Loét tỳ đè là tình trạng bệnh gặp phải do phải nằm liệt trong thời gian dài. Để xử lý loét, việc vệ sinh hàng ngày bằng thuốc sát khuẩn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Giữa rất nhiều loại thuốc sát khuẩn thông dụng, không phải loại nào cũng thực sự phù hợp dùng để vệ sinh vết loét. Vậy nên lựa chọn như thế nào, hãy cùng tìm hiểu 6 thuốc bôi loét tỳ đè thông dụng nhất hiện nay.
Mục lục
I. Thuốc sát khuẩn bôi loét có vai trò như thế nào?
Nguyên tắc cơ bản để các vết loét hở ngoài da nhanh lành là phải đảm bảo ổ loét được sạch sẽ, không bị viêm, nhiễm trùng. Để đạt được yêu cầu đó, việc sử dụng các dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét là cần thiết.
Dung dịch kháng khuẩn có vai trò tiêu diệt vi khuẩn, virus và nấm. Nhờ vậy, vết loét được vô khuẩn, dần khô se và co lại. Vì vậy, cần sử dụng các thuốc sát khuẩn bôi loét xuyên suốt trong quá trình điều trị.
II. Yêu cầu của một thuốc bôi loét tỳ đè hiệu quả
Vùng da bị loét thường bộc lộ cả lớp da, niêm mạc. Vì vậy, nó mở ra cánh cửa để vi khuẩn dể dàng xâm nhập và gây viêm, nhiễm trùng. Hiện tượng này làm vết loét chảy mủ, dịch nhiều và ngày càng ăn sâu nếu không được kiểm soát.
Để ngăn ngừa tình trạng đó, dung dịch kháng khuẩn phải có hiệu lực đủ mạnh để đảm bảo ổ loét luôn sạch khuẩn. Nhưng không chỉ vậy, vết loét hở lại rất nhạy cảm do lớp niêm mạc bên trong phải tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm dùng ngoài. Nếu chứa các thành phần gây kích ứng, người bệnh sẽ phải trải qua cảm giác vô cùng đau rát, khó chịu
Theo các nghiên cứu khoa học, thuốc/dung dịch sát khuẩn bôi loét tỳ đè phải đảm bảo các tiêu chí:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: Đây là mấu chốt để vết loét không còn viêm, nhiễm trùng, được kiểm soát không ăn sâu, lan rộng và chảy nhiều mủ dịch.
- Hiệu quả đạt được nhanh chóng: Giúp quét sạch vi khuẩn và mầm bệnh tại ổ loét trong thời gian ngắn.
- Không làm tổn thương nguyên bào sợi và tổ chức hạt: Đảm bảo vết loét lành tự nhiên, không bị cản trở bởi các yếu tố tác động bên ngoài.
- Không gây xót, kích ứng da: Không gây cảm giác khó chịu, đau đớn khi sử dụng
- An toàn, không gây độc với cơ thể.
Đáp ứng đầy đủ tất cả các tiêu chí trên là không hề dễ dàng. Giữa vô vàn sản phẩm đang có trên thị trường, việc chọn đúng thuốc sát khuẩn bôi loét vẫn luôn là trăn trở của nhiều người.
➤ Xem thêm: Nguyên tắc lựa chọn thuốc điều trị loét tỳ đè cho người nằm lâu
III. Sáu thuốc sát khuẩn bôi loét tỳ đè thông dụng nhất
1. Nước oxy già (H2O2)
Tác dụng: loại bỏ các mảnh vụn của mô và mủ để làm sạch vết thương.
Cách dùng:
- Bôi một lượng vừa đủ nước oxy già nồng độ 1,5% hoặc 3% lên vết thương
- Nên dùng băng gạc để che vết thương, tránh nhiễm trùng
Ưu điểm: giá thành rẻ, không có màu
Nhược điểm:
- Gây xót, kích ứng da
- Phổ tác dụng hẹp, không hiệu quả trên bào tử, nấm
- Cần sử dụng nồng độ cao, thời gian tiếp xúc lâu
- Không dùng trên các vết thương đang lành vì sẽ gây tổn thương mô, vết loét lâu lành
➤ Xem thêm: Có nên rửa vết thương, vết loét bằng oxy già
2. Cồn y tế 70-75 độ
Tác dụng: Khử trùng, làm sạch vết thương
Cách dùng:
- Bôi một lượng nhất định lên vết loét
- Nên dùng băng gạc che vết loét lại để tránh nhiễm trùng
Nhược điểm: Một số ưu nhược điểm của nó tương tự với nước oxy già.
Lưu ý: Cồn y tế không nên dùng để sát khuẩn trực tiếp vào vết thương hở. Nó sẽ phá hủy cấu trúc hạt và tế bào sợi ở vết thương gây đau, xót, vết loét chậm lành.
3. Dung dịch Povidon iod 10%
Povidon iod là phức hợp của iod với polyvinylpyrrolidone.
Tác dụng: Sát khuẩn, diệt khuẩn, nấm, bào tử, động vật đơn bào
Cách dùng:
- Bôi trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vùng da bị tổn thương
- Bôi 2 lần/ngày, có thể phủ gạc vô khuẩn lên vết loét để tránh nhiễm trùng
Ưu điểm:
- Ít kích ứng và tác dụng kéo dài hơn cồn, nước oxy già
- Ít độc hơn so với các chế phẩm chứa iod ở dạng tự do
Nhược điểm:
- Hiệu quả diệt khuẩn trung bình
- Bôi trên diện rộng có khả năng nhiễm độc iod
- Gây xót, chậm lành vết thương
- Dung dịch có màu, có thể dính vào quẩn áo, gây mất thẩm mỹ.
➤ Xem thêm: Betadine – Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
4. Chlorhexidine
Tác dụng: làm sạch, diệt vi khuẩn trên các vết loét.
Cách dùng:
- Rửa sạch da trước khi bôi Chlorhexidine
- Sử dụng bông tăm, giấy thấm, băng, gạc bôi một lượng vừa phải lên vùng da cần được điều trị
- Không dùng thuốc trên vết thương hở
Ưu điểm: có thể lưu lại trên vết loét, kéo dài tác dụng
Nhược điểm:
- Phổ tác dụng hẹp
- Dễ gây kích ứng, phản ứng quá mẫn với vết thương hở
- Tác dụng không mong muốn: khô miệng, rối loạn nhịp tim
5. Dung dịch sát khuẩn Dizigone
Dizigone là dung dịch sát khuẩn thế hệ mới, diệt mầm bệnh dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion.
Tác dụng: tiêu diệt vi khuẩn, nấm, bào tử
Cách dùng:
- Rửa trực tiếp dung dịch lên vết loét, để nguyên tối thiểu trong 30 giây.
- Không cần rửa lại bằng nước.
- Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần để đạt hiệu quả tối ưu.
Ưu điểm:
- Phổ diệt khuẩn rộng
- Hiệu quả nhanh: diệt khuẩn 99,9% sau 30 giây
- Không gây đau xót, không làm tổn thương tổ chức hạt, nhanh lành vết thương
- An toàn, không gây độc với cơ thể
- Dung dịch trong suốt, không gây nhuộm màu da
- Được kiểm chứng chất lượng tại 2 trung tâm kiểm nghiệm hàng đầu VN: Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệ và Trung tâm Dược lý – ĐH Y Hà Nội
Nhược điểm: có mùi chloride nhẹ đặc trưng
Hiệu quả sau khi sử dụng sản phẩm Dizigone cho vết loét tỳ đè
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc loét tỳ đè qua shopee:
6. Kháng sinh
Đối với các vết loét tỳ đè mức độ nặng hơn thì ngoài việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn kể trên, mọi người cần kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh. Có rất nhiều dạng dùng khác nhau của kháng sinh như uống, tiêm truyền, hoặc bôi. Một số kháng sinh sử dụng dưới dạng bôi như: neomycin, polymyxin, sulfadiazine bạc.
Lưu ý: Bệnh nhân hay người nhà chăm sóc không được tự ý sử dụng kháng sinh bởi nó có rất nhiều tác dụng phụ như:
- Sử dụng tràn lan sẽ gây ra hiện tượng kháng thuốc
- Dị ứng da, buồn nôn, tiêu chảy
- Sốc phản vệ và có thể dẫn tới tử vong
Trên đây, chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin về các loại thuốc điều trị loét phổ biến. Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của các vết loét mà các bạn lựa chọn sản phẩm điều trị phù hợp nhất. Lưu ý không nên sử dụng bừa bãi để tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh. Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19009482 để được các Dược sĩ Đại học giải đáp và giúp đỡ.
➤ Xem thêm : Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia y tế