Tay chân miệng là một bệnh dễ lây lan, thường xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Thông thường bệnh có những triệu chứng nhẹ, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh có thể có biến chứng hoặc nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, gây khó khăn trong điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu qua hình ảnh bệnh tay chân miệng, mức độ của bệnh, đồng thời mang đến những nguyên tắc điều trị khoa học giúp bệnh nhanh khỏi, tránh biến chứng.
Mục lục
I. Hình ảnh bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân gây ra bởi virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus typ 71, tay chân miệng mang tính chất của bệnh truyền nhiễm. Bệnh thường xảy ra với những đối tượng là trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt hay gặp là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường diễn biến nhẹ nhưng dễ lây và một số trường hợp vẫn có thể gặp biến chứng.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt, có thể đi kèm một số triệu chứng như đau họng, chán ăn, mệt mỏi…
Tiếp đó, bệnh nhi có thể có những biểu hiện của phát ban. Phát ban ở bệnh tay chân miệng có dạng mụn nước, có thể xuất hiện khắp cơ thể.
Nhiều nốt mụn nước có thể xuất hiện tại vùng miệng, làm cản trở việc ăn uống của trẻ.
Bệnh thường bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu vì có nhiều triệu chứng giống nhau. Do đó, dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tay chân miệng và thủy đậu là những mụn nước trong bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, trong khi đó thủy đậu thì không có nốt rạ mọc tại vị trí này.
II. Các cấp độ của bệnh tay chân miệng
Theo diễn biến và mức độ, bệnh tay chân miệng được chia làm 4 cấp độ khác nhau:
1. Cấp độ 1
Cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh với các dấu hiệu là các mụn nước, mẩn đỏ trên da hoặc các vết loét trong miệng.
Ở cấp độ 1, người bệnh có thể tự theo dõi và điều trị tại nhà.
2. Cấp độ 2
Ở cấp độ 2, người mắc tay chân miệng sẽ gặp những biến chứng nhẹ xảy ra trên thần kinh và tim mạch. Cấp độ này được phân làm 2 cấp độ nhỏ hơn là:
2.1. Cấp độ 2a
Bệnh nhân có các biểu hiện như:
- Trẻ giật mình 1 lần/30 phút nhưng không biểu hiện trong lúc khám bệnh.
- Sốt cao trên 39 độ hoặc sốt liên tục trên 2 ngày.
- Nôn ói, mệt mỏi, không tập trung, khó ngủ, quấy khóc không có nguyên nhân.
2.2. Cấp độ 2b
Bệnh nhân tiếp tục được phân làm hai nhóm nhỏ:
Nhóm 1: trẻ có biểu hiện giật mình ngay cả lúc khám bệnh, hoặc giật mình trên 2 lần trong 30 phút. Có trường hợp bệnh nhân chỉ giật mình 1 lần trong 30 phút nhưng đi kèm các dấu hiệu:
- Nhịp tim nhanh (trên 150 lần/phút) ngay cả khi trẻ không hoạt động.
- Sốt cao (trên 39 độ), không hạ sốt ngay cả khi được dùng thuốc.
Nhóm 2: bệnh nhân có một trong những biểu hiện:
- Xuất hiện dấu hiệu run (run người, tay chân…), mất thăng bằng (đi không vững, loạng choạng, kể cả lúc ngồi).
- Trên thị giác: rung giật nhãn cầu, một số có biểu hiện lác.
- Yếu hoặc có thể liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: biểu hiện nuốt sặc, đổi giọng…
3. Cấp độ 3
Ở cấp độ 3, bệnh nhân đã có những biến chứng nặng trên thần kinh, tuần hoàn, hô hấp. Các triệu chứng thường gặp là:
- Mạnh nhanh: thường trên 170 lần 1 phút. Triệu chứng này xảy ra ngay cả khi trẻ không hoạt động, không sốt. Một số ít trường hợp có mạch chậm. Đây là biểu hiện của diễn biến bệnh rất nặng.
- Vã mồ hôi, cơ thể lạnh hoặc lạnh khu trú một số nơi như tay, chân, hai má…
- Rối loạn tri giác.
- Thở nhanh, bất thường: trẻ thường thở nông, thở bằng bụng, khò khè, có thể ngưng thở.
- Tăng trương lực cơ.
4. Cấp độ 4
Ở cấp độ 4, trẻ thường có các biểu hiện sốc: trụy mạch, phù phổi cấp, tím tái, thở dốc, ngưng thở…
Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Tay chân miệng từ độ 2 trở lên cần được chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện/ cơ sở y tế để được xử lý biến chứng kịp thời.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng tránh?
III. Nguyên tắc điều trị bệnh tay chân miệng
Việc điều trị bệnh tay chân miệng phụ thuộc vào cấp độ, mức độ của bệnh. Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc xử trí đều dựa trên nguyên tắc điều trị hỗ trợ. Cụ thể:
1. Điều trị tay chân miệng cấp độ 1
Ở cấp độ 1, bệnh nhân thường được theo dõi và điều trị tại nhà, có thể được theo dõi tại cơ sở y tế.
Hạ sốt bằng paracetamol, liều 10 mg/kg, ngày 4 lần.
- Trẻ cần được vệ sinh thường xuyên (vệ sinh răng miệng, cơ thể)
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tránh những đồ ăn vị mặn hoặc chua có thể gây kích ứng niêm mạc miệng của trẻ. Với trẻ nhỏ còn bú, có thể cho trẻ tiếp tục bú mẹ.
- Tái khám ít nhất 2 ngày 1 lần, trong 1 tuần đầu của bệnh. Với trẻ bị sốt cần tái khám mỗi ngày đến khi hết sốt ít nhất 2 ngày.
- Nếu trẻ diễn biến nặng hơn, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời.
2. Điều trị tay chân miệng cấp độ 2:
2.1. Cấp độ 2a
- Với cấp độ 2a, bệnh nhân thường không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol, có thể sử dụng ibuprofen liều 10-15mg/kg, ngày 3-4 lần để thay thế.
- Có thể sử dụng phenobarbital liều 5-7 mg để chống co giật.
- Tiếp tục theo dõi để tránh biến chứng có thể xảy ra.
2.2. Cấp độ 2b
- Để trẻ gối đầu một góc khoảng 30 độ.
- Hỗ trợ thở oxy 3-6 lít/phút.
- Theo dõi nhịp tim, hô hấp, huyết áp, nhiệt độ của trẻ 2-6 lần trong 6 giờ đầu, sau đó theo dõi cách 4-5 giờ.
- Truyền tĩnh mạch phenobarbital liều 10-20 mg/kg, ngày 2-3 lần theo chỉ định.
- Có thể sử dụng globulin miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ.
3. Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 3
Với các bệnh nhân cấp độ 3 thường có biểu hiện nặng, cần điều trị nội trú tại cơ sở y tế.
- Thở oxy 3-6 lít/phút. Trường hợp cần có thể đặt nội khí quản.
- Tránh phù não: gối đầu cho trẻ góc 30 độ, tránh sử dụng những thức ăn chứa nhiều nước.
- Chống co giật: dùng phenobarbital liều 10-20 mg/kg đường tĩnh mạch, ngày 2-3 lần.
- Hạ sốt: thường sử dụng paracetamol 10 mg/kg.
- Globulin miễn dịch: được sử dụng truyền tĩnh mạch chậm với liều 1g/kg. Sử dụng 2 ngày, mỗi ngày 3-4 lần.
- Dobutamin truyền tĩnh mạch để điều trị suy tim trong trường hợp mạch nhanh hơn 170 lần/ phút. Ban đầu thường dùng liều 5µg/kg/phút, có thể tăng dần đến khi tình trạng được cải thiện. Nhưng cần lưu ý liều tối đa được sử dụng là 20µg/kg/phút.
4. Điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 4
Bệnh nhân mắc tay chân miệng cấp độ 4 thường là những bệnh nhân nặng, có biến chứng. Người bệnh cần được điều trị nội trú tại các khoa hồi sức tích cực.
- Với bệnh nhân suy hô hấp: đặt nội khí quản, thở máy.
- Chống sốc, trụy mạch: truyền NaCl 0,9% hoặc dung dịch Ringer lactat, tốc độ truyền theo hướng dẫn và sự đáp ứng của bệnh nhân, song song theo dõi dấu hiệu phù phổi cấp.
- Dobutamin dùng đường tĩnh mạch liều 5µg/kg/phút, tăng dần theo chỉ định, tối đa là 20 µg/kg/phút.
- Với bệnh nhân phù phổi cấp: dừng truyền dịch nếu đang truyền, sử dụng dobutamin 5-20 µg/kg/phút, furosemide 1-2 mg/kg.
- Lọc máu, dùng globulin miễn dịch nếu có chỉ định.
- Theo dõi các biểu hiện của tim mạch, hô hấp.
- Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm theo đúng chỉ định.
IV. Hướng dẫn chăm sóc tổn thương da và khoang miệng khi bé bị tay chân miệng
Phát ban, mụn nước ngoài da và trong khoang miệng là những thương tổn đặc trưng, không thể thiếu khi bé chẳng may mắc bệnh. Mụn nước ngoài da khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có thể để lại vết thâm khi khỏi. Mụn nước trong miệng ảnh hưởng đến trẻ nhiều hơn cả vì có thể vỡ ra và hình thành lở loét. Trẻ bị loét miệng sẽ đau đớn, quấy khóc nhiều vì gặp khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Do đó, cha mẹ cần có giải pháp xử lý các triệu chứng bệnh này của trẻ.
1. Nguyên tắc xử lý
Nguyên tắc chung để xử lý những tổn thương ngoài da và khoang miệng của trẻ là dùng những dụng dịch kháng khuẩn mạnh. Tuy nhiên những dung dịch này phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo của da, không gây đau, xót cho trẻ.
2. Một số sản phẩm dùng cho bệnh nhân tay chân miệng:
2.1. Dung dịch xanh methylen
Xanh methylen là dung dịch thường được dùng với mục đích sát khuẩn, điều trị một số bệnh ngoài da.
Cách sử dụng: dùng tăm bông thấm dung dịch xanh methylen và chấm lên những mụn nước (thủy đậu, tay chân miệng…).
Ưu điểm của xanh methylen:
- Giá rẻ, dễ mua.
- Sử dụng được cho mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, xanh methylen có nhiều nhược điểm:
- Kháng khuẩn yếu, hiệu quả mang lại ngắn.
- Có thể gây nhuộm màu da, bám lên quần áo gây mất thẩm mỹ.
- Có thể gây kích ứng nhẹ cho da, khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy hơn.
- Không dùng được cho vết thương hở, không sử dụng được với những mụn nước trong niêm mạc miệng.
2.2. Gel subạc
Gel subạc là sản phẩm nổi tiếng với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, kích thích chữa lành tổn thương da. Với những bệnh nhân tay chân miệng có thể sử dụng gel subạc để xử lý những mụn nước và các vết thương hở gây ra do mụn nước bị vỡ, tránh sẹo và bội nhiễm.
Để sử dụng sản phẩm, bạn nên làm sạch vùng da cần dùng thuốc, lấy một lượng gel vừa đủ và thoa đều trên da.
Tuy sản phẩm có ưu điểm là không gây nhuộm màu da nhưng lại có nhiều hạn chế như:
- Khả năng kháng khuẩn, chống viêm trung bình.
- Không dùng được cho niêm mạc miệng.
- Thành phần chitosan trong sản phẩm có thể là nguyên nhân gây kích ứng
2.3. Bộ sản phẩm Dizigone
Dizigone được nghiên cứu và phát triển dựa trên công nghệ kháng khuẩn ion, có tác dụng tiêu diệt được mầm bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Bộ sản phẩm Dizigone gồm hai dòng sản phẩm: dung dịch kháng khuẩn và kem nano bạc, có thể sử dụng cho bệnh nhân tay chân miệng với hiệu quả và độ an toàn cao.
Ưu điểm:
- Bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm để bôi ngoài da, sử dụng cho những vết loét trong miệng hoặc pha loãng để tắm phòng bội nhiễm.
- Hiệu lực kháng khuẩn mạnh, thời gian cho tác dụng nhanh.
- Khoog gây kích ứng, không gây xót, không làm ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương.
- Không gây nhuộm màu da.
Nhược điểm: sản phẩm Dizigone có mùi clorid đặc trưng, bay nhanh sau 5-10s. Nếu dùng cho khoang miệng, có thể pha loãng dung dịch với nước ấm theo tỉ lệ 1:1 để dễ sử dụng hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả kháng khuẩn.
>>> Xem bài viết: [REVIEW] TOP 7 thuốc bôi tay chân miệng nhanh khỏi dành cho bé
Tay chân miệng là một bệnh dễ lây truyền và nhầm lẫn. Việc nhận biết sớm và điều trị đúng nguyên tắc sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh, tránh được những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp