Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, việc bị thương ngoài da là điều không thể tránh khỏi. Vết thương hở là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và gây ra viêm loét da hoặc bội nhiễm. Các vết thương không được xử lý kịp thời có nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ và sưng viêm. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương hở để phòng tránh nhiễm trùng.
I. Phân loại vết thương hở
Vết thương hở là một chấn thương liên quan đến sự phá vỡ cấu trúc của mô, thường liên quan đến da. Việc phân loại vết thương hở giúp cho việc xử lý dễ dàng và hiệu quả hơn. Có bốn loại vết thương hở được phân loại theo nguyên nhân gây ra chúng:
- Vết trầy xước: Da bị trầy xước khi cọ xát vào bề mặt thô ráp hoặc cứng như mặt đường, tường nhà,… Vết thương thường không chảy máu nhưng gây đau rát.
- Vết rách: là một vết cắt sâu hoặc rách da. Tai nạn với dao, dụng cụ sắt và máy móc là nguyên nhân thường gây ra vết tách. Trong trường hợp vết rách sâu, có thể chảy nhiều máu và nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Vết đâm: Có thể là một lỗ nhỏ do vật nhọn, dài như kim hoặc đinh gây ra. Các vết đâm nhỏ thường không chảy nhiều máu. Tuy nhiên nếu là vết thương sâu có thể tổn thương cơ quan nội tạng. Trong trường này nên tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
- Vết thủng: rách một phần hoặc toàn bộ da và mô dưới da. Nguyên nhân thường do các tai nạn nghiêm trọng như tại nạn dập nát cơ thể, vụ nổ, súng bắn. Các vết thương khiến nạn nhân bị mất máu nhiều.
II. Những sai lầm khi xử lý vết thương hở
1. Không làm sạch vết thương ngay khi bị thương
Một số trường hợp vết thương nhỏ như trầy da, đứt tay,… thường băng bó ngay mà bỏ qua bước làm sạch vết thương. Việc không làm sạch vết thương khiến cho bụi bẩn tích tụ và tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Hậu quả có thể dẫn tới loét da khiến quá trình lành vết thương lâu hơn.
2. Dùng thuốc bột rắc lên vết thương
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể sử dụng bột thuốc rắc lên vết thương hở giúp thuốc phát huy tác dụng tốt hơn. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là các kháng sinh đường uống như Rifampicin, Cloramphenicol,… Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm:
- Thuốc không thấm sâu, không ngăn ngừa được nguy cơ bội nhiễm.
- Gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ.
- Làm bít miệng vết thương, cản trở quá trình lên da non.
- Gây hiện tượng kháng thuốc.
3. Dùng sai dung dịch sát khuẩn
Cồn y tế và nước oxy già là dung dịch sát khuẩn hay được sử dụng để làm sạch vết thương. Tuy nhiên, hai loại dung dịch này không nên dùng cho vết thương hở. Chúng làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình liền da tự nhiên của cơ thể.
➤ Xem thêm: Vết thương ngoài da bao lâu thì khỏi?
III. Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở đúng cách
1. Rửa tay trước khi xử lý vết thương
Rửa tay là bước đầu tiên cần làm khi xử lý vết thương hở. Việc rửa tay giúp loại sạch bụi bẩn, ngăn vi khuẩn trên bàn tay xâm nhập vào vết thương.
Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thích hợp để làm sạch tay. Có thể đeo găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với dịch và máu của người bệnh.
2. Cầm máu
Cầm máu là việc làm được ưu tiên đối với các vết thương lớn, chảy nhiều máu. Vì nếu không sơ cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy tuần hoàn nếu mất máu quá nhiều. Dựa vào tình trạng tổn thương và tính chất của vết thương để lựa chọn phương pháp phù hợp:
- Dùng vải hoặc miếng gạch sạch đắp trực tiếp lên vết cắt hoặc vết trầy xước.
- Nếu máu chảy nhiều, không có vải sạch có thể dùng tay ép lên vết thương đến khi máu ngừng chảy.
- Nếu vết thương ở tay, chân, hãy nâng cao hơn tim để giúp máu chảy chậm.
- Không áp dụng garo vết thương trừ khi máu chảy nhiều và không ngừng được bằng áp lực trực tiếp.
Nếu không thể cầm máu bằng các phương pháp trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
3. Rửa và sát khuẩn vết thương
Làm sạch vết thương hở là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch sơ bộ. Nước muối có tác dụng loại sạch bụi bẩn, các mảnh vụn bám trên vết thương. Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, rửa nước muối không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trên vết thương. Vì vậy, bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để ngăn chặn mầm bệnh (vi khuẩn, vi nấm) gây nhiễm trùng vết thương hở. Một số dung dịch được sử dụng để chăm sóc vết thương hở như Dizigone, Polyhexanide, Betaine,… Khi được đảm bảo sạch sẽ, vết thương sẽ ngừng chảy dịch, khô se nhanh để dần bong vảy. Đây được coi là bước quan trọng nhất, quyết định khả năng phục hồi của vết thương.
4. Băng bó vết thương
Thực hiện băng bó để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn. Những lưu ý khi băng bó vết thương:
- Dùng băng vô trùng hoặc vải sạch
- Với vết thương trầy xước hoặc vết cắt nhỏ có thể không cần băng. Để vết thương thông thoáng sẽ giúp quá trình liền da nhanh hơn.
- Không băng bó quá chặt làm cản trở lưu thông máu và gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
➤ Xem thêm: Vết thương hở có nên băng kín?
5. Thay băng
Cần thay băng thường xuyên ít nhất 24h hoặc khi băng bị bẩn, ẩm ướt. Mỗi lần thay băng cần rửa sạch vết thương và thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
6. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở vết thương hở. Do đó, việc theo dõi tình trạng vết thương là việc làm cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng nhiễm trùng vết thương hở:
- Vết thương chảy dịch vàng hoặc xanh, có thể kèm theo mủ và mùi hôi tanh.
- Vết thương gây đau nhức, sưng to và đỏ. Đau nhức không giảm khi đã sử dụng biện pháp giảm đau.
- Miệng vết thương lan rộng, sưng đỏ cả các vùng quanh.
- Người bệnh mệt mỏi, kèm theo sốt cao.
IV. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Các vết thương nhẹ đều có thể tự sơ cứu và điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, các vết thương nặng cần có sự can thiệp của người có chuyên môn để kịp thời xử lý. Sau đây là một số trường hợp cần tới ngay cơ sở y tế để được giúp đỡ:
- Máu chảy nhiều, không cầm được máu
- Vết thương do người tác động hoặc động vật cắn.
- Tổn thương các vùng trọng yếu như đầu, cổ, ngực, bụng hoặc vết thương hở lớn.
- Vết thương sâu, bộc lộ cả khớp xương.
- Tình trạng vết thương xuất hiện nhiễm trùng và không làm sạch được bằng biện pháp thông thường.
➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da
Chăm sóc vết thương hở đúng cách là việc làm cần thiết để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc vết thương hở tại nhà, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp