Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Mon, 16 Jan 2023 03:41:14 +0000 vi-VN hourly 1 Bí quyết xử lý bệnh chốc lây ở trẻ nhanh khỏi – ngăn ngừa thâm sẹo http://viendalieu.com.vn/choc-lay-o-tre-2784/ http://viendalieu.com.vn/choc-lay-o-tre-2784/#respond Sun, 19 Sep 2021 01:15:15 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2784 choc-lay-o-tre-1

Chốc lây ở trẻ là bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị bệnh chốc lây ở trẻ hiệu quả, an toàn nhất.

I. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lây ở trẻ

Chốc lây là dạng nhiễm khuẩn da xảy ra phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chốc lây là tụ cầu vàng hay liên cầu. Ngoài ra có thể kể đến một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh chốc như:

1. Bề mặt da bị tổn thương từ trước

Da là hàng rào bảo vệ từ bên ngoài của cơ thể. Khi cấu trúc da bị tổn thương, vi khuẩn hay yếu tố có hại sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Chốc lây có thể xuất hiện khi có các vết thương gây trầy xước da, do côn trùng cắn hay ký sinh trùng như chấy rận sống ký sinh trên cơ thể.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm da cơ địa,mắc bệnh sởi hay thủy đậu cũng dễ tiến triển thành bệnh chốc.

2. Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh

choc-lay-o-tre-3

Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân gây bệnh chốc lây ở trẻ

Điều kiện vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo sạch sẽ cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh chốc ở trẻ nhỏ. Trẻ em vốn có bản tính hiếu động, việc vui chơi hàng ngày khiến trẻ đổ mồ hôi cùng nhiều bụi bẩn bám trên cơ thể.

Vì vậy nếu cha mẹ không lưu ý tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, chất bẩn này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập gây bệnh.

3. Yếu tố thời tiết

Bệnh chốc lây hay các bệnh ngoài da thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết ẩm ướt, khó chịu. Chính vì vậy vào những ngày thời tiết khó chịu, phụ huynh cần lưu ý hơn để có biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ. 

II. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lây

Dựa vào các triệu chứng của bệnh, có thể chia chốc lây thành 3 dạng điển hình sau:

1. Chốc lây không có bọng nước

Tổn thương thường xuất hiện với các vết trợt hay dát đỏ có kèm xung huyết. kích thước tổn thương có đường kính từ 0,5 đến 1cm. Các vết trợt này khi dùng tay ấn vào sẽ bị mất màu, thôi ấn xuất hiện màu đỏ trở lại.

2. Chốc lây có bọng nước

Tổn thương ban đầu là các mụn nước nhỏ, sau đó tiến triển thành các bọng nước kích thước lớn hơn. Những mụn nước này rất dễ vỡ và chảy dịch, sau đó đóng vảy tiết màu vàng hay màu giống mạt ong.

Chốc có bọng nước thời gian lành bệnh kéo dài hơn so với dạng không bọng nước.

3. Chốc loét

choc-lay-o-tre-2

Hình ảnh chốc loét ở trẻ nhỏ

Chốc loét là dạng tổn thương tiến triển từ chốc có bọng nước. Chốc loét sẽ xảy ra khi người bệnh không được chăm sóc đúng cách, điều kiện vệ sinh kém. Ngoài ra, bệnh nhân có các bệnh nền như tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng, người miễn dịch kém cũng dễ dẫn đến chốc loét.

Đặc điểm: Ban đầu tổn thương chỉ là các dát đỏ, bọng nước bình thường. Sau đó các bọng nước sẽ lan rộng, khi vỡ sẽ để lại các vết loét tổn thương đến tận trung bì của da. Dấu hiệu đục lỗ (Punched – out) và phía trên có phủ vảy tiết màu vàng sẫm, gờ cao hơn so với bề mặt da. Chốc loét thường xảy ra ở khu vực chi dưới, đặc trung bởi những tổn thương kích thước từ 2 đến 3 cm. Chốc loét cần thời gian lành bệnh lâu hơn, khi lành cũng dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Đối với chốc loét, tình trạng nhiễm khuẩn đã nặng người bệnh sẽ có các phản ứng viêm đặc trưng như sưng, nóng đỏ đau kèm sốt cao.

III. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lây

Trẻ bị chốc lây có thể gặp các biến chứng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

1. Biến chứng tại chỗ

a. Chàm hóa da

choc-lay-o-tre-4

Chàm hóa da là một trong những biến chứng khi trẻ bị chốc lây

Một số trường hợp bệnh chốc sẽ tiến triển thành bệnh chàm hóa da. Các mụn nước tập trung lại thành từng đám lớn quanh tổn thương hoặc rải rác khắp cơ thể. Người bệnh cảm thấy ngứa và cào gãi nhiều.

b. Viêm quầng, viêm mô bào

Tổn thương thành dạng mảng đỏ, có kèm phù nề, khi ấn thấy cứng và đau. Những tổn thương này có thể có dạng bọng nước hoặc hoại tử.

2. Biến chứng toàn thân

Một số biến chứng toàn thân người bệnh chốc lây có thể bị:

  • Viêm đường hô hấp. 
  • Viêm cầu thận cấp.
  • Viêm màng não.
  • Viêm cơ
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, việc phát hiện và điều trị đúng cách là hết sức quan trọng. Vậy cách điều trị bệnh chốc lây hiệu quả ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể ở phần bên dưới.

IV. Bí quyết xử lý bệnh chốc lây ở trẻ em mau lành nhất

Việc điều trị bệnh chốc đúng cách sẽ giúp rút ngắn được thời gian điều trị bệnh, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn hay các biến chứng. Khi trẻ bị bệnh chốc lây, cha mẹ cần thực hiện xử lý bằng các cách sau.

1. Sát khuẩn vùng da bị tổn thương

Khu vực da bị tổn thương do chốc lây rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát khuẩn để sát khuẩn vết chốc hàng ngày.

  • Sử dụng thuốc tím KMnO4 hoặc các thuốc sát khuẩn khác pha loãng với nước tỷ lệ 1/10.000 để tắm hàng ngày cho người bệnh. 
  • Đối với chốc lây có bọng nước hay bọng mủ: Có thể dùng dung dịch eosin 2%, dung dịch milian để chấm lên vết chốc vào mỗi buổi sáng đến khi bọng nước xẹp đi.
  • Nếu chốc lây có nhiều vảy tiết, sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát trùng tổn thương. Sử dụng đến khi các vảy tiết bong ra, có thể thay thế sử dụng các thuốc mỡ chứa kháng sinh như Mupirocin, Erythromycin, mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần.

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – giải pháp tối ưu làm sạch vết chốc lây 

2. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng nếu người bệnh có nhiều tổn thương hay nhiễm khuẩn.

Dưới đây là phác đồ kháng sinh cùng liều lượng sử dụng cho từng đối tượng của Bộ Y tế điều trị bệnh chốc lây:

  • Trường hợp tụ cầu vàng không kháng methicilin
Thuốc kháng sinh Trẻ em
Docloxacin Dùng 12mg/kg một ngày, chia thành 4 lần uống
Cephalexin Liều 25mg/kg thể trọng, chia thành 4 lần uống
Clindamycin Liều từ 10 đến 20mg/kg thể trọng, chia thành 3 lần uống
Amoxicillin/Clavulanic Liều 25mg/kg thể trọng, chia thành 2 lần uống
  • Trường hợp tụ cầu vàng kháng Methicillin
Thuốc kháng sinh Trẻ em
Trimetroprim /

sulfamethoxaxol

Liều từ 8-12mg/kg thể trọng, chia thành 2 lần uống
Vancomycin Liều 40mg/ngày chia 4 lần, truyền tĩnh mạch chậm

Thời gian điều trị bằng kháng sinh thông thường từ 5 đến 7 ngày. Cha mẹ chú ý khi cho trẻ dùng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc.

>>> Xem thêm: Cách chữa chốc lở ở trẻ em an toàn, không dùng kháng sinh 

3. Sử dụng thuốc giảm ngứa

Bệnh chốc lây thường kèm tình trạng ngứa nhiều khiến người bệnh cào gãi. Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc kháng Histamin H1 để giảm nhanh tình trạng ngứa cho bệnh nhân.

Một số thuốc kháng Histamin H1 hay dùng: Loratadin, Promethazin, Chlorpheniramin.

4. Dùng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm là sự lựa chọn thích hợp giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương trên da. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng giúp dịu da, giảm cảm giác ngứa cho bệnh nhân bị chố lây.

Kem Dizigone Nano Bạc kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo

Một số kem dưỡng ẩm hay sử dụng: Kem Dizigone Nano Bac, Kem dưỡng ẩm nivea, Kem Vaselin.

Lưu ý: Chỉ được sử dụng kem dưỡng ẩm khi những tổn thương đã khô se, không còn dấu hiệu chảy dịch hay mủ.

5. Sử dụng kem trị sẹo

Chốc có bọng nước hay chốc loét tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ra sẹo. Vì vậy việc sử dụng kem trị sẹo sớm sẽ hỗ trợ ngăn ngừa sẹo xấu xuất hiện.

Một số kem trị sẹo hiện nay hay sử dụng:

  • Kem trị sẹo Dermatix Ultra
  • Kem trị sẹo Mederma
  • Kem trị sẹo Scar Esthetique

cham-soc-vet-bong-bo-xe-may-19

V. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh chốc lây cha mẹ cần biết

Bên cạnh việc điều trị bệnh, việc chăm sóc hợp lý sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh chốc cho trẻ. Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bệnh chốc lây ở trẻ nhỏ:

1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Để bệnh chốc ở trẻ em mau lành, không để lại sẹo cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Một số thực phẩm nên đưa vào bữa ăn: Sữa chua, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thịt lợn.
  • Những thực phẩm cần tránh: Rau muống, đồ nếp, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán. 

tre-em-bi-bong-bo-xe-may-5

Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bị bệnh chốc

2. Không cho trẻ cào gãi tổn thương

Bệnh chốc lây khiến trẻ bị ngứa và muốn cào gãi. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý, không cho trẻ cào gãi làm tổn thương nặng thêm.

Phụ huynh nên cắt móng tay, móng chân, có thể đeo bao tay cho trẻ để tránh bé cào gãi làm vỡ bọng nước.

3. Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hàng ngày

Tắm rửa vệ sinh hàng ngày là điều cần thiết cho trẻ bị chốc. Tuyệt đối không được kiêng tắm vì kiêng tắm sẽ tích tụ chất bẩn trên da, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập.

Trên đây là cách xử lý bệnh chốc lây ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/choc-lay-o-tre-2784/feed/ 0
5 kiến thức cơ bản cần biết về bệnh chốc lây http://viendalieu.com.vn/choc-lay-2782/ http://viendalieu.com.vn/choc-lay-2782/#respond Sat, 18 Sep 2021 06:38:30 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2782 choc-lay-1

Chốc lây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi tổn thương dạng bọng nước. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức cơ bản nhất về bệnh chốc lây.

I. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lây

Chốc lây là tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da, gây nên các bọng nước rải rác, sau đó hóa mủ và đóng vảy tiết. Nguyên nhân thường gặp do nhóm vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu gây ra. Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh chốc.

1. Bề mặt da đã bị tổn thương

benh-choc-lo-kieng-an-gi-10

Bề mặt da bị tổn thương là nguyên nhân gây bệnh chốc lây

Bệnh chốc da có thể xuất hiện sau khi bề mặt da bị tổn thương do trầy xước hay mắc bệnh như viêm da cơ địa, thủy đậu.

Ngoài ra, ở trẻ nhỏ bị côn trùng cắn, bị bệnh ghẻ hay đầu có chấy rận cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh chốc lây.

2. Yếu tố thời tiết

Thời điểm thời tiết oi bức, nóng ẩm nhất là vào mùa hè, nguy cơ xảy ra bệnh chốc lây sẽ cao hơn. Do đó cha mẹ cần chú ý hơn vào những thời điểm trên để có cách phòng tránh bệnh cho trẻ.

3. Điều kiện sinh hoạt

Điều kiện vệ sinh, tắm rửa hàng ngày không đảm bảo cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh chốc dễ xuất hiện. Ngoài ra, trẻ vui chơi, đùa nghịch ở khu vực nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh chốc da.

II. Chốc lây có những triệu chứng điển hình nào?

1. Chốc lây không có bọng nước

Tổn thương xuất hiện trên da thường là các dát đỏ có kèm xung huyết đường kính từ 0,5 đến 1cm. Khi dùng tay ấn vào hay làm căng da tổn thương sẽ bị mất màu. 

2. Chốc lây có bọng nước

choc-lay-2

Chốc lây có mụn nước màu nâu nhạt

Chốc có bọng nước có ban đầu là các mụn nước nhỏ, sau tiến triển và lớn dần thành bọng nước. Các bọng nước này thường nhăn nheo, có viền đỏ giới hạn xung quanh, ban đầu chứa dịch trong, sau vài giờ thường tiến triển hóa mủ.

Những bọng nước này thường dễ bị vỡ, sau đó chảy dịch và đóng thành các vảy tiết màu nâu nhạt hay màu mật ong. Khi cạy vảy tiết này, tổn thương dưới da có dạng các vết trợt màu đỏ. 

Sau 7 đến 10 ngày các vảy tiết sẽ bong đi, để lại trên da các dát hồng, sau đó lành hẳn mà ít khi để lại sẹo trên da. 

3. Chốc loét

Đối với trường hợp chốc bị nhiễm khuẩn sẽ tiến triển thành chốc loét. Chốc loét gây ra tổn thương rộng và ăn sâu đến lớp trung bì của da. Bề mặt vết chốc loét có các vảy tiết màu tím, gờ cao hơn bề mặt da. Chốc loét cần thời gian lành bệnh lâu hơn, khi lành cũng dễ gây ra sẹo.

Vị trí thường bị chốc lây: Tổn thương thường xuất hiện ở vùng cổ, mặt, chân tay.

Triệu chứng toàn thân: Thông thường trẻ bị bệnh chốc thường không kèm theo sốt, hạch ngoại vi có thể hơi sưng do có phản ứng viêm. Triệu chứng cơ năng: Chốc lây thường khiến bệnh nhân ngứa nhiều muốn cào gãi. 

III. Phân biệt bệnh chốc lây với các bệnh khác

Bệnh chốc lây có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vì vậy việc phân biệt để có phương pháp điều trị là rất quan trọng.

1. Bệnh nấm da

Bệnh nấm da thường dễ nhầm lẫn với dạng chốc không có bọng nước. Tổn thương do nấm da có hình đa cung, xuất hiện nhiều mụn nước và vảy da trên bề mặt.

Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều hơn, xét nghiệm nấm cho kết quả dương tính.

2. Bệnh thủy đậu

choc-lay-3

Các mụn nước ở bệnh thủy đậu có kích thước nhỏ khoảng 1-3mm

Chốc lây đôi khi có thể chẩn đoán nhầm với bệnh thủy đậu. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do virus Herpes Zoster gây ra. Đối tượng thường bị bệnh cũng là trẻ nhỏ, thường bùng phát vào thời điểm mùa xuân, khí hậu ẩm ướt.

Tổn thương trên da cũng có dạng mụn nước nhưng kích thước chỉ khoảng 1 đến 3mm. Những mụn nước này xuất hiện khắp cơ thể, có thể hóa mủ và đóng vảy tiết. 

Ngoài ra, người bị bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi, chán ăn,đau đầu.

3. Bệnh Herpes simplex

Đây là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em hay người lớn, nguyên nhân do virus HSV gây ra. Tổn thương trên da thường là các mụn nước kích thước nhỏ, chứa dịch trong, phân bố thành từng chùm. Những mụn nước này khi bị vỡ tạo ra các vết trợt nông gây ra cảm giác đau rát rất nhiều. 

Vị trí tổn thương thường ở vùng miệng hay bộ phận sinh dục.

4. Hội chứng bong vảy da do tụ cầu

Hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, nguyên nhân do chủng vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.

Dấu hiệu điển hình: Vùng da ửng đỏ và nhạy cảm ở vùng cổ, bẹn, nách. Sau vài ngày tổn thương lan rộng và bong da thành các mảng lớn. Tổn thương này ở ngay dưới lớp tế bào hạt nên thời gian lành bệnh rất nhanh.

IV. Cách điều trị bệnh chốc lây nhanh khỏi, không để lại sẹo

Nguyên tắc điều trị bệnh chốc lây: Kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Ngoài ra, các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, thuốc trị sẹo cũng cần được cân nhắc sử dụng.

1. Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ

Các bọng nước là dấu hiệu điển hình của bệnh chốc lây. Những bọng nước này rất dễ vỡ gây chảy dịch, đóng vảy tiết và nhiễm khuẩn. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát trùng để sát khuẩn, làm sạch cho vết chốc, tránh nhiễm khuẩn nặng thêm.

  • Sử dụng thuốc tím KMnO4 pha loãng với nước tắm tỷ lệ 1/10.000, tắm mỗi ngày một lần. Có thể thay thế thuốc tím bằng các thuốc sát khuẩn khác như Povidon Iod, Cồn Y tế, Dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

dizigone

Dung dịch Dizigone – vệ sinh vết chốc hiệu quả

  • Đối với trường hợp bọng nước, bọng mủ: Sử dụng dung dịch eosin 2%, dung dịch Castellani hay Milian để chấm vào tổn thương mỗi buổi sáng.
  • Đối với trường hợp chốc lây có nhiều vảy tiết: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch KMn04 1/10.000 để đắp lên tổn thương đến khi vảy tiết được bong ra. Các thuốc mỡ chứa kháng sinh có thể thay thế sử dụng như Acid Fusidic, Kem Erythromycin hay thuốc mỡ Mupirocin.

2. Sử dụng kháng sinh điều trị toàn thân

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi bệnh chốc có tổn thương trên da nhiều và lan tỏa. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng là

  • Difloxacin: Liều 250mg uống 4 lần mỗi ngày ở người lớn. Trẻ em dùng liều 12mg/kg uống 4 lần một ngày.
  • Cephalexin: Người lớn sử dụng liều 250mg, uống 4 lần mỗi ngày. Trẻ em dùng liều 25mg/kg thể trọng, uống 4 lần mỗi ngày.
  • Clindamycin: Người lớn dùng liều 300mg, ngày uống 2 lần. Trẻ em dùng liều 25mg/kg thể trọng, uống 2 lần một ngày.

Liệu trình kháng sinh sử dụng trong vòng 5 đến 7 ngày. Đối với tình trạng chốc loét, bệnh nhân cần được điều trị cụ thể theo kháng sinh đồ.

3. Sử dụng thuốc giảm ngứa

Bệnh nhân bị chốc lây thường kèm triệu chứng ngứa và muốn cào gãi. Thuốc giúp giảm ngứa thường được dùng là thuốc kháng Histamin H1 như: Chlorpheniramine, Loratadine hay Promethazine.

4. Dùng kem dưỡng ẩm

Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp rất an toàn giúp giảm đáng kể ngứa cho người bệnh. Ngoài ra kem dưỡng ẩm cũng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp hạn chế sẹo khi vết chốc lành.

Dizigone nano bạc

Kem Dizigone Nano Bạc kháng khuẩn – dưỡng da – ngăn ngừa sẹo

Một số loại kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:

Chú ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi các vết chốc lây đã khô, không còn tình trạng chảy dịch.

5. Sử dụng kem trị sẹo

Đối với dạng chốc lây tiến triển thành chốc loét, khi bệnh lành rất dễ để lại sẹo. Do đó nên dùng kem trị sẹo sớm để hạn chế tối đa sẹo lồi, sẹo lõm hình thành gây mất thẩm mỹ.

Một số kem trị sẹo hiệu quả hiện nay:

  • Kem trị sẹo Dermatix Ultra
  • Kem trị sẹo lồi Mederma
  • Kem trị sẹo Stratamed

tre-bi-bong-nuoc-soi-phai-lam-sao-6

6. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Bên cạnh việc điều trị bệnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất sẽ giúp bệnh mau lành lại, hạn chế nguy cơ gây ra sẹo. Vì vậy trong các bữa ăn của bé, cha mẹ nên nấu các món ăn lỏng, dễ nuốt.

  • Những thực phẩm nên dùng: Hoa quả, rau xanh, trứng, sữa.
  • Những thực phẩm nên tránh: Đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, đồ chiên rán, rau muống, thịt gà, thịt đỏ.

>>>Xem thêm: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì cho nhanh lành và không để lại sẹo

7. Một số lưu ý khác

Trong quá trình điều trị bệnh chốc lây, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, tuyệt đối không được kiêng tắm.
  • Cắt móng tay, chân cho trẻ tránh tình trạng cào gãi gây tổn thương nặng thêm.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh làm cọ xát tổn thương.

V. Cần làm gì để phòng tránh chốc lây cho trẻ?

Bệnh chốc lây có thể dễ dàng phòng tránh được nếu cha mẹ thực hiện những điều sau:

  • Chủ động nhận biết, phòng tránh bệnh chốc xuất hiện sau khi trẻ mắc các bệnh do virus như sởi, quai bị.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng.

tri-ham-ta-bang-dau-dua-9

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày

  • Tránh tình trạng con trùng đốt, ký sinh trùng như chấy rận.
  • Cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, không bụi bẩn.
  • Khi trẻ bị chốc lây nên cho bé nghỉ học để điều trị, tránh lây lan cho những bạn khác.

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất cha mẹ cần biết về bệnh chốc lây. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/choc-lay-2782/feed/ 0
Chốc mép bôi thuốc gì cho nhanh khỏi – không để lại sẹo http://viendalieu.com.vn/choc-mep-boi-thuoc-gi-2778/ http://viendalieu.com.vn/choc-mep-boi-thuoc-gi-2778/#respond Fri, 17 Sep 2021 06:45:43 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2778 choc-mep-boi-thuoc-gi-1

Chốc mép là bệnh lý da liễu có khả năng lây lan cao, gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm. Biểu hiện của bệnh chốc mép và những vết nứt ở kẽ môi, mụn nước quanh miệng. Sử dụng thuốc bôi là chỉ định phổ biến trong điều trị chốc mép. Để giải mã câu hỏi “chốc mép bôi thuốc gì?”, bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc 7 loại thuốc bôi chốc mép nhanh khỏi và không để lại sẹo.

I. Nguyên nhân gây bệnh chốc mép

Chốc mép là tình trạng nhiễm khuẩn da do nhiều nguyên nhân đó là:

  • Vi khuẩn: do tụ cầu vàng, liên cầu.
  • Virus: phổ biến là nhóm herpes virus.
  • Vi nấm: phổ biến là nấm men Candida albicans.
  • Nguyên nhân khác: thiếu hụt vitamin B12. Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như: nấm hương, thịt bò, các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá mòi,…), trứng, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phomai,…).

Để điều trị chốc mép hiệu quả, bạn cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi chốc mép. Vậy lựa chọn thuốc bôi chốc mép nào hiệu quả và an toàn?

>>>Xem thêm: Bảy điều cha mẹ cần biết về bệnh chốc lở 

II. Thuốc bôi chốc mép gây ra bởi vi khuẩn

1. Thuốc bôi chốc mép Mupirocin USL

choc-mep-boi-thuoc-gi-2

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Ấn Độ
  • Thành phần chính: Mupirocin có khả năng ức chế men isoleucyl transfer-RNA synthetase, từ đó làm ngừng quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.
  • Chỉ định: Thuốc mỡ Mupirocin được chỉ định điều trị tại chỗ các nhiễm khuẩn da tiên phát (chốc mép, viêm nang lông, nhọt, chốc loét) và nhiễm khuẩn thứ phát.
  • Cách sử dụng:
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
    • Bôi một lượng phù hợp thuốc Mupirocin lên vùng da đó. Vùng tổn thương có thể được băng lại.
    • Bỏ thuốc còn thừa nếu hết đợt điều trị.
    • Không trộn lẫn với chế phẩm khác do có nguy cơ làm giảm tác dụng kháng khuẩn và ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc.
    • Tần suất: 2-3 lần/ngày.
    • Cần rửa tay trước và sau khi dùng thuốc.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trong quá trình điều trị chốc mép do vi khuẩn, ít gây nguy cơ chọn lọc vi khuẩn kháng thuốc.
    • Nhược điểm: có thể gây nóng rát tại nơi bôi thuốc.
  • Giá tham khảo: 65 000VNĐ/tuýp 10g.

2. Thuốc bôi chốc mép Axcel Fusidic Acid-B Cream

choc-mep-boi-thuoc-gi-3

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Malaysia
  • Thành phần chính: acid fusidic có tác dụng kìm và diệt khuẩn do ức chế quá trình sinh tổng hợp protein cần thiết của vi khuẩn.
  • Chỉ định: thuốc bôi Fusidic điều trị nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn nhạy cảm như: tụ cầu, liên cầu. Nhiễm khuẩn nguyên phát gồm: chốc mép, viêm nang lông, nhọt,…. Nhiễm khuẩn thứ phát gồm: eczema, viêm da tiếp xúc,…. 
  • Cách sử dụng:
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chốc mép.
    • Thoa thuốc lên vùng da bị tổn thương
    • Tần suất 2-3 lần/ngày, thường dùng trong 7 ngày.
    • Cần rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trong việc điều trị chốc mép do vi khuẩn gram +.
    • Nhược điểm: Thuốc không có tác dụng trên vi khuẩn gram âm và nấm. Thuốc có thể qua hàng rào nhau thai và có mặt trong sữa mẹ nên cân nhắc trong quá trình sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Giá tham khảo: 65 000VNĐ/tuýp 15g.

3. Thuốc bôi chốc mép Mibery gel 4%

choc-mep-boi-thuoc-gi-4

  • Nguồn gốc: xuất xứ tại Việt Nam
  • Thành phần chính: erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng in vitro và in vivo trên hầu hết các vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram dương cũng như trên một vài trực khuẩn gram âm. Erythromycin gắn kết có hồi phục vào tiểu đơn vị ribosom 50S, từ đó ức chế sự tổng hợp protein của các vi khuẩn nhạy cảm chủ yếu là propionibacterium acnes.
  • Chỉ định: thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như: chốc mép, mụn nhọt, trứng cá.
  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch vùng da bị tổn thương.
    • Bôi một lớp mỏng gel erythromycin 4% lên vùng da đó.
    • Tần suất: 2 lần/ngày.
    • Chú ý rửa sạch tay trước và sau khi bôi thuốc.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả điều trị chốc mép trên hầu hết các vi khuẩn gram +, một số ít trên gram –.
    • Nhược điểm: Không có tác dụng trên vi khuẩn ưa khí gram âm. Có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn đó là: khô da, nhạy cảm, ngứa ngáy, da tróc vảy, nổi ban, da nhờn, cảm giác rát bỏng.
  • Giá tham khảo: 15 000VNĐ/tuýp 15g.

III. Thuốc bôi chốc mép gây ra bởi virus – Acyclovir Stada cream

choc-mep-boi-thuoc-gi-5

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Việt Nam 
  • Thành phần chính: acyclovir có khả năng chọn lọc cao với enzyme thymidine kinase. Enzym này biến đổi acyclovir thành acyclovir monophosphate. Monophosphat được biến đổi thành diphosphat bởi guanylat kinase tế bào và thành triphosphate bởi một số enzyme tế bào. Acyclovir triphosphate sẽ làm dừng sự sao chép DNA của virus Herpes.
  • Chỉ định: điều trị các bệnh nhiễm virus Herpes simplex da như: chốc mép.
  • Cách sử dụng:
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
    • Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị chốc mép.
    • Tần suất 5 lần/ngày, cách nhau mỗi 4 giờ
    • Điều trị liên tục trong 5 ngày, tiếp tục điều trị 5 ngày nếu vết thương chưa lành hẳn.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trong quá trình điều trị chốc mép do virus.
    • Nhược điểm: có thể xuất hiện các tác dụng không mong muốn như: đau nhói thoáng qua, nóng rát, ngứa, ban đỏ.
  • Giá tham khảo: 18 000VNĐ/tuýp 5g.

IV. Thuốc bôi chốc mép gây ra bởi nấm

1. Thuốc bôi chốc mép Bikozol

choc-mep-boi-thuoc-gi-8

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Việt Nam
  • Thành phần chính: ketoconazole có khả năng ức chế hoạt tính của cytochrome P450, làm giảm lượng ergosterol là thành phần chính của tế bào nấm. Chúng sẽ làm thay đổi tính thấm và chức năng của tế bào, từ đó tiêu diệt tế bào nấm. 
  • Chỉ định: điều trị các bệnh ngoài da do nấm như: chốc mép.
  • Cách sử dụng:
    • Bôi lớp kem mỏng tại nơi bị tổn thương.
    • Tần suất 1-2 lần/ngày, thời gian sử dụng tối đa cho một đợt điều trị nấm da là 4 tuần.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trọng điều trị chốc mép do nấm gây ra
    • Nhược điểm: có thể gây dị ứng, ngoại ban.
  • Giá tham khảo: 5 000VNĐ/tuýp 5g.

2. Thuốc bôi chốc mép Clotrimazol VCP

choc-mep-boi-thuoc-gi-6

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Việt Nam
  • Thành phần chính: clotrimazol liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm.
  • Chỉ định: điều trị các bệnh ngoài da do nấm như: chốc mép.
  • Cách sử dụng:
    • Rửa sạch, lau khô vùng da bị bệnh.
    • Thoa một lớp mỏng, xoa nhẹ và đều cho thuốc ngấm hoàn toàn.
    • Tần suất: 2 lần/ngày thời gian điều trị trung bình từ 1-4 tuần.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trong điều trị bệnh về da do nấm
    • Nhược điểm: có thể xuất hiện tác dụng không mong muốn đó là: khô da, ngứa ngáy
  • Giá tham khảo: 12 000VNĐ/tuýp 15g.

3. Thuốc bôi chốc mép Medskin Mico

choc-mep-boi-thuoc-gi-7

  • Nguồn gốc: xuất sứ tại Việt Nam
  • Thành phần chính: Miconazol nitrat có khả năng ức chế 14α- demetylase, từ đó ức chế sinh tổng hợp ergosterol và các lipid khác của màng tế bào nấm. Kết quả là làm rối loạn chức năng màng và ức chế nấm tăng trưởng.
  • Chỉ định: thuốc sử dụng bôi tại chỗ trong các bệnh da liễu như chốc mép do nấm.
  • Cách sử dụng:
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương.
    • Thoa một lượng kem phù hợp lên vùng da bị chốc mép.
    • Tần suất 1-2 lần/ngày.
  • Đánh giá sản phẩm
    • Ưu điểm: hiệu quả trong điều trị chốc mép do nấm
    • Nhược điểm: xuất hiện tình trạng kích ứng hoặc rát bỏng
  • Giá tham khảo: 15 000VNĐ/tuýp 10g.

Chốc mép là tình trạng tổn thương da do vi khuẩn, vi nấm hoặc virus. Vì vậy, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn và giúp đỡ.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

 

]]>
http://viendalieu.com.vn/choc-mep-boi-thuoc-gi-2778/feed/ 0
Thực hư hiệu quả khi áp dụng chữa chốc đầu bằng thuốc nam http://viendalieu.com.vn/chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-2769/ http://viendalieu.com.vn/chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-2769/#respond Wed, 15 Sep 2021 13:57:56 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2769 chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-1

Hiện nay, nhiều người vẫn truyền tai nhau về những phương pháp chữa chốc đầu bằng thuốc nam. Nhưng liệu những bài thuốc này có thực sự hiệu quả hay không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề thực hư hiệu quả khi chữa chốc đầu bằng thuốc nam.

I. Nguyên nhân gây bệnh chốc đầu

Bệnh chốc đầu thường gây nên do tụ cầu, liên cầu hoặc cả liên cầu và tụ cầu cùng phối hợp. Nghiên cứu cho rằng 50 – 70% bệnh chốc do tụ cầu vàng. Phần còn lại là do liên cầu hoặc phối hợp cả hai.

Vi khuẩn tấn công vào da, xâm nhập vào lớp sừng và lớp gai của da đầu, nhân lên, tiết nội độc tố và làm đứt các sợi liên kết khiến cho huyết thanh tụ lại tạo thành các bọng mủ.

Các yếu tố như tuổi nhỏ, điều kiện khí hậu nóng ẩm nhất là mùa hè, điều kiện vệ sinh kém, nơi ở chật chội là những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn gây bệnh chốc đầu.

II. 7 bài thuốc nam trị chốc đầu thông dụng

1. Chữa chốc đầu bằng hạt cau

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-2

Thành phần hoạt chất: gồm 4 alkaloid chính: arecolin, arecaidin, guvaxin, guvacolin

Công dụng: các alkaloid trong hạt cau có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và giun sán nên có tác dụng điều trị chốc đầu do nấm gây ra.

Cách dùng: Quả cau tách riêng 2 phần vỏ và hạt, hạt cau phơi khô tán thành bột. Lấy bột hạt cau hòa với dầu vừng thành hỗn hợp, sau đó bôi một lượng vừa phải lên vết chốc đầu.  

Lưu ý: Trong hạt cau có độc do arecolin có khả năng làm tim đập chậm, khi dùng liều lớn có thể gây liệt thần kinh nên không được lạm dụng.

2. Chữa chốc đầu bằng quả bồ kết

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-3

Thành phần hoạt chất: Trong bồ kết có flavonoid, nhiều saponin trong đó có saponaretin và nhiều chất khác. Trong nghệ có nhóm hoạt chất curcuminoid đặc biệt là curcumin.

Công dụng: Flavonoid và saponaretin trong bồ kết có tính kháng khuẩn mạnh, curcumin trong nghệ có khả năng kháng khuẩn, thúc đẩy tái tạo da tránh để lại sẹo. 

Cách làm:

  •  Nấu nước gội đầu:

Bồ kết lấy 10 quả, gừng tươi lấy 1 củ vừa, 1 nắm chè xanh lá già. Bồ kết nướng sơ qua, gừng tươi giã nát, cho lá chè vào và thêm nước nấu sôi, để nguội dùng làm nước gội đầu.

  • Bột bồ kết rang rắc vào vết chốc đầu:

Sau khi người bệnh gội đầu bằng nước bồ kết đun, lấy khoảng 3 quả bồ kết và 1 củ nghệ rang giòn, tán mịn thành bột sau đó rắc hỗn hợp bột bồ kết lên vết chốc.

Liều lượng: Mỗi ngày thực hiện 1 lần trong khoảng 5 – 7 ngày sẽ khỏi.

3. Chữa chốc đầu bằng rau sam

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-4

Thành phần hoạt chất: Saponin, flavonoid, acid hữu cơ, nhiều vitamin, nhất là vitamin C và nhiều thành phần khác,…

Công dụng: Các saponin, flavonoid trong rau sam giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, làm dịu vùng da bị tổn thương do chốc đầu. 

Một số bài thuốc nam chữa chốc đầu sử dụng rau sam:

Bài 1:

Cách làm: Cần 1 lượng lớn rau sam, rửa sạch. Cho rau sam vào nồi thêm nước nấu duy trì lửa nhỏ từ 1 – 2 giờ đến khi cô được thành cao. Cho cao vào lọ thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh sau mỗi lần sử dụng.

Cách dùng: Mỗi lần bôi, phải làm sạch vùng da đầu bị chốc sau đó bôi một lớp mỏng vào các vết tổn thương từ 2 – 3 lần mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Bài 2:

Cách làm: Rau sam một lượng lớn, rửa sạch đất bẩn, phơi thật khô, sau đó đốt thành tro. Tro rau sam trộn cùng với mỡ lợn tạo thành hỗn hợp cao bôi.

Cách dùng: Dùng hàng ngày bôi vào chỗ bị chốc lở ngày 2 – 3 lần cho tới khi khỏi hẳn.

Lưu ý: Phương pháp này hiện tại không được dùng nhiều vì không đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn, có thể khiến vết chốc trầm trọng hơn. 

4. Chữa chốc đầu bằng củ hành

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-5

Thành phần hoạt chất: Trong hành có kháng sinh allicin, acid malic, kalisulfit 

Công dụng: Trong hành chứa allicin là kháng sinh mạnh có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn, có khả năng tiêu viêm giúp điều trị chốc đầu hiệu quả.

Có rất nhiều bài thuốc chữa chốc đầu từ hành và mật ong tiêu biểu như 2 bài thuốc sau:

Bài 1:

Cách làm: Hành củ, tốt nhất là hành tươi rửa sạch, phơi khô sau đó giã nát hành, thêm mật ong hoặc mật mía vào trộn đầu thành 1 hỗn hợp sền sệt. Sử dụng hỗn hợp này đắp lên vết chốc đầu giữ trong khoảng 5 – 7 giờ. 

Sau đó lấy lá trầu không đun lấy nước gội sạch đầu. Lá trầu không có chứa tinh dầu có tính kháng khuẩn, làm sạch rất cao, giúp làm dịu vết tổn thương nhanh chóng, hiệu quả.

Liều dùng: Thực hiện cách này khoảng 3 – 5 lần bệnh chốc đầu sẽ chấm dứt.

Bài 2:

Cách làm: sử dụng 3 cây hành hoa, nhặt bỏ rễ, đem rửa sạch, phơi ráo nước, cho vào cối giã nát, cho hành đã giã vào một cái chén sạch. Thêm vào 2 thìa cà phê mật ong trộn đều. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên vết chốc hàng ngày. Mật ong cho hiệu quả kháng khuẩn tốt hơn. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất và vitamin dưỡng da giúp mau lành vết sẹo.

Liều lượng: bôi tại chỗ chốc đầu mỗi ngày một lần trong khoảng 1 tuần sẽ khỏi.

5. Chữa chốc đầu bằng hạt bưởi

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-6

Thành phần chính: Chất nhầy pectin, các vitamin B1, B2, C, khoáng chất,..

Công dụng: Chất nhầy pectin được coi là một kháng sinh đa dụng có khả năng chống viêm, cùng với các dưỡng chất khác giúp làm lành vết chốc đầu nhanh chóng.

Cách dùng: Sau khi tách lấy hạt bưởi, tiến hành bóc vỏ hạt bưởi, lấy nhân phơi khô. Nhân hạt bưởi sau khi phơi khô, đem đốt thành than rồi tán nhỏ thành bột mịn.

Liều dùng: Mỗi ngày rắc một lượng bột than hạt bưởi vừa phải lên các vết tổn chốc đầu từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.

6. Chữa chốc đầu bằng cây sài đất

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-10

100g sài đất tươi, rửa sạch, đun lấy nước gội đầu, tắm rửa, thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần bệnh chốc đầu sẽ khỏi

7. Chữa chốc đầu bằng lá đào

Thành phần hoạt chất: Lá đào chứa amygdagin, acid tanic, coumarin đây là những chất có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm trong các bệnh ghẻ, chốc, lở ngứa,… . Mướp đắng chứa nhiều glycosid, saponin, adenin, alkaloid, vitamin B1, C,… có tác dụng tiêu độc, tiêu viêm kháng khuẩn rất tốt.

Công dụng: Lá đào và mướp đắng sử dụng riêng cho tác dụng tương đối tốt trên các loại nấm, vi khuẩn. Việc kết hợp sử dụng mướp đắng và lá đào cho hiệu quả tốt hơn trong chữa trị các bệnh ghẻ, chốc lở,…

Cách làm: 100g lá đào tươi, rửa sạch thêm nước đun sôi để nguội dùng gội đầu. Mướp đắng rửa sạch, giã nát đắp vào vết chốc

Liều lượng: Thực hiện bài thuốc ngày một lần cho đến khi khỏi hẳn sau vài ngày điều trị.

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-11

III. Đánh giá ưu – nhược điểm khi chữa chốc đầu bằng thuốc nam

1. Ưu điểm

  • Hầu hết các bài thuốc nam đều được cha ông đúc kết truyền lại qua nhiều thế hệ. Bằng kinh nghiệm điều trị lâu năm, những bài thuốc nam không hiệu quả sẽ bị đào thải.
  • Nguồn gốc của các bài thuốc nam là từ nguyên liệu tự nhiên, từ các dược liệu xung quanh. Do đó sử dụng thuốc nam tương đối an toàn, lành tính và không gây kháng thuốc khi sử dụng lâu dài, phù hợp với nhiều đối tượng mắc bệnh.
  • Tiết kiệm chi phí chữa trị, dược liệu cây cối dễ tìm, tương đối sẵn có.

2. Nhược điểm

chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-12

Chưa có minh chứng rõ ràng về hiệu quả và tính an toàn của bài thuốc nam chữa chốc đầu

  • Do hầu hết các bài thuốc nam chữa chốc đầu đều là do kinh nghiệm, sách vở ghi chép hoặc các bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm định, cấp phép rõ ràng. Do đó hiệu quả và tính an toàn của các bài thuốc nam này không được đảm bảo cho mọi đối tượng sử dụng..
  • Liều lượng sử dụng không thống nhất, mang tính ước chừng nên khả năng chữa khỏi tận gốc chưa được khẳng định mà chủ yếu là giảm các triệu chứng.
  • Nhiều dược liệu có chứa các chất độc ví dụ hạt cau,… nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc cho người bệnh.
  • Tự chế thuốc thường không đảm bảo vệ sinh, dễ làm trầm trọng hơn tình trạng chốc đầu. Nặng hơn có thể gây viêm loét, nhiễm trùng do bào chế thuốc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
  •  Phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân đáp ứng khác nhau cho hiệu quả điều trị không đồng nhất.

IV. Nguyên tắc chữa chốc đầu theo quan điểm hiện đại

Nguyên tắc chung

1. Điều trị bằng các thuốc bôi tại chỗ kết hợp sử dụng thuốc điều trị toàn thân.

2. Chống ngứa cho bệnh nhân và tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

3. Điều trị triệu chứng kèm theo (nếu có).

Nguyên tắc cụ thể

1. Điều trị tại chỗ

Sử dụng các chất sát khuẩn để sát trùng vết chốc đầu. Dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn được tụ cầu và liên cầu là nguyên nhân chính gây bệnh. Một số dung dịch sát khuẩn thường được dùng là: PVP – Iod, Cồn, dung dịch kháng khuẩn Dizigone,…

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

Khi các vết mụn mủ, vảy cứng có tiết dịch mủ vàng, cần làm mềm vảy cứng bằng cách đắp các dung dịch như nước muối sinh lí, thuốc tím pha với nồng độ 1/10000,… lên da, kiên trì đắp vài tiếng đến khi vảy cứng bong tróc hết. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc các kháng sinh dạng kem bôi.

2. Điều trị toàn thân

cham-soc-vet-bong-13

Sử dụng thuốc kháng sinh với vết chốc đầu nghiêm trọng

  • Chỉ áp dụng khi chốc đầu trở nên nghiêm trọng, các vết chốc lan rộng không đáp ứng với thuốc dùng ngoài.
  •  Sử dụng các kháng sinh đường uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số kháng sinh thường dùng như: Cephalexin, clidamycin, docloxacin, amoxicillin/acid clavunaic,…
  • Thời gian sử dụng kháng sinh toàn thân từ 5 – 7 ngày
  • Trong trường hợp ngứa nhiều, kết hợp sử dụng thêm thuốc giảm ngứa như: loratadin 
  •  Nếu có biến chứng phải điều trị các biến chứng kèm theo

>> Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất

Chữa chốc đầu bằng thuốc nam là phương pháp điều trị chi phí thấp, tuy nhiên hiệu quả chưa rõ ràng và chưa được kiểm chứng. Để chốc đầu khỏi nhanh, người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Nếu cần được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh chốc đầu, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/chua-choc-dau-bang-thuoc-nam-2769/feed/ 0
3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đầu an toàn – hiệu quả nhất http://viendalieu.com.vn/tre-bi-choc-dau-2713/ http://viendalieu.com.vn/tre-bi-choc-dau-2713/#respond Mon, 13 Sep 2021 13:05:50 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2713 tre-bi-choc-dau-1

Chốc, chốc lở… là căn bệnh gây bởi tụ cầu vàng và liên cầu. Tuy nhiên, “chốc đầu” lại là thuật ngữ mà dân gian thường dùng để miêu tả “nấm da đầu” – bệnh xuất phát từ nguyên nhân nấm sợi. Chốc đầu thường gặp ở trẻ em và gây ra những cơn ngứa ngáy dai dẳng, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc triền miên. Để xử lý chốc đầu cho bé, mẹ hãy cùng tham khảo “3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đầu” qua bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị chốc đầu

tre-bi-choc-dau-2

Nấm dermatophytes là nguyên nhân gây ra bệnh chốc đầu 

  • Bệnh chốc đầu do da đầu bị nấm dermatophytes xâm nhập phát triển gây ra các tổn thương da. Dermatophytes tồn tại và phát triển ở hầu hết các mô chết như tóc, móng, biểu bì da. Đồng thời do ưa thích những nơi ấm, ẩm nên chúng phát triển rất mạnh ở những vùng da nhiều mồ hôi. 
  • Da đầu là nơi có nhiệt độ ấm, lại hay ra nhiều mồ hôi nên rất thuận lợi cho sự phát triển và gây bệnh của nấm, đặc biệt là da đầu trẻ nhỏ.
  • Trẻ nhỏ là độ tuổi hay bị chốc đầu nhất do sức đề kháng kém hơn người trưởng thành. Hơn nữa. đây là lứa tuổi hiếu động, hay đùa nghịch ra rất nhiều mồ hôi song khả năng tự vệ sinh kém nên dễ tạo môi trường cho nấm gây bệnh.
  • Một số yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển khác có thể kể đến như: Khí hậu nóng ẩm, nhất là vào mùa hè, nơi ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém,… Hoặc ở những trẻ có mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư,… rất dễ bị chốc đầu

Chốc đầu rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ do tự mắc hoặc lây từ người và động vật bị chốc đầu. Ví dụ trẻ tiếp xúc, ngủ chung với các bạn bị chốc đầu, chơi cùng với chó mèo mang nấm,…

II. Biểu hiện của chốc đầu ở trẻ

Ở trẻ em, biểu hiện của bệnh chốc cũng tương tự như ở người lớn. bao gồm các triệu chứng như:

  • Trên da đầu bị chốc ban đầu sẽ xuất hiện các mảng ngứa nhỏ sau đó lan rộng ra. Các mảng tóc bị bong khỏi da đầu, để lại vảy, gây cảm giác đau rát khó chịu khiến trẻ quấy khóc nhiều. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, hạch bạch huyết sưng to.
  • Tóc của trẻ mất độ mềm trở nên giòn, dễ gãy rụng, da đầu xuất hiện các đốm hói. Nếu không được chữa trị kịp thời, đốm hói sẽ lan rộng và trẻ có nguy cơ bị hói tóc.

tre-bi-choc-dau-3

Nguy cơ hói đầu ở trẻ bị chốc đầu

  • Khi chốc đầu trở nên nghiêm trọng, trên da đầu sẽ có các nốt sưng tấy, có vảy cứng, và tiết mủ vàng mật ong. Cần chữa trị kịp thời tránh để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sẹo và có thể bị hói vĩnh viễn

III. Nguyên tắc điều trị chốc đầu

1. Nguyên tắc chung điều trị bệnh chốc đầu

  • Xác định và loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của nấm
  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc điều trị toàn thân để tiêu diệt nấm gây bệnh 

2. Điều trị cụ thể

2.1. Sử dụng các sản phẩm bôi/ ủ/ gội tại chỗ

Dùng dầu gội trị nấm

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dầu gội trị nấm ví dụ như: Dầu gội đầu Jasuny, Haicneal, Nizoral shampoo,…

tre-bi-choc-dau-4

Dầu gội trị nấm nizoral cho trẻ bị chốc đầu

Cơ chế tác dụng

Khi bị chốc đầu, bệnh nhân nên sử dụng các loại dầu gội trị nấm thay thế cho các dầu gội trước đó.. Bởi vì trong các dầu gội trị nấm có chứa các thành phần chống nấm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chốc đầu như: ketoconazol hoặc selenium sulfide,…. Sử dụng dầu gội trị nấm chốc da đầu để trực tiếp loại bỏ nấm,vi khuẩn gây bệnh nhanh nhất.

Ưu điểm

  • Dầu gội trị nấm da đầu bên cạnh vai trò là dầu gội còn được thiết kế bào chế thêm các hoạt chất kháng nấm da đầu hiệu quả như: ketoconazol, selenìum sulfide,…
  • Trẻ thường ngứa, bong da đầu, nhiều gàu khi bị chốc, các triệu chứng này sẽ giảm đáng kể khi sử dụng các loại dầu gội trị nấm. Do sự cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng, cấp ẩm cho da đầu, thúc đẩy quá trình lành sẹo, chăm sóc tóc trẻ khỏe mạnh
  • Bên cạnh đó, nhiều loại dầu gội trị chốc đầu có nguồn gốc tự nhiên, rất an toàn lành tính cho da đầu, đặc biệt là da đầu nhạy cảm của trẻ

Nhược điểm

  • Một số sản phẩm có mùi hơi nồng, gây khó ngửi khi dùng
  • Sử dụng dầu gội trị nấm da đầu, bệnh nhân phải kiên trì gội trong suốt thời gian điều trị và tuân theo hướng dẫn sử dụng của thầy thuốc.
  • Giá thành của một số dầu gội trị nấm tương đối cao
  • Một số loại dầu gội có thể gây kích ứng da đầu đặc biệt là da đầu nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Hướng dẫn sử dụng chung

Làm ướt da đầu trẻ, lấy một lượng vừa đủ dầu gội xoa đều, kĩ lên tóc trẻ, massage da đầu nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút sau đó gội sạch lại với nước. Mẹ lưu ý phải lau khô tóc cho trẻ sau khi gội đầu tránh không được để tóc ướt trước khi đi ngủ.

Dùng thuốc bôi trị nấm 

Một số chế phẩm thuốc bôi trị nấm da đầu hay được sử dụng là: Thuốc trị nấm da đầu Eczema 50, Endrix – G, Kentax 2%, Jasunny,…

tre-bi-choc-dau-5

Thuốc bôi trị nấm Jasunny

Cơ chế tác dụng:

  • Bên cạnh việc gội đầu bằng dầu gội trị nấm thì hầu hết các trường hợp trẻ bị chốc đầu đều được chỉ định sử dụng các thuốc bôi để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
  • Các thuốc bôi trị nấm da đầu cũng có chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazol, fluconazol, … và các thành phần làm mềm da, giảm ngứa, viêm ngăn tình trạng tróc vảy.
  • Bố mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé mà cần có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc phù hợp cà cách sử dụng cho trẻ.

Ưu điểm: 

  • Thuốc bôi ngoài da, đa số ít hấp thu toàn thân nên tương đối an toàn, ít tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc tác động trực tiếp trên các vết tổn thương, trực tiếp vào nấm gây bệnh và ngăn ngừa sự lây lan của nấm.
  • Khi trẻ mới mắc bệnh, sử dụng thuốc bôi trị nấm sớm giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Nhược điểm: 

  • Một số thuốc bôi làm da đầu trẻ bị khô, tóc trẻ có thể bị bết dính, nặng hơn có thể rụng tóc.
  • Da đầu là vùng da tương đối khó giữ gìn vệ sinh và khó bôi thuốc do tóc dài, môi trường ẩm, nhiệt độ ấm, tiết nhiều dầu,… . Đặc biệt là trẻ bệnh thường không hợp tác bôi thuốc dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
  • Nhiều thuốc có hoạt lực mạnh gây ngứa, kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ

Hướng dẫn sử dụng chung:

Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da đầu của trẻ trước khi bôi thuốc. Chờ da đầu khô, mẹ dùng bông bôi một lượng thuốc mỏng lên các vết chốc, ủ trong khoảng 3 – 5 phút cho thuốc thấm sâu, xả sạch lại với nước ấm.

Dùng dung dịch kháng khuẩn có tác dụng diệt nấm 

Vấn đề quan trọng trong điều trị chốc đầu cho bé mà mẹ cần đặc biệt lưu ý là phải luôn giữ vệ sinh da đầu sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ môi trường sống của vi nấm, giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi nấm gây bệnh. 

Thay vì phải gội đầu thường xuyên, mẹ có thể sử dụng các dung dịch kháng khuẩn bởi tính ưu việt của nó như nhanh gọn, tiện lợi, dễ sử dụng,… Vệ sinh da đầu sạch sẽ là vô cùng cần thiết đặc biệt là trước khi bôi thuốc tại chỗ.

Hiện nay trong các nhà thuốc có rất nhiều loại dung dịch kháng khuẩn mẹ có thể lựa chọn như cồn, PVP – Iod, nước muối sinh lí,… Tuy nhiên những loại dung dịch này cũng có khá nhiều nhược điểm như nước muối sinh lý không đủ hiệu lực diệt nấm, cồn dễ bay hơi,… 

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

Khắc phục những nhược điểm đó, dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra đời với công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại có khả năng tiêu diệt nấm, vi khuẩn lên tới 100%. Sản phẩm không chứa bất kì thành phần nào gây kích ứng da, rất an toàn, lành tính cho da của trẻ.

Hướng dẫn sử dụng chung:

Sử dụng dung dịch kháng khuẩn rất dễ dàng, mẹ chỉ cần sử dụng một miếng vải gạc thấm ướt dung dịch kháng khuẩn, lau rửa nhẹ nhàng vết tổn thương và để khô. Mẹ cũng có thể sử dụng dung dịch kháng khuẩn dạng xịt để xịt trực tiếp lên vết tổn thương. 

2.2. Sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân

Trong trường hợp nặng, bệnh chốc đầu không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ, không kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Khi đó người nhà nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để nhận sự thăm khám của bác sĩ để có hướng điều trị an toàn nhất cho trẻ. Thông thường các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc:

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp và an toàn cho trẻ. Bên cạnh uống thuốc chống nấm toàn thân nên sử dụng kết hợp các loại dầu gội có chứa các hoạt chất chống nấm như ketoconazol, selenium sulfide hay dung dịch kháng khuẩn ion. Việc sử dụng kết hợp như vậy giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh.

2.3. Sử dụng các thuốc giảm ngứa

tre-bi-choc-dau-6

Sử dụng các loại thuốc đường dùng toàn thân cho trẻ bị chốc đầu

Bị chốc đầu khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, trẻ quấy khóc và thường đưa tay gãi ngứa càng làm cho các tổn thương trở nên nghiêm trọng, khó lành.

Do đó, để vết thương mau lành, bác sĩ thường chỉ định dùng thêm các thuốc giảm ngứa như thuốc kháng histamin cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm ngứa có thể gây một số tác dụng không mong muốn cho trẻ nên cần hạn chế hoạt động này.

IV. 3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đầu tại nhà

Bước 1: Xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

  • Việc đầu tiên mẹ nên làm là cắt tóc ngắn cho trẻ. Việc cắt tóc rất thuận tiện cho việc điều trị chốc đầu. Khi tóc bé ngắn, mẹ dễ dàng vệ sinh tổn thương cho bé hơn, dễ bôi thuốc và loại bỏ môi trường cho sự phát triển của nấm bệnh.
  • Trẻ bị chốc đầu cần được gội đầu thường xuyên để da đầu luôn sạch sẽ, thoải mái và nhanh lành vết thương. Nhưng mẹ phải lưu ý không được để tóc bé ướt đi ngủ do tạo môi trường ấm ẩm cho sự phát triển mạnh mẽ của nấm.

tre-bi-choc-dau-7

Thường xuyên gội đầu cho trẻ nhỏ

  • Chốc đầu thường rất dễ xảy ra ở trẻ nhất là trẻ ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, khu dân cư đông đúc, ẩm thấp,… Do đó để trẻ nhanh khỏi bệnh mẹ nên cải thiện môi trường sống như tạo không gian khô ráo thoáng mát, giặt chăn màn, gối đệm thường xuyên
  • Chốc đầu cũng có thể do lây từ bạn bè ở trường lớp, chó mèo thông qua các hoạt động tập thể. Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể con bị nấm đầu và cách ly ngay với nguyên nhân gây bệnh.

Bước 2: Dùng các sản phẩm bôi/ủ/gội tại chỗ

  • Với trẻ mới bị mắc bệnh, chốc chưa lây lan nhanh mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bôi, ủ hoặc dầu gội chứa các hoạt chất chống nấm ngăn cản sự lây lan của nấm.
  • Các loại thuốc này thường cho tác dụng ngoài da, ít tác dụng không mong muốn và rất dễ sử dụng. Mẹ chỉ cần giúp bé vệ sinh sạch sẽ vết chốc và thoa thuốc tại chỗ.
  • Đối với trẻ nhỏ, da đầu trẻ yếu rất dễ bị kích ứng khi bôi thuốc do vậy mẹ có thể sử dụng các biện pháp an toàn hơn cho bé.  Biện pháp tối ưu hay được các mẹ chọn là sủ dụng dung dịch kháng khuẩn, diệt nấm để loại bỏ nấm gây bệnh. Chi tiết mẹ tham khảo phần trên.

Bước 3: Sử dụng kết hợp các thuốc kháng nấm đường uống

  • Trong các trường hợp chốc đầu nghiêm trọng, xuất hiện nhiều vết tổn thương, mưng mủ, lan nhanh, cần sử dụng thuốc điều trị nấm toàn thân.
  • Trường hợp này ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế, để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và chỉ định loại thuốc sử dụng phù hợp với bé.
  • Bước này nên kết hợp với cả 2 bước trên để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

V. Lưu ý khi điều trị chốc đầu cho trẻ tránh tái phát bệnh chốc đầu

  • Trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt, chưa biết tự chăm sóc bản thân, nên sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò quyết định.
  • Trước khi bôi thuốc phải làm sạch vết chốc đầu bằng cách dung dịch kháng khuẩn.
  • Trong thời gian điều trị nên cắt tóc ngắn gọn gàng cho trẻ để điều trị nhanh hơn, hiệu quả hơn. Với các bé trai nên cạo trọc đầu.

tre-bi-choc-dau-8

Cắt tóc gọn gàng giúp tăng hiệu quả quá trình điều trị chốc đầu cho bé

  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo như hướng dẫn của bác sĩ.
  • Gia đình cần tạo môi trường sống và học tập khô, thoáng, sạch sẽ tránh các nơi ẩm mốc. Không cho trẻ tự do nghich bẩn trong thời gian điều trị bệnh.
  •  Hướng dẫn trẻ tự giác giữ gìn vệ sinh cá nhân, hình thành thói quen từ những hành động nhỏ nhất như rửa tay với xà phòng,…
  • Giặt đồ chăn gối, quần áo cho trẻ thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây bệnh
  • Cách ly trẻ với các nguồn bệnh như động vật chó mèo,…Liên hệ với giáo viên của trẻ để tìm nguồn bệnh chốc đầu ở lớp và điều trị kịp thời tránh lây nhiễm
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách cho trẻ rèn luyện thể dục, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, nhiều dinh dưỡng như thịt, cá, trứng sữa ,…

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và 8 cách xử lý hiệu quả

Bài viết trên đây đã gợi ý cho bạn 3 bước chăm sóc trẻ bị chốc đâu hiệu quả nhanh chóng. Nếu còn bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được giải đáp.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/tre-bi-choc-dau-2713/feed/ 0
Bệnh chốc lở ở người lớn: 3 dấu hiệu nhận biết và 4 bước xử lý hiệu quả nhanh http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-o-nguoi-lon-2684/ http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-o-nguoi-lon-2684/#respond Sun, 12 Sep 2021 01:34:23 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2684 benh-choc-lo-o-nguoi-lon-1

Bệnh chốc lở là dạng nhiễm khuẩn da do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ em, tuy nhiên đối tượng người lớn hệ miễn dịch kém cũng có thể mắc phải. Vậy bệnh chốc lở ở người lớn cần xử lý ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

I. 3 dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở ở người lớn

Bệnh chốc lở thường do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu gây ra. Vị trí tổn thương có thể gặp ở nhiều vùng da khác nhau như chân, tay, mặt hay toàn thân mình. Bệnh chốc thường xảy ra sau khi mắc một số bệnh da liễu như viêm da, thủy đậu, bệnh ghẻ.

Khi bị bệnh chốc lở, người bệnh thường có những dấu hiệu như sau.

1. Chốc có bọng nước

benh-choc-lo-o-nguoi-lon-2

Hình ảnh chốc có bọng nước chứa dịch vàng

Chốc có bọng nước ban đầu là những mụn nước kích thước nhỏ. Sau đó mụn nước li ti lớn dần thành bọng nước. Những bọng nước này dễ vỡ, ban đầu dịch trong, sau đó chuyển dần thành dịch màu vàng. 

Xung quanh bọng nước có thể có viền màu đỏ. Sau 2 đến 3 ngày bọng nước vỡ ra, sau khi lành ít để lại sẹo.

Vị trí da hay gặp chốc có bọng nước: Vùng mặt, mông, chân tay hay thân mình.

2. Chốc không có bọng nước

Ban đầu tổn thương là các dát hồng, sau đó hình thành các mụn nước. Những mụn nước này tạo thành mủ nhanh rồi vỡ ra rồi vùng da có các vảy tiết như mật ong.

Sau vài ngày vảy tiết bong ra, vùng da có màu hơi đỏ hồng, sau đó thâm lại. Chốc có bọng nước có thể tự lành trong vòng từ 3 đến 4 tuần và không gây sẹo. 

Chốc không có bọng nước thường dễ lây lan sang các vùng da khác thông qua việc cào gãi. 

Vị trí da thường xuất hiện chốc không có bọng nước: Vùng da mặt, chân tay và có thể lan ra toàn thân. 

3. Chốc loét

Chốc loét giai đoạn đầu có những triệu chứng tương tự chốc không có bọng nước. Tuy nhiên chốc loét có thể tiến triển tạo thành những vết loét hoại tử lõm ở giữa. Khi vết chốc loét lành có nguy cơ cao để lại sẹo.

>>> Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh chốc lở qua hình ảnh

II. Các bước xử lý hiệu quả bệnh chốc lở ở người lớn

Bệnh chốc lở có thể tự khỏi sau 3 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không chăm sóc vết chốc đúng cách, tổn thương có thể nhiễm khuẩn nặng hơn, lâu lành và rất dễ để lại sẹo. Để vết chốc lở ở người lớn mau lành cần thực hiện theo các bước sau.

1. Sát trùng vết chốc lở

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone xử lý các vết chốc lở

Bệnh chốc lở có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu gây ra. Vì vậy việc đầu tiên cần xử lý là sát trùng vùng da bị chốc lở, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.

  • Sử dụng thuốc tím KMnO4 pha loãng với tỷ lệ 1/10.000 để tắm hàng ngày cho người bệnh.
  • Đối với dạng chốc có bọng nước: Có thể dùng dung dịch Eosin 2% hoặc dung dịch kháng khuẩn Dizigone để bôi lên vết chốc.
  • Nếu chốc có nhiều vảy tiết: Sử dụng nước muối sinh lý hay thuốc tím để xử lý vảy tiết. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thuốc mỡ chứa kháng sinh để điều trị chốc có vảy tiết như Erythromycin, Kem Acid Fusidic.

2. Sử dụng thuốc kháng sinh 

cham-soc-vet-bong-13

Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu sát trùng vết chốc bằng thuốc sát khuẩn không hiệu quả, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các kháng sinh được chỉ định điều trị chốc ở người lớn:

  • Amoxicillin/Clavulanic: Liều 875/125mg,ngày uống 2 lần.
  • Clindamycin: Liều 300 đến 400 mg mỗi lần, ngày uống 3 lần.
  • Cephalexin: Liều 250mg mỗi lần, ngày uống 4 lần.
  • Difloxacin: Liều 250mg mỗi lần, ngày uống 4 lần.
  • Đối với trường hợp tụ cầu kháng Methicillin cần dùng Vancomycin liều 20mg/kg/ngày chia thành 4 lần (Lưu ý không dùng quá 2g một ngày).

Liệu trình điều trị kháng sinh từ 5 đến 7 ngày hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua kháng sinh để sử dụng. Làm như vậy có thể gây ra các tác dụng phụ và gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

3 Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da 

Trong quá trình vết chốc lở lành lại thường có những vảy tiết kèm tình trạng khô da kèm ngứa nhiều. Da thiếu độ ẩm, vết thương sẽ chậm lành và nguy cơ lớn gây ra sẹo. 

Kem Dizigone Nano bạc dưỡng da, ngăn ngừa sẹo

Gợi ý một số loại kem dưỡng ẩm hay dùng:

  • Kem Dizigone Nano Bạc
  • Kem dưỡng ẩm Nivea
  • Kem Vaseline

4. Băng vết chốc

Nếu có vết chốc lở gây tổn thương vùng da rộng cần tiến hành băng bó lại. Việc băng bó sẽ giúp ngăn cản tác nhân lạ có thể xâm nhập ảnh hưởng đến quá trình lành của vết chốc.

5. Sử dụng thuốc giảm ngứa

Trong trường hợp bệnh nhân bị ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm ngứa để tránh tự lây truyền. 

Các thuốc giảm ngứa nhóm kháng Histamin được sử dụng: Loratadin, Promethazine.

III, Những lưu ý khi chăm sóc cho người bệnh chốc lở 

Bệnh chốc lở sẽ lâu lành và dễ tái phát trở lại khi chăm sóc không đúng cách. Vì vậy trong quá trình điều trị chốc lở, người bệnh cần lưu ý một số điều sau.

1, Không được cào gãi vết chốc lở

benh-choc-lo-o-nguoi-lon-3

Không được cào gãi các vết chốc lở

Trong giai đoạn vết chốc lở lành lại và lên da non bệnh nhân có thể cảm thấy ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý không được cào gãi vào vùng da đang lành. Việc cào gãi có thể làm vùng da tổn thương trở lại, lâu lành và có thể để lại sẹo. 

2, Không được dùng thuốc chống viêm bừa bãi

Nhiều trường hợp khi có tổn thương ngoài da thường mua thuốc bôi chứa corticoid về tự sử dụng. Tuy nhiên việc làm này không những không xử lý được bệnh chốc lở mà còn dẫn đến nhiều tác dụng phụ.

3, Chế độ dinh dưỡng khoa học

bong-bo-xe-may-bi-nhiem-trung-5

Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bị chốc lở

Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cần lưu ý cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo đủ protein, vitamin cùng yếu tố vi lượng để cung cấp cho hệ miễn dịch của cơ thể.

  • Một số thực phẩm nên tránh: Đồ nếp, hải sản, rau muống, thịt đỏ, đồ đóng hộp.
  • Những thực phẩm nên sử dụng: Trứng, cá nước ngọt, rau xanh, hoa quả.

Trên đây là những điều cần lưu ý khi xử lý bệnh chốc lở ở người lớn. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-o-nguoi-lon-2684/feed/ 0
[Giải đáp] Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi? Cần làm gì để khỏi nhanh? http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-2682/ http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-2682/#respond Sat, 11 Sep 2021 01:31:42 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2682 benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-6

Bệnh chốc là tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ có câu hỏi bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi và làm sao để bệnh khỏi nhanh thì bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở có nguyên nhân do vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu gây ra. Tình trạng nhiễm trùng da gây ra đau xót và ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc nhiều. Những dấu hiệu điển hình của bệnh chốc lở có thể kể đến như.

  • Dạng chốc không có bọng nước: Ban đầu tổn thương là những mảng, dát hồng trên da. Sau đó những mụn nước nhỏ dần được hình thành, vỡ ra và tạo ra vảy tiết màu vàng. Chốc không có bọng nước thường gây ngứa nhẹ, có thể có quầng đỏ quanh tổn thương.

benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-2

Hình ảnh vết chốc lở không có bọng nước 

  • Dạng chốc có bọng nước: Ban đầu vị trí thổn thương có những mụn nước nhỏ, sau đó các bọng nước được hình thành. Những bọng nước này dễ vỡ, có dịch màu vàng. Sau khi bọng nước vỡ để lại viền da mỏng xung quanh. Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều và muốn cào gãi.
  • Dạng chốc loét: Những triệu chứng ban đầu cũng giống với chốc không có bọng nước. Tuy nhiên tổn thương sau đó trở thành các vết hoại tử, rất lâu lành và dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như sốt, mệt mỏi và nổi hạch ngoại vi do có tình trạng nhiễm khuẩn.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh chốc lở:

  • Đối tượng trẻ em từ 2 đến 5 tuổi: Do trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện cùng tính hiếu động nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Yếu tố thời tiết: Những nơi thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có thể phát triển.
  • Có tổn thương trên da: Vi khuẩn tụ cầu, liên cầu có thể xâm nhập khi trên da có những vét trầy xước nhỏ.

II. Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Da liễu, bệnh chốc thường tự khỏi sau 2 đến 3 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên đối với trường hợp có nhiễm trùng nặng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng.

Bệnh chốc lở nếu được phát hiện và xử lý đúng cách, bệnh sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày mà không gây biến chứng hay để lại sẹo mất thẩm mỹ. 

Nếu thời gian điều trị kéo dài quá 3 tuần mà các triệu chứng không được cải thiện, cha mẹ cần cho trẻ đến các cơ sở Y tế để có biện pháp xử lý thích hợp. 

III. Biện pháp xử lý bệnh chốc lở khỏi nhanh, không sẹo

1. Điều trị tại chỗ

benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-3

Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để sát trùng vết chốc lở

Bệnh chốc lở có nguyên nhân là vi khuẩn tụ cầu và liên cầu gây ra. Vì vậy để xử lý bệnh nhanh chóng cần sử dụng thuốc sát khuẩn để sát trùng tổn thương.

  • Có thể sử dụng thuốc tím KMnO4 hoặc các thuốc sát khuẩn khác để pha nước tắm tỷ lệ 1/10.000 để tắm cho trẻ mỗi ngày. 
  • Đối với chốc có bọng nước hoặc có mủ: Dùng dung dịch Eosin 2% hay Milian để bôi lên vết chốc vào mỗi buổi sáng.
  • Đối với trường hợp chốc có vảy tiết: Dùng nước muối sinh lý hay thuốc tím pha loãng 1/10.000 để bôi lên vết chốc. Thực hiện đến khi hết vảy tiết. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định bôi thuốc mỡ kháng sinh Mupirocin, Erythromycin cho trường hợp chốc có vảy tiết.
  • Đối với tình trạng chốc loét: Bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở Y tế để điều trị theo kháng sinh đồ.

2. Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị toàn thân

benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-4

Sử dụng kháng sinh khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng

Đối với tình trạng chốc lở kèm theo nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị cho người bệnh. 

Các thuốc kháng sinh thường sử dụng để điều trị bệnh chốc cho trẻ em:

  • Cephalexin liều 25mg/kg/ngày, uống 4 lần một ngày.
  • Clindamycin liều 10 đến 20mg/kg/ngày, uống 2 lần một ngày.
  • Docloxacin liều 12 mg/kg/ngày chia thành 4 lần.

Thời gian điều trị có thể từ 5 đến 7 ngày tùy tình trạng bệnh. Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Việc sử dụng kháng sinh cần có sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ cũng như tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh. 

3. Sử dụng thuốc giảm ngứa, giảm đau

Nếu bệnh nhân bị đau hay ngứa nhiều bác sĩ có thể chỉ định các thuốc giúp giảm triệu chứng:

  • Sử dụng thuốc Paracetamol để giảm đau cho bệnh nhân.
  • Để giảm ngứa, các thuốc kháng Histamin có thể được sử dụng như: Clorpheniramin maleat, Loratadin, Promethazin.

4, Dưỡng ẩm cho vết chốc

Dizigone nano bạc

Kem dizigone giúp dưỡng ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Vùng da có vết chốc thường có tình trạng đóng vảy tiết gây khô da và ngứa nhiều. Tình trạng khô da kéo dài khiến vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da đồng thời giảm tình trạng ngứa cho người bệnh.

Một số kem dưỡng ẩm có thể sử dụng:

  • Kem dưỡng ẩm Nivea
  • Vaselin
  • Kem Dizigone Nano Bạc

Lưu ý: Chỉ được sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết chốc đã khô, không có hiện tưởng chảy dịch hay mủ.

IV. Cách phòng ngừa bệnh chốc lở cha mẹ cần biết

Bệnh chốc lở có thể dễ dàng lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó để phòng tránh bệnh chốc lở hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.

benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-5

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là biện pháp hiệu quả phòng ngừa bệnh chốc lở

  • Giữ gìn vệ sinh thân thể của bé sạch sẽ là biện pháp tốt nhất giúp phòng tránh bệnh chốc.
  • Cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt hay thiếu ánh sáng, tránh côn trùng đốt.
  • Khi có vết thương hở hay vết xước trên da cần sát trùng, hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm với người lớn.
  • Cắt móng tay, móng chân thường xuyên cho trẻ để tránh tình trạng cào gãi tạo vết xước hay tổn thương da.
  • Cho trẻ vui chơi ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và 8 cách xử lý hiệu quả

Bệnh chốc có thể nhanh chóng khỏi nếu được xử lý đúng cách. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số HOTLINE: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.    

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-bao-lau-thi-khoi-2682/feed/ 0
Bệnh chốc lở kiêng ăn gì cho nhanh lành và không để lại sẹo http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-kieng-an-gi-2679/ http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-kieng-an-gi-2679/#respond Fri, 10 Sep 2021 08:53:05 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2679 benh-choc-lo-kieng-an-gi-3

Đối với bệnh chốc lở, bên cạnh việc điều trị thì chế độ ăn phù hợp cũng rất quan trọng, góp phần giúp tổn thương mau lành, không để lại sẹo. Vậy bệnh chốc lở kiêng ăn gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

I. Bệnh chốc lở kiêng ăn những thực phẩm nào?

Bệnh chốc lở là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu. Khu vực thường bị bệnh là vùng miệng hay mũi gây đau và xót nhiều. Một số loại thực phẩm khi sử dụng có thể ảnh hưởng đến tổn thương, khiến tình trạng chốc lở khó lành. Dưới đây là những thực phẩm bệnh chốc lở cần tránh.

1. Đồ ăn cay nóng

benh-choc-lo-kieng-an-gi-4

Người bị chốc lở không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ

Vùng tổn thương do chốc lở thường ở vùng miệng, do đó đồ ăn cay dễ khiến miệng bị xót nhiều, thậm chí gây ra loét.

Ngoài ra khi ăn đồ ăn cay nóng, cơ thể có xu hướng toát mồ hôi do dãn các lỗ chân lông. Mồ hôi có thể làm vết chốc lở bị nhiễm khuẩn và tình trạng đau xót nhiều hơn.

2. Đồ ăn mặn

Ngoài đồ ăn cay, những món mặn chứa nhiều muối cũng dễ làm vết chốc lở bị dau xót nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài, tổn thương sẽ lâu lành, thậm chí có thể để lại sẹo.

3. Đồ ăn chứa nhiều đường

Trẻ em thường rất thích ăn những đồ ăn ngọt có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt. Tuy nhiên đường có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, khiến tổn thương lâu lành. Do đó để vết chốc lở mau khỏi, chế độ ăn cần giảm đường,cố gắng tránh ăn những đồ ngọt.

4. Đồ ăn chứa chất béo xấu

Những nhóm chất béo xấu như chất béo no, chất béo chuyển hóa người bệnh nên tránh. Chúng có thể làm vết chốc lở dễ bị nhiễm khuẩn, kéo dài thêm thời gian điều trị. Do đó trong khẩu phần ăn của bé cần tránh những món như đồ chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn. 

5. Đồ ăn nếp

Các chuyên gia khuyên rằng những người có vết thương hở không nên ăn các đồ ăn nếp. Những thực phẩm như xôi nếp, bánh nếp có thể làm tình trạng mưng mủ và loét nặng hơn.

6. Rau muống

benh-choc-lo-kieng-an-gi-7

Người bị chốc lở không nên ăn đồ nếp và rau muống

Rau muống tuy giúp tổn thương mau lành nhưng vết thương rất dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ. Do đó người bệnh cần tránh sử dụng rau muống mà thay vào đó là các loại rau củ khác.

7. Đồ ăn đóng hộp

Những thực phẩm đóng hộp có chứa một số chất bảo quản để bảo quản lâu dài. Những chất này có thể khiến vết chốc của trẻ lâu lành lại. Do đó cha mẹ cũng nên lưu ý hạn chế đưa đồ ăn đóng hộp vào khẩu phần ăn của bé.

II. 4 thực phẩm bệnh chốc lở nên ăn

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt cho vết chốc lở mau lành và không để lại sẹo. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho bệnh chốc lở.

1. Rau xanh và hoa quả

tre-em-bi-bong-bo-xe-may-5

Hoa quả cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Rau xanh và hoa quả là những thực phẩm rất tốt cho bệnh chốc lở. Nguồn vitamin dồi dào, nhất là Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương.

Một số loại rau củ nhiều vitamin C bạn đọc có thể tham khảo:

  • Ổi
  • Súp lơ xanh
  • Cam

2. Thực phẩm giàu Omega – 3

Omega – 3 là acid béo không no rất cần thiết cho cơ thể. Dầu Omega – 3 rất tốt cho tim mạch, kiểm soát độ ẩm da và ngăn quá trình tăng sinh lớp sừng của nang nông.

Những thực phẩm giàu Omega – 3 có thể kể đến như.

  • Cá hồi
  • Hàu
  • Cá thu
  • Ngũ cốc

3. Thực phẩm giàu kẽm

benh-choc-lo-kieng-an-gi-8

Bổ sung thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là yếu tố vi lượng rất quan trọng với cơ thể, giúp tăng tổng hợp protein, sản sinh tế bào. Thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương.

Những thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như:

  • Tôm, cua
  • Hàu, sò
  • Lạc, vừng

4. Thịt trắng

Nhóm thịt trắng chứa ít chất béo no, đồng thời có tính mát nên không làm nặng thêm tình trạng chốc lở. Nguồn thịt trắng như thịt gà, thịt cá còn đảm bảo cung cấp đủ protein, thành phần then chốt tham gia vào quá trình làm lành tổn thương. 

III. Cách chăm xử lý chốc lở nhanh chóng, an toàn nhất

1. Sát khuẩn vết chốc lở hàng ngày

Sát khuẩn cho vết chốc lở là mấu chốt quyết định việc xử lý chốc lở thành công. Việc sát trùng da sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu nhanh chóng, ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.

Một số thuốc sát khuẩn có thể sử dụng để xử lý chốc lở:

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

Cách sử dụng:

  • Sử dụng thuốc sát khuẩn để rửa, sát trùng vùng da bị chốc lở.
  • Sau 30 giây dùng khăn sạch để lau khô, mỗi ngày có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần.

2. Dưỡng ẩm cho vết chốc

Vết chốc lở thường xảy ra tình trạng bong vảy do khô da gây ngứa nhiều. Việc da thiếu độ ẩm sẽ ảnh hưởng nhiều đến tốc độ lành tổn thương. Ngoài ra cảm giác ngứa sẽ khiến trẻ cào gãi làm tổn thương nặng thêm. Kem dưỡng ẩm sẽ là sự lựa chọn giúp tăng cường độ ẩm da, giúp damau lành.

Một số loại kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:

Dizigone nano bạc

Kem dizigone nano bạc kháng khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết chốc lở đã khô, không còn tình trạng chảy dịch.

3, Những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc vết chốc lở

Để vết chốc lở mau lành, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Bệnh chốc có thể lây lan cho người khác, vì vậy cần cho trẻ dùng riêng khăn mặt, khăn tắm.
  • Lưu ý cắt móng tay, móng chây để trẻ không cào gãi làm bật vảy vết chốc.

benh-choc-lo-kieng-an-gi-10

Không để trẻ cào gãi lên các vết chốc lở

  • Cho trẻ vui chơi ở những khu vực sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
  • Nên sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng tắm dịu nhẹ với da để tắm rửa cho bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Tạm thời cho trẻ nghỉ học để xử lý chốc lở, tránh lây cho các bạn xung quanh.

>> Xem thêm: Bệnh chốc lở ở trẻ em: Cách nhận diện và đẩy lùi nhanh nhất 

Bài viết này đã liệt kê những nhóm thực phẩm nên tránh và nên sử dụng khi bị chốc lở. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482, Chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-kieng-an-gi-2679/feed/ 0
[Giải đáp] Bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả và an toàn nhất http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-2670/ http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-2670/#respond Tue, 07 Sep 2021 15:03:50 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2670 benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-1

Bệnh chốc lở là dạng tổn thương nông ở ngoài da với các bọng nước hay mụn mủ. Vậy khi bị bệnh chốc lở dùng thuốc gì hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

I, Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở

benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-4

Tụ cầu vàng và liên cầu là nguyên nhân gây ra bệnh chốc

Bệnh chốc lở nguyên nhân do vi khuẩn là liên cầu hoặc tụ cầu gây ra. Bệnh chốc lở có thể tồn tại ở 3 dạng sau.

  • Chốc có bọng nước: Xảy ra do độc tố của tụ cầu tác động vào các tế bào gai vùng thượng bì của da. Bề mặt tổn thương xuất hiện các bọng nước. Khi bọng nước vỡ ra có dịch màu vàng của vi khuẩn tụ cầu. Vết thương sau đó có thể đóng thành vảy tiết màu vàng.
  • Chốc không có bọng nước: Nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, hay tụ cầu. Chúng xâm nhập qua các bề mặt tổn thương nhỏ trên da gây ra các mụn nhỏ li ti.
  • Chốc loét: Có thể do cả liên cầu phối hợp với tụ cầu vàng. Bệnh thường gặp ở đối tượng người già, bệnh nhân suy giảm miễn dịch. 

II, 3 nhóm thuốc xử lý bệnh chốc lở thông dụng nhất

Phần lớn nguyên nhân bệnh chốc lở gây ra bởi tụ cầu hay liên cầu. Do đó các nhóm thuốc thông dụng để xử lý bệnh chốc có thể kể đến như.

1, Thuốc sát khuẩn

Thuốc sát khuẩn da sẽ là giải pháp đầu tiên để xử lý bệnh chốc lở giai đoạn sớm. Một thuốc sát khuẩn hiệu quả cần đáp ứng những tiêu chí sau.

  • Phổ tác dụng rộng: Thuốc sát khuẩn cần có phổ tác dụng rộng mới đảm bảo tiêu diệt được các yếu tố có hại như vi khuẩn, virus hay nấm.
  • Hiệu quả nhanh: Một thuốc sát khuẩn tốt, thời gian phát huy tác dụng tỏng vòng 15 đến 30 giây, giúp tiêu diệt vi khuẩn không cho chúng xâm nhập sâu vào bên trong.
  • Loại bỏ được màng Biofilm: Màng Biofilm sẽ giúp vi khuẩn né tránh được các kháng thể, giúp chúng tồn tại. Do đó, thuốc sát khuẩn loại bỏ được màng Biofilm, thời gian lành vết chốc sẽ nhanh hơn.
  • Không làm tổn thương các tế bào hạt của da.
  • An toàn, không gây đau xót, không gây nhuộm màu da.
  • Không chứa kháng sinh, không chứa corticoid.

Dưới đây là một số thuốc sát khuẩn vết chốc lở thông dụng.  

a, Dung dịch Povidon Iod

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-7

Povidone Iod là thuốc sát khuẩn thông dụng, quen thuộc trong tủ thuốc Y tế gia đình. Thuốc sát khuẩn này có thể sử dụng để sát trùng vết thương, vết mổ hay vết chốc lở.

Nhược điểm:

  • Gây đau xót khi sử dụng do làm tổn thương da.
  • Làm chậm quá trình lành của vết chốc.
  • Gây nhuộm màu khi bôi làm mất thẩm mỹ.

b, Dung dịch Chlorhexidine

tri-ham-ta-cho-be-trai-5

Chlorhexidin là dung dịch sát khuẩn được dùng để sát trùng vết thương hở hay dung dịch súc miệng. Chlorhexidin cũng có thể được dùng để xử lý bệnh chốc lở do khả năng sát khuẩn nhanh chóng.

Nhược điểm:

  • Không loại bỏ được màng Biofilm – thành phần bảo vệ vi khuẩn, né tránh sự tấn công của các kháng thể.
  • Gây đau xót khi bôi, chậm làm lành vết thương.

c, Cồn Y tế

benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-2

Cồn Y tế thường được sử dụng để sát trùng vết thương hở hay tiệt trùng dụng cụ Y tế. Hiện nay cồn Y tế ít được dùng để sát trùng vết thương vì có một số nhược điểm.

  • Gây đau xót nhiều khi sử dụng.
  • Khả năng sát khuẩn không cao, không loại bỏ được màng Biofilm.

d, Thuốc tím

benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-3

Thuốc tím chứa thành phần chính là KMnO4, có tác dụng sát khuẩn vết thương, sát khuẩn vết chốc lở.

Nhược điểm: 

  • Gây đau xót cho người sử dụng.
  • Sản phẩm có màu tím đặc trưng, khi sử dụng gây nhuộm màu da làm mất thẩm mỹ.

e, Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sử dụng công nghệ EMWE từ Châu Âu với nhiều điểm ưu việt. Sản phẩm dễ dàng loại bỏ được màng Biofilm, từ đó tiêu diệt được vi khuẩn dễ dàng.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone an toàn và lành tính với da, không gây đau xót, không gây tổn thương các tế bào lành.

Nhược điểm: Có mùi clo đặc trưng nhưng không gây ảnh hưởng đến vết chốc.

2, Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho bệnh nhân chốc lở nếu tình trạng nhiễm khuẩn nặng gây ra tổn thương sâu.

Các thuốc kháng sinh bác sĩ có thể chỉ định xử lý chốc lở nặng là:

Bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định cụ thể của Bác sĩ. Việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

cham-soc-vet-bong-13

Dùng thuốc điều trị chốc lở theo chỉ định của bác sĩ

3, Nhóm thuốc giảm triệu chứng

Bệnh nhân bị chốc lở có thể bị đau và ngứa nhiều. Vì vậy bác sĩ có thể cho bệnh nhân thuốc giảm đau hoặc chống dị ứng giúp giảm triệu chứng tạm thời.

Thuốc giảm đau hay được sử dụng là Paracetamol vì ít xảy ra tác dụng phụ. Thuốc chống dị ứng nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1 hoặc 2 có thể sử dụng để giảm ngứa cho bệnh nhân.

Một số thuốc kháng Histamin thường được sử dụng: Clorpheniramin Maleat, Promethazine hydrochloride, Loratadin.

Lưu ý: Bệnh nhân không được sử dụng các thuốc chống viêm, giảm ngứa có chứa thành phần Corticoid. Corticoid tuy giúp chống viêm tốt nhưng lại làm ức chế miễn dịch, làm tăng nguy cơ vết chốc bị nhiễm khuẩn.

III, Mẹo chăm sóc cho người bệnh chốc đầu mau lành, không để lại sẹo 

1, Sát khuẩn vết chốc lở hàng ngày

Vết chốc lở làm bề mặt da bị tổn thương. Vì vậy cần sát trùng vết chốc hàng ngày để hạn chế nhiễm khuẩn thứ phát.

Các bước sát trùng vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

  • Ngâm hoặc rửa vết chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
  • Sau tối thiểu 30 giây dùng khăn sạch để thấm khô.
  • Mỗi ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.

2, Dưỡng ẩm cho vết chốc

Dizigone nano bạc

Kem Dizigone Nano Bạc dưỡng ẩm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Tại vết chốc lở có thể xảy ra tình trạng bong vảy do khô da kèm theo ngứa nhiều. Tình trạng ngứa sẽ làm bệnh nhân muốn cào gãi, làm tổn thương tái phát trở lại. Do đó sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, đồng thời giúp dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy.

Một số kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:

  • Kem dưỡng ẩm Vaseline
  • Kem Nivea
  • Kem Dizigone Nano Bạc

Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết chốc không còn tình trạng chảy dịch hay mủ.

3, Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Để vết chốc mau lành, không xảy ra biến chứng người bệnh cần lưu ý một số điều sau.

  • Băng bó vết chốc lở và thay bằng thường xuyên, đảm bảo vết chốc luôn sạch và khô thoáng.
  • Tránh sử dụng các loại xà phòng tắm trong thời gian này vì có thể làm tổn thương nặng thêm.
  • Mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh gây cọ xát vào vết chốc.

bong-bo-xe-may-bi-nhiem-trung-5

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị chốc lở

  • Chế độ dinh dưỡng đủ protein, vitamin cùng yếu tố vi lượng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân như khăn mặt, khăn tắm vì bệnh có thể lây cho người khác. 

>>Xem thêm: Bệnh chốc bao lâu thì khỏi?

Bài viết này đã giúp bạn đọc tìm hiểu được các thuốc điều trị bệnh chốc lở phổ biến nhất hiện nay. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/benh-choc-lo-dung-thuoc-gi-2670/feed/ 0
Hướng dẫn chữa bệnh chốc nhanh khỏi – không dùng kháng sinh http://viendalieu.com.vn/chua-benh-choc-nhanh-khoi-506/ http://viendalieu.com.vn/chua-benh-choc-nhanh-khoi-506/#respond Fri, 13 Nov 2020 02:36:43 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=506 Hướng dẫn chữa bệnh chốc nhanh khỏi tại nhà – không dùng kháng sinh.

]]>
http://viendalieu.com.vn/chua-benh-choc-nhanh-khoi-506/feed/ 0