Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị các cơ sở y tế đang bị loét tỳ đè. Chỉ trong năm 2013, toàn thế giới đã ghi nhận 29000 trường hợp tử vong vì biến chứng này – theo một thống kê chưa đầy đủ. Vậy nguyên nhân dẫn đến loét tỳ đè là gì, hãy cùng tìm hiểu để loại bỏ nó.
I. Nguyên nhân gây loét tỳ đè ở người bệnh nằm liệt
Loét tỳ đè là tình trạng tổn thương da và các tổ chức dưới da của người bệnh. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra 4 nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương này:
1. Áp lực tỳ đè
Áp lực tỳ đè là thủ phạm chính tạo nên vết loét cho người nằm liệt. Do bị chèn ép lâu ngày, các mạch máu dưới da bị biến dạng, tắc nghẽn. Quá trình lưu thông máu bị cản trở, không còn khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các mô. Do thiếu nguồn năng lượng nuôi dưỡng, các tế bào dưới da sẽ trải qua các quá trình: phù nề, viêm và hoại tử. Vết loét hình thành khi các tế bào da bị hoại tử số lượng lớn, làm lộ ra các tổ chức niêm mạc bên trong. Nếu không xử lý sớm, vết loét sẽ càng ăn sâu tới các lớp cơ, mỡ và xương. Do cơ chế trên, loét tỳ đè thường gặp nhất ở những vùng da bao bọc đầu xương.
2. Lực ma sát
Ma sát là lực được tạo ra khi có sự ma sát giữa hai bề mặt. Trong thời gian nằm liệt, phần lưng, khuỷu tay, gót chân của người bệnh có thể bị trượt trên giường khi thay đổi tư thế. Quá trình đó gây tác động lên bề mặt da, làm tổn thương các mao mạch dưới da. Vì vậy, người bệnh nên được nằm đệm mềm, chất vải trơn mịn để giảm ma sát.
3. Lực kéo
Nằm liệt thời gian dài dễ khiến một phần da bị dính vào giường đệm. Khi phần cơ thể còn lại di chuyển, phần da này sẽ bị cắt keo, gây nên nhiều đau đớn và tổn thương.
4. Độ ẩm
Độ ẩm kéo dài cũng là một thủ phạm gây loét tỳ đè phổ biến. Thành phần gây ra độ ẩm tại vết loét có thể là: nước tiểu, phân, mồ hôi hoặc dịch chảy ra từ vết thương. Các thành phần này chứa nhiều vi khuẩn và dịch rỉ viêm, rất dễ gây viêm nhiễm tại vết loét. Nếu không làm sạch kịp thời, vết loét sẽ dễ trở thành ổ hoại tử và bốc mùi khó chịu.
II. Năm yếu tố nguy cơ khiến loét tỳ đè diễn biến nặng hơn
Bên cạnh những nguyên nhân chính ở trên, loét tỳ đè còn dễ nặng hơn vì các yếu tố:
1. Bất động nằm liệt/ ngồi liệt lâu ngày
Khi không thể tự vận động, bệnh nhân sẽ phải chịu ảnh hưởng lâu dài của áp lực tỳ đè. Việc không tự thay đổi được tư thế sẽ khiến người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc. Nếu phải nằm hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, lưu thông máu sẽ ngày càng kém, khiến loét lan rộng hơn.
Những đối tượng bệnh nhân thường bị bất động nằm liệt/ngồi liệt bao gồm:
- Người cao tuổi
- Người bị tai biến mạch máu não
- Người phải sống thực vật
- Người bị chấn thương/ tai nạn
- Người vừa trải qua phẫu thuật kéo dài
- Người bị liệt
Khi chăm sóc những người bệnh này, cần đặc biệt lưu ý kiểm tra tình trạng da để phát hiện sớm vết loét và xử lý kịp thời.
2. Người mắc các bệnh lý mạn tính ảnh hưởng đến lưu thông máu
Một số bệnh lý có thể làm tổn thương trực tiếp đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Trong đó, phổ biến nhất là các bệnh:
- Đái tháo đường (tiểu đường)
- Xơ vữa động mạch
- Suy tim
- Hạ huyết áp
Người mắc các bệnh nền này thường sẽ khó lành vết loét hơn người bình thường rất nhiều. Trong quá trình điều trị loét, việc kiểm soát bệnh nền cũng đóng vai trò quan trọng để giúp tổn thương chóng hồi phục.
3. Mất cảm giác vùng tỳ đè
Tổn thương tủy sống, rối loạn thần kinh ngoại biên… có thể khiến người bệnh bị mất cảm giác. Lúc này, người bệnh sẽ hoàn toàn không cảm nhận được đau đớn do tổn thương mang lại. Vì vậy, các tổn thương sẽ khó được phát hiện, đôi khi đã chuyển sang giai đoạn nặng. Việc chăm sóc muộn sẽ làm khiến vết loét càng thêm trầm trọng và khó lành hơn.
4. Vệ sinh không đúng cách
Người bệnh nằm liệt thường rơi vào tình trạng đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Thành phần của chất bài tiết chứa hàng trăm ngàn vi sinh vật gây bệnh. Nếu không vệ sinh kịp thời, chúng sẽ xâm nhập vào các vị trí loét, đặc biệt là loét vùng cùng cụt. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm vì có thể khiến vết loét bội nhiễm vi khuẩn nặng, dễ lan sâu hơn và dẫn đến nhiều biến chứng. Trong số đó, nhiều biến chứng của nhiễm trùng vết loét có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh:
- Viêm mô tế bào
- Nhiễm trùng xương và khớp
- Ung thư
- Nhiễm trùng huyết
Để phòng ngừa các biến chứng này, vết loét cần được vệ sinh rất cẩn thận. Người chăm bệnh phải thường xuyên kiểm tra người bệnh và lau rửa hàng ngày để đảm bảo sạch sẽ tại vùng da bị loét.
5. Chăm sóc dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ phải bao gồm cả 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi được cung cấp đủ 4 nhóm chất này, cơ thể sẽ có sức đề kháng tốt hơn để chống chọi với bệnh tật. Với người bệnh loét tỳ đè, việc bổ sung dinh dưỡng lại càng quan trọng. Khi không được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, nguyên liệu cho quá trình “đắp vá” tổn thương sẽ bị thiếu hụt. Đó là nguyên nhân khiến loét càng nặng và khó phục hồi hơn.
➤ Tham khảo : Bị loét da bôi thuốc gì nhanh khỏi
III. Nguyên tắc chăm sóc vết loét tỳ đè ở người bệnh nằm liệt
Chăm sóc loét tỳ đè là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và cả sự kiên nhẫn. Mục tiêu chính trong điều trị là giúp vết loét khô se nhanh, ngừng chảy dịch và không lan rộng. Từ đó, người nhà kết hợp các biện pháp chăm sóc hỗ trợ để da non tái tạo dần.
Chăm sóc vết loét tỳ đè được dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:
1. Sát khuẩn – làm sạch vết loét
Sát khuẩn là bước chăm sóc quan trọng nhất, quyết định khả năng hồi phục của loét tỳ đè. Vết loét được làm sạch sẽ giúp đảm bảo được các yếu tố:
- Không bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, không lở loét sâu hơn.
- Giảm hiện tượng viêm, giảm chảy mủ, dịch, khô se nhanh hơn.
- Giảm được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng cơ và xương, nhiễm trùng huyết, ung thư…
- Loại bỏ được tổ chức hoại tử, giảm mùi hiệu quả.
Do tầm quan trọng của nó, bước sát khuẩn vết loét cần được thực hiện rất cẩn thận. Trong đó, lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp quyết định tới 80% hiệu quả. Dung dịch sát khuẩn dùng cho vết loét phải thỏa mãn được các yêu cầu:
- Sát khuẩn mạnh
- Hiệu quả nhanh
- Loại bỏ được mùi hôi tại vết loét
- Không gây xót và làm tổn thương mô mới hình thành
- An toàn khi sử dụng lâu dài
Theo các yêu cầu đó, cồn và oxy già là hai cái tên cần được loại bỏ đầu tiên. Do đặc tính gây xót và làm tổn thương mô, hai dung dịch này được khuyến cáo không dùng cho vết loét hở. Các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu cho sát khuẩn vết loét hiện nay là: Dizigone, povidone iod.
2. Băng vết loét
Băng gạc che chắn cho vùng bị loét. Nhờ đó, vết loét giảm nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập và ma sát với quần áo, chăn đệm.
Khi băng vết loét, người nhà cần sử dụng những loại băng gạc mềm, mỏng, thoáng khí. Loại băng gạc cho hiệu quả tốt nhất là băng hydrocolloid. Tuyệt đối không nên dùng những loại băng quá kín hay có nguồn gốc từ đông y. Những loại băng này khiến vết loét kém thông thoáng, không đảm bảo vô trùng nên có thể nặng hơn.
Khi đã khô se hoàn toàn, vết loét không cần băng lại mà nên để cho khô thoáng.
3. Thoa kem dưỡng ẩm cho vết loét
Nếu như còn chảy dịch, mục tiêu chăm sóc vết loét là giảm chảy dịch, khô se nhanh. Tuy nhiên, khi đã khô se, vết loét bước sang giai đoạn mới: tái tạo và lên da non. Trong quá trình này, việc dưỡng ẩm lại đóng vai trò quan trọng. Độ ẩm phù hợp sẽ giúp kích thích lên da non nhanh hơn. Một số sản phẩm dưỡng ẩm nên dùng hiện nay: Dizigone Nano Bạc, vaseline, kem cừu…
Hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè sẽ giúp chăm sóc bệnh an toàn – hiệu quả. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chữa trị, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
➤ Xem thêm: Cách chữa loét da cho người già nằm liệt