Loét da ở người già, còn gọi là loét tỳ đè, là những vùng hoại tử và loét trên thân thể, nơi các mô bị ép giữa các điểm nhô của xương và các bề mặt cứng do áp lực kết hợp với ma sát, lực mài và độ ẩm. Loét nếu bị bỏ quên và phát triển đến giai đoạn cuối sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng, rất khó chữa khỏi.
Mục lục
I. Yếu tố thuận lợi gây loét da ở người già
Nguyên nhân dẫn tới loét da ở người cao tuổi gồm ba nhóm yếu tố:
1. Yếu tố cơ học
Là nhóm yếu tố chủ yếu dẫn đến loét da ở người già, do các nguyên nhân:
Các mô mềm bị nén giữa các điểm nhô của xương và bề mặt tiếp xúc dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, gây loét
- Sự chèn ép: Các mô mềm bị nén giữa các điểm nhô của xương và bề mặt tiếp xúc như giường, xe lăn, …, dẫn đến sự tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ và thiếu oxy máu. Nếu không được giải nén, vết loét có thể phát triển trong chỉ 3 đến 4 giờ.
- Sự trượt: Hiện tượng chuyển động trượt của các lớp da xếp nếp, khi thân mình đặt nghiêng và trọng lượng làm cho cơ thể trượt về phía dưới. Hiện tượng này phát triển mạnh hơn nếu có thêm độ ẩm.
- Cọ xát và kéo dãn da: Cọ xát là tác động trượt lên nhau giữa hai bề mặt: một là da người bệnh và một là bề mặt cứng bên ngoài như giường hoặc ghế người bệnh. Điều này sẽ khiến da bị bào mòn gây ra những vết thương nông trên bề mặt da.
2. Yếu tố thần kinh
Cũng là yếu tố chính gây hiện tượng loét da trong hai trường hợp:
- Bệnh nhân bị mất hoặc giảm cảm giác: Cơ thể không cảnh báo được những tín hiệu nguy hiểm như tư thế khó chịu hoặc đau. Bệnh nhân không thấy được sự cần thiết phải thay đổi tư thế, và dẫn đến việc lưu thông máu bị cản trở.
- Bệnh nhân bị liệt: Bệnh nhân không cử động, tức là không thực hiện được động tác phòng chống loét, khiến hạn chế phân bố máu cho cơ ở gần vết thương.
3. Các yếu tố khác
Chiếm tỉ lệ ít hơn, nhưng cũng góp phần làm cho diễn biến loét da nhanh hơn:
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng: thường do tình trạng bệnh khác, việc ăn uống không được đầy đủ hoặc tiêu hoá không tốt, cũng có thể do chế độ dinh dưỡng kém. Thiếu protein làm vết loét xảy ra và phát triển nhanh hơn.
- Bệnh nhân mắc bệnh lý khiến tiểu tiện không tự chủ, độ ẩm quá mức.
- Tình trạng tâm lý: Bệnh nhân không muốn tham gia vào việc phòng chống lở loét do chưa chấp nhận được sự khuyết tật của bản thân, ngại làm phiền con cháu.
- Da bị ẩm ướt: Da ẩm ướt trong thời gian dài có thể gây tổn thương lớp biểu bì của da, hình thành loét. Sự ẩm ướt này là do mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vết thương chảy nước… Đặc biệt sự ẩm ướt này cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm phát triển, khiến vết loét nặng thêm.
- Khả năng đề kháng của da, tuổi: Khi da khô sẽ mất đàn hồi thì rất dễ dàng cho vết loét xuất hiện. Loét da có nguy cơ tăng nhiều hơn đối với những người trên 70 tuổi.
➤ Xem thêm: Nguyên nhân gây loét da người già và cách khắc phục
II. Các vị trí dễ bị loét da
Từ các nhóm yếu tố nguyên nhân, tương ứng có các vị trí có nguy cơ hình thành loét cao, cần được chú ý là:
- Tư thế nằm ngửa: Vùng sau ót, hai bên bả vai, hai cùi chỏ, vùng xương cùng, hai gót chân.
- Tư thế nằm nghiêng: Vùng xương thái dương, xương sườn, mào chậu, đầu gối, mắt cá, mấu chuyển lớn.
- Tư thế nằm sấp: Trán, xương đòn, gai chậu, đầu gối, ngón chân, má, tai, nam là cơ quan sinh dục ở nam, nữ là vú.
- Tư thế ngồi: Ụ ngồi, xương bả vai, xương hông, phía sau đầu gối, mắt cá; 80% các vết loét thường xảy ra tại xương cùng hay gót chân.
III. Cách phòng ngừa loét da ở người nằm liệt/ ngồi liệt
Phương châm phòng ngừa chính với bệnh loét da ở người cao tuổi là giảm áp lực lên mô, chăm sóc cẩn thận các vị trí điểm của bệnh nhân với các thiết bị bảo vệ và bề mặt hỗ trợ.
1. Thay đổi tư thế thường xuyên
Tăng cường thay đổi tư thế thường xuyên (và chọn đúng vị trí) là quan trọng nhất. Bạn nên lên lịch cụ thể sẽ thay đổi tư thế như thế nào vào những thời điểm nào. Bệnh nhân nên được xoay chuyển tối thiểu là mỗi 2 giờ một lần. Nên xoay trở đều 2 bên.
Nếu giường của người bệnh có thể điều chỉnh được, bạn hãy nâng nó lên không quá 30 độ, để tránh những ảnh hưởng của lực mài. Khi thay đổi vị trí của bệnh nhân, cần phải sử dụng thiết bị nâng hoặc khăn trải giường thay vì lôi kéo bệnh nhân để tránh ma sát không cần thiết. Bệnh nhân được đặt trong ghế nên được thay đổi vị trí mỗi giờ và khuyến khích tự thay đổi vị trí mỗi 15 phút.
2. Sử dụng nệm nước, nệm khí
Nệm hơi chống loét
Người bệnh sẽ được thay đổi tư thế bị động khi ta tác động lực vào nệm. Nếu không có điều kiện sử dụng, bạn có thể sử dụng gối kê vào dưới cơ thể, thay đổi vị trí gối thường xuyên giúp thay đổi vị trí da tiếp xúc với giường bệnh.
3. Xoa bóp cải thiện tuần hoàn máu
Nên xoa bóp thường xuyên tại vùng da có nguy cơ bị loét nhằm tăng tuần hoàn máu, giảm thiểu dưỡng tại chỗ. Xoa bóp nhẹ nhàng (không chà mạnh lên những vùng da dễ bị loét) từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị loét khoảng 15 – 20 phút/lần. Tiến hành đều đặn 1 – 2 lần/ngày.
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp xoa bóp và tập luyện phục hồi chức năng các khớp và cơ cho bệnh nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo
Vệ sinh sạch sẽ và khô ráo giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Giữ vệ sinh không để bẩn (phân, nước tiểu), không để người bệnh mặc miếng tã đã bị bẩn trong thời gian quá lâu để tránh ẩm ướt và gây nhiễm trùng, lau khô mồ hôi, làm mát vùng tì đè. Tắm hoặc lau người cho bệnh nhân bằng nước ấm pha muối loãng hoặc có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ như Dizigone
Sử dụng các loại kem chống nấm, kem dưỡng ẩm bảo vệ da như: Dizigone Nano Bạc, kem vaselin, kem cừu…. Hạn chế sử dụng băng keo dán, nó có thể gây kích ứng và thậm chí có thể rách da mỏng.
Ga giường và quần áo nên được thay đổi thường xuyên. Cẩn thận chú ý các nếp gấp trên ga giường, quần áo tiếp xúc với cơ thể.
5. Theo dõi, kiểm tra tình trạng da
Thường xuyên kiểm tra tình trạng da đỏ hoặc chấn thương tại điểm có nguy cơ cao hình thành vết loét, ít nhất mỗi ngày một lần trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
6. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Dinh dưỡng kém cũng góp phần tăng nguy cơ gây loét tì đè và khiến khả năng hồi phục chậm hơn nhiều lần. Ở những người bị suy kiệt, khối lượng cơ giảm làm tăng diện tích tiếp xúc giữa xương, da và mặt phẳng cứng, gây chèn ép làm tăng nguy cơ loét ở các điểm tiếp xúc. Vì vậy, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng như đạm, mỡ, vitamin và các khoáng chất.
➤ Xem thêm : Phác đồ điều trị loét tỳ đè theo hướng dẫn của chuyên gia y tế
IV. Cách chăm sóc da khi đã bị loét
Loét da ở người lớn tuổi được chia làm 4 giai đoạn phát triển. Nên chú ý theo dõi để có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Theo thống kê, nếu như việc điều trị giai đoạn 1 có thể triệt để chỉ trong vài tuần, thì mất thời gian 6 tháng điều trị cho 70% vết loét giai đoạn 2, 50% vết loét giai đoạn 3 và 30% vết loét giai đoạn 4.
Chăm sóc vết loét nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử, tổ chức mủ, tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo tự nhiên gồm các bước:
Bước 1: Làm sạch vết lở loét
Dùng gạc vô trùng lau chùi nhẹ nhàng vết loét để loại bỏ dịch mô, mủ, các chất thải sinh ra trong chuyển hóa, tế bào chết, tế bào hoại tử.
Bước 2: Sát trùng vết loét
Sát trùng vết loét là bước cực kỳ quan trọng giúp loại bỏ triệt để các nguy cơ gây hại từ vi sinh vật có trên bề mặt da, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết loét. Dung dịch kháng khuẩn vết loét được các chuyên gia y tế khuyên dùng là Dizigone.
Bước 3: Thoa kem dưỡng
Ở những vùng tổn thương đã khô se, không còn ướt dịch mủ, kết hợp thoa kem dưỡng Dizigone Nano Bạc. Kem Dizigone sẽ cung cấp những dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để quá trình kéo da non và phục hồi thương tổn diễn ra nhanh hơn.
Bộ sản phẩm Dizigone là lựa chọn tối ưu cho vết loét da ở người già nhờ nhiều ưu điểm:
- Vệ sinh, làm sạch vết loét, giúp giảm chảy mủ dịch, giảm mùi hôi (nếu có) và ngăn ngừa viêm nhiễm gây loét sâu thêm.
- Giúp vết loét khô se, đầy thịt nhanh,
- Cung cấp dưỡng chất và độ ẩm để kích thích tái tạo tế bào da mới nhanh hơn.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét da ở người già.
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua shopee:
Bước 4: Băng bó vết loét
Nếu vết loét nhỏ có thể bỏ qua bước này. Còn những vết loét rộng, cần băng bó vết loét bằng hydrocoloid hoặc gạc mỡ để giúp vết loét nhanh lành hơn. Quá trình lành vết loét sẽ không bị ảnh hưởng bởi va chạm, cọ xát nếu được băng đúng cách.
- Xoa bóp xung quanh vết loét để cải thiện tuần hoàn khu vực bị tổn thương.
- Thay băng ít nhất 2 lần sáng tối mỗi ngày, hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn.
- Nếu vết loét tiến triển xấu, xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), bạn cần liên hệ với nhân viên y tế ngay.
- Không chọc vỡ các nốt phồng rộp vì đây là các vết loét dạng vết bỏng. Nếu các nốt bị vỡ, bạn xử lý như vết loét thông thường.
Cách phòng ngừa và chăm sóc vết loét kể trên chỉ nên được áp dụng với các vết loét ở giai đoạn nhẹ. Nếu vết loét xuất hiện các biến chứng mới như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng mô mềm, hoặc viêm xương tủy và không lành, bạn cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được đánh giá lại toàn bộ tình trạng và điều trị bằng một loại kháng sinh phổ rộng tại chỗ. Nếu vết loét vẫn không lành, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc và điều trị vết loét ở người già, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
➤ Xem thêm: Bị loét da bôi thuốc gì nhanh khỏi
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp