Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng cây thuốc nam để chữa các bệnh ngoài da. Với lở loét da do nằm liệt, rất nhiều cây thuốc đã được áp dụng rộng rãi và đem đến hiệu quả nhất định. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu 5 loại cây có hiệu quả tốt trong điều trị lở loét da.
I. 5 cây thuốc được dùng để chữa lở loét ngoài da hiệu quả
1. Lá trầu không
Trầu không là một loại thảo dược khá quen thuộc trong đời sống của người Việt. Đây là loại thảo mộc có vị cay nồng, tính ấm. Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu không được sử dụng trong trường hợp sâu răng, viêm nhiễm phụ khoa, các chứng lở loét, hắc lào, mày đay,…
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trong thành phần lá trầu không chứa hàm lượng lớn tinh dầu, đặc biệt là eugenol. Chất này có tác dụng sát khuẩn hiệu quả và an toàn cho da.
Có thể sử dụng lá trầu không để chữa lở loét bằng cách sau:
- Sử dụng lá trầu không tươi: lấy 2 – 3 lá tươi, cắt nhỏ, rồi cho vào cốc. Rót nước sôi ngập lá. Làm như cách pha chè. Đợi khoảng 10 -15 phút cho chất thuốc trong lá thôi ra. Dùng nước này để rửa các vết loét.
- Hoặc: Giã lấy nước và đắp vào vùng bị loét. Sử dụng 2 – 3 lần/ ngày để da khô và nhanh lên da non.
Lưu ý có thể đem lá trầu không đun sôi kỹ và ủ ấm để dùng trong ngày.
2. Củ nghệ
Nghệ là cây thuốc chữa lở loét ngoài da phổ biến
Củ nghệ tươi là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh đó nghệ cũng là một cây thuốc quý với nhiều công dụng tuyệt vời.
Theo Đông y, củ nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, quy kinh can và tỳ. Vị thuốc này có công dụng hành khí, giải uất, tiêu mủ lên da non.
Theo Y học hiện đại, củ nghệ có chứa các hợp chất màu vàng gọi là Curcumin. Hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn mạnh và kích thích quá trình tái tạo da.
Cách sử dụng củ nghệ để chữa lở loét ngoài da đơn giản:
- Củ nghệ tươi đem giã nát, vắt lấy nước.
- Thoa đều nước đó lên vùng da lở loét. Sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả nhanh hơn.
3. Lá chè xanh
Chè xanh là loại nước uống quen thuộc của mọi người. Ngoài ra, lá chè tươi cũng có hiệu quả trong chữa trị các bệnh ngoài da. Trong lá chè xanh chứa nhiều hợp chất polyphenols như catechin, EGCG,… Tác dụng của các hợp chất này là chống oxy hóa, chống viêm, hỗ trợ quá trình lên da non nhanh chóng.
Kinh nghiệm dùng lá chè xanh để chữa lở loét trong dân gian:
- Sử dụng nước chè đặc để rửa vết loét: Lấy khoảng 400g lá chè tươi, sắc lấy nước.
- Dùng nước chè đã sắc để rửa vết loét khi nước còn ấm; Hoặc dùng lá chè vụn đắp trực tiếp lên vết loét.
- Rửa 2 – 3 lần/ ngày giúp làm dịu da, mau chóng lên da non.
4. Lá khế
Khế là loại cây quen thuộc được trồng ở khắp các địa phương. Trong dân gian, người dân hay dùng lá khế làm nước tắm cho trẻ em.
Theo Y học cổ truyền, lá khế có vị chua, tính bình. Công dụng chính là thanh nhiệt, tiêu viêm. Lá khế có thể dùng trong trường hợp dị ứng, mẩn ngứa, mày đay, mụn nhọt,…
Chăm sóc vết lở loét ngoài da với lá khế hiệu quả như sau:
- Lá khế vò nát, xoa và đắp lên vùng da lở loét.
- Hoặc dùng lá khế nấu với nước để xông và tắm. Sử dụng liên tục trong 3 – 4 ngày.
5. Rau má
Rau má là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều tác dụng quý. Từ lâu, rau má đã được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền. Rau má có vị đắng hơi ngọt, mùi thơm, tính mát. Loại rau này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng hiệu quả
Theo các nghiên cứu, trong rau má chứa nhiều hợp chất saponin như asiaticoside, madecassoside có tác dụng làm lành vết thương, kích thích lên da non. Vì vậy, cây thuốc này được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da như vết bỏng, vết lở loét da lâu ngày, bệnh phong, vảy nến,…
Để xử lý vết lở loét ngoài da bằng rau má có thể thực hiện theo cách sau:
- Rau má rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước.
- Hòa với bột nếp thành dạng hồ để bôi lên vùng da bị tổn thương.
- Hoặc có thể vò nát rồi đắp trực tiếp lên vết lở loét.
➤ Xem thêm: Bị loét da bôi thuốc gì nhanh khỏi?
II. Nhược điểm khi dùng thảo dược chữa lở loét ngoài da
Mặc dù các loại thảo dược lành tính và dễ sử dụng nhưng chúng cũng có một số nhược điểm sau:
- Tác dụng chậm, hiệu quả không cao
- Thời gian sử dụng cần kéo dài
- Hiệu quả không ổn định, phục thuộc nhiều vào nguồn gốc và chất lượng sau khi thu hái.
- Tác dụng điều trị chưa thực sự được kiểm chứng.
Do đó, chữa vết lở loét ngoài da bằng thảo dược không phải là lựa chọn tối ưu. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhanh chóng, người bệnh nên được chăm sóc bằng các sản phẩm của y học hiện đại.
III. Chăm sóc vết loét với 4 bước đơn giản
Với các vết lở loét ngoài da, bước quan trọng nhất cần thực hiện là sát khuẩn vết loét và cung cấp dưỡng chất cho vùng da bị tổn thương. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn thực hiện 4 bước chăm sóc da như sau:
- Bước 1: Làm sạch sơ bộ vết loét bằng nước muối sinh lý.
- Bước 2: Sát khuẩn vết loét để giữ cho vùng tổn thương luôn sạch khuẩn. Dung dịch kháng khuẩn được các chuyên gia y tế khuyên dùng là dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Không nên sử dụng cồn hoặc nước oxy già để sát khuẩn vì có thể tổn thương các mô hạt, cản trở quá trình liền da.
- Bước 3: Dưỡng ẩm vết loét giữ ẩm, tránh khô da và kích thích quá trình lên da non, hạn chế sẹo.
- Bước 4: Băng vết loét để tránh các tác động từ bên ngoài.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét tỳ đè đúng cách bằng bộ sản phẩm Dizigone
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua shopee:
Xử lý các vết lở loét ngoài da không khó, nhưng cần lựa chọn phương pháp hợp lý. Để đạt hiệu quả nhanh chóng, người nhà không thể chỉ trông chờ vào các giải pháp đến từ cây thuốc đông y. Thay vào đó, nên làm theo 4 bước chăm sóc như trên để đạt hiệu quả tối ưu
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh loét da, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 (trong giờ hành chính) hoặc 0964619482 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn và giải đáp.
➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết loét lở cho người già
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp