Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Tue, 03 Jan 2023 06:39:51 +0000 vi-VN hourly 1 Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia y tế http://viendalieu.com.vn/phac-do-dieu-tri-loet-ty-de-theo-chuyen-gia-y-te-686/ http://viendalieu.com.vn/phac-do-dieu-tri-loet-ty-de-theo-chuyen-gia-y-te-686/#respond Wed, 25 Nov 2020 03:51:40 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=686 Phác đồ điều trị loét tỳ đè

Loét tỳ đè có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ở những người hạn chế vận động, người nằm liệt. Do đó cần nắm được những dấu hiệu, cách chăm sóc đối với từng giai đoạn loét. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến độc giả phác đồ điều trị loét tỳ đè hiệu quả nhất của chuyên gia y tế.

I. Những dấu hiệu của loét tỳ đè

Loét tỳ đè là những tổn thương do áp lực trong một thời gian dài đến bề mặt da. Ở những vị trí xương lồi có nguy cơ bị loét tỳ đè cao nhất. Những dấu hiệu của loét tỳ đè được phân thành những mức độ sau.

  • Loét tỳ đè độ 1: Loét tỳ đè ở giai đoạn 1 chưa có những tổn thương thực thể trên da. Những vùng da này có màu khác thường so với vùng da khác. Những người da sáng sẽ chuyển sang đỏ và không chuyển màu nhạt không ấn. Đối với người da tối màu da có thể chuyển màu tím hoặc xanh. Ngoài ra, những vùng da này có thể mềm hơn hoặc cứng hơn, lạnh hơn hoặc ấm so với vùng da bình thường.
  • Loét tỳ đè độ 2: Giai đoạn này đã có sự khiếm khuyết của da tới phần hạ bì do vết loét bắt đầu hình thành. Những vết loét khá nông, có thể có các mụn nước và viền đỏ xung quanh.
  • Loét tỳ đè độ 3: Sự khiếm khuyết đã lan sâu hơn và tới lớp mỡ dưới da. Những ổ loét đã tạo thành lỗ và hầm.
  • Loét tỳ đè độ 4: Giai đoạn này khá giống với giai đoạn 3, tuy nhiên tổn thương đã ăn đến phần cơ, gân và xương.
  • Không rõ giai đoạn: Vùng da bị loét bị bao bởi vết bẩn hoặc vảy nên không đánh giá được độ sâu.
  • Chấn thương mô sâu: Tổn thương da và mô do lực chà sát hay áp lực, làm vùng da có màu tím đến nâu hạt dẻ. Da có thể còn nguyên vẹn kèm các bọng nước chứa máu hoặc chất nhầy dính.

➤ Xem thêm: Loét tỳ đè – những kiến thức cơ bản

II. Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia tế

1. Giảm áp lực

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những vị trí xương lồi. Do đó những vị trí này cần được giảm áp lực để tránh lực đè ép.

  • Thay đổi tư thế thường xuyên: Bệnh nhân loét tỳ đè cần được thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ. Thời gian khuyến cáo cần thay đổi tư thế là tối thiểu 2 giờ. Tư thế nằm nghỉ cũng chú ý dưới 30 độ so với mặt nằm ngang để tránh lực trượt. Đối với bệnh nhân ở tư thế ngồi, nên thay đổi tư thế sau ít nhất 1 giờ.
  • Sử dụng đệm giảm áp lực: Dùng đệm giảm áp lực sẽ giúp giảm lực đè ép lên những vị trí bị loét tỳ đè.

2. Chăm sóc vết loét tại chỗ

Vệ sinh vết loét cho người bệnh 3-4 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn. Đây là bước chăm sóc cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp vết loét sạch khuẩn, không bị viêm, nhiễm trùng gây loét sâu thêm. Mùi hôi giảm đi, mủ và dịch bớt chảy, vết loét co lại và dần hồi phục.

Dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho vết loét phải đảm bảo tác dụng mạnh, không gây xót và không làm tổn thương mô hạt dưới da. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu này là Dung dịch kháng khuẩn Dizigone. 

Không nên sử dụng các thuốc sát trùng như oxy già, Povidon Iod vì những sản phẩm này gây hại cho tế bào hạt của da, làm chậm lành vết loét.

Ngoài dung dịch kháng khuẩn, có thể tiến hành những biện pháp làm sạch mô hoại tử như:

  • Khử trùng cơ học: Phương pháp sử dụng bồn tạo sóng, sử dụng áp suất vừa đủ để làm sạch vết thương. Khử trùng cơ học thích hợp khi vết loét có dịch lỏng và mảnh vụn nhỏ. Cần thận trọng khi dùng phương pháp này vì có thể loại bỏ cả mô hạt lành của da.
  • Làm sạch bằng enzym: Đối với trường hợp loét tỳ đè nhẹ có thể dùng phương pháp sử dụng enzym để làm sạch. Có thể sử dụng các enzym như Collagenase, Papain, Fibrinolysin, Streptokinase.
  • Phẫu thuật sinh học: Sử dụng ấu trùng ruồi xanh để loại bỏ có chọn lọc các mô hoại tử. Phương pháp này sử dụng hữu ích nhất khi loét đã ăn vào gân, cơ hoặc xương.

3. Băng vết loét

Vết loét sau khi được làm sạch cần được băng bó để giữ độ ẩm và tránh nhiễm khuẩn. Băng cần được thay định kỳ hàng ngày để vết loét không bị dính dịch.

4. Kiểm soát đau cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân còn cảm giác, những vết loét tỳ đè sẽ gây đau. Do đó cần đánh giá mức độ đau để cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Khi tình trạng đau nhẹ và vừa, có thể sử dụng các thuốc giảm đau Paracetamol hoặc NSAIDS.

Có thể sử dụng một số thuốc giảm đau cho bệnh nhân

5. Kiểm soát nhiễm trùng

Trong quá trình điều trị, vết loét có thể bị nhiễm trùng. Khi bị bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê phác đồ kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

6. Đánh giá nhu cầu dinh dưỡng

Để vết loét được mau chóng lành lại, chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng. Bệnh nhân cần được đảm bảo lượng calo nạp vào, protein từ 1,25 đến 1,5g/kg thể trọng. Ngoài ra các thành phần như vitamin, khoáng chất cũng cần được đảm bảo đầy đủ.

➤  Xem thêm: 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất

III. Cách phòng tránh loét tỳ đè cho người nằm liệt

1. Xác định trường hợp có nguy cơ cao

Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những người bị hạn chế vận động, người già nằm liệt. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh nền như bệnh động mạch vành, đái tháo đường cũng dễ bị loét tỳ đè.

2. Thay đổi tư thế thường xuyên

Đây là mục tiêu chính để phòng ngừa loét tỳ đè. Cần đảm bảo áp lực lên một vị trí xương lồi nào không được quá 2 giờ. Bệnh nhân, người chăm sóc cần kiểm tra những vị trí dễ bị loét tỳ đè. Khi có sự thay đổi bất thường của da, cần thông báo đến bác sĩ để đưa ra biện pháp xử trí phù hợp.

3. Chăm sóc, vệ sinh cho người bệnh

Vệ sinh nhẹ nhàng, sạch sẽ hàng ngày cho bệnh nhân sẽ ngăn ngừa đáng kể loét tỳ đè xuất hiện. Thực tế đã chỉ ra rằng những trường hợp loét tỳ đè nguyên nhân lớn do sự chăm sóc không ở mức tối ưu.

4. Xoa bóp lưu thông máu

Xoa bóp lưu thông máu cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa loét tỳ đè. Vùng da bị tỳ đè thường xuyên sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Do đó xoa bóp để máu lưu thông sẽ giúp cải thiện được việc cung cấp dinh dưỡng tới mô tế bào.

loet ty de loét tỳ đè

loét tỳ đè loet-ty-de

loét dizigone

loét tỳ đè loét nằm liệt

loét_quốc tuấn

Phản hổi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia Viện da liễu.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Trên đây là phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Nếu bạn đọc có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ tới Hotline: 1900 9482 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Xem thêm: 10 điều cần làm để phòng ngừa loét tỳ đè cho người nằm lâu

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/phac-do-dieu-tri-loet-ty-de-theo-chuyen-gia-y-te-686/feed/ 0
Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng theo Bộ Y tế hướng dẫn http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-467/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-467/#respond Fri, 13 Nov 2020 04:30:50 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=467 Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một hiện tượng viêm da cấp tính xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với dịch tiết gây kích ứng của côn trùng. Loài côn trùng chủ yếu gây bệnh này chính là kiến ba khoang – nỗi ám ảnh của không ít người. Cùng tìm hiểu cách xử lý viêm da tiếp xúc do côn trùng theo hướng dẫn của Bộ y tế dưới đây.

I. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc do côn trùng

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một phản ứng cấp tính của da với các chất kích ứng sinh ra từ các loại côn trùng.

Thủ phạm thường gặp nhất chính là kiến ba khoang, có tên khoa học là Paederus. Bên cạnh đó, chúng còn được biết đến với nhiều tên gọi như kiến kim, kiến nhốt,  kiến lác, kiến cằm cặp, kiến cong đít…

Đặc điểm của kiến ba khoang là thường có kích thước lớn hơn các loài kiến thông thường, dài khoảng 7-10mm. Chúng có thân hình mảnh, trên cơ thể có hai vòng đỏ và ba vòng đen rất điển hình. Chúng bay và chạy rất nhanh, thường cư trú chủ yếu ở những nơi ẩm ướt. Kiến ba khoang thường hoạt động vào ban đêm và rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Khi bị chà xát hay dập nát, cơ thể chúng có thể phóng thích ra chất dịch chứa chất paederin gây nên viêm da tiếp xúc.

Ở Việt Nam, bệnh thường dễ phát triển thành dịch, gặp nhiều hơn vào các mùa mưa lũ, ẩm ướt và thể rải rác quanh năm.

II. Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc do côn trùng

Khi bị kiến ba khoang đốt, biểu hiện đầu tiên của viêm da tiếp xúc là tại vị trí tổn thương và chà xát sẽ xuất hiện phản ứng viêm da. Ban đầu có thể chỉ là một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, có kích thước từ vài milimet đến vài centimet. Sau vài giờ hoặc một ngày sẽ xuất hiện mụn nước, bọng nước ở giữa, dát đỏ.

Trong trường hợp viêm da nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm theo những mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau 3-5 ngày, tổn thương sẽ khô se lại mà không thành phỏng nước, bọng mủ. Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, các bọng nước và bọng mủ nông sẽ lan rộng hơn, có thể gây trợt loét, hoại tử. Các vết tổn thương này có đặc điểm chung là bỏng rát và ngứa. Nếu không cẩn thận bị bội nhiễm sẽ gây cảm giác rất đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Viêm da tiếp xúc có thể gặp phải ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và thường gặp ở các vùng da hở. Cần tránh để dịch côn trùng dính vào mắt, nếu không có thể khiến mắt sưng nề và trợt đỏ, chảy nước mắt. Nếu viêm da tiếp xúc ở một số vị trí khác như nách, bẹn, sinh dục… có thể gây sưng đau, làm hạn chế đi lại.

Ngoài ra, với các trường hợp tổn thương lan rộng, còn có thể có một số biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau nhức, nổi hạch cổ, nách hay bẹn tùy từng vị trí tổn thương.

Các tổn thương do viêm da tiếp xúc do côn trùng nếu được điều trị sớm sẽ đóng vảy sau khoảng 4-6 ngày, khô dần lại và bong vảy. Sau đó sẽ để lại vết da sẫm màu và mờ dần đi theo thời gian. Lưu ý là viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể tái phát lại vài lần.

Cần phân biệt viêm da tiếp xúc do côn trùng với một số bệnh ngoài da khác như:

  • Bệnh zona: Vì có nhiều triệu chứng giống nhau nên viêm da tiếp xúc rất dễ chẩn đoán nhầm với bệnh zona gây ra bởi virus Varricella-zoster (VZV). Với các thương tổn là dát đỏ, sau đó nổi mụn nước, bọng nước lõm ở giữa tập trung thành đám dọc theo thần kinh ngoại biên. Đặc trưng của zona là cảm giác đau rát tại các vùng tổn thương.
  • Bệnh Herpes da: Có các mụn nước nhỏ tập trung thành từng đám trên nền dát đỏ ở môi, niêm mạc miệng hay niêm mạc sinh dục, cảm giác đau rát.
  • Viêm da tiếp xúc do các tác nhân khác như viêm da tiếp xúc kính ứng hay viêm da tiếp xúc dị ứng.

III. Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Cách điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng khá đơn giản và điều trị tại chỗ là chủ yếu. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và thời điểm phát hiện mà bệnh có thời gian khỏi nhanh hay chậm khác nhau.

Dưới đây là một số biện pháp xử lý cho các trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng:

  • Ngay khi bị côn trùng đốt, có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 9%) để rửa tổn thương 3-4 lần/ngày. Điều này giúp trung hòa độc tố của côn trùng làm giảm phản ứng viêm. Tránh kì cọ mạnh khiến tổn thương có thể lan rộng.
  • Khi thấy các tổn thương đỏ và đau rát: dùng các dung dịch sát khuẩn, các loại thuốc chống viêm, làm dịu da như các loại hồ (hồ Tetra-Pred, hồ nước), một số loại mỡ kháng sinh dùng phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày.
  • Với các trường hợp có bọng nước, bọng mủ: chấm các dung dịch màu milian, castellani hay nước thuốc tím pha loãng,… lên vùng da tổn thương khoảng 1-2 lần/ngày.

Thông thường, phản ứng viêm diễn biến trên vùng da tổn thương trực tiếp, không cấn thiết phải điều trị đường toàn thân. Chỉ khi tổn thương lan rộng hoặc có các bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng thì có thể dùng kháng sinh đường uống. Ngoài ra, dùng các thuốc kháng histamine để giảm ngứa và giảm kích ứng da.

Xem thêm: Dung dịch sát khuẩn Dizigone – kháng khuẩn vượt trội

IV. Cách phòng tránh viêm da tiếp xúc do côn trùng bạn cần biết

Cách phòng bệnh tốt nhất chính là tránh tiếp xúc với côn trùng gây bệnh.

  • Nếu phát hiện kiến ba khoang trong khu vực sinh sống, có thể ngăn chặn chúng bằng cách đóng kín các cửa và cửa sổ. Sử dụng các mắt lưới nhỏ ngăn côn trùng hoặc thay thế đèn huỳnh quang bằng các loại đèn ánh sáng vàng cũng là cách để hạn chế tiếp xúc với chúng.
  • Nên mắc màn khi ngủ và có thói quen kiểm tra quần áo, giường chiếu, chăn màn trước khi sử dụng.
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực quanh nhà ở.

Nếu đã tiếp xúc hoặc nghi ngờ tiếp xúc với kiến ba khoang thì nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Khi làm việc dưới ánh đèn và có cảm giác vướng trên da, nên quan sát kỹ, tránh dùng tay đập hoặc quệt theo phản xạ.
  • Khi phát hiện kiến ba khoang đang bò trên da, lấy chúng ra khỏi người bằng cách thổi hoặc để tờ giấy cho chúng bò lên. Sau đó rửa sạch vùng da đã tiếp xúc với nước hay xà phòng.
  • Khi đã vô tình chà xát côn trùng, phải ngay lập tức rửa sạch tay và những vùng da có tiếp xúc.

Xem thêm:

Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Viêm da tiếp xúc do côn trùng không quá nguy hiểm và là bệnh có thể phòng ngừa được. Đồng thời hoàn toàn có thể xử lý được tại nhà theo cách đơn giản. Nếu có thắc mắc về cách điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng, vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được các chuyên gia da liễu tư vấn và giải đáp.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-tiep-xuc-do-con-trung-467/feed/ 0
Điều trị bệnh ghẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-benh-ghe-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-379/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-benh-ghe-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-379/#respond Sat, 07 Nov 2020 04:42:10 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=379 Bệnh ghẻ là một bệnh ngoài da rất phổ biến do một loại ký sinh trùng trên da gây nên. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị tận gốc có thể dẫn tới nhiễm trùng da, chàm hóa hay một số biến chứng nghiêm trọng khác. Cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh ghẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế dưới đây.

I. Bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là một bệnh về da khá phổ biến và gặp phải ở nhiều người. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng đông đúc dân cư, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh hay thiếu thốn nước sinh hoạt. Ghẻ là bệnh dễ dàng lây lan, thường do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc lây qua chăn màn, quần áo. Bệnh ghẻ có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, chàm hoá, viêm cầu thận cấp…

II. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Thủ phạm của bệnh ghẻ chính là một loại ký sinh trùng ghẻ có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Chúng có hình bầu dục, có tám chân, kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0,3 mm nên rất khó quan sát bằng mắt thường. Trên lưng của ghẻ có gai xiên về phía sau, đầu có vòi dùng để hút thức ăn đồng thời đào luống ghẻ trên da người. Mỗi ngày ghẻ cái có thể đẻ từ 1-5 trứng, sau 3-7 ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành.

III. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ghẻ?

1. Chẩn đoán xác định

Có thể chẩn đoán được bệnh ghẻ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng.

Sau khi tiếp xúc với cái ghẻ, thời gian ủ bệnh trung bình kéo dài từ 2-3 ngày đến 2-6 tuần. Khi bị ghẻ, bệnh nhân thường ngứa ngáy dữ dội, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu không yên. Ngứa thường tăng lên về ban đêm.

Các tổn thương trên da xuất hiện dạng mụn nước, có thể nằm riêng rẽ hoặc rải rác, thường gặp ở vùng da mỏng như kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, quanh thắt lưng, vú, rốn, mặt trong đùi, kẽ mông và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh, các mụn nước hay xuất hiện ở lòng bàn tay, chân. Đặc trưng của bệnh ghẻ là các đường hầm ghẻ hay còn gọi là luống ghẻ, thường dài từ 3-5mm, hình thành do sự di chuyển của cái ghẻ trên da.

Đặc trưng của bệnh ghẻ là mụn nước và những luống ghẻ

Bên cạnh đó, khi bị ghẻ người bệnh có thể xuất hiện săng ghẻ ở vùng sinh dục, thường dễ nhầm lẫn với săng giang mai. Ngoài ra còn có các sẩn cục hay sẩn huyết thanh ở những vị trí như nách, bẹn, bìu. Trên da có các vết xước, vảy da, da đỏ, dát thâm, có thể có bội nhiễm, chàm da hay mụn mủ.

Ghẻ Na Uy là một thể ghẻ đặc biệt, thường gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. Trên da người bệnh sẽ xuất hiện nhiều lớp vảy chồng lên nhau và lan rộng toàn thân. Có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các lớp vảy này.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng, để chẩn đoán bệnh ghẻ có thể dùng phương pháp soi tìm ký sinh trùng tại vị trí tổn thương.

2. Chẩn đoán phân biệt

Các biểu hiện của ghẻ đôi khi khá dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh ngoài da khác. Chính vì vậy, cần chú ý thật kĩ các triệu chứng để có thể phân biệt ghẻ với một số bệnh dưới đây:

  • Tổ đỉa: tổn thương là các mụn nước nhỏ, ngứa ở rìa các ngón tay, bàn tay, bàn chân, thường kéo dài dai dẳng.
  • Sẩn ngứa: tổn thương là các sẩn huyết thanh rải rác khắp các vị trí trên cơ thể, rất ngứa.
  • Viêm da cơ địa: tổn thương dạng sẩn mụn nước, tập trung thành từng đám, chủ yếu ở các chi dưới, rất ngứa kéo dài dai dẳng.
  • Nấm da (hắc lào): tổn thương là mảng da đỏ hình tròn hay bầu dục, có các mụn nước và vảy da ở rìa tổn thương, phía ngoài viền da thường đậm hơn vùng da bên trong. Nấm da gây ngứa nhiều, xét nghiệm có thể tìm thấy sợi nấm.
  • Săng giang mai: tổn thương là một vết trợt nông, nền cứng, không ngứa, không đau, thường gặp ở vùng hậu môn sinh dục. Xuất hiện hạch bẹn to, thường có hạch chúa.

Xem thêm: Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Bí quyết dứt điểm hắc lào, hiệu quả nhanh

IV. Những biến chứng có thể gặp của bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ khi không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây nên một số biến chứng như:

  • Chàm hoá: người bệnh ngứa, gãi nhiều có thể gây chàm hoá, xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng đám.
  • Bội nhiễm: xuất hiện các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề và loét.
  • Lichen hoá: người bệnh gãi nhiều khi ngứa có thể gây dày da, thâm da.
  • Viêm cầu thận cấp: gặp phải trong trường hợp trẻ bị ghẻ bội nhiễm, bệnh tái phát nhiều lần do không được điều trị hoặc điều trị không khỏi.

V. Điều trị bệnh ghẻ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

1. Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh ghẻ

  • Khi phát hiện bị ghẻ, cần điều trị cho tất cả mọi người trong gia đình, tập thể hay nhà trẻ… vì ghẻ vốn dĩ rất dễ lây lan.
  • Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục với những người bệnh trên 18 tuổi.
  • Giặt sạch, phơi khô, là kĩ các tư trang cá nhân như quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng…

2. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

Có nhiều thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng trong điều trị bệnh ghẻ như Gamma benzen 1%, Permethrin 5%, Benzoat benzyl 25%, Diethylphtalat (DEP).

Ngoài ra còn một số thuốc khác như:

  • Mỡ lưu huỳnh 5-10%: Dùng được cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi. Ngoài ra có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Sở dĩ như vậy là do mỡ lưu huỳnh rất an toàn, không gây độc cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc lại có một nhược điểm là có mùi hôi khó chịu.
  • Crotaminton 10%
  • Có thể dùng vỏ cây ba chạc đen đun nước tắm hoặc dùng dầu hạt máu chó.

Khi bôi thuốc cần lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Tắm sạch bằng xà phòng: nên chà xát xà phòng vào vết ghẻ và rửa sạch, lau khô trước khi bôi thuốc.
  • Tốt nhất nên bôi thuốc ngày một lần vào buổi tối.
  • Giặt sạch, phơi khô các đồ dùng cá nhân như chăn màn, quần áo, khăn tắm, khăn mặt,…

Đối với trường hợp ghẻ bị bội nhiễm, dùng milian hoặc castellani. Nếu có hiện tượng chàm hóa, dùng hồ nước hoặc kem chứa corticoid bôi trong khoảng 1-2 tuần. Trong trường hợp bị ghẻ Na Uy, cần tắm, ngâm mềm vết ghẻ, sau đó bôi mỡ salicylic để bong sừng rồi mới bôi thuốc diệt ghẻ.

3. Điều trị ghẻ bằng các thuốc đường toàn thân

Trong một số trường hợp, điều trị ghẻ cần sử dụng một số thuốc đường toàn thân như:

  • Uống kháng histamin tổng hợp: giảm triệu chứng ngứa.
  • Ivermectin liều 200µg/kg cân nặng, dùng liều duy nhất. Thuốc chỉ định trong những trường hợp ghẻ kháng trị với các thuốc điều trị cổ điển, ghẻ Na Uy, ghẻ ở người nhiễm HIV. Tuy nhiên, chống chỉ định cho trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai.

VI. Cách phòng bệnh ghẻ hiệu quả

Để đề phòng bệnh ghẻ, cần lưu ý:

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
  • Điều trị bệnh sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh.

Để được các chuyên gia da liễu tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý bệnh ghẻ, vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính).

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-benh-ghe-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-379/feed/ 0
Điều trị nhọt theo hướng dẫn của Bộ Y tế http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nhot-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-377/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nhot-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-377/#respond Sat, 07 Nov 2020 04:35:31 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=377 Nhọt là một tình trạng nhiễm trùng ngoài da vô cùng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên da. Nhọt thường sưng đỏ, gây cảm giác đau nhói khó chịu cho người bệnh. Hãy cùng xem cách điều trị nhọt theo hướng dẫn của Bộ Y tế dưới đây.

I. Nhọt là gì?

Nhọt có bản chất là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và các tổ chức xung quanh. Nhọt biểu hiện với những vết sưng đỏ đột ngột, sau vài ngày có thể sưng to hơn, chứa dịch mủ, gây cảm giác đau nhức.

Ở Việt Nam, bệnh thường gặp nhiều hơn về mùa hè do thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên, nhọt thường thấy xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em.

II. Nguyên nhân gây nhọt

Nguyên nhân gây nhọt là do tụ cầu vàng (Staphylococcus aereus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da người. Những nơi chúng dễ cư trú hơn là các nang lông ở các vùng da có nếp gấp như rãnh liên mông, rãnh mũi má,… một số hốc tự nhiên như lỗ mũi. Trong trường hợp nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn này sẽ sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

III. Chẩn đoán nhọt như thế nào?

1. Chẩn đoán lâm sàng

Nhọt khá dễ để nhận biết bằng các dấu hiệu lâm sàng. Ban đầu sẽ xuất hiện các sẩn nhỏ, sưng nề, chắc và tấy đỏ ở nang lông. Sau khoảng 2-3 ngày, tổn thương này có thể lan rộng và hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa sẽ hình thành ngòi mủ. Bên cạnh đó, nhọt đem lại cảm giác  đau nhức, nhất là khi nhọt khu trú ở mũi hay vành tai. Những vị trí thường gặp nhất của nhọt là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân tay. Số lượng nhọt có thể ít hoặc nhiều tùy từng người. Ở một số người có kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng.

Nhọt tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Nếu các tổn thương bị xâm nhập quá sâu có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng. Khi nhọt xuất hiện ở vùng môi trên, ở má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang.

Khi có nhiều xếp với nhau thành đám sẽ được gọi là nhọt cụm hay nhọt bầy. Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, lao phổi, hen phế quản.

Ở giai đoạn sớm, nhọt cần  được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ngoài da như viêm nang lông, herpes, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết, có thể chẩn đoán nhọt dựa trên các triệu chứng cận lâm sàng như:

  • Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.
  • Máu lắng tăng.
  • Mô bệnh học: có ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, ở giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều tế bào viêm, chủ yếu trong số đó là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

IV. Cách điều trị nhọt theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Điều trị nhọt về cơ bản dựa trên 3 nguyên tắc chính:

1. Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân là một việc vô cùng quan trọng trong việc điều trị nhọt và tránh lây lan nhọt sang các vùng da khác. Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, cắt rửa móng tay thường xuyên, giữ móng tay sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần hạn chế cào gãi tránh nhiễm trùng và nhọt lan rộng.

2. Điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ

Ở giai đoạn sớm của nhọt và chưa có mủ, không nên nặn hay kích thích vào tổn thương, bôi dung dịch sát khuẩn 2-4 lần/ngày. Ở giai đoạn có mủ và nhọt sưng to trở nên nghiêm trọng, cần phẫu thuật rạch rộng và làm sạch thương tổn. Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng bao gồm Dizigone, Povidon-iodin 10%,  Hexamidin 0,1%, Chlorhexidin 4%.

Bên cạnh đó, để điều trị nhiễm khuẩn, có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh tại chỗ như:

  • Kem hoặc mỡ axit fucidic 2%, bôi 1- 2 lần/ngày.
  • Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày.
  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
  • Kem silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày. Bôi thuốc lên vùng da tổn thương sau bước sát khuẩn, thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày.

>>> Xem thêm: Mụn nhọt sưng to – cách chữa triệt để

Đối với các trường hợp nhọt nặng, nhiễm trùng đã lan rộng mà điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả, có thể cần phải sử dụng kháng sinh toàn thân. Một số kháng sinh được chỉ định dùng như:

Kháng sinh nhóm betalactam:

  • Cloxacilin (viên nang 250mg và 500mg; lọ thuốc bột tiêm 250mg và 500mg): Trẻ em dùng liều 12,5-25mg/kg cách mỗi 6 giờ. Người lớn dùng liều 250-500mg cách mỗi 6 giờ. Thuốc được chống chỉ định cho các trường hợp mẫn cảm với penicilin. Cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
  • Augmentin (amoxillin phối hợp với axit clavulanic): Trẻ em uống ngay khi ăn, liều 80mg/kg/ngày chia ba lần. Người lớn uống ngay trước khi ăn, dùng liều 1,5-2 g/ngày chia ba lần. Chống chỉ định với những người bệnh có dị ứng với nhóm betalactam.

Kháng sinh nhóm macrolid:

  • Roxithromycin (viên 50mg và 150mg): Trẻ em dùng liều 5-8mg/kg/ngày chia hai lần. Người lớn dùng liều 2 viên/ngày chia thành hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.
  • Azithromycin (viên 250mg và 500mg; dung dịch treo 50mg/ml): Trẻ em dùng 10mg/kg/ngày trong 3 ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Người lớn uống 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó uống 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.
  • Axit fusidic (viên 250mg): Trẻ em uống trong bữa ăn, liều 30-50mg/kg/ngày chia hai lần. Người lớn uống ngay trước khi ăn, liều 1-1,5g/ngày chia hai lần.

Thời gian điều trị kháng sinh thường kéo dài từ 7- 10 ngày.

3. Nâng cao thể trạng

Nâng cao thể trạng bằng cách tập thể dục thể thao và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng sẽ góp phần hỗ trợ trong quá trình xử lý mụn nhọt.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y tế

V. Cách phòng tránh nhọt bạn cần biết

Nhọt là bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Dưới đây là những điều cần lưu ý để phòng tránh nhọt hiệu quả:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Nên rửa tay hàng ngày và cắt móng tay thường xuyên, đảm bảo tay luôn sạch sẽ.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da: Với các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt,… nên chọn các sản phẩm lành tính, an toàn, không gây kích ứng để không gây tổn hại làn da.
  • Nâng cao thể trạng: Việc nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chiến đấu tốt hơn với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, đặc biệt như vi khuẩn. Từ đó có thể phòng ngừa nhọt một cách hiệu quả.

Để được các chuyên gia da liễu tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý tình trạng nhọt, vui lòng liên hệ HOTLINE: 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính).

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nhot-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-377/feed/ 0
Điều trị nấm tóc theo hướng dẫn của Bộ Y tế http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nam-toc-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-322/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nam-toc-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-322/#respond Fri, 30 Oct 2020 12:29:52 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=322 Nấm tóc là một tình trạng viêm gây ra bởi sự xâm nhập của các loại nấm, gây tổn thương tóc, nang tóc, da đầu và các vùng da xung quanh. Nấm tóc khiến da đầu ngứa ngáy, tróc vảy, rụng tóc nhiều, mang lại cho người bệnh cảm giác khó chịu và bứt rứt. Để hiểu thêm về nấm tóc và cách điều trị hợp lý, hãy cùng tìm hiểu theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong bài viết dưới đây.

I. Nguyên nhân gây nấm tóc

Nguyên nhân gây nấm tóc chủ yếu do các loại nấm thuộc nhóm dermatophyte. Ở Việt Nam, hai loại nấm thường gặp nhất chính là Trichophyton và Microsporum.

Tùy thuộc các loại nấm khác nhau mà có thể gây nên các bệnh nấm tóc khác nhau. Nấm tóc Piedra trắng do nấm Trichophyton beigelii gây nên. Nấm tóc Piedra đen do nấm Piedraia hortae gây nên. Trong khi đó, nấm đầu (tên tiếng Anh là Tinea capitis) thường có nguyên nhân do nấm Trichophyton tonsurans.

Các loại nấm này có thể lây truyền theo nhiều cách:

  • Lây từ người sang người: Nếu tiếp xúc trực tiếp và sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như quần áo, lược chải đầu,… với người mắc bệnh nấm tóc thì sẽ có nguy cơ lây nhiễm.
  • Lây từ động vật sang người: Trên các loại vật nuôi như chó, mèo đều có sự hiện diện tiềm ẩn của các loại vi khuẩn, nấm. Việc tiếp xúc hay ôm ấp động vật nhiễm bệnh có thể là cơ hội để nấm lây lan sang người.
  • Lây từ đất nhiễm nấm: Các loại nấm trên tồn tại được trong đất và từ đó có thể lây lan sang người.

II. Hướng dẫn chẩn đoán nấm tóc

1. Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán nấm tóc dựa chủ yếu trên các biểu hiện lâm sàng.

Nấm tóc Piedra có hai dạng chính là Piedra đen và Piedra trắng. Trong nấm tóc Piedra đen, biểu hiện thường gặp là các nốt màu nâu hoặc đen dọc theo thân tóc. Nhiễm nấm thường bắt đầu dưới lớp biểu bì của sợi tóc và lan rộng ra ngoài. Tóc có thể giòn, dễ gãy rụng do vỡ các nốt tại thân tóc. Khi các nốt lớn dần, chúng có thể bao bọc quanh thân tóc. Trong nấm tóc Piedra trắng, nhiễm nấm cũng bắt đầu bên dưới lớp biểu bì và phát triển thông qua thân tóc, gây suy yếu và gãy tóc. Các nốt này thường mềm, ít dính, màu trắng nhưng trong một số trường hợp có thể là màu đỏ, xanh lá cây hoặc màu nâu sáng.

Bên cạnh đó, nấm đầu thường biểu hiện với các triệu chứng phổ biến như ngứa da đầu, tóc có vảy và rụng nhiều. Ở giai đoạn nhẹ, da đầu thường có nhiều vảy da trắng nhỏ như gàu. Kèm theo đó người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, có thể xuất hiện các mụn mủ nhỏ. Sau đó, tình trạng rụng tóc sẽ ngày một nhiều và nghiêm trọng. Trong một số trường hợp, cơ thể phản ứng quá mức gây biểu hiện là các mảng mủ, ướt, thậm chí hình thành các ổ áp xe nhỏ.

Một số người bệnh sẽ có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, sưng hạch. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại, tuy nhiên khi tổn thương lâu, có thể để lại sẹo và gây ra hói đầu vĩnh viễn.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để chẩn đoán nấm tóc, ngoài việc dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cần làm một số xét nghiệm như:

  • Soi tươi: bệnh phẩm là các vảy da đầu, tóc hay các chất bám trên tóc. Trên tiêu bản soi tươi có thể trực tiếp thấy hình ảnh sợi nấm chia đốt và phân nhánh.
  • Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để có thể chẩn đoán xác định loại nấm, từ đó có phác đồ điều trị thích hợp. Thời gian nuôi cấy để kết luận dương tính là 7-14 ngày và để kết luận âm tính là 21 ngày.
  • Mô bệnh học: sinh thiết thường ít được chỉ định trong chẩn đoán nấm nông.

III. Hướng dẫn điều trị nấm tóc

Để đạt được hiệu quả trong điều trị, người bệnh cần có sự kiên trì vì chữa nấm tóc thường khá tốn thời gian. Để điều trị dứt điểm có thể phải mất từ 1-2 tháng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, dưới đây là bốn nguyên tắc chung trong điều trị nấm tóc.

1. Cắt tóc ngắn

Cắt tóc ngắn sẽ giúp việc gội đầu và vệ sinh da đầu trở nên dễ dàng hơn. Da đầu sạch giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm, cũng giúp thuốc hấp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc cắt tóc ngắn làm giảm lực tác động lên chân tóc, giúp giảm thiểu khả năng rụng tóc.

2. Gội đầu bằng các dung dịch sát khuẩn và chống nấm

Để loại bỏ tác nhân gây bệnh, cần gội đầu bằng các dung dịch sát khuẩn và chống nấm. Tuy nhiên, khi lựa chọn các dụng dịch sát khuẩn cần lựa chọn các dung dịch an toàn, dịu nhẹ cho da đầu, không gây tác dụng phụ. Khi sử dụng để gội đầu, so với các thuốc chống nấm, các dung dịch sát khuẩn thường được ưu tiên hơn do không gây tác dụng phụ.

3. Sử dụng thuốc chống nấm thận trọng và theo dõi kỹ

Khi tình trạng nấm da đầu nghiêm trọng, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc kháng nấm. Bác sĩ sẽ kê các thuốc kháng nấm đường uống để phối hợp điều trị.

Đối với người lớn:

  • Fluconazol 6mg/kg/ngày (3-6 tuần).
  • Griseofulvin 20mg/kg/ngày (6-8 tuần).
  • Itraconazol 5mg/kg/ngày (4-8 tuần).
  • Terbinafin 250mg/ngày (2-4 tuần).

Đối với trẻ em:

  • Fluconazol 6mg/kg/ngày (6 tuần).
  • Griseofulvin 20-25 mg/kg/ngày (6-8 tuần).
  • Itraconazol 3-5 mg/kg/ngày (6 tuần).
  • Terbinafin 62.5 mg/ngày (<20kg), 125 mg/ngày (20-40 kg) hoặc 250 mg/ngày (<40kg) (2-6 tuần).

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau bụng, tiêu chảy, phát ban, mệt mỏi, nôn mửa, ngứa ngáy… Đây là đặc điểm chung của các thuốc kháng nấm. Để hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh vẫn phải duy trì gội đầu bằng dung dịch sát khuẩn để tăng hiệu quả điều trị. Việc kết hợp tác động từ ngoài và trong như vậy sẽ giúp đẩy lùi nấm triệt để.

4. Điều trị các nhiễm khuẩn kèm theo

Trong một số trường hợp, nấm tóc có thể dẫn đến biến chứng là các nhiễm khuẩn các theo. Chính vì vậy, cần kết hợp điều trị nhiễm khuẩn đồng thời với việc tiêu diệt nấm gây bệnh.

IV. Hướng dẫn phòng ngừa nấm tóc

Nấm tóc có thể phòng ngừa được nếu biết cách chăm sóc đúng cách. Vì vậy, cần lưu ý một số biện pháp sau để giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm tóc.

  • Vệ sinh da đầu sạch sẽ: gội đầu và làm sạch da đầu thường xuyên.
  • Hạn chế gội đầu vào ban đêm, tránh trường hợp mang tóc ướt thường xuyên.
  • Giữ khô tóc: tránh ra nhiều mồ hôi, cần lau khô hoặc sấy khô tóc sau mỗi lần gội.
  • Hạn chế tiếp xúc với thú cưng, nếu có tiếp xúc thì sau đó cần vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ không gian sống: lau dọn nhà cửa, thay giặt chăn gối và ga giường thường xuyên.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh nấm tóc, vui lòng liên hệ HOTLINE: 19009482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính).

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-nam-toc-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-322/feed/ 0
Điều trị viêm da cơ địa theo hướng dẫn của Bộ Y tế http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-co-dia-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-261/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-co-dia-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-261/#respond Thu, 22 Oct 2020 06:35:35 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=261 Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường bắt đầu ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Bệnh thường xuất hiện ở những người có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như: hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay. Dưới đây là hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa của Bộ Y tế được đưa ra vào năm 2015.

I. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa được gây nên bởi 2 nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Yếu tố môi trường: Ô nhiễm môi trường hay các dị nguyên có trong bụi nhà, lông súc vật, quần áo, đồ dùng gia đình… có thể là các tác nhân dẫn gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh chưa xác định được rõ ràng do gen nào đảm nhiệm. Khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh.

II. Hướng dẫn chẩn đoán viêm da cơ địa

Chẩn đoán viêm da cơ địa chủ yếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng trên da và có khác biệt theo từng lứa tuổi, cụ thể như:

  • Đối với trẻ sơ sinh:

Bệnh thường khởi phát sớm vào khoảng 3 tuần sau sinh. Trên da bé xuất hiện các đám da đỏ, ngứa, sau đó có nhiều mụn nước nông và dễ vỡ. Trường hợp nặng có thể dẫn đến bội nhiễm, các hạch lân cận sưng to. Vị trí hay gặp nhất là hai má, có thể ở da đầu, trán, cổ, thân mình, mặt dưới tay chân.

Trẻ có thể dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… Khi không ăn các thức ăn gây dị ứng thì bệnh có dấu hiệu giảm rõ rệt. Bệnh mạn tính, có thể lặn rồi tái phát trở lại, và hầu hết sẽ tự khỏi khi bé được 18-24 tháng. Bé bị viêm da cơ địa rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.

  • Đối với trẻ em:

Viêm da cơ địa được nhận biết khi trên da xuất hiện các nốt sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí thường gặp nhất là ở nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới. Bệnh sẽ thường trở nên cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ…

➤ Xem thêm: Bí quyết xử lý viêm da cơ địa ở trẻ em an toàn

  • Đối với thanh thiếu niên và người lớn:

Biểu hiện thường thấy nhất là xuất hiện mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa. Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở các vị trí như: nếp gấp khuỷu tay, cổ, rốn, vùng da quanh mắt. Có thể xuất hiện viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú. Bên cạnh đó, viêm da lòng bàn tay, chân là dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa gặp phải ở 20-80% người bệnh.

Ngoài ra, viêm da cơ địa còn đặc trưng bởi một số biểu hiện khác như:

  • Khô da: do tăng mất nước qua biểu bì.
  • Da cá, dày da lòng bàn tay, bàn chân, dày sừng nang lông, lông mi thưa.
  • Viêm môi bong vảy.
  • Dấu hiệu ở mắt, quanh mắt: Mi mắt dưới có thể có 2 nếp gấp, tăng sắc tố quanh mắt. Viêm kết mạc tái diễn có thể gây lộn mi, có thể có đục thuỷ tinh thể.
  • Chứng da vẽ nổi trắng.

Bên cạnh các biểu hiện lâm sàng, viêm da cơ địa có thể được chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm:

  • Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh.
  • Mô bệnh học: Thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng. Trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có hoặc không có các tế bào ái kiềm. Trường hợp lichen hoá có hiện tượng tăng sản thượng bì.
  • Các xét nghiệm để xác định dị nguyên.

III. Hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa được điều trị theo 4 nguyên tắc chính:

  • Dùng thuốc chống khô da, dịu da.
  • Chống nhiễm trùng.
  • Chống viêm.
  • Tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng bệnh.

Dựa theo các nguyên tắc này, người bệnh có thể được điều trị cụ thể như sau:

1. Điều trị tại chỗ

Vệ sinh sạch sẽ: Tắm hàng ngày bằng nước ấm với xà phòng chứa ít chất kiềm. Sau khi tắm nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm da.

Điều trị bằng thuốc bôi:

  • Corticoid là thuốc được dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa. Trẻ nhỏ dùng loại hoạt tính yếu như: hydrocortison 1-2,5%. Trẻ lớn và người lớn dùng loại có hoạt tính trung bình như desonid, clobetason butyrat. Với những tổn thương lichen hóa, vị trí da dày có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat.

Lưu ý: Với những tổn thương ở vùng da mỏng và nhạy cảm như da mặt, nên dùng thuốc mỡ corticoid nhẹ hơn trong vòng ít ngày. Trong khi các vùng da dày và lichen hoá thì nên dùng loại mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm. Để đảm bảo điều trị an toàn và tránh tái phát, cần tính toán để lượng thuốc sẽ được bôi trong 1 tuần. Ngoài ra, nên giảm liều một cách từ từ trước khi ngừng hẳn thuốc.

  • Thuốc mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid có thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.
  • Dùng thuốc tím 1/10.000, dung dịch Jarish, nước muối sinh lý 0,9%.
  • Làm ẩm da bằng urea 10%, petrolatum đối với vùng da khô.
  • Các thuốc bạt sừng bong vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic.
  • Thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus nồng độ 0,03-0,1% rất hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc đắt tiền và hay gặp kích ứng da trong thời gian đầu sử dụng, có thể gây giãn mạch.

2. Điều trị toàn thân

Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm da cơ địa có thể được điều trị bằng các thuốc uống đường toàn thân như:

  • Thuốc kháng histamin H1 như Chlorpheniramin.
  • Kháng sinh chống nhiễm khuẩn đặc biệt là đối với tụ cầu vàng, liên cầu. Sử dụng các kháng sinh thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1 là tốt nhất, được điều trị trong khoảng từ 10-14 ngày.
  • Corticoid: có thể được chỉ định để điều trị trong thời gian ngắn khi bệnh trở nên nghiêm trọng, lưu ý không dùng thuốc kéo dài.
  • Các thuốc khác như cyclosporin, methotrexat.

➤ Xem thêm: Điều trị viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y tế

IV. Hướng dẫn phòng ngừa viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Người bệnh cần chú ý các phương pháp dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.

  • Trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh: Nhận biết triệu chứng, yếu tố nguy cơ, các cách phòng ngừa và điều trị.
  • Giảm các yếu tố nguy cơ: Giữ phòng ngủ thoáng mát. Tránh tiếp xúc với lông gia súc, gia cầm, len, dạ, bụi nhà,… Hạn chế stress. Nên mặc đồ vải mềm, thoáng mát, vải cotton.
  • Tắm nước ấm, không quá nóng hay quá lạnh, ngay sau khi tắm xong nên bôi thuốc dưỡng da, làm ẩm da. Nếu dùng xà phòng thì chọn loại ít kích ứng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng bỉm, đóng tã lót ở trẻ nhỏ.
  • Bôi thuốc dưỡng ẩm da hàng ngày, đặc biệt là về mùa đông, có thể bôi 2-3 lần/ngày.
  • Giữ độ ẩm không khí trong phòng.
  • Kiêng ăn một số các loại thức ăn đã được xác định là gây kích thích tình trạng viêm da.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh viêm da cơ địa, vui lòng liên hệ hotline 19009482 hoặc 0964619482.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-da-co-dia-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-261/feed/ 0
Điều trị viêm nang lông theo hướng dẫn của Bộ Y tế  http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-nang-long-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-230/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-nang-long-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-230/#respond Sun, 13 Sep 2020 02:53:45 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=230 Viêm nang lông là bệnh da liễu khá thường gặp ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng tình trạng này lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và gây mất tự tin. Năm 2015, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm nan lông để giải quyết dứt điểm vấn đề này. 

I. Nguyên nhân gây viêm nang lông 

dieu_tri_viem_nang_long điều trị viêm nang lông

Thủ phạm chính của viêm nang lông là tụ cầu vàng – vi khuẩn ký sinh trên bề mặt da. Xét nghiệm vi sinh cũng chỉ ra tác nhân gây bệnh nhiều thứ hai là trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Đáng chú ý, đây là loài vi khuẩn kháng nhiều kháng sinh và cực kỳ khó tiêu diệt. 

Ngoài hai nguyên nhân chính này, viêm nang lông còn có thể gây bởi: 

  • Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
  • Virus Herpes simplex: gây viêm nang lông vùng quanh miệng.

Trong một số trường hợp đặc biệt, viêm nang lông có thể xuất hiện mà không phải từ nguyên nhân vi khuẩn như: 

  • Giả viêm nang lông: hay gặp ở vùng cằm do cạo râu, gây tình trạng lông chọc thịt. 
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: gặp ở người bị suy giảm miễn dịch. 
  • Viêm nang lông Decalvans: viêm ở vùng da đầu, gây rụng tóc vĩnh viễn. 
  • Viêm nang lông ở người tiếp xúc nhiều với dầu nhớt máy móc như thợ lọc dầu, thợ sửa chữa… 

Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều yếu tố thuận lợi thúc đẩy viêm nang lông phát triển. Với người bình thường, viêm nang lông thường nặng hơn do các nguyên nhân

dieu_tri_viem_nang_long điều trị viêm nang lông

Ngoài ra, viêm nang lông còn nặng hơn bởi các tình trạng bệnh lý: 

  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Suy thận, chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính.

II. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh viêm nang lông 

dieu_tri_viem_nang_long điều trị viêm nang lông

Chẩn đoán viêm nang lông chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng trên da. Người bệnh viêm nang lông sẽ có các biểu hiện: 

  • Nổi nốt sẩn nhỏ ở nang lông, bên trên có vảy tiết. Những tổn thương này không đau và sẽ khỏi sau vài ngày, không để lại sẹo. 
  • Vị trí viêm rải rác khắp cơ thể, chỉ trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm thường bị nhiều ở phần đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân…
  • Hầu hết người bệnh viêm nang lông đều chỉ xuất hiện ít thương tổn nên dễ bị bỏ qua. Số ít người lại phải đối mặt với lượng thương tổn nhiều và hay tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Viêm nang lông thường bị nhầm với nhọt và sẩn ngứa. Tuy nhiên, nhọt là tình trạng viêm nang lông cấp tính và hoại tử tế bào. Vùng da bị nhọt sẽ sưng, nóng, đỏ, đau và vô cùng khó chịu. Sau vài ngày, nốt nhọt sẽ chín dần và hóa mủ ở ngòi giữa tổn thương. 

Sẩn ngứa lại là những tổn thương bên ngoài nang lông và thường có ngứa. Dựa vào dấu hiệu này, bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng mình đang mắc phải. 

III. Hướng dẫn điều trị viêm nang lông

Điều trị viêm nang lông được dựa theo 4 nguyên tắc chính: 

  • Loại bỏ các yếu tố thuận lợi 
  • Vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa hàng ngày sạch sẽ. 
  • Tránh cào gãi, kích thích thương tổn. 
  • Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.

Dựa trên nguyên tắc này, người bệnh viêm nang lông có thể điều trị tại nhà theo các bước: 

dieu_tri_viem_nang_long điều trị viêm nang lông

1. Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn

Để tác động tới các lỗ chân lông và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, dung dịch sát khuẩn phải có hiệu lực đủ mạnh. Bên cạnh đó, nó còn cần đáp ứng đủ các yêu cầu: 

  • Hiệu quả nhanh, giúp mau chóng cải thiện tình trạng viêm. 
  • Không gây khô rát, kích ứng da. 
  • An toàn khi sử dụng kéo dài, trên diện tích da rộng. 

Không nhiều dung dịch sát khuẩn thỏa mãn được tất cả các yêu cầu này. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo dùng các sản phẩm: 

Để đạt hiệu quả làm sạch tối ưu, dung dịch sát khuẩn nên được dùng 2-4 lần/ngày. 

2. Dùng thuốc kháng sinh 

Sau bước sát khuẩn, người bệnh cần kết hợp kháng sinh để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm. Với trường hợp viêm thông thường, chỉ cần dùng một trong số những kem/mỡ bôi kháng sinh sau: 

  • Kem hoặc mỡ axit fusidic, bôi 1- 2 lần/ngày 
  • Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày 
  • Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày. 
  • Kem silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày 
  • Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày 
  • Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày

Nếu tình trạng viêm nặng hơn, người bệnh cần dùng cả kháng sinh toàn thân. Một số thuốc kháng sinh thường dùng là: Cloxacillin, Amoxicillin/ clavulanic, Clindamycin, Vancomycin… Các kháng sinh này sẽ được dùng theo đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị kháng sinh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày. 

Trong trường hợp viêm nang lông do nấm hoặc các nguyên nhân khác, cần điều trị theo hướng cụ thể. 

3. Áp dụng các biện pháp hỗ trợ 

Viêm nang lông sẽ không bao giờ khỏi nếu người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc mà không chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Vì vậy, trong quá trình điều trị, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Hạn chế cào gãi, kích thích lên vùng da viêm để giúp tổn thương phục hồi nhanh hơn. 

IV. Hướng dẫn phòng ngừa viêm nang lông

Do điều kiện thời tiết nên tỷ lệ người mắc bệnh viêm nang lông ở Việt Nam ngày càng tăng. Để phòng bệnh, cần áp dụng đủ các biện pháp: 

  • Vệ sinh cá nhân. 
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ. 
  • Điều trị sớm khi có tổn thương ở da. 
  • Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt, loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi, má, rãnh liên mông.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh viêm nang lông, vui lòng liên hệ HOTLINE: 19009482 (trong giờ hành chính); 0964619482 (ngoài giờ hành chính). 

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-viem-nang-long-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-230/feed/ 0
Điều trị thủy đậu theo hướng dẫn của Bộ Y tế  http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-thuy-dau-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-224/ http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-thuy-dau-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-224/#respond Sun, 13 Sep 2020 02:28:58 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=224 Là một quốc gia nóng ẩm, mưa nhiều, Việt Nam có số ca mắc thủy đậu lên tới 30.000 người mỗi năm. Điều trị thủy đậu không khó, nhưng điều trị đúng cách thì không phải ai cũng nắm được. Hướng dẫn trị bệnh đã được Bộ Y Tế ban hành chi tiết, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

I. Hướng dẫn phát hiện dấu hiệu bệnh thủy đậu 

dieu_tri_thuy_dau điều trị thủy đậudieu_tri_thuy_dau điều trị thủy đậu

Bệnh thủy đậu diễn biến trên người qua bốn giai đoạn:

1. Giai đoạn ủ bệnh

Virus Herpes zoster xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh trong khoảng 10 đến 21 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì nên rất khó để nhận biết. 

2. Giai đoạn tiền triệu

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu có những dấu hiệu khởi phát bệnh như mệt mỏi, sốt 37.8°-39.4°C. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện các nốt phát ban. Phát ban sẽ lan nhanh khắp cơ thể, có thể kèm viêm họng và nổi hạch. 

3. Giai đoạn toàn phát

Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, suy nhược toàn thân. Các nốt mụn thủy đậu nổi lên dồn dập theo quy tắc: 

  • Ban đỏ dạng dát sần, tiến triển nhanh thành mụn nước chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Kích thước mụn nước chỉ khoảng 5 – 10 mm, có viền đỏ xung quanh. Nốt mụn nước có hình tròn hoặc bầu dục, lõm dần vào giữa theo quá trình thoái triển của tổn thương. 
  • Dịch rỉ trong mụn nước ban đầu trong suốt, sau đó đục dần. Khi mụn nước vỡ, dịch sẽ chảy ra ngoài, để lại vết mụn khô dần và đóng vảy. Vảy tạo thành do thủy đậu sẽ khô và bong hẳn sau 1-2 tuần, để lại sẹo lõm trên da. 
  • Các nốt ban xuất từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày. Vì vậy, có thể quan sát thấy vùng da người bệnh tồn tại đồng thời 3 dạng: phát ban, mụn nước và vảy khô. 
  • Mụn nước có thể mọc ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng và âm đạo. 
  • Số lượng và mức độ nặng của nốt mụn thủy đậu tùy thuộc người bệnh. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ hơn người lớn, người bị lây thường bị nhẹ hơn người mắc bệnh ban đầu. 

4. Giai đoạn lui bệnh

Sau khoảng 1 – 2 tuần, các nốt vảy bong hẳn, da hồi phục như bình thường. Bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu. 

Trong 4 giai đoạn trên, người bệnh chỉ có thể nhận biết dấu hiệu bệnh từ giai đoạn tiền triệu. Việc phát hiện thủy đậu sớm sẽ giúp điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. 

II. Hướng dẫn chẩn đoán phân biệt bệnh thủy đậu 

dieu_tri_thuy_dau điều trị thủy đậu

Phát ban dạng phỏng nước của thủy đậu cũng có thể gặp ở một số bệnh khác như tay chân miệng liên quan tới Enterovirus, bệnh do Herpes simplex, viêm da mủ… Để phân biệt chúng, Bộ Y tế đưa ra một số hướng dẫn: 

  • Phát ban trong bệnh tay chân miệng tương tự thủy đậu nhưng có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, chúng tập trung chủ yếu ở tay, chân và mông – những vị trí đặc trưng của bệnh. 
  • Bệnh do Herpes simplex thường xuất hiện ở những vùng da cận kề niêm mạc như mũi, miệng, tai, mắt… Do không rải rác khắp cơ thể như thủy đậu nên bệnh do Herpes simplex rất dễ phân biệt. 

Xác định đúng dạng bệnh giúp điều trị đúng cách – kịp thời, tránh sai sót gây hậu quả đáng tiếc. 

III. Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu của Bộ Y tế 

Với người có hệ miễn dịch bình thường, thủy đậu sẽ khỏi sau 2-3 tuần. Việc điều trị chỉ dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: 

1. Hạ sốt 

Sốt là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Đặc điểm của người bệnh thủy đậu là thường sốt cao, liên tục trong 3-5 ngày. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí chán ăn và buồn nôn. 

Để hạ sốt, bệnh nhân nên dùng paracetamol. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân theo hướng dẫn để không gặp phải biến chứng. Đối với người lớn, liều tối đa paracetamol trong một ngày là 4000mg. Trẻ dưới 2 tuổi chống chỉ định dùng paracetamol. Nếu dùng quá liều, người bệnh có thể bị ngộ độc gan do chức năng thải trừ thuốc bị quá tải. 

Ngoài paracetamol, người bệnh có thể lựa chọn thay thế các thuốc nhóm NSAIDs, nhưng tuyệt đối cần tránh aspirin. Trên nền bệnh do virus thủy đậu, aspirin sẽ khiến người bệnh gặp phải hội chứng Reye. Đây là chứng bệnh liên quan đến não – gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

2. Chăm sóc tổn thương da tại chỗ 

dieu_tri_thuy_dau điều trị thủy đậu

Chăm sóc tổn thương da đúng cách sẽ quyết định trực tiếp đến việc hồi phục của da sau này. Nếu được sát khuẩn cẩn thận, vùng da thủy đậu sẽ khỏi nhanh và hạn chế được nguy cơ sẹo lõm.

Theo Bộ Y tế, mụn nước trên da cần được xử lý theo các bước: 

2.1. Sát khuẩn da 

Việc sát khuẩn phải được thực hiện 3-4 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa bội nhiễm tại nốt thủy đậu. Nếu có thể, nên pha loãng dung dịch ra tắm toàn thân để ngăn ngừa lây chéo. Bệnh nhân nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn thỏa mãn các tiêu chí: 

  • Sát khuẩn mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Hiệu quả nhanh, giúp mụn nước khô se mau chóng 
  • Không cản trở quá trình lành sẹo tự nhiên, không để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. 
  • Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc. 

Hiện nay, một số dung dịch sát khuẩn đáp ứng được yêu cầu trên là: Dizigone, Chlorhexidine, Povidone iod… 

thủy đậu thuy-dau

Phản hồi hiệu quả sau khi dùng Dizigone xử lý thủy đậu 

2.2. Dưỡng ẩm da 

Khi các nốt mụn nước ngừng chảy dịch, vùng da thủy đậu cần được dưỡng ẩm để tái tạo nhanh. Bộ Y tế khuyến cáo làm ẩm tổn thương da hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm chuyên dụng. Sau bước sát khuẩn, người bệnh nên thoa một lượng kem vừa đủ lên vết tổn thương. 

Một số loại kem dưỡng ẩm nên dùng: Dizigone nano bạc, Vitamin E, Vaseline, Lanolin…

3. Biện pháp kèm theo (Nếu cần thiết) 

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, người bệnh cũng cần chú trọng vào các yếu tố: 

  • Dùng thuốc giảm ngứa nhóm kháng histamin H1 nếu cảm thấy quá ngứa ngáy, khó chịu. Việc gãi, chà sát nhiều lần dễ khiến tổn thương nhiễm trùng và đưa mầm bệnh đi xa hơn. Thay vì chịu đựng, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm ngứa theo chỉ định để làm dịu cơ thể.
  • Khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn toàn thân như sốt cao không ngừng, tổn thương lan rộng,… bệnh nhân cần đi khám để được điều trị kháng sinh. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng đề kháng. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, có vị cay nóng… để tránh gây kích ứng thêm cho các nốt mụn nước. 

>>> Xem bài viết: Chữa thủy đậu không để lại sẹo – Tưởng khó mà lại dễ

Chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, thủy đậu sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chữa bệnh, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.

]]>
http://viendalieu.com.vn/dieu-tri-thuy-dau-theo-huong-dan-cua-bo-y-te-224/feed/ 0