Khi gặp phải các vết thương ngoài da, sẹo chính là nỗi lo lắng và ám ảnh nhất của hầu hết mọi người. Dù vết thương có lành thì sẹo là thứ có thể tồn tại vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để ngừa sẹo hiệu quả, hay cách nào để giảm sẹo và mờ sẹo nhanh nhất? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Quá trình hình thành sẹo của vết thương ngoài da
Việc hiểu rõ quá trình hình thành sẹo sẽ giúp bạn có thể xử lý sẹo đúng cách, đúng thời điểm. Dưới đây là 3 giai đoạn trong quá trình hồi phục của một vết thương ngoài da:
1. Giai đoạn sưng viêm
Trong những ngày đầu của quá trình lành thương, sẽ diễn ra giai đoạn sưng viêm. Vết thương thường ửng đỏ và sưng, có thể hơi nóng nhẹ. Dịch trong hay vàng nhạt sẽ được tiết ra trên vết thương. Đây chính là các chất kháng thể giúp cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm, bào tử. Sau đó, trên bề mặt vết thương sẽ hình thành một lớp vẩy và dần dần khô lại, có tác dụng bảo vệ vết thương trong quá trình hồi phục.
2. Giai đoạn tăng sinh
Trong giai đoạn này, các tế bào da ở lớp trung bì của vết thương (còn gọi là nguyên bào sợi) sẽ tăng sinh để sản xuất collagen. Collagen sẽ hình thành nhiều hơn và kéo miệng vết thương liền lại với nhau. Các mao mạch và mạch máu nhỏ cũng được hình thành và chữa lành để nuôi dưỡng vết thương. Từ đó, vết thương sẽ được chữa lành.
Ở giai đoạn này, nếu sản xuất không đủ collagen có thể gây ra sẹo lõm. Ngược lại, sản xuất quá nhiều collagen sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lồi hay sẹo phì đại. Cơ chế sản xuất collagen sẽ có sự khác nhau và còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Giai đoạn này, bạn sẽ thường cảm thấy hơi ngứa ở vết thương.
3. Giai đoạn tái tạo (hình thành sẹo)
Ở giai đoạn này, bề mặt vết thương đã lành lại, vết thương đã liền da. Tuy nhiên, bên dưới vết thương, quá trình tích tụ các mô xơ gây sẹo vẫn còn tiếp diễn và có thể kéo dài rất lâu. Đặc biệt là trong khoảng 40-60 ngày lành thương, quá trình hình thành sẹo sẽ diễn ra mạnh nhất. Giai đoạn này sẽ quyết định phần nhiều kích thước và tình trạng sẹo sau này của bạn.
➤ Xem thêm: Vết thương ngoài ra bao lâu thì khỏi?
II. Giai đoạn nào ngừa sẹo hiệu quả nhất?
Thời điểm vàng để ngăn ngừa và điều trị sẹo chính là ở cuối giai đoạn tăng sinh và đầu giai đoạn tái tạo. Nếu không muốn có sự xuất hiện của các vết sẹo xấu xí trên da, bạn cần hết sức để ý và chăm sóc vết thương ở giai đoạn này. Ngay khi thấy vết thương khô se và khép miệng, cần có các biện pháp can thiệp để ức chế quá trình hình thành sẹo. Từ đó, giúp cần bằng quá trình sản sinh collagen, hạn chế tối đa tình trạng sẹo lồi hay sẹo lõm.
III. Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da
1. Rửa sạch và sát trùng vết thương
Giữ vết thương sạch sẽ, tránh nhiễm trùng là yếu tố cơ bản cần lưu ý trong quá trình chăm sóc vết thương để hạn chế sẹo. Đây là bước quan trọng nhằm ngăn chặn sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm hay bào tử. Việc cần làm trước tiên là rửa vết thương bằng nước hay nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, cần dùng các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.
Tuy nhiên, để hạn chế sẹo, cần lựa chọn dung dịch kháng khuẩn dịu nhẹ cho da, tránh gây tổn thương tế bào hạt. Các loại chất sát khuẩn thông thường như cồn 70 độ, oxy già,… có thể gây xót và khiến vết thương ngoài da chậm lành hơn. Hiện nay, sát khuẩn bằng dòng dung dịch kháng khuẩn ion như Dizigone được lựa chọn nhiều hơn do không tổn thương tế bào hạt, hạn chế sẹo hình thành.
➤ Xem thêm: Dung dịch kháng khuẩn Dizigone và công nghệ EMWE hiện đại hàng đầu
2. Băng vết thương khi cần
Đối với các vết thương nhỏ, nên để vết thương thoáng khí tự nhiên, vết thương sẽ lành nhanh hơn. Với các vết thương lớn và sâu, có thể cần băng lại bằng các loại băng gạc vô trùng để giữ vết thương sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và tránh chà xát. Việc băng bó cũng góp phần giúp giữ độ ẩm cho vết thương, hạn chế để lại sẹo. Trong quá trình băng vết thương cần lưu ý tránh băng quá chặt để giúp lưu thông máu tốt hơn. Thường xuyên thay băng và rửa vết thương sạch sẽ.
3. Không bóc vảy vết thương
Trong quá trình lành thương, quanh vết thương sẽ hình thành một lớp vảy. Lớp vảy này sẽ thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Lúc này, hãy để lớp vảy được bong ra một cách tự nhiên, tuyệt đối không bóc vảy vết thương sớm. Điều này có thể khiến cho vết thương hở miệng trở lại và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời còn có thể góp phần khiến vết sẹo lớn hơn, khó chữa hơn vào sau này.
4. Dưỡng ẩm vết thương
Vết thương trong quá trình lành cần cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn lên da non, càng cần dưỡng ẩm đầy đủ cho vết thương. Đây chính là giai đoạn ngừa sẹo hiệu quả nhất. Lúc này, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm ngừa sẹo như Kem Dizigone nano bạc, Gel Su bạc, Gengigel,… Ngoài ra, cũng có thể dùng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại nhà như mật ong, nha đam, dầu dừa,…
5. Chế độ ăn uống hợp lý
Có một số loại thực phẩm có thể khiến cho vết thương ngoài da chậm lành hơn hay thậm chí để lại sẹo xấu.
Chính vì vậy, để hạn chế sẹo trong quá trình vết thương hồi phục, bạn cần chú ý kiêng một số loại thực phẩm sau đây:
- Đồ nếp: ăn đồ nếp có thể khiến vết thương bị đau nhức, sưng tấy và có thể để lại sẹo.
- Thịt gà: đối với vết thương hở, thịt gà có thể làm vết thương trở nên đau nhức, hạn chế quá trình lên da non, từ đó có thể để lại sẹo trên da của bạn.
- Thịt bò: ăn thịt bò có thể làm tăng nguy cơ khiến vết thương trở nên thâm, tối màu và lâu mờ sẹo.
- Rau muống: khi có vết thương hở, không nên ăn rau muống do có khả năng kích thích sản xuất collagen gây nên sẹo lồi xấu xí.
- Đồ khô, đồ ăn cay nóng, chất kích thích: các loại thực phẩm này đều không cung cấp vitamin, có thể khiến cơ thể mất nước, ảnh hưởng không tốt đến việc hồi phục vết thương.
➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây để thúc đẩy quá trình lành thương và hạn chế sẹo hình thành:
- Tăng cường thực phẩm chứa đạm và kẽm như thịt lợn, gan lợn, đậu tương, đậu nành, ngũ cốc,… giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da.
- Bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm như cam, quýt, bưởi,… giúp tăng cường sức đề kháng. Vitamin C còn giúp tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mềm mại, vết thương chóng lành.
- Ăn các loại thực phẩm chứa vitamin B như súp lơ, nấm, dâu tây, dưa chuột,… giúp tăng cường khả năng tự chữa lành của làn da.
Chăm sóc vết thương đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương và ngăn ngừa sẹo xấu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách xử lý các vết thương ngoài da, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp