Sát trùng vết thương không phải là kỹ thuật khó thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sát trùng vết thương đúng cách. Nếu sát trùng không đúng sẽ khiến vết thương nhiễm trùng, làm chậm quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể. Sau đây là 6 sai lầm thường gặp khi sát trùng khiến vết thương lâu lành.
Mục lục
I. 6 sai lầm thường gặp khi sát trùng vết thương
1. Không sát khuẩn tay và dụng cụ y tế
Sai lầm đầu tiên mọi người hay mắc phải là chỉ rửa tay với nước sạch trước khi xử lý vết thương. Nước sạch không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên bàn tay. Do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập là rất lớn. Bạn nên sử dụng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn trước khi tiếp xúc với vết thương. Cồn y tế cũng được dùng để sát khuẩn dụng cụ y tế.
2. Không làm sạch vết thương ngay sau khi bị thương
Những vết thương nhỏ như trầy xước da, đứt tay mà không chảy máu nhiều thường bị bỏ qua bước làm sạch. Vết thương là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Không rửa sạch vết thương sẽ khiến bụi bẩn tích tụ, vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng. Đồng thời, vết thương bẩn có thể làm chậm quá trình lành da tự nhiên của cơ thể dẫn tới vết thương lâu lành hay để lại sẹo.
3. Sát trùng với dung dịch sát khuẩn không phù hợp
Trong tủ thuốc của các gia đình thường lưu trữ cồn y tế hoặc nước oxy già để sát trùng khi cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng cồn hay nước oxy già thường gây đau xót da. Các chất này cũng làm tổn hại tế bào mô hạt dưới da, cản trở quá trình tái tạo da của cơ thể. Để khắc phục nhược điểm của các dung dịch này có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone với cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
4. Rắc bột kháng sinh trực tiếp vào vết thương
Nhiều người có quan niệm rằng rắc bột kháng sinh lên miệng vết thương giúp thuốc tác dụng tốt hơn. Một số thuốc kháng sinh đường uống hay sử dụng như Rifampicin, Chloramphenicol,… Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
- Thuốc không thấm sâu, không ngăn chặn được nguy cơ bội nhiễm tại vị trí tổn thương.
- Gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như dị ứng, sốc phản vệ. Nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng kháng thuốc.
- Bột thuốc gây bít miệng vết thương, hạn chế máu lưu thông khiến bạch cầu không tới được vị trí tổn thương để tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, lớp bột cản trở sự phát triển của mô hạt, khiến quá trình lành da tự nhiên kéo dài.
5. Băng vết thương kín, quá chặt hoặc quá lỏng
Băng kín vết thương giúp bảo vệ vết thương khỏi tác động từ môi trường bên ngoài như khói bụi, vi sinh vật,… Ngoài ra, băng vết thương cũng giúp cầm máu và tạo cảm giác an tâm cho người bệnh. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng cần băng kín vết thương. Vết thương nhỏ nên cần được thông thoáng để loại trừ điều kiện giúp vi khuẩn phát triển: ẩm, ấm, tối.
Băng vết thương quá chặt hoặc quá lỏng đều gây ra nhiều hậu quả không tốt cho vết thương. Nếu vết thương băng quá chặt, máu không được lưu thông. Điều này cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất để làm lành vết thương của cơ thể. Trường hợp ngược lại, băng quá lỏng dễ tuột, không bảo vệ tốt vết thương. Vì vậy, bạn nên băng vết thương vừa đủ chặt
6. Không thay băng thường xuyên
Không thay băng thường xuyên tạo môt trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Đồng thời, giữ băng quá lâu khiến vết thương không được thông thoáng, kéo dài thời gian liền da. Bạn nên thay băng khi thấy băng đã bẩn hoặc bị ướt. Khi thay băng cần làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vết thương.
II. Cách sát trùng vết thương để nhanh lành nhất
1. Rửa tay và dụng cụ
Trước khi sát trùng vết thương cần rửa tay với xà phòng hoặc cồn y tế để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Có thể đeo găng tay y tế để tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch và máu của bệnh nhân. Khử trùng dụng cụ y tế để đảm bảo vô khuẩn.
2. Làm sạch và sát trùng vết thương bằng sản phẩm phù hợp
Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch sơ bộ vết thương. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn thích hợp để loại bỏ tác nhân gây nhiễm khuẩn vết thương. Khi rửa vết thương cần tiến hành nhẹ nhàng để giảm bớt đau cho bệnh nhân.
Sau khi sát trùng xong có thể thoa một thuốc mỡ kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh cần có chỉ định từ bác sĩ.
3. Băng vết thương
Vết thương nên được băng lại để tránh va đập làm tổn thương nặng hơn. Quá trình băng bó cần đảm bảo tuần hoàn máu bình thường và không gây khó chịu cho người bệnh. Thay băng thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách
III. Cần làm gì để vết thương mau lành?
1. Cung cấp dưỡng chất cho vết thương
Các vết thương cần được cung cấp dưỡng chất để thúc đẩy quá trình lên da non của cơ thể. Thoa một lớp kem dưỡng ẩm sau khi sát trùng có thể giúp giữ ẩm, làm dịu da. Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn như lô hội, tinh chất tràm trà,…
2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện
Khi bị thương, cần chú ý tới dinh dưỡng và tập luyện để giúp vết thương mau lành hơn. Một số vấn đề cần lưu ý:
- Bổ sung protein từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C.
- Tránh các thực phẩm chế biến từ gạo nếp, thịt gà,… vì có thể gây ung mủ, đau nhức, làm chậm lành vết thương.
- Không nên vận động quá mạnh để tránh làm rách miệng vết thương. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để tăng cường sức để kháng, giải tỏa căng thẳng trong cơ thể.
Những sai lầm khi sát trùng vết thương có thể khiến vết thương nghiêm trọng và lâu lành hơn. Vì vậy, để tránh mắc phải sai lầm đó, bạn cần tìm hiểu và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia. Để biết thêm thông tin về chăm sóc vết thương, liên hệ ngay tới số HOTLINE 19009482.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp