Sudocrem là một trong những kem hăm tã “hot” nhất trên cộng đồng các mẹ bỉm sữa. Với hiệu quả và giá thành phù hợp, kem chống hăm sudocrem được sử dụng rộng rãi cho các bé trong độ tuổi nằm nôi. Hiểu về thành phần, đặc tính của sudocrem sẽ giúp mẹ nắm được cách dùng sản phẩm an toàn và hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ trình bày những thông tin cần nắm rõ về loại kem hăm tã “thần thánh” này.
Mục lục
- I. Giới thiệu về kem chống hăm tã sudocrem
- II. Thành phần chính của kem chống hăm tã sudocrem
- III. Công dụng của kem chống hăm tã sudocrem
- IV. Cách dùng kem chống hăm tã Sudocrem như thế nào?
- V. Hiệu quả sử dụng kem chống hăm tã Sudocrem đã được kiểm chứng ra sao?
- VI. Ưu, nhược điểm kem chống hăm tã Sudocrem
- VII. Giải pháp nào cho trường hợp hăm nặng, dùng sudocrem không hiệu quả?
- VIII. Kết luận chung
I. Giới thiệu về kem chống hăm tã sudocrem
Sudocrem được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và ở Việt Nam với tác dụng hiệu quả chữa lành các thương tổn do hăm da, chàm da, bỏng nhẹ, cháy nắng…
Năm 1931, dược sĩ Thomas Smith đã sáng tạo ra sản phẩm “Smith’s Cream”. Sau này, tên đổi thành Sudocrem và đem lại giá trị thương hiệu riêng trong lòng khách hàng. Sudocrem bày bán rộng rãi tại Ireland và Vương quốc Anh. Sau đó, sản phẩm được công ty ở Hà Lan bán rộng rãi ra các thị trường lớn như EU, châu Mỹ, châu Á… Cho đến nay, sau 90 năm sản xuất, Sudocrem vẫn giữ được sự tin cậy và giữ vững vị thế trong trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đến nay, công thức Sudocrem vẫn không thay đổi cho dù có nhiều sản phẩm mới ra đời. Hiệu quả mà Sudocrem mang lại là vượt trội, an toàn với làn da em bé.
II. Thành phần chính của kem chống hăm tã sudocrem
Bảng thành phần hoạt chất, tá dược của kem được nhà sản xuất đưa ra với con số xác thực:
- Oxit kẽm: 15,25%
Bản chất oxit kẽm có tác dụng làm se vết thương, làm dịu vết thương, ngoài ra còn là chất chống nắng vật lý, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân UV, bụi bẩn, vi khuẩn…
Kẽm oxid chiếm tỷ lệ lớn nhất trong kem sudocrem
- Lanolin 4%
Đây là một loại mỡ cừu dạng dầu có tác dụng làm ẩm, làm mềm da, tạo điều kiện cho dưỡng chất thấm sâu bề mặt da.
- Benzyl benzoat 1,01%, benzyl cinnamate 0,15%
Các hoạt chất chiết từ nhựa cây Balsam vùng Nam Mỹ, có công dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng sưng đỏ do hăm da gây ra.
- Benzyl alcohol 0,39%
Chất có tính sát khuẩn, diệt trùng, kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm thiểu tình trạng lây lan sang vùng da lân cận khi em bé có lở loét.
- Các tá dược khác: Nước tinh khiết, parafin, sáp ong, linalyl acetate, dầu hoa oải hương… giúp bảo vệ dược chất ổn định và da hấp thu dễ dàng hơn.
III. Công dụng của kem chống hăm tã sudocrem
1. Chống hăm tã
Sudocrem trị hăm tã cho bé
- Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa các dưỡng chất quan trọng, thiết yếu trong trị hăm da ở trẻ. Sudocrem có khả năng làm mềm mịn da, se dịu vết viêm, vết mụn. Thành phần kháng khuẩn, chống viêm hạn chế các tác nhân gây bội nhiễm phát triển. Các dưỡng chất an toàn, lành tính với làn da em bé
- Sử dụng kem Sudocrem cho trẻ bị hăm tã để giúp bé giảm khô rát ngứa ngáy khó chịu, làm dịu, làm mát da em bé.
2. Hiệu quả với vết côn trùng cắn
- Với thành phần kháng viêm vượt trội, các vết côn trùng cắn trên da, muỗi đốt, mẹ có thể sử dụng kem để bay mẩn đỏ, mụn viêm, giảm ngứa ở trẻ.
3. Chống nắng
Sudocrem chứa kẽm oxid có tác dụng chống nắng
- Oxit kẽm thành phần chống nắng vật lý chuyên dụng trong các loại kem chống nắng. Vì vậy, mẹ có thể thoa kem cho bé trước khi ra ngoài hoặc thoa trên vết cháy nắng. Kem làm dịu, làm mát, giảm đau rát cho em bé.
4. Chữa vết bỏng da
- Sudocrem làm mát, làm se vết bỏng nhanh chóng, đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi da.
IV. Cách dùng kem chống hăm tã Sudocrem như thế nào?
Trước khi sử dụng kem hăm tã Sudocrem với trẻ sơ sinh, mẹ cần thử tính kích ứng của kem với da con: Rửa sạch vùng da tay trẻ, mẹ thoa một lớp mỏng nhẹ lên da con. Để nguyên 30 phút rồi mẹ xem lại phản ứng của da với lớp kem vừa bôi. Nếu da bình thường, bé có thể sử dụng kem thường xuyên. Nếu da có phản ứng lạ, mẹ nên chuyển sang dùng loại kem khác.
Đối với vết hăm tã:
- Sau khi tắm cho bé, mẹ lau sạch da mông, vùng kín. Kem thoa một lớp mỏng nhẹ đồng đều trên vùng hăm da, có thể thoa rộng hơn giúp ngăn cản sự lan hăm ra xung quanh.
- Mẹ có thể thoa sáng tối 2 lần mỗi ngày để duy trì tác dụng trị hăm của kem.
Đối với vết côn trùng cắn, bỏng da:
- Mẹ bôi ngay kem lên vùng da tổn thương khi phát hiện dấu hiệu. Sudocrem nhanh chóng làm dịu vết đau chỉ với một lượng nhỏ kem thoa.
Chống nắng cho trẻ:
- Trước khi ra ngoài nắng 30-45 phút, mẹ có thể thoa một lớp Sudocrem vào tay, chân, cổ, gáy, mặt làm kem chống nắng hiệu quả cho bé.
V. Hiệu quả sử dụng kem chống hăm tã Sudocrem đã được kiểm chứng ra sao?
- Từ những năm 1960, kem Sudocrem đã được các bà mẹ ở Ireland tin tưởng sử dụng và biến kem trở nên nổi tiếng ở Vương quốc Anh. Đến hiện nay, kem Sudocrem vẫn luôn được các bà, các mẹ truyền tai nhau về công dụng hiệu quả trong trị hăm tã của con.
Hiệu quả của việc sử dụng Sudocrem đã được kiểm chứng
- Cảm nhận của người dùng:
Chị Mai (34 tuổi, Hà Nội) cho biết:
“Bé 2 tuổi nhà mình lúc mới đẻ mình hây quấn tã, lớn hơn một tí thì đóng bỉm thường xuyên. Vậy nên, mình luôn mua Sudocrem để nhà. Khi con có mẩn hăm mình thường bôi ngay cho con.
Chỗ mụ chỉ cần thoa kem 2-3 ngày là bé khỏi hẳn xong mãi thời gian lâu sau mới bị lại.
Không chỉ có vết hăm mà cả khi bị muỗi đốt hay đi nắng mình cũng bôi cho bé. Chỉ một đêm sau là con khỏi ngay vết sưng muỗi chích.”
VI. Ưu, nhược điểm kem chống hăm tã Sudocrem
1. Ưu điểm
- Kem có tác dụng nhanh chóng trong các trường hợp hăm nhẹ, giảm phát ban đỏ chỉ sau 1-2 đêm.
- Hũ kem lớn, tiết kiệm, giá thành phù hợp (150.000- 200.000 đồng)
- Tính chất kem mềm, mịn dễ thấm.
- Không chứa paraben trong thành phần, hạn chế kích ứng da bé.
Hũ kem Sudocrem lớn, thể chất mềm, mịn
2. Nhược điểm
- Tính kháng khuẩn, kháng nấm yếu nên không có công dụng trong trị hăm nặng, hăm có viêm sưng, trợt loét.
- Trường hợp đó mẹ sử dụng kem cho bé còn có thể gây phản tác dụng, bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn hoạt động mạnh lên càng khiến hăm trầm trọng hơn.
- Một số thành phần Alcohol gốc cồn có thể gây kích ứng da trẻ.
VII. Giải pháp nào cho trường hợp hăm nặng, dùng sudocrem không hiệu quả?
Do sudocrem chỉ thiên về tác dụng chống hăm nên khi bé đã bị hăm nặng, đây không phải là giải pháp phù hợp. Nguyên tắc để da bé nhanh dịu đỏ, các nốt mụn hay trợt loét khô se nhanh là phải sử dụng những sản phẩm kháng khuẩn, chống viêm để tiêu diệt hoàn toàn nấm, vi khuẩn gây bệnh.
Vì thế, khi sử dụng sudocrem không hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm sau:
- Dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn là chọn lựa kết hợp hoàn hảo cho tình trạng hăm tã của bé.
- Dung dịch sát khuẩn với công dụng diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn, nấm mốc nên được bác sĩ khuyên mẹ dùng cho hăm tã. Các loại sát khuẩn: chlorhexidine, Dizigone, muối bạc… có hiệu quả trong việc loại bỏ các tác nhân bội nhiễm do có phổ kháng khuẩn, kháng nấm rộng.
1. Chlorhexidine
Ưu điểm: Phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn Gram Dương, Gram âm.
Nhược điểm:
- Gây kích ứng da, niêm mạc.
- Dễ bị biến đổi trong điều kiện bảo quản không tốt.
- Bị mất hoạt tính với dịch dạ dày.
2. Muối bạc
Ưu điểm: Phổ kháng khuẩn tương đối rộng, cho tác dụng kéo dài.
Nhược điểm:
- Gây kích da, đổi màu da khi dùng kéo dài.
- Tỷ lệ nồng độ cho tác dụng hẹp: thấp quá mất tác dụng, cao quá kích ứng da nên khó khăn trong điều trị.
3. Dizigone – kháng khuẩn vượt trội
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
Ưu điểm
- Phổ kháng khuẩn, nấm, virus rộng, diệt hoàn toàn các vi khuẩn mà nhiều sản phẩm khác không thể loại trừ.
- Cực kỳ lành tính, an toàn – hiệu quả trong trị hăm tã do trong thành phần không chứa chất độc hại, cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên.
- Không đau xót, kích ứng da
Nhược điểm: Mùi clo nhẹ, bay nhanh sau 5-10 giây.
4. Kem bôi kháng sinh
- Kem bôi kháng sinh thường là các thuốc như: Amoxicillin, ampicillin, gentamycin… có hoạt phổ hẹp với các loại vi khuẩn phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn mủ xanh…
- Các loại kem hiện nay thường phối hợp cùng lúc cả kháng nấm và chống viêm Corticoid thêm đó. Như vậy hiệu quả điều trị triệu chứng sưng viêm đỏ và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm là đồng thời.
- Tuy nhiên, Corticoid lại có nhiều tác dụng phụ gây hại như: Suy thượng thận cấp, phù, hội chứng Cushing… nên kem bôi không nên lạm dụng dùng lâu dài.
- Mẹ cần chú ý các kem bôi này là thuốc kê đơn. Các loại kem này chỉ sử dụng khi tất cả các loại sản phẩm trên không đem lại hiệu quả điều trị và cần có sự chỉ định từ bác sĩ mới được dùng.
>>>Xem thêm: Cẩm nang chữa trị hăm tã cho bé tại nhà
VIII. Kết luận chung
Sudocrem là kem bôi đa năng với nhiều công dụng. Với hăm tã, kem chủ yếu phòng và hiệu quả chỉ thấy ở các trường hợp hăm nhẹ. Hăm nặng thì Sudocrem không cho thấy tác dụng điều trị, khi đó mẹ cần dùng đến dung dịch sát khuẩn như Dizigone để giảm thiểu vi khuẩn nấm mốc gây bệnh. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn giải đáp các thắc thắc mắc về Kem chống hăm tã Sudocrem xin liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp