Loét tỳ đè là tình trạng hay gặp trên những người nằm lâu ngày, mất khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, loét tỳ đè sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên tắc lựa chọn thuốc điều trị loét tỳ đè cho người nằm lâu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc đó.
I. Những nhóm thuốc cần sử dụng cho người bị loét tỳ đè
1. Nhóm các thuốc sát khuẩn
Vệ sinh vết loét bằng thuốc/dung dịch sát khuẩn luôn được coi là bước chăm sóc quan trọng nhất. Dung dịch sát khuẩn có các vai trò:
- Đảm bảo vết loét sạch sẽ, không còn mùi khó chịu.
- Loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh gây viêm, nhiễm trùng.
- Làm giảm chảy mủ, dịch tại ổ loét và giúp vết loét khô se nhanh.
- Kiểm soát loét không ăn sâu và lan rộng thêm.
Vì vậy, ngay khi phát hiện ổ loét, cần lập tức xử lý tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Vết loét giai đoạn nhẹ sẽ khô se và co lại rất nhanh. Vết loét nặng và nhiều mủ dịch cần thời gian dài tích cực lau rửa, vệ sinh để có cải thiện rõ ràng.
Một số dung dịch sát khuẩn thông dụng cho vết loét là: Dizigone, chlorhexidine, povidone iod,…
2. Nhóm các thuốc giảm đau
Khi các vết loét tiến triển nặng thêm, chúng không những ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân mà còn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,… Tuy nhiên có nhiều người bị dị ứng với các thuốc thuộc nhóm NSAIDs trên. Vì vậy, các dược sĩ cần khai thác tiền sử bệnh nhân để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.
3. Nhóm thuốc kháng sinh
Bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên, người nhà chăm sóc không được tự ý cho người bệnh dùng kháng sinh mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Một số thuốc kháng sinh được dùng cho bệnh nhân loét tỳ đè như:
- Đường uống: nhóm beta-lactam cụ thể là penicillin, amoxicillin, cephalosporin
- Bôi tại chỗ: neomycin, polymyxin, sulfadiazine
➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị loét tỳ đè của chuyên gia y tế
II. Nguyên tắc lựa chọn dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét tỳ đè
1. Tiêu chí lựa chọn một dung dịch kháng khuẩn điều trị vết loét tỳ đè.
Đối với những bệnh nhân nằm lâu ngày, vết loét thường rất khó chăm sóc và phục hồi. Nếu không được xử lý đúng cách, vết loét sẽ nhiễm khuẩn, tạo màng biofilm và vảy cứng cản trở quá trình lành loét tự nhiên. Bước quan trọng nhất trong cả quá trình điều trị là luôn giữ cho vết loét được sạch sẽ và khô thoáng. Chính điều này sẽ quyết định đến khả năng và tốc độ phục hồi vết loét. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc vết loét. Nhưng để lựa chọn ra một dung dịch chăm sóc vết loét hiệu quả là điều hết sức khó khăn.
Một dung dịch kháng khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí sau:
- Khả năng làm sạch và kháng khuẩn mạnh: Đây là tiêu chí đầu tiên của một dung dịch sát khuẩn. Sản phẩm cần giúp loại bỏ nhanh chóng và ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại. Hơn nữa, nó còn nâng cao hiệu quả điều trị của các thuốc dùng sau đó (nhóm thuốc kháng sinh)
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành vết thương: Nhiều sản phẩm tuy có khả năng sát khuẩn cao nhưng chúng lại gây ảnh hưởng đến các tế bào sợi ở vết thương. Vì thế, vết loét chỉ sạch nhưng sẽ không lành do bị cản trở quá trình tái tạo da.
- Không gây xót, kích ứng da và an toàn tuyệt đối: Đối với những bệnh nhân nằm lâu ngày, họ đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy việc hạn chế những tổn thương khác, tác dụng phụ của các loại dung dịch sát khuẩn là điều hết sức cần thiết.
2. Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn nào?
Đây là câu hỏi được hầu hết các bạn đọc quan tâm. Trên thị trường có hàng trăm loại dung dịch kháng khuẩn, nhưng không phải loại nào cũng tốt. Cồn y tế, oxy già, povidone iod… là những loại phổ biến nhất. Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ có tác dụng kháng khuẩn kém/chưa đủ mạnh. Cồn, oxy già còn đem đến cảm giác cực kỳ đau xót khi dùng. Không chỉ vậy, chúng còn có nhược điểm lớn là làm phá hủy cấu trúc tế bào sợi ở vết loét. Hậu quả là khiến quá trình hồi phục da tự nhiên không thể diễn ra, vết loét chậm lành và không thể phục hồi.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho vết loét là dung dịch kháng khuẩn ion. Đây là dung dịch sát trùng thế hệ mới, tác dụng theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên nên đảm bảo được các yếu tố: hiệu quả – an toàn – không gây kích ứng. Hiện nay, sản phẩm kháng khuẩn duy nhất ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion tại Việt Nam là Dizigone.
III. Ba sai lầm phổ biến cần tránh khi chăm sóc vết loét tỳ đè
1. Đắp thuốc lá dân gian chưa rõ nguồn gốc
Ông cha ta ngày xưa có rất nhiều những bài thuốc dân gian chữa vết loét như sử dụng: lá trầu không, lá trà xanh,… Tuy nhiên, những phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh, nếu sử dụng không cẩn thận sẽ tăng khả năng nhiễm trùng và nặng thêm tình trạng bệnh.
2. Rắc bột thuốc đỏ lên vết loét
Thuốc đỏ là tên gọi dân dã của viên nang rifampicin. Đây là kháng sinh phổ rộng tiêu diệt được các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là lao và phong. Đường dùng thông dụng của loại thuốc này là đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên , nhiều người đã không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thuốc. Đó là việc tự ý tách vỏ nang để lấy phần bột thuốc rắc lên vết thương. Hành động này tưởng chừng sẽ giúp cho vết thương nhanh khỏi khi tiếp xúc trực tiếp vào vị trí tổn thương. Nhưng theo các bác sĩ, đây là thói quen vô cùng có hại. Nó chẳng những không giúp gì cho quá trình điều trị mà còn làm cho vết thương có nguy cơ diễn biến nặng hơn.
➤ Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương – Chớ làm bừa mà rước họa
3. Sử dụng các dung dịch vệ sinh vết loét không phù hợp
Nước muối sinh lý không có tác dụng kháng khuẩn. Cồn, oxy già hiệu lực mạnh hơn nhưng lại gây đau xót, làm tổn thương mô, cản trở lành loét. Vì vậy, đây đều không phải là những sản phẩm phù hợp dùng cho vết loét.
Để việc chăm sóc loét tỳ đè đạt hiệu quả tốt, lựa chọn được dung dịch kháng khuẩn phù hợp và sử dụng đúng cách là yếu tố then chốt nhất. Cách lựa chọn sản phẩm an toàn – hiệu quả cho vết loét đã được thông tin đầy đủ trong bài viết trên. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới số hotline 19009482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp