Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Wed, 28 Dec 2022 06:17:55 +0000 vi-VN hourly 1 Nước súc miệng Listerine: Giải pháp làm sạch, khử mùi khoang miệng nhanh chóng, an toàn http://viendalieu.com.vn/nuoc-suc-mieng-listerine-2133/ http://viendalieu.com.vn/nuoc-suc-mieng-listerine-2133/#respond Wed, 21 Jul 2021 13:21:25 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2133 listerine-1

Nếu không vệ sinh miệng hàng ngày, vi khuẩn có thể tấn công và gây ra các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, hơi thở có mùi,… Thực tế, đánh răng đơn thuần bằng bàn chải chỉ làm sạch khoảng 25% khoang miệng. Vì vậy, sử dụng nước súc miệng hàng ngày là bước vệ sinh răng miệng quan trọng giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, đem lại hàm răng trắng sáng và chắc khỏe. Nước súc miệng Listerine đang là một trong những giải pháp được nhiều người ưa chuộng. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về thành phần và tác dụng của nước súc miệng Listerine trong bài viết dưới đây.

I. Giới thiệu chung về nước súc miệng Listerine

1. Xuất xứ

Nước súc miệng Listerine là một trong những sản phẩm chăm sóc răng miệng hàng đầu của tập đoàn Johnson & Johnson. Listerine được sản xuất và tiếp thị tại Công ty Dược phẩm Lambert Pharmaceutical Co. Đến nay, nước súc miệng Listerine đã có mặt ở hầu hết các cửa hàng và hiệu thuốc trên toàn quốc.

2. Dạng bào chế và dung tích sử dụng

Dung dịch nước súc miệng Listerine được đóng trong chai nhựa với dung tích 80ml, 250ml, 500ml hoặc 750ml.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Listerine đã sản xuất ra nhiều sản phẩm trong đó có 6 dòng sản phẩm chính: 

  • Nước súc miệng Listerine Cool Mint: 136.000 VNĐ/chai 750ml.
  • Nước súc miệng Listerine Tartar Protection: 145.000 VNĐ/chai 750ml.
  • Nước súc miệng Listerine Zero: 140.000 VNĐ/chai 750ml.
  • Nước súc miệng Listerine Green Tea: 137.000 VNĐ/chai 750ml.
  • Nước súc miệng Listerine Healthy Bright: 185.000 VNĐ/ chai 750ml.
  • Nước súc miệng Listerine Total Care: 290.000 VNĐ/ chai 1lit.

3. Hạn sử dụng và cách bảo quản

  • Hạn sử dụng: 3 năm.
  • Cách bảo quản: tránh để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

II. Thành phần của nước súc miệng Listerine

Mỗi sản phẩm nước súc miệng Listerine đều chứa các thành phần chính: Nước, Ethanol, Benzoic Acid, Menthol, Sorbitol, Sodium Saccharin, Sodium Benzoate, Methyl Salicylate, Thymol,…

1. Các loại tinh dầu

Listerine có công thức độc đáo với 4 loại tinh dầu:

  • Tinh dầu cỏ xạ hương chứa hoạt chất Thymol.
  • Tinh dầu bạc hà chứa Menthol.

listerine-8

Tinh dầu menthol giúp sát khuẩn, tạo vị the mát

  • Tinh dầu bạch đàn chứa Eucalyptol.
  • Chiết xuất từ cây lộc đề xanh chứa Methyl Salicylate.

Những thành phần này giúp dung dịch thâm nhập sâu vào khoang miệng và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong khoang miệng. Đồng thời, chúng cũng giúp khử mùi hôi, giữ cho hơi thở thơm mát dài lâu. Các tinh dầu này có mặt trong tất cả các sản phẩm nước súc miệng của Listerine.

2. Hợp chất Sodium Fluoride

Thành phần Sodium Fluoride có mặt trong nước súc miệng Listerine với vai trò ngăn ngừa nguy cơ sâu răng. Hợp chất Flour tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. 

Ngoài canxi thì flour là thành phần giúp hình thành men răng. Khi răng đã trưởng thành, flour có vai trò tái khoáng men răng bằng cách hình thành một lớp màng bảo vệ giúp răng chắc khỏe. Đồng thời, lớp bảo vệ này còn ngăn ngừa vi khuẩn tấn công làm hại men răng, gây ra tình trạng sâu răng. 

Do đó, việc sử dụng nước súc miệng chứa flour sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả. Các loại nước súc miệng Listerine có chứa Flour:

  • Nước súc miệng Listerine Green Tea.
  • Nước súc miệng Listerine Healthy Bright.

3. Zinc Chloride

Việc bổ sung thành phần Zinc Chloride (ZnCl2) giúp tăng hiệu quả loại bỏ mảng bám trên răng, tăng cường bảo vệ răng chắc khỏe. Các phân tử Zinc Chloride sẽ len lỏi vào từng ngóc ngách kẽ răng giúp ngăn cản sự hình thành vôi răng (cao răng).

Ngoài ra, muối kẽm cũng có tác dụng kháng khuẩn loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi. Bên cạnh đó, các ion kẽm cũng ức chế sản sinh các hợp chất có mùi gây hôi miệng. Tuy nhiên, hợp chất này còn có khả năng làm se nên thường gây ra tình trạng khô miệng nếu dùng quá nhiều.

Sản phẩm chứa muối kẽm: Nước súc miệng Listerine Tartar Protection.

4. Tinh chất trà xanh, chanh muối

listerine-2

EGCG trong trà xanh có khả năng chống viêm, chống oxy hóa

Trong trà xanh có chứa các hợp chất polyphenol, trong đó lượng lớn là Catechine hay còn gọi là EGCG. Đây là hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa, chống viêm mạnh giúp bảo vệ răng miệng, hạn chế nhiệt miệng và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng. 

Nước súc miệng Listerine trà xanh còn giúp làm giảm vi khuẩn và acid trong khoang miệng nên có thể ngăn ngừa bệnh sâu răng.

Đồng thời, hương trà xanh cũng rất dịu nhẹ, không gây kích thích vị giác, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Ngoài hương trà xanh thì nước súc miệng Listerine còn kết hợp chanh muối để khử mùi hôi, tạo cảm giác thơm mát sau mỗi lần sử dụng.

Sản phẩm chứa trà xanh: Nước súc miệng Listerine Green Tea.

5. Ethanol

Ethanol là một chất sát khuẩn được ứng dụng nhiều trong y học. Trong chăm sóc răng miệng, ethanol cũng được sử dụng với vai trò tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng. Từ đó, nó giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, viêm lợi hiệu quả. Tuy nhiên, ethanol có thể gây đau xót nếu niêm mạc miệng có tổn thương loét. Ethanol gây ra tình trạng khô miệng và có thể dẫn tới hôi miệng nếu dùng kéo dài. 

6. Thành phần khác

Ngoài các thành phần có vai trò làm sạch khoang miệng thì trong nước súc miệng Listerine có chứa thành phần điều vị như Sorbitol, Sodium Saccharin. 

Bên cạnh đó, Listerine còn chứa một số chất bảo quản như Sodium Benzoate, Benzoic Acid,…

III. Nước súc miệng listerine dùng cho trường hợp nào? 

1. Vệ sinh răng miệng hàng ngày

listerine-3

Listerine sử dụng để súc miệng hằng ngày

Đánh răng với bàn chải thông thường không thể làm sạch hoàn toàn khoang miệng, đặc biệt là những mảng bám ở kẽ răng. Lâu ngày, chúng không được loại bỏ sẽ vôi hóa, hình thành lên cao răng. Do đó, sử dụng nước súc miệng Listerine kết hợp với đánh răng hàng ngày là biện pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất. Nhờ có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch mảng bám nên Listerine sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng và làm răng trắng sáng hơn.

2. Nhiệt miệng, loét miệng 

listerine-4

Listerine dùng cho nhiệt miệng, loét miệng

Nhiệt miệng và vết loét trong khoang miệng thường do vi khuẩn gây ra. Vì vậy, nguyên tắc xử lý tình trạng này là loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng nước súc miệng Listerine 2 lần mỗi ngày giúp bảo vệ răng miệng suốt 24h. Các nghiên cứu đã chứng minh nước súc miệng Listerine tiêu diệt vi khuẩn trong mảng bám và nước bọt trong vòng 30 giây tiếp xúc. 

Tuy nhiên, để giảm nhiệt miệng nhanh chóng, bạn cần chọn nước súc miệng không chứa cồn, không cay. Vì cồn có thể làm khô miệng và khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất có tính cay có thể gây xót, làm ê buốt khoang miệng. Do đó, bạn nên sử dụng nước súc miệng Listerin Zero (loại không cay) hoặc Listerine Cool Mint không chứa cồn.

3. Viêm lợi, chảy máu chân răng 

listerine-5

Listerine dùng cho viêm lợi, chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng không sạch khiến tồn đọng thức ăn trong kẽ răng, mảng bám lâu ngày sẽ hình thành cao răng dẫn tới tình trạng viêm lợi. Khi viêm lợi càng nghiêm trọng thì chảy máu chân răng thường xuyên xảy ra. Do đó làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và cao răng rất quan trọng để phòng ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng. Dùng nước súc miệng Listerine hàng ngày sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng này.

4. Khử mùi hôi miệng 

listerine-6

Listerine xử lý hôi miệng

Cách tốt nhất để khử mùi hôi miệng không phải sử dụng hương thơm để át mùi mà chúng ta cần xử lý nguyên nhân gây ra hôi miệng. Nguyên nhân chính dẫn tới hôi miệng là do vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi, thức ăn bám tại kẽ răng bị phân hủy, sâu răng, viêm quanh răng,… Sử dụng nước súc miệng Listerine thường xuyên sẽ giúp loại bỏ hết nguyên nhân trên. 

Mặt khác trong nước súc miệng Listerine có chứa nhiều loại tinh dầu có mùi thơm như bạc hà, trà xanh, khuynh diệp,… giúp khử mùi hôi, mang lại cho bạn hơi thở thơm mát.

IV. Ưu điểm và nhược điểm của nước súc miệng Listerine

1. Ưu điểm

Nước súc miệng Listerine được nhiều người tin dùng nhờ vào những ưu điểm như:

  • Thành phần lành tính, an toàn, không gây tổn hại cho răng miệng.
  • Khả năng kháng khuẩn hiệu quả giúp bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn trong suốt 24h.
  • Có tác dụng loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa sâu răng, tình trạng vôi răng và giúp răng chắc khỏe, trắng sáng.
  • Listerine còn có hương thơm giúp khử mùi hôi và giữ hơi thở thơm mát suốt ngày dài.

2. Nhược điểm

Mặc dù nước súc miệng Listerine mang lại nhiều lợi ích nhưng sản phẩm này cũng có một số nhược điểm đáng lưu tâm:

  • Hầu hết các sản phẩm có vị cay (trừ Listerine Zero) nên không thích hợp với trẻ em. Một số loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp cũng không phù hợp với trẻ sơ sinh.

listerine-7

Không dùng Listerine cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

  • Trong thành phần có chứa cồn (Ethanol) gây cảm giác khô miệng. Nhiều người còn có thể cảm thấy nóng rát khoang miệng khi dùng không đúng cách. Nếu lạm dụng nước súc miệng chứa cồn có thể gây ra chứng hôi miệng.
  • Listerine là sản phẩm hỗ trợ chăm sóc răng miệng vì vậy không thể thay thế hoàn toàn kem đánh răng. Bởi vì sản phẩm không thể loại bỏ hoàn toàn những mảng bám dày đặc của thức ăn trên răng như đánh răng thông thường.

Nước súc miệng Listerine là giải pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả và an toàn. Với các sản phẩm đa dạng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân. Để hiểu thêm về cách chăm sóc răng miệng, bạn hãy liên lạc với chúng tôi theo số Hotline: 1900 9482 ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất. 

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/nuoc-suc-mieng-listerine-2133/feed/ 0
Cách sơ cứu vết thương sâu bị chảy máu nhiều http://viendalieu.com.vn/vet-thuong-sau-1128/ http://viendalieu.com.vn/vet-thuong-sau-1128/#respond Thu, 11 Mar 2021 10:27:54 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1128 vết thương sâu

Vết thương hở sâu có thể gây tình trạng mất máu nhiều, do vậy cần sơ cứu và cầm máu nhanh chóng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả các bước sơ cứu vết thương sâu nhanh chóng và an toàn nhất.

I. 4 bước sơ cứu vết thương sâu bị chảy máu nhiều

Nằm sâu dưới da là những mạch máu lớn nuôi cơ thể. Do đó những chấn thương sâu có nguy cơ rất lớn gây chảy máu nhiều. Vì vậy cần lập tức tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân để tránh mất máu gây nguy hiểm.

Các bước sơ cứu khi có vết thương hở sâu:

Bước 1: Cầm máu ngay lập tức

vết thương sâu

Việc đầu tiên khi sơ cứu vết thương hở sâu là cầm máu cho bệnh nhân. Có thể sử dụng miếng vải sạch ép chặt vào vết thương hở đó. Nếu không có băng hay vải sạch, có thể xé một phần quần hay áo để cầm máu tạm thời.

Nâng cao vùng bị chấn thương so với tim để máu vẫn đảm bảo đủ cung cấp cho các cơ quan quan trọng của cơ thể.

Bước 2: Làm sạch vết thương

Ngoài việc cầm máu ngay lập tức, bạn cũng cần lưu ý hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. Vì vậy vết thương sau khi đã được cầm máu cần được làm sạch bẩn. Có thể dùng nước sạch hay nước muối sinh lý để rửa nhẹ nhàng vết thương.

Nếu vết thương có dị vật cắm vào thì nên cố định chúng lại, sau đó đưa đến cơ sở Y tế để nhân viên Y tế xử lý. Tuyệt đối không tự ý rút dị vật ra khỏi vết thương, đặc biệt khi dị vật to, cứng và đâm sâu.

Trong quá trình làm sạch vết thương, người chăm sóc hay bản thân người bệnh cần rửa tay sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn lên vết thương.

Bước 3: Sát trùng cho vết thương sâu

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, vết thương cần được rửa bằng các thuốc sát khuẩn. Nếu ngay tại chỗ chưa có sẵn thuốc sát khuẩn, có thể tạm thời băng vết thương lại rồi tiến hành sát trùng sau.

Bước 4: Băng bó vết thương

Sau khi sát trùng vết thương hở sâu, cần băng bó lại để tránh tái chảy máu và nhiễm khuẩn. Lưu ý băng vừa đủ chặt đảm bảo máu vẫn đủ lưu thông để nuôi các tế bào.

II. Cách xử lý, điều trị vết thương sâu mau lành

Sau khi đã sơ cứu và cầm máu cho vết thương, bước tiếp theo cần thực hiện chăm sóc để vết thương mau lành và không để lại sẹo.

1. Sát trùng vết thương hàng ngày

Vết thương hở sâu vẫn cần được sát trùng hàng ngày để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Có thể thực hiện sát khuẩn sau mỗi lần thay băng gạc.

Một số dung dịch kháng khuẩn thường được sử dụng:

  • Nước muối sinh lý
  • Povidon Iod
  • Cồn Y tế
  • Dung dịch Oxy già
  • Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Những dung dịch kháng khuẩn như cồn Y tế, Oxy già làm tổn thương các tế bào hạt của da và làm da lâu lành. Bên cạnh đó những sản phẩm này còn gây xót khi sử dụng.

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone sẽ là sự lựa chọn thích hợp để sát trùng hàng ngày cho vết thương. Sản phẩm có tính sát khuẩn nhanh, không nhuộm màu, không gây xót da, không làm tổn thương các tế bào hạt.

➤  Xem thêm: 5 thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay 

2. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Những chấn thương hở sâu sau khi lành có nguy cơ để lại sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.  Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng ẩm vết thương và kích thích các tế bào da mới lành lại, hạn chế để lại sẹo.

Các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho vết thương có thể kể đến như:

  • Scar Esthetique: Sản phẩm giúp đảm bảo Collagen sản sinh vừa đủ để liền vết thương, từ đó giúp hạn chế sẹo lồi hay sẹo lõm.
  • Kem Dizigone Nano Bạc: Thành phần có các phân tử Bạc dạng Nano cùng chiết xuất Lô Hội, Cúc La Mã giúp duy trì sát khuẩn, dưỡng ẩm, kích thích da sản sinh tế bào mới.

Lưu ý: Chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm khi vết thương đã khô se và không còn hiện tượng chảy dịch. Bạn đọc có thể kiểm tra bằng cách sờ tay lên bề mặt vết thương, nếu không còn ướt dính thì có thể thoa kem.

3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể được bác sĩ chỉ định nếu có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi vết thương bị nhiễm trùng sẽ có những triệu chứng sau:

  • Vết thương bị sưng đỏ, có thể có mủ màu vàng đục.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện phản ứng bị sốt và đau.

bi-loet-da-boi-thuoc-gi bị loét da bôi thuốc gì

Chú ý: Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh để tránh nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.

➤  Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

4. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý

Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tránh vết thương tái phát.

Vết thương sâu gây mất máu nhiều, do đó cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để người bệnh mau chóng phục hồi. Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo đủ protein, các khoáng chất và vitamin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.

III. Những lưu ý khi bị chấn thương có vết thương sâu

Trong quá trình chăm sóc và phục hồi vết thương hở sâu cần lưu ý một số điều như sau.

1. Tuyệt đối không bóc vảy vết thương

Vết thương hở trong quá trình lên da non gây ra tình trạng ngứa ngáy và muốn gãi. Bệnh nhân lưu ý không được cào gãi hay bóc lớp vảy đó đi. Làm như vậy vừa khiến da lâu lành vừa tăng nguy cơ để lại sẹo.

2. Thay băng vết thương hàng ngày

Vết thương hở sâu có thể chảy nhiều dịch vào những ngày đầu. Do đó bệnh nhân cần được sát trùng và thay bằng định kỳ hàng ngày. Trong quá trình thay băng cần nhẹ nhàng để tránh lớp vảy bong ra gây chảy máu.

3. Tiêm phòng uốn ván nếu cần

Những vết thương hở sâu dù do vật thể nào hay bị ở bất cứ môi trường nào cũng cần được cân nhắc tiêm phòng uốn ván. Nếu bạn chưa từng tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần đây, hãy thông báo với bác sĩ để tiêm phòng trong vòng 48 giờ tính từ khi bị chấn thương.

4. Không rắc thuốc kháng sinh lên vết thương

Nhiều người muốn vết thương mau lành đã thực hiện việc rắc thuốc đỏ, thuốc kháng sinh lên vết thương. Tuy nhiên hành động này không những không đem lại hiệu quả mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng và vi khuẩn kháng lại thuốc.

➤  Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương: Sai lầm và hậu quả

Trên đây là những lưu ý khi gặp phải vết thương hở sâu. Nếu có thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, chuyên gia sẽ tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/vet-thuong-sau-1128/feed/ 0
Thuốc tím sát trùng: 3 lợi ích và 3 điều cần lưu ý khi sử dụng http://viendalieu.com.vn/thuoc-tim-sat-trung-1220/ http://viendalieu.com.vn/thuoc-tim-sat-trung-1220/#respond Wed, 03 Mar 2021 04:22:14 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1220

Thuốc tím là một trong những dung dịch sát khuẩn phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất trong y tế. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều chỉ định như vết thương, vết loét; các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus, nấm. Để có cái nhìn rõ hơn về dung dịch đa ứng dụng này và nắm được cách dùng hiệu quả nhất, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

I.  Thuốc tím là gì?

Thuốc tím là dung dịch sát trùng quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thuốc tím có bản chất là gì và hiệu quả của nó ra sao. Do dung dịch có màu tím đặc trưng của Kali Pemanganat (KMnO4) nên mọi người thường hay gọi là thuốc tím. Hợp chất KMnO4 là một chất oxy hóa mạnh nên nó có khả năng tiêu diệt một số tác nhân gây hại là vi khuẩn và nấm. Khi thuốc tiếp xúc với mầm bệnh, nó oxy hóa trực tiếp màng tế bào vi khuẩn, nấm. Thông qua đó, thuốc tím làm phá hủy các enzym quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào. Vì vậy, các vi sinh vật sống bị tiêu diệt nhanh chóng. 

II. 3 lợi ích của thuốc tím trong y tế

Nhờ khả năng sát khuẩn, thuốc tím được ứng dụng rộng rãi trong y tế như:

1. Điều trị bệnh nhiễm trùng da 

Thuốc tím được sử dụng để điều trị nhiều bệnh da liễu như eczema, mụn trứng cá, viêm da. Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn có mặt trên da như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng xâm nhập và gây nhiễm khuẩn da. Do đó, sử dụng thuốc tím có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh này. 

Ngoài khả năng kháng khuẩn, thuốc tím còn có tác dụng làm săn se da rất tốt. Chính vì thế, nó hoạt động như một chất làm khô trong trường hợp tổn thương chảy dịch mủ.

2. Sát trùng vết thương

Nhờ khả năng tiêu diệt vi sinh vật, thuốc tím được ứng dụng để sát trùng vết thương. Các vết thương được duy trì độ vô khuẩn sẽ mau lành và hạn chế sẹo. Đặc biệt, thuốc tím có hiệu quả tốt đối với vết thương có mủ, rỉ nước và phồng rộp. Bạn có thể dùng thuốc tím pha loãng để rửa vết thương hàng ngày. Các vết thương sẽ nhanh chóng khô lại, không còn chảy dịch.

3. Điều trị các bệnh nấm bàn tay, bàn chân

Ngoài tác dụng đối với vi khuẩn, thuốc tím cũng nhạy cảm với nấm dermatophytes. Vì vậy, dung dịch này có thể dùng để điều trị các bệnh nấm bàn tay, bàn chân. Độ ẩm cao là yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Do đó, những người thường xuyên ra mồ hôi, đi giày nhiều là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Khi đó, họ có thể ngâm bàn chân với dung dịch thuốc tím pha loãng trong vòng 15 phút để ngăn ngừa nấm phát triển. Thuốc tím được coi là giải pháp cấp tính trong điều trị nấm bàn chân.

III. Lưu ý khi sử dụng thuốc tím sát trùng

  • Thuốc tím có tính oxy hóa mạnh nên dễ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao. Để làm chậm quá trình oxy hóa, nhà sản xuất thường đóng gói và bán ở dạng bột. Trước khi sử dụng, bạn phải pha loãng với nước theo tỉ lệ thích hợp. Đây là điều bất tiện khi sử dụng thuốc tím. Để có tác dụng sát trùng, thuốc tím phải pha loãng đến nồng độ 1/10.000. Nếu không pha loãng, thuốc tím có thể gây tổn thương da và niêm mạc.
  • Ngoài ra, thuốc tím không được sử dụng cùng với chất sát trùng khác như oxy già, cồn iod do chúng có thể khiến phản ứng oxy hóa diễn ra nhanh hơn. Khi đó thuốc sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn.
  • Thuốc tím là dung dịch được chỉ định dùng ngoài. Vì vậy, cần tránh uống hoặc để dung dịch tiếp xúc với niêm mạc mắt, mũi (ngay cả ở nồng độ thấp).

>>> Xem thêm: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào hiệu quả?

IV. Có nên sử dụng thuốc tím để sát trùng tổn thương da

1. Thuốc tím có dùng được cho vết thương hở

Vết thương hở rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, chăm sóc vết thương hở bằng dung dịch kháng khuẩn là bước rất quan trọng. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát trùng tổn thương da là:

  • Tiêu diệt hầu hết mầm bệnh, phá hủy màng biofilm của vi khuẩn.
  • Không gây kích ứng, đau xót da.
  • Không cản trở quá trình lành da tự nhiên.

Dựa trên các tiêu chí đó, thuốc tím không phải là sản phẩm lý tưởng để sát trùng tổn thương da do có khá nhiều nhược điểm:

  • Tác dụng yếu trên nấm và virus.
  • Gây kích ứng mạnh nếu nồng độ sử dụng không thích hợp.
  • Khó pha loãng và phân chia liều.
  • Khó bảo quản, dễ mất tác dụng do tính oxy hóa mạnh.
  • Gây nhuộm da, bẩn quần áo khi sử dụng. 
  • Không thuận tiện sử dụng cho đối tượng người già, trẻ em.

Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ, có thể thấy, thuốc tím không phải là lựa chọn tối ưu để dùng cho vết thương hở. Vậy nên sử dụng thuốc sát trùng nào cho vết thương hở để đạt hiệu quả tốt nhất?

2. Ba lựa chọn thay thế thuốc tím trong sát trùng vết thương hở 

2.1. Dung dịch chlorhexidine

 Ưu điểm: 

  • Chlohexidine là chất sát trùng có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm, virus. 
  • Tác dụng nhanh hơn thuốc tím.
  • Dung dịch không màu nên không gây nhuộm da khi sử dụng, giúp quan sát vết thương dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Tác dụng yếu trên bào tử nấm và vi khuẩn mycobacteria và một số virus như poliovirus và adenovirus.
  • Có thể gây kích ứng da: mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn.
  • Không loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
  • Hiệu lực kháng khuẩn phụ thuộc vào pH nên rất dễ mất tác dụng nếu dùng không đúng cách.

2.2. Dung dịch polyhexanide 

Polyhexanide là chất có hoạt tính kháng khuẩn được sử dụng để sát trùng vết thương hở. Khi tiếp xúc với vi sinh vật, polyhexanide làm phá hủy màng tế bào. Đồng thời, hoạt chất tác động tới protein gây bất hoạt chúng, ngăn cản sự tổng hợp ADN. 

Ưu điểm:

  • Tác dụng kháng khuẩn mạnh, bao trùm hầu hết vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Loại bỏ màng biofilm của vi khuẩn.
  • Hiệu quả nhanh chóng, không gây cản trở quá trình lành da tự nhiên.
  • Không gây kích ứng và đau xót khi sử dụng.

Nhược điểm:

  • Gây độc tế bào sụn nên cần chú ý khi sử dụng vết thương hở ở các khớp.
  • Gây độc thần kinh nếu tiếp xúc với màng não, màng nhĩ.

2.3. Dung dịch Dizigone

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone

Dung dịch Dizigone được sản xuất bằng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Dung dịch chứa các chất oxy hóa có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh như: HClO, ClO-, HO•…

Ưu điểm:

  • Tác dụng kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt cả vi khuẩn, nấm và virus.
  • Hiệu quả nhanh trong vòng 30 giây tiếp xúc.
  • Thành phần lành tính, an toàn, không gây kích ứng.
  • Loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn.
  • Làm dịu da, không tổn thương tế bào hạt và mô mới.

Nhược điểm: có mùi clo nhẹ đặc trưng nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách sử dụng hiệu quả bộ sản phẩm Dizigone kháng khuẩn – tái tạo da – ngừa sẹo:

  • Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ chất bẩn, mô chết.
  • Xịt, nhỏ dung dịch Dizigone lên vết thương, giữ tối thiểu 30 giây.
  • Thoa kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc để giữ ẩm và kích thích tái tạo da, ngừa sẹo.
  • Băng vết thương bằng băng gạc vô trùng. Lưu ý thay băng khi băng bị ướt, nhiễm bẩn hoặc 2 – 3 giờ để duy trì độ vô khuẩn.

>>Xem thêm: Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách

Thuốc tím có thể phát huy hiệu quả tối đa nếu bạn sử dụng nó đúng cách. Trước khi sử dụng, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc sát trùng bằng thuốc tím. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn dễ dàng lựa chọn. Nếu có bất kỳ thắc mắc, hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được dược sĩ có chuyên môn tư vấn.

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuoc-tim-sat-trung-1220/feed/ 0
6 sai lầm thường gặp khi sát trùng khiến vết thương lâu lành http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-2-1162/ http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-2-1162/#respond Sat, 27 Feb 2021 04:59:44 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1162 sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương không phải là kỹ thuật khó thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sát trùng vết thương đúng cách. Nếu sát trùng không đúng sẽ khiến vết thương nhiễm trùng, làm chậm quá trình hồi phục tổn thương của cơ thể. Sau đây là 6 sai lầm thường gặp khi sát trùng khiến vết thương lâu lành.

I. 6 sai lầm thường gặp khi sát trùng vết thương

1. Không sát khuẩn tay và dụng cụ y tế

Sai lầm đầu tiên mọi người hay mắc phải là chỉ rửa tay với nước sạch trước khi xử lý vết thương. Nước sạch không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên bàn tay. Do đó, nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương do vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập là rất lớn. Bạn nên sử dụng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn trước khi tiếp xúc với vết thương. Cồn y tế cũng được dùng để sát khuẩn dụng cụ y tế.

2. Không làm sạch vết thương ngay sau khi bị thương

Những vết thương nhỏ như trầy xước da, đứt tay mà không chảy máu nhiều thường bị bỏ qua bước làm sạch. Vết thương là nơi chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Không rửa sạch vết thương sẽ khiến bụi bẩn tích tụ, vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng. Đồng thời, vết thương bẩn có thể làm chậm quá trình lành da tự nhiên của cơ thể dẫn tới vết thương lâu lành hay để lại sẹo.

3. Sát trùng với dung dịch sát khuẩn không phù hợp

Trong tủ thuốc của các gia đình thường lưu trữ cồn y tế hoặc nước oxy già để sát trùng khi cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng cồn hay nước oxy già thường gây đau xót da. Các chất này cũng làm tổn hại tế bào mô hạt dưới da, cản trở quá trình tái tạo da của cơ thể. Để khắc phục nhược điểm của các dung dịch này có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone với cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

sát trùng vết thương

4. Rắc bột kháng sinh trực tiếp vào vết thương

Nhiều người có quan niệm rằng rắc bột kháng sinh lên miệng vết thương giúp thuốc tác dụng tốt hơn. Một số thuốc kháng sinh đường uống hay sử dụng như Rifampicin, Chloramphenicol,… Đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, không đem lại hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ:

  • Thuốc không thấm sâu, không ngăn chặn được nguy cơ bội nhiễm tại vị trí tổn thương.
  • Gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như dị ứng, sốc phản vệ. Nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng kháng thuốc.
  • Bột thuốc gây bít miệng vết thương, hạn chế máu lưu thông khiến bạch cầu không tới được vị trí tổn thương để tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, lớp bột cản trở sự phát triển của mô hạt, khiến quá trình lành da tự nhiên kéo dài.

5. Băng vết thương kín, quá chặt hoặc quá lỏng

Băng kín vết thương giúp bảo vệ vết thương khỏi tác động từ môi trường bên ngoài như khói bụi, vi sinh vật,… Ngoài ra, băng vết thương cũng giúp cầm máu và tạo cảm giác an tâm cho người bệnh. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng cần băng kín vết thương. Vết thương nhỏ nên cần được thông thoáng để loại trừ điều kiện giúp vi khuẩn phát triển: ẩm, ấm, tối.

Băng vết thương quá chặt hoặc quá lỏng đều gây ra nhiều hậu quả không tốt cho vết thương. Nếu vết thương băng quá chặt, máu không được lưu thông. Điều này cản trở quá trình cung cấp dưỡng chất để làm lành vết thương của cơ thể. Trường hợp ngược lại, băng quá lỏng dễ tuột, không bảo vệ tốt vết thương. Vì vậy, bạn nên băng vết thương vừa đủ chặt

6. Không thay băng thường xuyên

Không thay băng thường xuyên tạo môt trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Đồng thời, giữ băng quá lâu khiến vết thương không được thông thoáng, kéo dài thời gian liền da. Bạn nên thay băng khi thấy băng đã bẩn hoặc bị ướt. Khi thay băng cần làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vết thương.

II. Cách sát trùng vết thương để nhanh lành nhất

1. Rửa tay và dụng cụ

Trước khi sát trùng vết thương cần rửa tay với xà phòng hoặc cồn y tế để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Có thể đeo găng tay y tế để tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch và máu của bệnh nhân. Khử trùng dụng cụ y tế để đảm bảo vô khuẩn.

2. Làm sạch và sát trùng vết thương bằng sản phẩm phù hợp

Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch sơ bộ vết thương. Sau đó dùng dung dịch sát khuẩn thích hợp để loại bỏ tác nhân gây nhiễm khuẩn vết thương. Khi rửa vết thương cần tiến hành nhẹ nhàng để giảm bớt đau cho bệnh nhân.

Sau khi sát trùng xong có thể thoa một thuốc mỡ kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Sử dụng kháng sinh cần có chỉ định từ bác sĩ.

3. Băng vết thương

Vết thương nên được băng lại để tránh va đập làm tổn thương nặng hơn. Quá trình băng bó cần đảm bảo tuần hoàn máu bình thường và không gây khó chịu cho người bệnh. Thay băng thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn.

➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

III. Cần làm gì để vết thương mau lành?

1. Cung cấp dưỡng chất cho vết thương

Các vết thương cần được cung cấp dưỡng chất để thúc đẩy quá trình lên da non của cơ thể. Thoa một lớp kem dưỡng ẩm sau khi sát trùng có thể giúp giữ ẩm, làm dịu da. Bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa thành phần tự nhiên để đảm bảo an toàn như lô hội, tinh chất tràm trà,…

2. Cải thiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện

Khi bị thương, cần chú ý tới dinh dưỡng và tập luyện để giúp vết thương mau lành hơn. Một số vấn đề cần lưu ý:

  • Bổ sung protein từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C.
  • Tránh các thực phẩm chế biến từ gạo nếp, thịt gà,… vì có thể gây ung mủ, đau nhức, làm chậm lành vết thương.
  • Không nên vận động quá mạnh để tránh làm rách miệng vết thương. Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để tăng cường sức để kháng, giải tỏa căng thẳng trong cơ thể.

Những sai lầm khi sát trùng vết thương có thể khiến vết thương nghiêm trọng và lâu lành hơn. Vì vậy, để tránh mắc phải sai lầm đó, bạn cần tìm hiểu và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của chuyên gia. Để biết thêm thông tin về chăm sóc vết thương, liên hệ ngay tới số HOTLINE 19009482.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-2-1162/feed/ 0
Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-1060/ http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-1060/#respond Sat, 06 Feb 2021 02:18:36 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1060

Trong cuộc sống hàng ngày, con người không tránh khỏi các vết thương do té ngã, đứt tay,… Cho dù là vết thương nông hay sâu, những vết thương này cũng cần làm sạch và sát trùng đúng cách. Kỹ thuật rửa và sát trùng vết thương không khó thực hiện. Tuy nhiên, nếu không làm đúng quy trình sẽ làm tình trạng các vết thương trầm trọng hơn như nhiễm trùng, hoại tử,… Cùng tìm hiểu quy trình làm sạch và sát trùng vết thương đúng cách trong bài viết dưới đây.

I. Tại sao cần làm sạch và sát trùng vết thương?

Da là hàng rào bảo vệ cơ thể trước những yếu tố xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Các vết thương là tình trạng phá vỡ cấu trúc da và làm thay đổi chức năng sinh lý của da. Vết thương có thể ở phần biểu bì, hạ bì hoặc vùng mô dưới da. Từ vị trí tổn thương, các dịch trong cơ thể như huyết tương, máu, dịch viêm, các tế bào bạch cầu,… thoát ra bên ngoài. Ngoài ra, vết thương chính là cơ hội để bụi bẩn, vi khuẩn dễ dang xâm nhập và gây bệnh.

vet-thuong-ho vết thương hở

Vì vậy, làm sạch và sát trùng vết thương là bước quan trọng trong chăm sóc vết thương. Sát trùng vết thương có vai trò chính là:

  • Rửa trôi bụi bẩn, dị vật, các sản phẩm của quá trình viêm và tế bào chết của vết thương.
  • Loại bỏ các vi sinh vật sung quanh vết thương, ngăn chặn chúng xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Giúp vết thương luôn sạch sẽ, mau chóng lành hơn.

Việc làm sạch và sát trùng vết thương cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu không xử lý kịp thời, vết thương có thể trầm trọng và gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử vết thương,…

II. Hướng dẫn làm sạch và sát trùng vết thương với 6 bước đơn giản

Bước 1: Sát trùng tay và dụng cụ

Trước khi tiến hành sơ cứu vết thương, đặc biệt đối với những vết thương dễ nhiễm trùng, người bệnh hoặc người chăm sóc cần làm sạch tay. Sát trùng tay đúng cách giúp tránh nguy cơ đưa vi khuẩn từ tay đến vị trí tổn thương. Sử dụng cồn y tế hoặc các chất sát khuẩn như xà phòng để làm sạch tay trước khi sát trùng vết thương. Ngoài ra, có thể sử dụng găng tay y tế để hạn chế tay tiếp xúc trực tiếp với vết thương và máu của bệnh nhân.

Dụng cụ xử lý vết thương gồm bông, gạc, băng,… cần đảm bảo vô khuẩn trước khi sử dụng cho bệnh nhân.

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

Bước 2: Cầm máu

Nếu vết thương chảy máu nhiều, cần cầm máu ngay lập tức cho bệnh nhân. Sử dụng gạc y tế hoặc tấm vải sạch ép lên miệng vết thương đến khi máu ngừng chảy. Không nên sử dụng garo vết thương trừ khi máu chảy quá nhiều và không thực hiện được cầm máu bằng áp lực trực tiếp. Đối với các vết thương ở chân, tay, cần nâng cao hơn so với tim để làm máu chảy chậm lại. Nếu các biện pháp cầm máu không hiệu quả, hay đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Bước 3: Làm sạch vết thương

Rửa vết thương với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Việc làm này giúp  loại bỏ bụi bẩn ở vị trí tổn thương. Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô. Có thể dùng xà phòng để làm sạch vùng xung quanh vết thương. Tuy nhiên, không được để xà phòng tiếp xúc trực tiếp với miệng vết thương.

Nếu vết thương có dị vật, sử dụng dụng cụ vô trùng để gắp ra. Đối với các vết thương thủng do dị vật đâm sâu, tuyệt đối không tự ý rút dị vật. Trường hợp này cần cầm máu và liên hệ y tế để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bước 4: Sát trùng vết thương

Sát trùng vết thương là bước quan trọng nhất trong quá trình xử lý vết thương. Nếu sát trùng không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhiễm trùng và chậm lành vết thương là biến chứng hay gặp nhất khi chăm sóc vết thương. Sử dụng dung dịch sát khuẩn để sát trùng vết thương cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Tác dụng diệt khuẩn mạnh.
  • Không phá hủy mô và tế bào lành khác.
  • Có khả năng thấm sâu, hiệu quả nhanh.
  • Không gây đau rát, không gây độc cho cơ thể.

Một số dung dịch hay được sử dụng để sát trùng như Dizigone, Povidone iod,…Không nên sử dụng các dung dịch sát khuẩn chứa cồn để sát trùng vết thương. Các dung dịch này gây đau xót cho bệnh nhân. Đồng thời, cồn làm tổn thương cấu trúc mô hạt, kéo dài thời gian lành vết thương. Sát trùng cả miệng vết thương và vùng xung quanh để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi sát trùng có thể rửa lại với nước muối sinh lý.

➤ Xem thêm: 5 loại thuốc sát trùng vết thương tốt nhất hiện nay

Bước 5: Thoa kem chăm sóc vết thương

Kem Dizigone Nano Bạc giúp kích thích phục hồi và tái tạo da tốt hơn 

Thoa một lớp mỏng kem giữ ẩm để duy trì độ ẩm cho vết thương. Cách làm này giúp cho vết thương mau lành hơn. Ngoài ra, kem giữ ẩm giúp làm dịu da, bớt đau. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên để an toàn cho da như kem Dizigone nano bạc.

Trong một số trường hợp có thể thoa một lớp kem chứa kháng sinh Neosporin hay Polysporin lên vùng tổn thương. Chỉ nên sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Bước 6: Băng vết thương

Băng bó vết thương đúng cách giúp cho vết thương luôn sạch sẽ và thúc đẩy nhanh quá trình lành da.

Các vết thương nhỏ, không cần băng, để vết thương thông thoáng. Đối với vết thương lớn, dùng băng gạc vô khuẩn quấn xung quanh vết thương. Nên thay băng thương xuyên để đảm bảo sạch sẽ.

➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

3. Cần lưu ý gì khi sát trùng vết thương?

Trong quá trình làm sạch và sát trùng vết thương cần lưu ý một số việc để vết thương mau lành:

  • Không nên sử dụng dung dịch sát khuẩn có cồn hoặc có thành phần phá hủy lớp mô liên kết, cản trở quá trình tái tạo da của cơ thể.
  • Khi dùng gạc hoặc bông để rửa vết thương cần tiến hành nhẹ nhàng. Tránh làm đau và tổn thương bệnh nhân.
  • Không rắc trực tiếp bột kháng sinh lên miệng vết thương. Cách làm này khiến vết thương khó lành và nguy cơ dị ứng cao. Chỉ sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Sau khi cầm máu và rửa vết thương theo hướng dẫn, người bệnh nên đi tiêm phòng uốn ván nếu dị vật gây tổn thương là kim loại rỉ sét.
  • Đối với vết thương nặng, cần tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Bênh cạnh đó, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để giúp vết thương mau lành, tránh để lại sẹo.

➤ Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương: chớ làm bừa mà rước họa

Sát trùng vết thương là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết thương. Nếu làm đúng theo hướng dẫn, bệnh nhân sẽ tránh được nhiều biến chứng như nhiễm khuẩn, hoạt tử da,… Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến cách sát trùng vết thương, hay gọi ngay tới số HOTLINE 19009482.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/sat-trung-vet-thuong-1060/feed/ 0
Thuốc đỏ rắc vết thương: Sai lầm và hậu quả http://viendalieu.com.vn/thuoc-do-rac-vet-thuong-sai-lam-va-hau-qua-1079/ http://viendalieu.com.vn/thuoc-do-rac-vet-thuong-sai-lam-va-hau-qua-1079/#respond Sat, 06 Feb 2021 02:02:54 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1079

Rắc thuốc đỏ lên vết thương là cách làm tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm này không được khoa học chứng minh về độ an toàn và tính hiệu quả. Hơn nữa, đây là cách làm sai lầm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người sử dụng.

I. Thuốc đỏ là gì?

Thuốc đỏ là tên gọi thường dùng của viên nang rifampicin. Đây là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của rifamycin B. Rifampicin là kháng sinh phổ rộng, có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium. Trong y khoa, Rifampicin được chỉ định trong điều trị lao, phong, viêm màng não hoặc một số loại nhiễm khuẩn khác. Đường dùng phổ biến là đường uống hoặc đường tiêm.

II. Sai lầm của việc rắc thuốc đỏ lên vết thương

Khi xuất hiện vết thương hở, nhiều người tách vỏ nang rifampicin để lấy phần bột ra rắc lên vết thương. Sở dĩ như vậy vì họ nghĩ rằng, thay vì uống thì việc đưa trực tiếp thuốc lên vết thương sẽ loại nhanh được vi khuẩn và vết thương sẽ nhanh hồi phục hơn. Đây là một thói quen vô cùng sai lầm. Theo các chuyên gia y tế, việc làm này vừa không nâng cao hiệu quả điều trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ khiến vết thương trầm trọng hơn.

III. Những hậu quả việc dùng thuốc đỏ rắc vết thương

Một lần nữa xin khẳng định lại: rắc thuốc đỏ lên vết thương là thói quen có hại. Nếu mọi người vẫn bất chấp thực hiện thói quen này sẽ để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm sau đây.

vet-thuong-ho vết thương hở

1. Không có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn

Khi rắc trực tiếp thuốc lên vết thương hở, rifampicin chỉ tác động ở bên trên bề mặt da. Sau một vài giờ, bột thuốc kháng sinh bị khô lại sẽ rất khó thấm vào các tổ chức bên trong. Do rifampicin không thể tác động tới các mô bị tổn thương nên tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn không đáng kể.

Ngoài ra, khi bột thuốc khô lại tạo lớp màng cứng có thể che mất dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Nhiều trường hợp phát hiện được nhờ các biểu hiện: vết thương bị sưng tấy, đau đớn và kèm theo sốt. Sau khi lột lớp bột kháng sinh ra thì mới phát hiện bên trong có nhiều mủ và các mô bị hoại tử.

2. Làm cho vết thương lâu khỏi, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục da

Lớp màng bị khô lại sẽ tạo thành hàng rào ngăn cản sự di chuyển của các yếu tố bảo vệ cơ thể tới vết thương. Đó là máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống,…. Khi đó vi khuẩn tại ổ tổn thương không được tiêu diệt khiến vết thương càng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, lớp màng kháng sinh còn ức chế quá trình tái tạo nguyên bào sợi và tổ chức hạt. Chính điều đó làm vết thương chậm lên da non, cản trở quá trình phục hồi vết thương.

3. Gây ra nhiều tác dụng phụ

Rắc thuốc đỏ lên vết thương hở sẽ gây ra nhiều tác hại, làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ. Các tác dụng phụ hay gặp phải là: ngứa, phát ban, xuất huyết, dị ứng, sốc phản vệ, nặng nhất có thể gây tử vong nhanh chóng.

4. Làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc

Rifampicin chủ yếu được chỉ định trong điều trị lao. Do vi khuẩn lao có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ nên trong phác đồ điều trị lao cần phối hợp thêm nhiều kháng sinh khác như: streptomycin, isoniazid, ethambutol, pyrazinamide.

Việc lạm dụng kháng sinh quá mức sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Kháng thuốc gặp phải là do sử dụng kháng sinh không đúng cách, không cần thiết khiến vi khuẩn sớm tiếp xúc với thuốc và hình thành cơ chế đề kháng. Và về sau, bệnh nhân cần sử dụng loại kháng sinh có hiệu lực mạnh hơn mới có thể tiêu diệt được mầm bệnh.

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

IV. Các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách

Cần nắm rõ các bước chăm sóc vết thương hở đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi cá nhân.

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ

Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiến hành chăm sóc vết thương để hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong vết thương. Vì vậy, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Trong quá trình xử lý vết thương nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp lên da.

Bước 2: Loại bỏ mô hoại tử và dị vật trên vết thương

Bước này mục đích làm tăng tác dụng của kháng sinh và dung dịch sát khuẩn vết thương được dùng sau đó. Để loại bỏ chúng, người bệnh cần:

  • Dùng nhíp để loại bỏ các mảnh vụn da, mô hoại tử. Cần chú ý hơ nóng nhíp hoặc ngâm trong dung dịch sát khuẩn để đảm bảo vô trùng
  • Dùng băng gạc hoặc khăn mềm sạch thấm nước muối sinh lý. Sau đó lau nhẹ nhàng vết thương để làm sạch bụi bẩn và dịch rỉ viêm.

Bước 3: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn

Mục đích là để tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số sản phẩm kháng khuẩn phổ biến hiện nay: Dizigone, Povidone iod,…. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp nhất. Không nên sử dụng Cồn y tế hay nước Oxy già vì có thể gây ảnh hưởng tế bào hạt, khiến vết thương chậm lành hơn và dễ để lại sẹo.

➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da

Bước 4: Sử dụng thuốc điều trị vết thương hở

Tùy theo mức độ của vết thương hở mà bạn nên dùng thêm các loại thuốc khác như: kháng sinh, giảm đau, giảm viêm,… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần hết sức lưu ý:

  • Không tự ý sáng tạo ra đường dùng thuốc mới.
  • Hạn chế áp dụng các phương pháp dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học.
  • Không tự ý mua thuốc ở bên ngoài về dùng.

Qua bài viết trên, hi vọng mọi người có cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng thuốc đỏ trong điều trị vết thương hở. Đừng biến thói quen tưởng chừng vô hại này thành kẻ thù hủy hoại làn da của bạn, thậm chí cả những tổ chức ở sâu bên trong. Mọi câu hỏi cần giải đáp, hãy liên hệ theo số hotline 19009482 để được chúng tôi tư vấn và giúp đỡ.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuoc-do-rac-vet-thuong-sai-lam-va-hau-qua-1079/feed/ 0
Chăm sóc vết thương áp xe như thế nào là đúng? http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-thuong-ap-xe-1052/ http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-thuong-ap-xe-1052/#respond Tue, 22 Dec 2020 10:26:04 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1052

Áp xe là tình trạng bệnh phổ biến xuất hiện tại nhiều vị trí của cơ thể. Vậy chăm sóc vết thương bị áp xe như thế nào là đúng? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

I. Những nguy hiểm do vết thương áp xe gây ra

Áp xe là tình trạng nhiễm trùng ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể như: da, não, gan, phổi, vú,…. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

1. Viêm nhiễm lan rộng

Đó là khi số lượng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Mủ và dịch sinh ra trong quá trình viêm tích tụ lại gây đau nhức, sưng đỏ lan rộng. Cơ thể sốt cao. Đây là phản ứng bảo vệ của cơ thể và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng.

2. Áp xe từ vị trí này lan sang vị trí khác

Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể vô tình tiếp xúc với ổ áp xe. Đây là điều kiện thuận lợi đưa vi khuẩn đi khắp nơi, đặc biệt vào bên trong cơ thể. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm khuẩn huyết hoặc sốc nhiễm khuẩn. Đó là những biến chứng khó điều trị nhất, tỉ lệ tử vong cao.

3. Tái phát viêm nhiễm nhiều lần

Áp xe có thể tự khỏi. Nhưng vi khuẩn vẫn còn tồn tại ở vị trí áp xe, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ sinh sôi và tái phát trở lại.

4. Áp xe lây từ người này sang người khác

Việc dùng chung vật dụng, tiếp xúc hằng ngày cũng tạo điều kiện tốt để vi khuẩn lây lan từ người qua người.

II. Chăm sóc vết thương áp xe như thế nào là đúng?

Từ những nguy hiểm do áp xe gây nên, mọi người cần trang bị cho bản thân những kiến thức chăm sóc vết thương áp xe thật an toàn và hiệu quả.

Nguyên tắc chung điều trị áp xe phụ thuộc vào mức độ và độ sâu của khối áp xe. Bạn cần phát hiện và tiến hành xử lý ổ áp xe càng sớm càng tốt. Vì khi đó sự viêm nhiễm còn ít, mọi người hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà qua các bước sau:

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ

Trước khi tiến hành xử lý ổ áp xe, mọi người cần vệ sinh tay thật sạch sẽ. Các sản phẩm làm sạch tay như xà phòng hay các dung dịch sát khuẩn chứa cồn. Cần tiến hành rửa tay thường xuyên và đặc biệt là trước khi chăm sóc vết áp xe. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn từ ổ áp xe.

Bước 2: Loại bỏ mủ viêm tại ổ áp xe

Đối với những trường hợp bị áp xe nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý ở nhà bằng cách chườm ấm lên vùng bị áp xe. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng lưu thông máu. Khi đó nhiều tế bào bạc cầu và kháng thể được huy động tập trung đến vị trí viêm. Hệ thống miễn dịch được tăng cường để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, làm giảm đau nhức và khó chịu. Đây là biện pháp khắc phục ổ áp xe tại nhà vừa hiệu quả, lại vô cùng đơn giản, cụ thể như sau:

  • Đun một lượng nước vừa đủ ấm, không nóng quá để tránh làm bỏng da.
  • Nhúng băng sạch hoặc mảnh vải mềm sạch vào nước ấm, sau đó phủ lên vị trí áp xe.
  • Dùng một mảnh vải sạch khác xoa nhẹ nhàng lên áp xe theo chuyển động tròn. Việc làm này giúp cho mủ chảy ra dễ dàng hơn, có thể xuất hiện một chút máu rỉ ra.
  • Tiến hành thực hiện nhiều lần mỗi ngày để loại bỏ nhanh nhất ổ áp xe.

Đối với các trường hợp ổ áp xe xuất hiện lâu ngày, việc tiến hành xử lý tại nhà sẽ không còn hiệu quả. Các bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ tiến hành điều trị.

➤ Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách

Bước 3: Sát khuẩn vết thương bị áp xe

Sau khi loại bỏ mủ viêm, việc sát trùng áp xe là bước rất quan trọng để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm sát khuẩn khác nhau như: Dizigone, oxy già, povidone iod,… Dung dịch sát khuẩn hiệu quả cần đáp ứng được các tiêu chí như sau:

  • Khả năng làm sạch và diệt khuẩn tốt
  • Không gây kích ứng, đau rát
  • Không tổn thương đến các tế bào lành
  • Không độc hại, dễ sử dụng

Việc lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ hạn chế vi khuẩn tái nhiễm trở lại và thúc đẩy quá trình nhanh lành vết thương. Hiện nay, dung dịch sát khuẩn được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng là Dizigone

vết thương apxe vet-thuong-apxe

III. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc vết thương bị áp xe

Áp xe có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong cơ thể và rất dễ lây lan. Vì vậy trong quá trình chăm sóc vết thương bị áp xe, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giặt rửa thật sạch sẽ tất cả các vật dụng đã tiếp xúc với áp xe: quần áo, đồ vải, khăn mặt,…. Bạn nên giặt ở chế độ nước nóng nhất có thể để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại ở trên đồ dùng.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mịn. Bạn nên chọn chất liệu vải cotton giúp da không bị ngứa, ngăn ngừa đổ mồ hôi, giúp da thông thoáng hơn.
  • Ngoài việc vệ sinh vết thương hằng ngày, bạn có thể sử dụng kèm thuốc giảm đau như: paracetamol, ibuprofen. Chúng sẽ làm giảm tình trạng đau, sưng đỏ do áp xe gây ra. Tuy nhiên, mọi người cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để tránh tác dụng không mong muốn: dị ứng, sốc phản vệ.
  • Sau khi vệ sinh xong vết thương, cần dùng băng vô trùng để che lại. Cần thay băng thường xuyên nếu dịch bên trong áp xe chảy ra nhiều hoặc băng bị bẩn.
  • Chế độ ăn uống hợp lý. Mọi người cần tránh ăn những một số loại thực phẩm làm mưng mủ vết thương như: rau muống, thịt gà, hải sản,….

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc chăm sóc vết thương bị áp xe đúng nhất. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-thuong-ap-xe-1052/feed/ 0
Kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/ http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/#respond Tue, 22 Dec 2020 09:09:58 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=1045

Đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật, các vết mổ xuất hiện với mức độ sâu, rộng khác nhau. Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khả năng hồi phục những tổn thương sau phẫu thuật, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh, đặc biệt là người nhà chăm sóc cần nắm được những kiến thức cần thiết về cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật vừa an toàn đồng thời đem lại hiệu quả cao.

I. Các bước chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

1. Thay băng vết mổ

Sau phẫu thuật, các vết mổ sẽ được băng lại để tránh những tác động từ bên ngoài vào: vi khuẩn, bụi, quần áo, chăn màn. Thay băng vết mổ là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật. Bước chăm sóc này giúp cho các mô mới mọc không ăn sâu vào băng cũ, đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ.

Một số lưu ý trong quá trình thay băng vết mổ:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mở và thay băng.
  • Trong quá trình tháo băng, chỉ chạm vào phần băng sạch. Trong trường hợp băng bị bẩn, dùng kẹp để lấy ra, tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
  • Không làm ướt hoặc làm bẩn băng thay.
  • Tháo băng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Tần suất thay băng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tối thiểu 1 lần/ngày.

2. Vệ sinh vết mổ

Vệ sinh vết mổ là bước quan trọng nhất, quyết định đến thành công trong quá trình chăm sóc vết mổ. Vết mổ cần được vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung dịch vệ sinh vết mổ khác nhau như: Dizigone, nước oxy già, nước muối sinh lý, povidon iod,…. Mọi người cần tham khảo các bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh làm tổn thương mô và cản trở quá trình lành vết thương.

Khi rửa vết thương cần chú ý:

  • Rửa nhẹ nhàng theo đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch.
  • Sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc đủ mềm để tránh làm tổn thương vết mổ.

3. Đắp thuốc và băng vết mổ

Sau khi vết thương được vệ sinh sạch sẽ, người nhà đắp thuốc cho bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Băng vết mổ bằng gạc hoặc băng keo y tế.

Lưu ý: bệnh nhân hay người nhà không được tự ý dùng thuốc bôi vào vết thương. Điều này không những làm cho vết mổ lâu hồi phục mà còn gia tăng thêm khả năng nhiễm trùng vết mổ.

4. Dưỡng ẩm vết mổ

Bước chăm sóc này chỉ áp dùng khi vết mổ khô se, không còn dịch chảy ra nữa. Theo các nghiên cứu y khoa, độ ẩm phù hợp của kem dưỡng ẩm sẽ giúp cho vết mổ nhanh lành hơn. Kem Dizigone Nano bạc là một sự lựa chọn hợp lý cho trường hợp này. Sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên: lô hội, tràm trà,… vừa có tác dụng dưỡng ẩm, an toàn, vừa kích thích liền da nhanh chóng.

➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo

II. Những điều lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

1. Không tự ý rắc thuốc lên vết mổ

Việc tự ý rắc thuốc lên vết mổ dễ tạo thành lớp màng cứng, vết mổ dễ bị bít tắc, không thông thoáng. Đó là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kị khí ở bên trong phát triển. Hơn nữa, thuốc sẽ chỉ có tác dụng bề mặt, không thấm được sâu vào trong da. Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây nguy cơ kháng thuốc, dị ứng.

 

2. Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian cho vết mổ

Theo quan niệm dân gian, một số loại nguyên liệu có khả năng sát khuẩn tốt như: lá trà xanh, nha đam, lá trầu không,… Tuy nhiên các phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả tác dụng. Đồng thời nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho vết mổ bị nhiễm trùng, các mô bị tổn thương và thậm chí có khả năng hoại tử.

3. Giữ vết mổ luôn sạch, tránh ẩm ướt trong thời gian dài

Theo các bác sĩ, trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh nước dính lên vết mổ. Trong những ngày tiếp theo, nếu có sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân có thể tắm rửa nhẹ nhàng. Một số lưu ý mà bệnh nhân cần nắm được là:

  • Quá trình tắm rửa cần diễn ra nhanh chóng, dùng nước ấm và xà phòng phù hợp.
  • Không sử dụng vòi hoa sen trực tiếp lên vết mổ.
  • Không tác động mạnh vào vết mổ.
  • Có thể băng vết mổ lại bằng băng gạc chống thấm.

4. Vận động hợp lý sau phẫu thuật

Bệnh nhân nên tập cử động lại ngay sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên đi lại ngay trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên cần hoạt động nhẹ nhàng để tránh làm di lệch vết mổ, bung băng dán hoặc bung chỉ khâu.

5. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Một số thực phẩm tránh dùng khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đó là:

  • Thịt gà và đồ nếp: dễ gây mưng mủ khi mới phẫu thuật, nguy cơ để lại sẹo lồi khi vết thương phục hồi.
  • Rau muống: không nên ăn khi có vết thương hở vì có thể gây ra sẹo lồi.
  • Thịt bò: nguy cơ để lại sẹo thâm khi vết thương đang hồi phục.
  • Hải sản: nguy cơ dị ứng đối với vết thương hở.

➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?

6. Thời gian cắt chỉ vết mổ sau phẫu thuật

Với vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ tự tiêu sau 7-10 ngày. Bệnh nhân không cần đến các cơ sở y tế để tháo chỉ.

Đối với vết mổ được khâu bằng các loại chỉ khác cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ cắt chỉ. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện ở nhà vì mức độ an toàn không cao. Công đoạn cắt chỉ không tiêu tiến hành sau khoảng 5 đến 21 ngày tùy thuộc vào vị trí và loại vết mổ.

7. Những trường hợp cần thăm khám bác sĩ

Trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, có thể xảy ra nhiều dấu hiệu bất thường:

  • Cảm giác đau đớn tăng dần.
  • Vị trí vết mổ: đỏ, sưng tấy, chảy máu, mưng mủ hoặc tăng tiết dịch.
  • Vết mổ bị hở miệng.
  • Toàn thân mệt mỏi, sốt cao trên 38.5 độ C trong hơn 4 giờ.

Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bằng phác đồ phù hợp nhất.

➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da

Tóm lại, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh tật. Mọi người cần nắm rõ những kinh nghiệm trên để vệ sinh vết mổ cho bản thân hoặc người nhà. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-vet-mo-sau-phau-thuat-1045/feed/ 0
Nguyên tắc lựa chọn thuốc điều trị loét tỳ đè cho người nằm lâu http://viendalieu.com.vn/nguyen-tac-lua-chon-thuoc-dieu-tri-loet-ty-de-cho-nguoi-nam-lau-660/ http://viendalieu.com.vn/nguyen-tac-lua-chon-thuoc-dieu-tri-loet-ty-de-cho-nguoi-nam-lau-660/#respond Tue, 24 Nov 2020 08:17:00 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=660 thuoc-dieu-tri-loet-ty-de thuốc điều trị loét tỳ đè

Loét tỳ đè là tình trạng hay gặp trên những người nằm lâu ngày, mất khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, loét tỳ đè sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy nguyên tắc lựa chọn thuốc điều trị loét tỳ đè cho người nằm lâu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc đó.

I. Những nhóm thuốc cần sử dụng cho người bị loét tỳ đè

1. Nhóm các thuốc sát khuẩn

Vệ sinh vết loét bằng thuốc/dung dịch sát khuẩn luôn được coi là bước chăm sóc quan trọng nhất. Dung dịch sát khuẩn có các vai trò:

  • Đảm bảo vết loét sạch sẽ, không còn mùi khó chịu.
  • Loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh gây viêm, nhiễm trùng.
  • Làm giảm chảy mủ, dịch tại ổ loét và giúp vết loét khô se nhanh.
  • Kiểm soát loét không ăn sâu và lan rộng thêm.

Vì vậy, ngay khi phát hiện ổ loét, cần lập tức xử lý tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Vết loét giai đoạn nhẹ sẽ khô se và co lại rất nhanh. Vết loét nặng và nhiều mủ dịch cần thời gian dài tích cực lau rửa, vệ sinh để có cải thiện rõ ràng.

Một số dung dịch sát khuẩn thông dụng cho vết loét là: Dizigone, chlorhexidine, povidone iod,…

bi-loet-da-boi-thuoc-gi bị loét da bôi thuốc gì

2. Nhóm các thuốc giảm đau

Khi các vết loét tiến triển nặng thêm, chúng không những ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân mà còn gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Một số thuốc giảm đau thường được sử dụng như: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,… Tuy nhiên có nhiều người bị dị ứng với các thuốc thuộc nhóm NSAIDs trên. Vì vậy, các dược sĩ cần khai thác tiền sử bệnh nhân để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

3. Nhóm thuốc kháng sinh

Bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên, người nhà chăm sóc không được tự ý cho người bệnh dùng kháng sinh mà cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Một số thuốc kháng sinh được dùng cho bệnh nhân loét tỳ đè như:

  •       Đường uống: nhóm beta-lactam cụ thể là penicillin, amoxicillin, cephalosporin
  •       Bôi tại chỗ: neomycin, polymyxin, sulfadiazine

➤  Xem thêm: Phác đồ điều trị loét tỳ đè của chuyên gia y tế

II. Nguyên tắc lựa chọn dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét tỳ đè

1. Tiêu chí lựa chọn một dung dịch kháng khuẩn điều trị vết loét tỳ đè.

Đối với những bệnh nhân nằm lâu ngày, vết loét thường rất khó chăm sóc và phục hồi. Nếu không được xử lý đúng cách, vết loét sẽ nhiễm khuẩn, tạo màng biofilm và vảy cứng cản trở quá trình lành loét tự nhiên. Bước quan trọng nhất trong cả quá trình điều trị là luôn giữ cho vết loét được sạch sẽ và khô thoáng. Chính điều này sẽ quyết định đến khả năng và tốc độ phục hồi vết loét. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chăm sóc vết loét. Nhưng để lựa chọn ra một dung dịch chăm sóc vết loét hiệu quả là điều hết sức khó khăn.

thuoc-dieu-tri-loet-ty-de thuốc điều trị loét tỳ đè

Một dung dịch kháng khuẩn cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Khả năng làm sạch và kháng khuẩn mạnh: Đây là tiêu chí đầu tiên của một dung dịch sát khuẩn. Sản phẩm cần giúp loại bỏ nhanh chóng và ngăn chặn sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại. Hơn nữa, nó còn nâng cao hiệu quả điều trị của các thuốc dùng sau đó (nhóm thuốc kháng sinh)
  • Không làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành vết thương: Nhiều sản phẩm tuy có khả năng sát khuẩn cao nhưng chúng lại gây ảnh hưởng đến các tế bào sợi ở vết thương. Vì thế, vết loét chỉ sạch nhưng sẽ không lành do bị cản trở quá trình tái tạo da.
  • Không gây xót, kích ứng da và an toàn tuyệt đối: Đối với những bệnh nhân nằm lâu ngày, họ đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy việc hạn chế những tổn thương khác, tác dụng phụ của các loại dung dịch sát khuẩn là điều hết sức cần thiết.

2. Nên sử dụng dung dịch sát khuẩn nào?

Đây là câu hỏi được hầu hết các bạn đọc quan tâm. Trên thị trường có hàng trăm loại dung dịch kháng khuẩn, nhưng không phải loại nào cũng tốt. Cồn y tế, oxy già, povidone iod… là những loại phổ biến nhất. Tuy nhiên các sản phẩm này chỉ có tác dụng kháng khuẩn kém/chưa đủ mạnh. Cồn, oxy già còn đem đến cảm giác cực kỳ đau xót khi dùng. Không chỉ vậy, chúng còn có nhược điểm lớn là làm phá hủy cấu trúc tế bào sợi ở vết loét. Hậu quả là khiến quá trình hồi phục da tự nhiên không thể diễn ra, vết loét chậm lành và không thể phục hồi.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, dung dịch kháng khuẩn đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho vết loét là dung dịch kháng khuẩn ion. Đây là dung dịch sát trùng thế hệ mới, tác dụng theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên nên đảm bảo được các yếu tố: hiệu quả – an toàn – không gây kích ứng. Hiện nay, sản phẩm kháng khuẩn duy nhất ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion tại Việt Nam là Dizigone.

III. Ba sai lầm phổ biến cần tránh khi chăm sóc vết loét tỳ đè

1. Đắp thuốc lá dân gian chưa rõ nguồn gốc

Ông cha ta ngày xưa có rất nhiều những bài thuốc dân gian chữa vết loét như sử dụng: lá trầu không, lá trà xanh,… Tuy nhiên, những phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh, nếu sử dụng không cẩn thận sẽ tăng khả năng nhiễm trùng và nặng thêm tình trạng bệnh.

2. Rắc bột thuốc đỏ lên vết loét

Thuốc đỏ là tên gọi dân dã của viên nang rifampicin. Đây là kháng sinh phổ rộng tiêu diệt được các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là lao và phong. Đường dùng thông dụng của loại thuốc này là đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên , nhiều người đã không tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của thuốc. Đó là việc tự ý tách vỏ nang để lấy phần bột thuốc rắc lên vết thương. Hành động này tưởng chừng sẽ giúp cho vết thương nhanh khỏi khi tiếp xúc trực tiếp vào vị trí tổn thương. Nhưng theo các bác sĩ, đây là thói quen vô cùng có hại. Nó chẳng những không giúp gì cho quá trình điều trị mà còn làm cho vết thương có nguy cơ diễn biến nặng hơn.

➤  Xem thêm: Thuốc đỏ rắc vết thương – Chớ làm bừa mà rước họa

3. Sử dụng các dung dịch vệ sinh vết loét không phù hợp

Nước muối sinh lý không có tác dụng kháng khuẩn. Cồn, oxy già hiệu lực mạnh hơn nhưng lại gây đau xót, làm tổn thương mô, cản trở lành loét. Vì vậy, đây đều không phải là những sản phẩm phù hợp dùng cho vết loét.

 

Để việc chăm sóc loét tỳ đè đạt hiệu quả tốt, lựa chọn được dung dịch kháng khuẩn phù hợp và sử dụng đúng cách là yếu tố then chốt nhất. Cách lựa chọn sản phẩm an toàn – hiệu quả cho vết loét đã được thông tin đầy đủ trong bài viết trên. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới số hotline 19009482 để được các Dược sĩ đại học tư vấn và giải đáp.

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/nguyen-tac-lua-chon-thuoc-dieu-tri-loet-ty-de-cho-nguoi-nam-lau-660/feed/ 0
Bí quyết chăm sóc vết loét vùng cùng cụt cho người nằm lâu http://viendalieu.com.vn/cham-soc-loet-vung-cung-cut-601/ http://viendalieu.com.vn/cham-soc-loet-vung-cung-cut-601/#respond Mon, 23 Nov 2020 15:04:40 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=601

Loét do tì đè phát triển nhiều nhất ở vùng xương cùng cụt. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong y học nhưng điều trị loét do tì đè vẫn rất khó khăn, cần sự kết hợp của nhiều chuyên khoa. Vì vậy, để chăm sóc vết loét vùng cùng cụt hiệu quả, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ các bước theo hướng dẫn.

I. Nguyên tắc chung khi chăm sóc vết loét xương vùng cùng cụt

1. Xác đinh mức độ loét tỳ đè. Cũng như các vết loét khác, vết loét xương vùng cùng cụt cũng trải qua 4 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Vùng da bị tì đè nổi lên vết rộp màu hồng và da còn nguyên vẹn. Khi sờ vào vùng da này người chăm sóc có cảm giác khác với vùng da xung quanh: săn chắc hơn hoặc mềm hơn, ấm hơn hoặc mát hơn.Nếu hỏi bệnh nhân mà cảm thấy đau thì đó là dấu hiệu báo trước của loét tì đè
  • Giai đoạn 2: Vùng da tổn thương bị mất đi lớp da bên ngoài và sưng đỏ, xuất hiện nhiều mụn nước. Các vết loét nông, khô, phồng rộp nhưng chưa bị hoại tử.
  • Giai đoạn 3: Các tổ chức dưới da bị tổn thương. Mô mỡ dưới da bị lộ và có thể nhìn thấy. Có một số mô đã hoại tử ở đáy vết loét.
  • Giai đoạn 4: Là vết tì đè nặng nhất, vùng bị tì đè mất toàn bộ lớp mô da dưới da, làm lộ rõ cơ, xương, hay gân cơ và dây chằng, tổ chức hoại tử màu vàng đục hay khô đen và có thể xuất hiện đường hầm hay lỗ rò.

Các giai đoạn loét vùng xương cùng cụt

2. Vết loét giai đoạn 1 và 2 có thể chăm sóc lành, giai đoạn 3 và 4 bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật.

3. Người chăm sóc phải xoa bóp cho người bệnh ít nhất 3 – 4 lần/ mỗi ngày, chú ý nhất vùng da dễ bị loét ( là vùng da bị tì đè). Nếu vùng da này có dấu hiệu bị phồng, cứng, cần cố gắng không để nốt phồng vỡ đề phòng nhiễm trùng.

4. Luôn phải kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ: Bên cạnh việc chăm sóc tốt vết loét, bệnh nhân cần được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, đảm bảo calories, protein 1 – 2g / kg / ngày, các vitamin, điện giải, chăm sóc các ổ nhiễm trùng ở những vị trí khác trên thân thể, đảm bảo không thiếu máu, giảm đau, vệ sinh sạch sẽ ổ loét và mô xung quanh, các nguồn lây nhiễm, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ, vệ sinh hàng ngày,…

5. Giảm áp lực tì đè lên vùng đang bị loét bằng cách: Thay đổi tư thế bệnh nhân mỗi 2 giờ. Giúp bệnh nhân vận động chủ động hoặc bị động. Tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ như giường, ghế đặc biệt để giảm áp lực tì đè.

Thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ mỗi lần

6. Chăm sóc tại chỗ nhằm loại bỏ ngay tổ chức mủ, tổ chức hoại tử, tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo tự nhiên được xảy ra: Dùng các dung dịch có enzyme làm tan collagen và mô hoại tử, dung dịch povidone iodine pha loãng, acetic acid 0,5%, Natri clorid 0,9%, dung dịch sát khuẩn Dizigone để rửa vết loét.

7. Thoa kem dưỡng ẩm như Kem Dizigone Nano Bạc, kem vaseline, kem lanolin…để giúp dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới.

8. Phải dùng kháng sinh khi vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng, theo hướng dẫn của bác sĩ.

9. Đối với các vết loét giai đoạn nặng, bị họa tử, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện điều trị để loại bỏ tổ chức hoại tử và đóng kín vết loét nếu có thể.

➤ Xem thêm: Phác đồ điều trị loét tỳ đè của chuyên gia y tế

II. Các bước chăm sóc vết loét vùng xương cùng cụt

Chăm sóc vết loét xương vùng cụt phụ thuộc vào độ sâu của vết loét. Nói chung, các bước làm sạch và băng bó vết thương bao gồm những việc sau:

Bước 1: Vệ sinh vết loét xương cùng cụt

  • Dùng gạc thấm nước muối sinh lý 0,9% lau sạch dịch mủ và mô chết ở vết loét.
  • Nếu vết loét đã ăn sâu, dịch mủ viêm chảy ra nhiều, có mùi hôi thối, bệnh nhân cần được các nhân viên y tế chăm sóc, vì vết loét đã phát triển qua giai đoạn nặng.

Bước 2: Làm sạch vết loét xương cùng cụt bằng dung dịch sát khuẩn

  • Sát khuẩn sẽ giúp vết loét không nhiễm trùng, giảm thiểu nguy cơ tổn thương ăn sâu và lan rộng, khử mùi khó chịu tại vết loét. Khi đó, quá trình lành thương có thể diễn ra nhanh hơn.
  • Căn cứ vào tình trạng vết loét, lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp. Vì nhiều sản phẩm sát khuẩn (cồn, oxy già…) có tác động rất mạnh, có thể gây xót và tổn thương mô, khiến vết loét chậm lành, thậm chí bị tổn thương hơn. Ví dụ với Povidon iod 10%, bạn cần pha thêm theo tỉ lệ 1/10 khi dùng. Hoặc bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn ion dịu nhẹ như Dizigone

 1

Bước 3: Thoa kem dưỡng ẩm

  • Kem dưỡng ẩm có tác dụng giúp da kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm, dưỡng ẩm, dịu da, kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
  • Một số loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho vết loét xương cùng cụt như Kem Dizigone Nano Bạc, kem vaseline, kem lanolin…

Bước 4: Băng vết loét xương cùng cụt

  • Với vết loét nhẹ hoặc đã khô se thì bước này không cần thiết phải làm. Giữ thông thoáng  vết loét chođể quá trình hồi phục diễn ra tự nhiên và nhanh chóng hơn.
  • Với các vết loét rộng, cần băng bó bằng băng hydrocoloid hoặc gạc mỡ để giúp vết loét nhanh lành hơn, không bị ảnh hưởng bởi va chạm, cọ xát.
  • Không băng quá chặt vì sẽ ảnh hưởng tới lưu thông máu, gây đau đớn cho người bệnh.
  • Thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh và theo dõi tiến triển vết loét.

Đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu nhiễm trùng như:

III. Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc vết loét xương cùng cụt 

  • Với tình trạng diễn biến nhanh của vết loét xương cùng cụt, tại vị trí không dễ quan sát và lại dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và vệ sinh, cũng như các nếp gấp quần áo, ma sát, việc chăm sóc vết loét vùng cùng cụt cần sát sao và kịp thời, với các dụng cụ được khử trùng kĩ càng tránh nhiễm khuẩn.
  • Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn, cần tới bệnh viện kiểm tra lại ngay.
  • Không tự ý rắc kháng sinh vào vết loét hoặc đắp lá theo kinh nghiệm dân gian. Cách này có thể tạo các ổ loét sâu dưới da trong khi bề mặt vết thương vẫn khô.

Không tự ý rắc kháng sinh hoặc đắp lá vào vết loét

  • Tránh tối đa việc tì đè vào vết thương bằng cách kê cao chân, xoay trở người bệnh thường xuyên. Một cách đơn giản là dùng găng tay y tế mua tại hiệu thuốc, bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới vùng xương cùng cụt, giúp giảm áp lực rất tốt cho vùng này.
  • Với vết thương hở, khâu sát khuẩn là cực kì quan trọng trong suốt các bước chăm sóc, tạo điều kiện cho quá trình làm lành vết thương. Nên một lưu ý quan trọng là cần chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp, tránh hậu quả xấu, có thể còn làm vết thương nặng hơn, khó lành. 

Các loại dung dịch sát khuẩn KHÔNG NÊN sử dụng cho vết xương cùng cụt:

Cồn, oxy già đều gây khô, xót da và làm tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình lành da tự nhiên

★ Cồn là dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất, rẻ tiền, dễ kiếm, khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh. Nhưng hạn chế của cồn là gây khô, xót da cho bệnh nhân, thậm chí còn gây tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình lành da tự nhiên. Vì thế cồn được khuyến cáo tuyệt đối không dùng cho vết loét hở ngoài da.

★ Oxy già là dung dịch sát khuẩn dựa trên chất oxy hoá mạnh là H2O2. Ưu điểm lớn nhất của oxy già là khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh, trên rất nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp. Nhưng cũng như cồn, oxy già gây đau, xót da và làm tổn thương mô hạt, có thể làm chậm quá trình tự lành vết thương tự nhiên của cơ thể nên cũng không được chọn cho vết loét hở.

Các loại dung dịch sát khuẩn CÓ THỂ sử dụng cho vết xương cùng cụt:

Bạn cần pha loãng Povidone 10% tỉ lệ 1/10 khi dùng sát khuẩn vết loét

★ Povidone 10% có thể dùng được cho hầu hết mọi loại tổn thương ngoài da như vết thương hở, vết bỏng, vết loét, vết mổ, … và cả dụng cụ phẫu thuật. Mặc dù Povidone có khả năng sát khuẩn mạnh, nhưng vẫn an toàn và không làm tổn thương mô hạt, nhưng bạn cần pha loãng tỉ lệ 1/10 khi dùng để sát khuẩn vết loét.

Nhược điểm của povidone iodine là tác dụng chậm và không kéo dài, nhất là do màu iodine đặc trưng, sản phẩm này nhuộm màu da, gây khó khăn để quan sát tiến triển vết loét. Sử dụng lâu dài, sản phẩm này còn có thể hấp thụ vào cơ thể, gây tác hại với người dùng.

★ Chlorhexidine có phổ diệt khuẩn rộng, thời gian tác dụng nhanh. Dùng được với vết loét ngoài da, Chlorhexidine cho hiệu quả kéo dài, giúp hạn chế số lần sử dụng hàng ngày.

Tuy nhiên sản phẩm này chưa khắc phục được nhược điểm cố hữu của những dung dịch sát khuẩn khác, là gây tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành thương bình thường của cơ thể. Thêm nữa, Chlorhexidine còn có thể gây kích ứng, phát ban, ngứa rát trên da người bệnh. 

Bộ sản phẩm kháng khuẩn chuyên dụng cho vết loét do tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt

Trong các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc vết thương, vết loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt hiện nay, bộ sản phẩm Dizigone đang được các chuyên gia y tế và người dùng đánh giá cao nhất về hiệu quả và an toàn.

Dizigone đáp ứng các tiêu chí của một dung dịch kháng khuẩn lý tưởng khiến cho vết loét nhanh khô, mau lành gấp 3 lần.

  • Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn phổ rộng: tiêu diệt được 100% mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm chỉ trong 30 giây 
  • Sát khuẩn nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn
  • An toàn, không gây độc cho tế bào
  • Không gây đau, xót khi sử dụng (không như cồn và oxy già)
  • Kích thích vết thương lành một cách tự nhiên

Dizigone là dung dịch duy nhất có khả năng loại bỏ màng biofilm – yếu tố quan trọng khiến vết loét chậm lành. Nhờ vậy, sử dụng Dizigone.giúp vết loét lành nhanh gấp 3 lần so với khi sử dụng sản phẩm khác.

Dizigone – Điểm khác biệt có khả năng đem lại hiệu quả vượt trội

loet ty de loét tỳ đè

Công nghệ độc đáo

Dizigone tạo nên sự khác biệt với các dung dịch sát khuẩn thông thường khác. Bằng cách sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu. Dizigone chứa các thành phần có tính oxy hóa mạnh, điển hình là HClO, ClO-, HO*… Các thành phần này tương tự như thành phần đại thực bào tiết ra để tiêu diệt.hàng tỷ mầm bệnh mỗi giây, bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Do đó, Dizigone mang lại hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh,.kháng khuẩn nhanh, mạnh, hiệu quả và an toàn với cơ thể.

Được kiểm chứng bởi các cơ quan uy tín: 

  • Dizigone được cấp phép lưu hành bởi Sở y tế
  • Dizigone được đánh giá khả năng tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm trong 30 giây.– nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ khoa học công nghệ
  • Dizigone được kiểm chứng về độ an toàn – tại trung tâm dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội.

Hiệu quả và độ an toàn của Dizigone đã được kiểm chứng

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi vàng trong việc chăm sóc vết loét 

Kem bôi kháng khuẩn Dizigone Nano bạc.chứa các thành như: Nano Bạc,.D-panthenol,.chiết xuất lô hội, chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà. Nếu như dung dịch Dizigone giúp vết thương sạch hoàn toàn mầm bệnh thì lớp kem.Dizigone sẽ giúp kéo dài thời gian bảo vệ vết thương. Không chỉ vậy, kem còn đồng thời dưỡng ẩm, chống viêm,.tái tạo tế bào da mới và hạn chế sẹo tại vết loét.

Cơ chế tác dụng của bộ đôi Dizigone – Dizigone Nano Bạc

IV. Cách phòng ngừa loét xương cùng cụt

Với tình trạng dễ tổn thương và khó xử lý, sẽ là tốt nhất khi bệnh này có thể được phòng tránh sớm, bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

Tránh bị tì đè: trải thẳng, phẳng ga trải giường và quần áo vùng xương cùng cụt. Dùng nệm dày và các loại nệm nước, nệm hơi để giảm áp lực. Chêm độn thêm vùng xương cùng cụt bằng vòng gòn, vòng hơi cao su và xoay trở thường xuyên nếu bệnh nhân không tự cử động.

Giữ vệ sinh sạch sẽ khô ráo: Thay quần áo, vải trải giường mỗi khi ẩm ướt. Chú ý đến tiểu, đại tiện của người bệnh, không để dây bẩn ra các vùng xung quanh. Vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo.

Kích thích, tăng tuần hoàn tại chỗ: Massage vùng da bị đè cấn 3-4 lần mỗi ngày. Tập vận động thụ động, chủ động cho bệnh nhân. Có thể can thiệp thêm bằng đèn chiếu, …

Phòng ngừa tổn thương da: Di chuyển và xoay trở những người bệnh bất động một cách cẩn thận để ngăn ngừa tổn thương cho da do va chạm…

Dinh dưỡng: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: đặc biệt là chất đạm và vitamin A, C

Quản lý ổ nhiễm khuẩn: phòng ngừa và điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn trên cơ thể như trên đường hô hấp để ngừa viêm phổi, đường tiết niệu, tiêu hoá,…

Việc chăm sóc vết loét vùng xương cùng cụt đòi hỏi chúng ta cần tuân thủ đúng các nguyên tắc chung khi chăm sóc, lựa chọn dung dịch kháng khuẩn và giữ ẩm thích hợp cũng như chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Nếu thực hiện được đúng cách những hướng dẫn trên, việc chăm sóc người thân của bạn sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều lần. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc vết loét vùng cùng cụt, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

➤  Xem chi tiết: 10 điều cần làm để phòng ngừa loét tỳ đè cho người nằm lâu

Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/cham-soc-loet-vung-cung-cut-601/feed/ 0