Vết loét nếu được phát hiện sớm và chăm sóc tốt thì tình hình sẽ rất dễ kiểm soát. Chăm sóc đúng cách, vết loét sẽ nhỏ lại, từ từ lên mô non và phục hồi. Ngược lại, nếu chăm sóc không đúng cách, vết loét sẽ mở rộng, lâu lành, bội nhiễm vi khuẩn và nấm, khó điều trị, nặng hơn nữa là dẫn tới hoại tử. Bài viết này liệt kê một số sai lầm nghiêm trọng cần tránh trong việc xử lý vết loét mà mọi người thường hay mắc phải.
Mục lục
1. Để vết thương nhiễm trùng
Nhiễm trùng là sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn, virus hoặc nấm ở vị trí vết loét. Các biểu hiện của nhiễm trùng là:
Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể “xử lý” được mầm bệnh tại ổ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh quá nhiều vi khuẩn, virus, nấm… thì hệ thống miễn dịch sẽ bị “thất thủ”. Hậu quả này bắt nguồn từ những sai lầm thường gặp như:
- Không tiệt trùng các dụng cụ công cụ trong quá trình chăm sóc vết loét, khiến khả năng nhiễm khuẩn trên vết loét rất cao, làm cho vết loét khó hồi phục.
- Không vệ sinh triệt để vết loét. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị quá đau, hoặc vết loét ở những vị trí không thuận lợi để quan sát, khiến cho vi khuẩn, ổ viêm nhiễm trong vết loét không được xử lý triệt để, đã lại băng lại.
- Dùng cao dán đông y không rõ nguồn gốc, không được kiểm định độ an toàn dán lên vết loét
- Rắc thuốc bột, thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ lên vết loét
Một nguyên nhân nữa là do vết loét kết hợp với các yếu tố khác (được liệt kê ra trong bài viết này) dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn và khó giải quyết hơn.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng, nên rửa vết loét 2-3 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn. Sau đó, cần băng kín vết loét, tạo hàng rào ngăn mầm bệnh xâm nhập và gây hại. Để tránh kiểm tra sót vết loét, cần có người hay công cụ hỗ trợ, để có thể kiểm tra thật kĩ và vệ sinh triệt để.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc da bị lở loét đúng cách
2. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
Cơ thể cần cung cấp đầy đủ protein để tạo nên các mô mới. Thiếu hụt protein khiến cơ thể không đủ nguyên liệu chữa lành vết loét, cũng như tăng cường thêm sức đề kháng. Sai lầm thường thấy khi chăm sóc vết loét là không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Để vết loét nhanh lành, bạn cần bổ sung protein vào chế độ ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa… để đảm bảo nhu cầu protein của cơ thể.
Các thực phẩm giàu protein
Ngoài ra, các vitamin, đặc biệt là vitamin A và C trong trái cây và rau quả cũng là công cụ đắc lực giúp vết loét nhanh hồi phục. Các vitamin này có nhiều trong cam, bưởi, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, cải bó xôi….
3. Sử dụng rượu bia, thuốc lá
Một số nguyên nhân khác là để bệnh nhân sử dụng rượu bia và các đồ uống có cồn… làm ức chế quá trình lành thương tự nhiên.
Theo các nghiên cứu khoa học, rượu bia làm giảm đáng kể số lượng một dạng tế bào hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết loét, có tên là macrophage. Tế bào này có chức năng dọn sạch vi khuẩn và các mảnh vỡ ở vết loét.
Nghiên cứu còn cho thấy rượu bia làm giảm sự sản sinh một loại protein có chức năng tuyển chọn các macrophage đến vết loét.Thuốc lá cũng là tác nhân độc hại, do làm suy yếu hệ miễn dịch và tắc hẹp mạch máu.
Một sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân loét là chủ quan với rượu bia, thuốc lá, cho người bệnh sử dụng theo ý thích. Bạn nên khuyên người bệnh nên từ bỏ hẳn thói quen hút thuốc lá, nếu muốn vết loét nhanh lành hơn
4. Không chú ý điều trị các bệnh mạn tính
Đái tháo đường gây nhiều biến chứng, trong đó có ảnh hưởng tiêu cực lên vết thương hở. Do lượng đường huyết thường xuyên ở mức cao, tạo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho vi khuẩn và nấm, người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, khiến cho vết loét lâu lành.
Đường huyết cao còn ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tuần hoàn và hệ miễn dịch của cơ thể. Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp động mạch, cản trở máu lưu thông bình thường, ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Do đó, cơ thể trở nên thụ động hơn trước sự tấn công của các yếu tố bên ngoài.
Thêm vào đó, bệnh tiểu đường còn gây ra các biến chứng khác cho cơ thể, trong đó có khả năng làm tổn thương dây thần kinh khiến người bệnh không thể nhận biết mình đang bị đau, làm chậm quá trình nhận biết sớm vết loét trên thân thể.
Do vậy nếu thấy các vết loét trên cơ thể lâu lành, đặc biệt là vết loét ở chân hay bàn chân, bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán bệnh.
Bên cạnh tiểu đường, một số bệnh lý khác cũng liên quan đến chậm lành vết thương như: viêm khớp dạng thấp, xơ vữa động mạch, béo phì, liệt, …
5. Không để ý đến tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc được xác định là thủ phạm gây ra tình trạng vết loét lâu lành. Hóa chất và hoá trị cản trở hệ thống miễn dịch, làm cho quá trình làm lành vết loét khó khăn hơn.
Thuốc kháng sinh thường xuyên cũng là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến tiến trình làm lành vết loét, vì kháng sinh có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường ruột, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong cơ thể.
Ngoài ra, các loại thuốc chống viêm như NSAID, corticoid cũng có thể ức chế giai đoạn viêm mà cơ thể phải trải qua để chữa lành viết thương. Vì vậy, các tế bào của hệ miễn dịch không thể làm sạch và sửa chữa vết thương.
Một lỗi hay mắc phải khi chăm sóc vết loét là không chú ý tới bệnh nền và các loại thuốc đang sử dụng. Trường hợp bệnh nhân đã và đang sử dụng thuốc, cần trao đổi ngay với bác sĩ điều trị để có sự phối hợp điều trị tốt nhất, tránh để vết loét bị kéo dài.
➤ Xem thêm: Bị loét da bôi thuốc gì nhanh khỏi?
6. Lưu thông máu kém
Có thể bạn chưa biết là cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành vết thương, vết loét, tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển các tế bào mới tới khu vực bị tổn thương. Tại đây, các tế bào giúp hình thành làn da mới. Bạch cầu trong máu giúp tiêu diệt các mầm bệnh vi khuẩn và dọn dẹp ổ tổn thương
Tuy nhiên, nếu lưu thông máu trong cơ thể kém, máu sẽ di chuyển chậm, tương ứng là tế bào hồng cầu vận chuyển kém, nguồn oxy và chất dinh dưỡng kém đi, bạch cầu cũng thiếu số lượng cần thiết, làm trì hoãn quá trình chữa lành vết loét.
Một lỗi sai thường gặp khiến máu lưu thông kém là không hỗ trợ vận động, xoa bóp vùng bị loét và toàn bộ cơ thể. Vì vậy, với những bệnh nhân bị hạn chế vận động, nằm liệt giường, cần xoay giở đổi tư thế mỗi 1 – 2 giờ. Đồng thời kết hợp xoa bóp thường xuyên giúp cho máu được lưu thông trên toàn bộ cơ thể.
Một số tình trạng bệnh lý gây tắc hẹp mạch máu cũng khiến máu lưu thông khó khăn hơn bình thường như:
- bệnh như xơ vữa động mạch,
- béo phì,
- đái tháo đường,
- nằm liệt …
Ở những người bệnh này, quá trình chữa lành vết thương sẽ bị trì hoãn và kéo dài.
7. Tạo áp lực lâu dài trên cơ thể
Những trường hợp người bệnh phải nằm bất động trong thời gian dài, các vùng da bị lở loét liên tục chịu áp lực lớn. Áp lực đó có thể gây loét nặng hơn ở những mức độ khác nhau, dẫn đến những vết loét hở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng cách.
Bạn có thể tránh được sai lầm này bằng cách hạn chế tối đa việc tì đè vào vết loét, bằng cách giảm áp lực tì đè lên vết loét và xoay trở người bệnh thường xuyên.
Hoạc bạn sử dụng thiết bị chuyên dùng như đệm hơi, đệm nước, đệm 3D … để giảm áp lực lên các vùng bị loét. Có thể dùng găng tay y tế bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết loét của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực rất tốt.
Bạn cũng cần lật người, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên, khoảng 1-2 giờ/lần. Nếu bệnh nhân ngồi liệt trên xe lăn, tần suất đổi tư thế nên là 15 phút/lần.
8. Dùng sai dung dịch sát khuẩn
Ngoài ra, các dung dịch sát khuẩn thường dùng để chăm sóc vết loét cũng là thủ phạm khiến vết loét lâu lành ít ai ngờ tới. Việc lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương phù hợp là việc quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc vết thương. Chọn đúng dung dịch sát khuẩn sẽ vừa giúp duy trì vết thương ở tình trạng sạch khuẩn đồng thời hỗ trợ quá trình vết thương nhanh lành và không để lại sẹo.
Để vết thương nhanh lành, cần lưu ý lựa chọn dung dịch sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng để phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các dung dịch này cũng cần dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Từ đó kích thích quá trình lành thương nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo.
Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra dòng dung dịch kháng khuẩn ion có khả năng diệt khuẩn mạnh, sát khuẩn theo cơ chế tương tự hệ miễn dịch cơ thể nên rất lành tính, dịu nhẹ với vết thương, không gây xót và an toàn tuyệt đối cho người dùng.. Chính vì vậy, đây được coi là một giải pháp diệt khuẩn tối ưu dành cho vết thương nên được lựa chọn. Đại diện của dòng sản phẩm này ở Việt Nam là dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
➤ Xem thêm: Tổng quan về dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Như vậy, cùng với việc chăm sóc vết loét sát sao, cần chú ý tránh những sai lầm như trên để giúp bệnh nhân có cơ hội phục hồi sớm nhất. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc và điều trị vết loét, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp