viện, sản phụ có thể bị đau bất chớt. Sản phụ có thể giảm đau bằng cách chườm túi đá xung quanh vết mổ
  • Nếu quá đau, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau mạnh và điều trị hợp lý.

3. Vận động tăng lưu thông máu giúp vết mổ nhanh lành

Vận động giúp tăng tuần hoàn máu đến vết thương mổ giúp vết thương nhanh lanh và chống dính ruột.

Tại bệnh viện, những ngày đầu sau mổ, sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động từ từ tại giường.Qua ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.

Tình trạng đau khi vận động là không thể tránh khỏi. Do đó, điều trị đau dúng cách là vô cùng cần thiết. Nếu quá đau, sản phụ nên báo bác sĩ và hạn chế vận động hơn.

Hết thời gian hậu sản, từ 4 – 6 tuần, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

4. Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ nhanh lành

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.

Trong vòng 6 giờ sau khi sinh, người mẹ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… Bên cạnh đó cũng cần chú ý:

  • Không ăn nhiều đường hoặc các sản phẩm từ đậu tương do gây táo bón, đầy hơi.
  • Tình trạng táo bón có thể kéo dài vài ngày. Do đó, sản phụ nên uống nhiều nước.
  • Từ khoảng ngày thứ 2 trở đi, sản phụ có thể ăn uống bình thường

Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày

  • Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà… giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón.
  • Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.
  • Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo dẻo như gạo nếp, lòng trắng trứng gà…

Chăm sóc vét mỏ

II. Các câu hỏi thường gặp sau sinh

1. Vết thương sinh mổ bao lâu thì lành?

Với sự chăm sóc của các nhân viên y tế, chiếu tia plasma nên vết mổ hồi phục rất nhanh. Vết thương sinh mổ thường lành hoàn toàn sau khoảng 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà. Nếu không chiếu tia Plasma, vết mổ có thể sẽ mất 3 tháng để lành.

Hầu hết thời gian lành vết mổ sau sinh của sản phụ sẽ khác nhau tùy mỗi người. Thời gian lành vết mổ phụ thuốc chế độ dinh dưỡng, tập luyện, số lần mổ đẻ trước đó, khả năng hồi phục từng người.

2. Sau sinh mổ bao lâu thì hết đau?

Vết mổ sau sinh thường gây đau cho sản phụ trong khoảng 3 tháng. Kể cả khi vết mổ đã lên sẹo, lành hoàn toàn, các mẹ vẫn sẽ có cảm giác đau khi vận động mạnh.

Các mẹ cần tuân thủ chế độ liều thuốc, chế độ dinh dưỡng, vận động để vết mổ nhanh lành và hạn chế đau.

3. Khi nào tôi có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh nếu không cho con bú?

Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên sau mười tuần nếu họ không cho con bú.

4. Khi nào tôi có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh nếu đang cho con bú?

Cho con bú có thể trì hoãn kinh nguyệt trong 20 tuần (năm tháng) trở lên. Tuy nhiên, không có gì lạ khi thời gian có kinh nguyệt trở lại sớm hơn hoặc lâu hơn 20 tuần.

Bài viết tổng kết kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau sinh để lành nhanh nhất và hạn chế tối đa nguy cơ sẹo. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc vết mổ, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-sinh-nhanh-lanh-khong-dau-169/feed/ 0