Theo thống kê của các chuyên gia sức khỏe, bất cứ bệnh nhân bị tiểu đường nào cũng phải đối mặt với nguy cơ bị loét da, đặc biệt là loét bàn chân. Những vết thương hở ở da có thể rất nông, nhưng rất lâu lành và có thể ăn sâu vào tận cơ, thịt, thậm chí là xương của người bệnh. Vậy nguyên nhân tại sao người bị tiểu đường lại dễ bị loét da và làm thế nào để khắc phục tình trạng loét da cho người bị tiểu đường? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Mục lục
I. Vì sao người bị tiểu đường dễ bị loét da?
1. Đường huyết trong máu cao
Khi bị tiểu đường, Glucose (đường) trong máu không được giải phóng thành năng lượng mà tích tụ trong máu. Đường huyết trong máu tăng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến các vết trầy xước nhỏ nhất cũng trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đây là nguyên nhân chính khiến người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và vết loét lâu lành hơn những người bình thường.
2. Máu lưu thông kém
Bên cạnh đó, người bị tiểu đường thường bị xơ vữa động mạch, làm cho mạch máu bị hẹp lại. Thống kê cho thấy người bệnh tiểu đường gặp tình trạng máu lưu thông kém gấp 4 lần so với người bình thường. Mạch máu của họ kém đàn hồi hơn, khiến lưu lượng máu cung cấp tới các mô trên cơ thể bị hạn chế. Khi máu lưu thông không tốt, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào, vết thuơng sẽ trở nên khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Sau đó, chúng sẽ tiến triển thành vết loét mạn tính.
3. Da có ít collagen hơn
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường có làn da rất nhạy cảm. Nguyên nhân là do da người bị tiểu đường có ít collagen hơn so với người bình thường. Collagen là protein cấu trúc chính, tạo nên sự đàn hồi, săn chắc, bền vững của da, và cũng là nơi nuôi sống các tế bào mới, giúp tái tạo da và nhanh lành vết thương.
Thiếu hụt collagen sẽ khiến da dày sừng, khô cứng nhưng lại mỏng nên dễ bị nứt vỡ, bị tổn thương, vết thương cũng khó lành và dễ để lại sẹo hơn. Da quá khô có thể gây nên ngứa, nứt và nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên có những phương pháp dưỡng ẩm, hạn chế để da bị tổn thương do đứt tay, trầy xước, động vật cắn… tránh cho vết thương bị nhiễm trùng và nhiễm trùng sâu. Việc chăm sóc tốt làn da còn giúp người bệnh ngăn ngừa các vấn đề về da sau này.
4. Hệ miễn dịch suy yếu
Ở người bình thường, một vết thương hở hoặc vết loét có thể tự lành lại sau 5 – 7 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường thời gian này có thể lên đến vài tuần. Thậm chí, vết thương loét sẽ lan rộng và không phục hồi nếu không được điều trị. Nguyên nhân là do hàng rào miễn dịch tại các ổ tổn thương kém hoạt động, nguy cơ nhiễm khuẩn cao và đáp ứng với các thuốc sát trùng tại chỗ kém.
II. Bệnh nhân tiểu đường dễ bị loét da vùng nào nhất?
Bệnh nhân tiểu đường có thể bị loét da bất cứ vùng nào trên cơ thể, vì chỉ cần có vết thương hở, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển gây nhiễm trùng, làm vết thương lâu lành và khó chăm sóc. Đặc biệt các vết thương liên quan đến bệnh đái tháo đường thường xảy ra ở chân và bàn chân. Theo số liệu thống kê, có 15% bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân. Nguy cơ cắt cụt chân cao gấp 8 lần khi vết loét phát triển.
Loét chân, bàn chân ở người tiểu đường: Thường gặp ở các vị trí ngón chân, mặt trước cẳng chân, cổ chân, lòng bàn chân. Thường có hoại tử ướt, chảy mủ thối kèm theo sưng nề tấy đỏ tại chỗ.
Nguyên nhân gây dễ loét bàn chân ở người bị tiểu đường là do chân là vùng cơ thể xa tim nhất, là nơi máu khó được đẩy đến nhất, máu không đủ khiến các tế bào hoại tử và chết đi. Ngoài ra, do lực tác động từ việc đi lại và sử dụng giày dép không chuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây tổn thương khó lành ở chân của người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, người bị bệnh tiểu đường thường bị tổn thương thần kinh ngoại biên, khiến người bệnh giảm khả năng nhận biết cảm giác đau, nóng hay lạnh. Khi giảm hoặc hoàn toàn mất cảm giác trong lòng bàn chân, họ có thể không cảm nhận được các vết thương khi chúng mới bắt đầu, chẳng hạn đơn giản như vết rộp, xước từ việc đi giày dép.
Vết thương khi mới hình thành không được phát hiện và chăm sóc sớm sẽ tiến triển nặng, hoại tử và nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường thường được bác sĩ yêu cầu khám bàn chân mỗi ngày, kể cả vết thương hay vết chai dù nhỏ cũng phải biết cách xử lý sớm.
III. Cách phòng ngừa loét da ở bệnh nhân tiểu đường
Với bệnh nhân tiểu đường, dù là một vết xước, một vết cắt, nứt nẻ cũng cần được chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng. Vì vậy, việc hiểu và tìm các biện pháp chăm sóc làn da của mình là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và chăm sóc da của người bệnh tiểu đường đúng cách, giúp hạn chế tối loét da, hoại tử.
1. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát được bệnh tiểu đường, nghĩa là bạn đang kiểm soát được lượng đường huyết. Đường huyết trong máu tăng cao là nguyên nhân sâu xa của mọi biến chứng. Do đó, bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết để tránh phát sinh những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Kiểm soát đường huyết bằng cách sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, cố gắng đạt cân nặng phù hợp, kiểm soát việc ăn uống chặt chẽ hơn, giảm bớt lượng muối, duy trì huyết áp ổn định, và tập thể dục. Đó là những cách tốt nhất giúp lượng đường huyết trong máu không bị tăng cao
2. Giữ cho làn da sạch sẽ và khô ráo
Việc đầu tiên và quan trọng nhất đối với bệnh nhân bị tiểu đường có làn da nhạy cảm là cần vệ sinh da sạch sẻ, cấp ẩm, dưỡng ẩm cho da. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng các chất khử mùi hoặc chất tẩy rửa có mùi thơm vì có thể gây kích ứng trên da nhạy cảm, thay vào đó cần sử dụng loại dung dịch sát khuẩn vết loét chuyên biệt cho người bệnh.
Đồng thời luôn giữ sự khô ráo cho các vùng da như: vùng nách, ngón chân, và bẹn, sạch và khô ráo, nhưng không quá khô. Có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng, thấm chậm các vùng da trên.
3. Dưỡng ẩm cho da
Nếu bạn bị tiểu đường, da của bạn sẽ rất dễ bị khô. Điều này có thể gây ra những kẽ nứt nhỏ trên da hay dễ bị tổn thương thành vết cắt nhỏ. Các vết thương này cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Dưỡng ẩm là một cách dễ dàng để ngăn chặn điều này.
- Người bệnh nên được bôi kem dưỡng da lên toàn bộ cơ thể sau khi tắm, vì khi đó làn da còn ẩm, sẽ hấp thu dưỡng chất nhờ lỗ chân lông đã được mở ra nhiều hơn. Người bệnh cũng nên tắm nhanh bằng nước ấm, nhưng không để nước quá nóng sẽ khiến da bị khô hơn.
- Không cần bất kỳ sản phẩm chăm sóc da đặc biệt nào cho bệnh tiểu đường, nhưng hãy cố gắng lựa chọn sản phẩm là kem vừa kháng khuẩn, dưỡng ẩm, vừa chăm sóc vết thương giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo như Dizigone nano bạc
- Nên NHỚ: uống nhiều nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da.
4. Chú ý đến đôi chân của mình
Biến chứng bàn chân là hậu quả của nhiều tổn thương phức tạp khác nhau của bệnh đái tháo đường như: tổn thương thần kinh, tắc mạch, nhiễm trùng… Nhiễm trùng bàn chân có thể làm mất chức năng bàn chân, dẫn tới hoại tử, phải cắt cụt chi để đảm bảo tính mạng. Bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt cho đôi chân của mình, kiểm tra định kì hàng năm.
➤ Xem thêm: Bí quyết chăm sóc vết loét bàn chân bệnh tiểu đường
Các cách phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
- Rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày, lau khô chân, đặc biệt kẽ ngón chân.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ như cho chân mềm mại, không thoa ở kẽ chân.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày. Nếu có vết cắt, bầm tím, mụn nước, vết sưng, HÃY đi khám bác sỹ ngay!
- KHÔNG dùng bấm móng tay, dụng cụ sắc nhọn để cắt móng chân; NÊN dùng dụng cụ dũa móng từ giấy nhám.
- Đi tất sạch sẽ, mềm mại, kích cỡ phù hợp với đôi chân, luôn đi tất nếu có vết thuơng ở chân
- Lựa chọn giày dép có kích cỡ phù hợp, tránh đi giày dép quá chặt. Thói quen này làm cản trở máu lưu thông đến bàn chân, tạo điều kiện cho tổn thương xuất hiện và khiến các tổn thương hiện tại khó lành.
Kiểm tra các kẽ chân và móng chân thường xuyên để kịp thời xử lý
5. Không dùng nước nóng cho da
Nước nóng có thể làm khô da của bạn. Nhưng nếu bạn bị tổn thương thần kinh do đái tháo đường, rất có thể bạn sẽ không cảm nhận được nó nóng đến mức nào và tự làm bỏng mình. Bạn tuyệt đối KHÔNG NÊN đặt tay hoặc chân trực tiếp xuống nước mà không kiểm tra với bộ phận cơ thể khác hoặc nhờ người khác kiểm tra.
6. Hạn chế áp lực lên vết loét
Áp lực đè ép lên vết loét sẽ làm mạch máu ở đó bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông bình thường, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch bị gián đoạn, khiến vết loét lâu lành hơn.
Do vậy, giảm áp lực lên vết loét là bước cần thiết phải thực hiện. Nó giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giảm các cơn đau do loét gây ra.
Các cách giảm áp lực lên vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Cho bệnh nhân sử dụng nạng hoặc giày có đệm.
- Hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét…
7. Kiểm tra da thường xuyên
Đa số người bệnh đều không mấy quan tâm và thường tự điều trị tại nhà khi cơ thế xuất hiện một vài vết lở loét nhỏ. Điều này khiến bệnh nhân “đánh mất” thời gian vàng trong điều trị. Các vết lở loét tiến triển sang nhiễm trùng và hoại tử gây khó khăn, đau đớn và tốn kém chi phí cho người bệnh. Thậm chí, có những trường hợp bệnh nhân buộc phải cắt cụt chi dù đã nhập viện điều trị sau thời gian dài.
8. Chăm sóc vết loét cho bệnh nhân tiểu đường đúng cách
Chăm sóc kỹ các vết thương nhỏ trong bệnh tiểu đường để tránh biến chứng nhiễm trùng
9. Làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
Đối với các vết thương, vết loét dù nhẹ như xây xát ngoài da, người bệnh tiểu đường cần tiến hành chăm sóc thận trọng với 3 bước:
- Rửa sạch vết loét: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã khử trùng qua thuốc sát khuẩn để loại bỏ các mô hoại tử, tiêu diệt những vi sinh vật có trong ổ loét. Nhờ đó, nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vết loét, gây biến chứng bội nhiễm.
- Rửa lại hoặc lau vết loét bằng dung dịch sát khuẩn dịu nhẹ như dung dịch Dizigone. Không nên dùng các sản phẩm chứa cồn hay povidine iod vì gây đau, xót, nhuộm màu da và chậm lành vết loét.
- Bôi kem dưỡng ẩm : Vết loét sẽ nhanh lên da non khi được duy trì độ ẩm phù hợp. Tình trạng quá khô hay quá ẩm cũng làm chậm quá trình lành vết loét. Vì vậy, lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm cho vết loét là một điều cần thiết.
- Băng vết loét: Băng gạc giúp duy trì môi trường ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch rỉ viêm, thúc đẩy loét nhanh lành hơn. Đồng thời, nó còn che chắn cho vết loét tránh bị ma sát với các yếu tố bên ngoài, gây đau cho người bệnh.
Đối với các vết loét bị sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ, cần có sự can thiệp của y tá, bác sĩ để được điều trị và tránh nhiễm trùng nặng. Người bệnh có thể tới trạm y tế, bệnh viện hay phòng khám để được xử lý. Tại đây, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể tiến hành cắt lọc vùng hoại tử, sát trùng và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng.
IV. Sử dụng Dizigone cho loét da ở bệnh nhân tiểu đường
Hiện nay, rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng các dòng sản phẩm kháng khuẩn ion cho vết loét ở bệnh nhân tiểu đường. Đại diện cho dòng sản phẩm này ở Việt Nam – Dizigone có những ưu điểm vượt trội trên vết loét bàn chân bệnh đái tháo đường:
Dizigone là dung dịch sát khuẩn sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới EMWE. EMWE sử dụng từ trường và dòng điện để biến đổi dung dịch có độ khoáng nhẹ thành sản phẩm có thế năng oxy hóa khử cao và chứa các thành phần hoạt hóa.
Bộ sản phẩm Dizigone dùng cho vết loét da ở bệnh nhân tiểu đường
1. Phổ kháng khuẩn rộng
Dung dịch kháng khuẩn ion đã được chứng minh qua thử nghiệm QUATEST và rất nhiều thử nghiệm lâm sàng. Phổ rộng và hiệu lực kháng khuẩn rất mạnh. Khi hệ miễn dịch tại vùng bị loét suy giảm, dung dịch sát khuẩn Dizigone sẽ thay thế hệ miễn dịch tự nhiên tiêu diệt vi sinh vật có hại, giúp vết loét sạch sẽ, không bội nhiễm, giảm đáng kể nguy cơ hoại tử vết loét.
2. Hiệu lực kháng khuẩn cao – Thời gian kháng khuẩn nhanh
100 % vi sinh vật bị tiêu diệt chỉ trong vòng 30 giây là kết quả từ thử nghiệm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ về khả năng kháng khuẩn của Dizigone. Dung dịch Dizigone có chứa nhiều phân tử có hoạt tính kháng khuẩn vượt trội như: HClO, ClO-, … giúp phá vỡ màng vi sinh vật, tấn công vào protein và nhân chứa ADN, nhanh chóng làm chết mầm bệnh.
Đây là cơ chế tương tự như miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Lượng vi sinh vật bị tiêu diệt càng nhiều, nồng độ vi khuẩn trong vết thương càng thấp. Khi đó, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể dễ dàng tiêu diệt nốt những vi khuẩn còn sót lại. Vết loét rất mau lành.
Kết quả Quatest 1 – Bộ KHCN kiểm nghiệm của sản phẩm Dizigone
3. Dịu nhẹ, an toàn, nhanh lành vết thương
Dizigone có pH trung tính từ 6.5 – 8,5 . An toàn cho da nhạy cảm, không gây xót và cũng không tổn thương tế bào lành
Dizigone không chứa chất hóa học độc hại ( không chứa cồn, không chứa acid base mạnh) không phá hủy tế bào hạt, mô liên kết mới tái tạo. Việc này rất quan trọng cho việc lành vết thương. Khi tế bào hạt và mô liên kết không bị tác đông, quá trình lành vết thương diễn ra một cách tự nhiên và mau chóng.
Vết loét da ở người bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng lành lại khi được chăm sóc đúng cách nhưng cũng có thể trở nên nghiêm trọng khi bị “bỏ bê”. Vậy nên, kỹ năng chăm sóc vết thương cho người tiểu đường là một kiến thức quan trọng mà bạn nên tự trang bị cho mình. Khi phát hiện bất thường hoặc gặp khó khăn trong việc chăm sóc vết thương, bạn nên chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc loét da ở bệnh nhân tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
➤ Xem thêm: Cần làm gì để bàn chân lở loét lành nhanh?
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp