Hiện nay trên thị trường có vô số sản phẩm trị hăm cho trẻ nhỏ. Một trong số đó có sản phẩm Kem em bé trị hăm tương đối phổ biến. Để hiểu về Kem em bé, cách dùng, hiệu quả đặc trị hăm xin mời bố mẹ đọc bài viết để có thêm thông tin chính xác về kem em bé trong chăm sóc da cho con trẻ khi gặp hăm da.
Mục lục
I. Hăm da là gì? Biểu hiện hăm da
Hăm da là bệnh viêm da dị ứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh do các tác nhân gây kích ứng da bé như: mồ hôi, quần áo, thức ăn, phân nước tiểu, bỉm…
Biểu hiện
- Da nổi mảng da hồng, sẫm, dày và cao hơn bề mặt da xung quanh.
- Mẩn đỏ xuất hiện trên nền da phát ban. Ban đầu ít, sau đó nhiều dần, rõ ràng biểu hiện hăm hơn. Trẻ cọ quậy, gãi ngứa nhiều hơn. Đây là các biểu hiện nhẹ trong 1-2 ngày đầu và thường cha mẹ bỏ qua.
- Bé gãi ngứa nhiều hơn, da bé cọ xát nhiều, mụn nước nhỏ li ti mọc xung quanh mẩn. Bé quấy khóc nhiều, khó dỗ và không ngừng lại được.
- Khi mụn nước vỡ do gãi đụng trúng, da trẻ có thể nhanh chóng bị bội nhiễm vi khuẩn, nấm. Mụn bắt đầu sưng viêm thành ổ viêm, có hiện tượng chảy mủ, trợt loét khiến bé đau xót, quấy khóc, chán ăn, sốt cao…
Hình ảnh vùng hăm nổi mảng da hồng
II. Kem em bé có tác dụng gì trong trị hăm da cho trẻ?
Kem em bé là một sản phẩm kem bôi da dành riêng cho bé của công ty Cổ phần Dược phẩm CVI – một thương hiệu Việt được đánh giá cao về chất lượng.
Dòng kem em bé có hai sản phẩm: Kem em bé (màu hồng) và kem nẻ Em bé (màu xanh). Trong đó, tuýp Kem Em bé có công dụng chính trong trị các chứng chàm sữa, hăm da, mẩn ngứa, rôm sảy, vết muỗi đốt, côn trùng cắn…
Kem em bé có tác dụng:
- Kháng viêm, kháng khuẩn: Kem cho tác dụng giảm mờ vết sưng viêm, hạn chế xâm nhập của vi khuẩn trên nền da đã tổn thương.
- Giảm mẩn đỏ, hết ngứa ngáy: Công dụng giảm ngứa ngay sau khi thoa, vết mẩn đỏ phát ban cũng dần bay sau một thời gian sử dụng.
- Dưỡng ẩm, giảm thâm sẹo: các thành phần trong kem giúp da gia tăng độ ẩm, cung cấp dưỡng chất thấm sâu từng tế bào , tăng tái tạo da, hạn chế quá trình tạo sẹo lồi, sẹo thâm.
Kem em bé giúp dưỡng ẩm, giảm mẩn đỏ cho vùng da bị hăm của trẻ
III. Thành phần Kem em bé
Nếu mẹ có lo lắng các sản phẩm kem trị hăm da có thành phần hóa chất tổng hợp thì kem em bé lại chứa các chiết xuất 100% từ thiên nhiên, an toàn lành tính.
1. Nano THC (Tinh chất Nghệ trắng):
Tinh chất Nghệ trắng có chứa:
- 53% Borneol
- 2,34% Alpha – Limonene Diepoxy
- 7,78% Limonene
- 16,61% Camphor
- 3,1% Byclo
- 1,42% Terpineol
Tinh chất nghệ trắng có tác dụng chống viêm, mờ sẹo thâm
Tác dụng:
- Các chất này có tính kháng sinh, kháng nấm trung bình.
- Tính chống viêm, giảm mờ thâm sẹo.
- Dạng nano phân tử giúp dưỡng chất thấm nhanh, sâu hơn. Khả năng dưỡng da, trị sẹo cải tiến hơn tinh chất nghệ trắng thông thường.
2. Chiết xuất Cúc la mã
- Thành phần Bisabolol, Phytosterol, Azulene trong Cúc La mã theo nghiên cứu chỉ ra có tác dụng làm dịu da mẩn đỏ, giảm ngứa rát, bứt rứt do hăm.
- Hoa Cúc la mã giàu phức hợp vitamin B, E giúp da tăng cường khả năng phục hồi do mẩn đỏ, giúp da khỏe mạnh, hồng hào.
Tinh chất cúc la mã giúp giảm ngứa rát, tăng cường tái tạo da
3. Chiết xuất Rau má
- Các acid hữu cơ tăng cường tái tạo da, giảm mờ thâm sẹo do hăm để lại.
- Vitamin C, B1 ngăn ngừa oxy hóa, dưỡng ẩm làm dịu ngứa rát.
- Hoạt chất Chlorhexidine có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
4. Dầu béo từ quả bơ
- Hàm lượng Vitamin, khoáng chất lớn cung cấp cho da dưỡng chất giúp cân bằng ẩm, cải thiện tình trạng da khô, tróc do hăm.
- Thành phần hoàn toàn không chứa paraben, corticoid hay hương liệu gây kích ứng da bé.
IV. Sử dụng Kem em bé trị Hăm hiệu quả sau 1-2 ngày
Hăm phát hiện sớm ngay từ giai đoạn ban hồng da, mẩn đỏ ít thì Kem em bé trị khỏi hăm chỉ sau 1- 2 ngày sử dụng.
1. Cách sử dụng kem hiệu quả
- Mẹ tắm rửa, vệ sinh vùng da hăm sạch sẽ.
- Lau sạch da bằng khăn mặt mềm.
- Thoa một lớp kem mỏng nhẹ vùng da hăm, vỗ nhè nhẹ lên bề mặt da để dưỡng chất thấm sâu vào da hơn.
- Mẹ không nên đóng bỉm, mặc đồ ngay, để kem thấm đều vào da khoảng 5-10 phút
2. Một số lưu ý khi dùng kem em bé trị hăm
- Hăm da dễ tái phát nên mẹ nên kiểm tra thường xuyên vùng da dễ bị hăm để trị sớm nhất có thể cho bé.
- Kem em bé có công dụng phòng hăm, chữa hăm dạng nhẹ, ngày đầu phát bệnh nên khi bé bị hăm lâu hơn 2-3 ngày mẹ cần thay đổi phương pháp trị hăm..
- Mẹ không nên thoa kem nên những vùng da hăm ướt dịch, trợt loét… của bé. Đây là những biểu hiện của hăm tã giai đoạn nặng, sử dụng đơn độc Kem Em Bé sẽ không đủ hiệu quả.
Không sử dụng Kem em bé khi vết hăm đã trợt loét hay ướt dịch
V. Ưu nhược điểm khi sử dụng Kem em bé
1. Ưu điểm
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Kem chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa các chất phổ biến gây kích ứng.
- Kem dưỡng ẩm, giảm mẩn đỏ phát ban, hiệu quả cao với các triệu chứng hăm nhẹ.
- Sản phẩm giúp phòng ngừa hăm da tái phát do giữ da luôn đủ ẩm, thông thoáng.
- Giá cả hợp lý.
- Đóng gói, thiết kế đẹp mắt.
Kem em bé nhỏ gọn, thuận tiện sử dụng
2. Nhược điểm
- Dạng kem khó kiểm soát liều lượng mỗi lần bôi. Bôi nhiều có thể gây bít tắc lỗ chân lông tạo môi trường cho vi khuẩn hoạt động gia tăng trạng thái hăm.
- Các thành phần chiết xuất tự nhiên có trong Kem Em Bé hầu hết thiên về tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu, phục hồi da. Khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của kem chỉ ở mức độ trung bình, phù hợp với hăm đỏ mức độ nhẹ, chưa có nổi mụn mẩn và trợt loét. Vì vậy, Kem Em Bé chỉ phù hợp để phòng hăm tã và xử lý hăm nhẹ.
Khi cha mẹ sử dụng kem em bé hay bất cứ loại kem trị hăm nào khác mà không thấy hiệu quả, thậm chí bệnh còn nặng hơn, hãy chuyển đổi cách chữa khác.
VI. Phương pháp xử trí khi Kem em bé không còn hiệu quả
Khi hăm tã bé bị hăm tã nặng, da nổi mụn mẩn, trầy trợt, Kem Em Bé không còn là lựa chọn tối ưu để xử lý. Lúc này, nguyên tắc đúng để xử lý hăm hiệu quả nhanh là phải diệt được nấm, vi khuẩn – những yếu tố gây kích ứng da và niêm mạc của bé. Sau khi loại bỏ được các mầm bệnh này, cha mẹ mới kết hợp thoa kem cho bé để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tái tạo.
Một số phương pháp diệt nấm, vi khuẩn ở vùng da hăm cho bố mẹ tham khảo:
1. Dùng dung dịch sát khuẩn
- Hăm da của con diễn biến nặng là khi vi khuẩn, nấm, virus đang phát triển, khiến biểu hiện trên da càng trầm trọng.
- Do đó, để trị hăm da thời điểm này, mẹ cần công thức đặc biệt quét sạch mầm mống gây bệnh – Dung dịch sát khuẩn.
- Dung dịch sát khuẩn là các sản phẩm riêng biệt có phổ diệt khuẩn, diệt nha bào, bào tử nấm, virus rộng, được ứng dụng cao.
- Cách sử dụng: Sau khi rửa sạch vùng da bị hăm, mẹ dùng dung dịch sát trùng chấm lên vùng da đó qua bông y tế, để khô 10- 15 phút, không cần rửa lại.
Một số dung dịch sát trùng phổ biến trên thị trường:
- Povidon Iod, Muối bạc, Dizigone… là các sản phẩm được nhiều gia đình sử dụng cho con mình.
- Trong đó, Dizigone không xót, không hóa chất độc hại gây độc tế bào như Povidon hay gây đổi màu da như muối bạc. Dizigone sở hữu công nghệ tiên tiến từ EU, dây chuyền hiện đại, nghiên cứu khoa học chính xác. Dung dịch sát khuẩn Dizigone giúp diệt 100% vi khuẩn, bào tử nhanh, mạnh, tức thì, tuyệt đối không kích ứng với làn da mỏng manh, nhạy cảm của em bé.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
2. Kem bôi kết hợp kháng sinh, chống viêm
Kem bôi kết hợp kháng sinh, chống viêm là một dạng thuốc kê đơn. Vì vậy nên mẹ không được tùy tiện mua về sử dụng khi trẻ bị hăm. Thuốc cần được dùng theo đúng đúng đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ.
Khi em bé có dấu hiệu hăm lở loét trầm trọng, dung dịch sát khuẩn không kiểm soát được bệnh thì bác sĩ mới kê đơn thuốc bôi cho trẻ. Mẹ nên chú ý điều này tránh lạm dụng thuốc.
Thành phần
- Kháng sinh: Các thành phần kháng sinh nhóm beta- lactam, cephalosporin
- Chống viêm: Các corticoid tác dụng yếu: Cortisol, hydrocortison… có tác dụng giảm thiểu triệu chứng viêm, giảm ngứa do cơ chế ức chế quá trình hình thành viêm và ức chế miễn dịch.
Liều lượng, cách dùng
- Thông thường, Corticoid và kháng sinh dành cho trẻ thường sử dụng trong 5-7 ngày, điều trị đợt ngắn có giám sát của bác sĩ.
- Mẹ nên bôi 1-2 lần mỗi ngày tùy chỉ định bác sĩ.
Tác dụng không mong muốn
Sử dụng kháng sinh không đúng có thể gây ra rối loạn tiêu chảy cho bé
- Kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Phân acid hơn, kích ứng phần mông đít trẻ có thể gây hăm nặng hơn. Trong quá trình điều trị mẹ nên bổ sung lợi khuẩn nếu dùng kháng sinh.
- Corticoid là thuốc mệnh danh “con dao hai lưỡi” bởi tác dụng tuyệt vời của nó trong trị viêm nhưng cũng độc hại cho cơ thể. Do gây phù cơ thể, suy thượng thận cấp nên thuốc không được điều trị dài ngày.
>>> Xem thêm: Cẩm nang chữa trị hăm tã cho bé tại nhà
VII. Kết luận chung
Kem em bé cho hiệu quả với các trường hợp hăm nhẹ, phòng ngừa hăm da tái phát. Tuy nhiên, với các bé bị hăm nặng, sản phẩm không còn đảm bảo khả năng phát huy hiệu quả nhanh. Khi đó, phụ huynh nên thay thế bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp để chữa hăm da nhanh chóng – giảm đau đớn, khó chịu cho bé. Để biết thêm thông tin chi tiết và những thắc mắc cần giải đáp rõ hơn về hăm tã, xin liên hệ số HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp