Sử dụng tã lót hay bỉm không đúng cách nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Hăm tã khiến trẻ đau đớn, thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn uống, khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng, bất an. Tổng hợp những điều các mẹ cần biết về hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được đưa ra ngay trong bài viết này.
Mục lục
I. Hăm tã là gì?
Hăm tã là một dạng viêm da thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là không phải là bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của trẻ. Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú khiến bố mẹ trẻ lo lắng.
II. Biểu hiện của hăm tã
Hăm tã ở trẻ rất dễ nhận biết. Bệnh thường gặp nhất ở vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục của trẻ.
- Da trẻ xuất hiện những mảng da đỏ, thường ở trong khu vực dùng tã lót. Ban đầu đó chỉ là những vùng da ửng hồng, sau đó có xu hướng sậm màu lên và lan rộng. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày thì da xuất hiện mụn mẩn đỏ li ti, vỡ ra hoặc bị xước có thể bội nhiễm tạo thành vết loét đau đớn.
- Trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc.
Hình ảnh vùng da hăm tã mẩn đỏ
III. Nguyên nhân của hăm tã
Hăm tã có thể do cả yếu tố bên trong và bên ngoài của trẻ
1. Yếu tố bên ngoài
- Tã lót không phù hợp với trẻ: trẻ bị kích ứng bởi thành phần trong tã lót; kích thước tã nhỏ so với mông bé, bé bị bó hẹp và cọ xát nhiều từ tã; tã, bỉm chất lượng kém;…
Dùng bỉm kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã
- Khăn giấy, nước giặt: các mẹ thường thích dùng khăn giấy để lau chùi, vệ sinh cho bé. Tuy nhiên khăn giấy thường được cho thêm chất tạo mùi, chất bảo quản. Những chất này với da bé đều gây kích thích.
- Tiếp xúc lau, rửa mạnh tay: da bé yếu và nhạy cảm nên với những tác động mạnh từ bên ngoài có thể là cơ hội để hăm tã xuất hiện.
- Phân và nước tiểu: chất thải của bé chứa nhiều chất không tốt cho da và là nơi nấm, vi khuẩn phát triển. Chất thải tích tụ và không được loại bỏ kịp thời dẫn tới kích ứng da vùng mông, bẹn, hậu môn của trẻ.
2. Yếu tố bên trong
- Da bé mỏng manh, yếu ớt, dễ bị kích ứng.
- Một số trẻ có sẵn cơ địa dị ứng, có nguy cơ mắc các bệnh viêm da như chàm sữa khi gặp kích thích từ bên ngoài (bụi bẩn, phấn hoá, thức ăn như hải sản, nhộng, trứng,…) thì cơ thể ngay lập tức phản ứng lại.
- Bé đang gặp vấn đề về tiêu hoá như đồ ăn lạ (với bé đã bắt đầu ăn dặm), bé sử dụng thuốc (kháng sinh,..), thiếu hụt lợi khuẩn đường tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Phân tiêu chảy thường có tính acid, tạo điều kiện vô cùng thuận loại cho nấm và vi khuẩn trên da phát triển và gây hăm.
Tiêu chảy là nguyên nhân dẫn tới hăm tã ở trẻ
Nguyên nhân gây hăm tã ở ngay xung quanh trẻ và tác động thường xuyên. Điều này đòi hỏi các mẹ cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc bé. Các mẹ có các hành động phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hăm đúng cách sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
IV. Mức độ nguy hiểm của hăm tã với trẻ
Hăm tã là tổn thương da hay gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân đã kể ở trên. Những tổn thương đó rất dễ nhận biết, nếu xử trí tốt thì khỏi nhanh trong vòng 1 tuần.
- Sử dụng tã lót, bỉm kém chất lượng.
- Vệ sinh, chăm sóc da bé chưa đúng cách.
- Bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, són phân, tè nhiều.
- Da bé mỏng manh, yếu ớt, dễ bị kích ứng.
Hăm tã dễ nhận biết và xử lý. Bố mẹ bé xử trí tốt thì bé sẽ mau khỏi.
Tuy nhiên nhiều trường hợp bố mẹ phát hiện muộn hoặc trị hăm tã cho bé không đúng cách dẫn tới tình trạng hăm của bé nghiêm trọng như:
- Mảng da hăm lan rộng ra khu vực xung quanh và các khu vực da khác.
Hình ảnh hăm tã lan rộng ra khu vực xung quanh
- Xuất hiện mụn nước, mụn nước loét, chảy mủ, lâu lành.
- Bé có dấu hiệu nhiễm trùng: mủ chảy ra có màu hoặc mùi hôi, trẻ sốt nóng,…
Hăm tã nặng làm bé đau đớn, khó chịu và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như trẻ hăm nặng ở quanh hậu môn và cơ quan sinh dục có thể dẫn vô sinh sau này.
Hăm tã có khả năng tái phát cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ kích thích bên ngoài và đến từ việc chăm bé. Các mẹ cần lưu ý duy trì những phương pháp tích cực để ngăn ngừa hăm tã quay trở lại.
>>> Xem thêm: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý an toàn
V. Cách điều trị hăm tã
Khả năng khỏi bệnh, hồi phục và ngăn ngừa tái phát được quyết định bởi cách chăm sóc trẻ. Những điều mà mẹ bé cần thực hiện ngay khi phát hiện bé bị hăm:
1. Chăm sóc trẻ
- Tã giấy sử dụng cho bé mẹ cần chọn loại có kích thước phù hợp, không quá chật hay quá rộng; tã có tỷ lệ sợi nilon hay sợi tổng hợp càng nhỏ càng tốt để tránh gây bí da trẻ khi sử dụng; tã không chứa các chất gây kích thích như chất tạo màu, tạo mùi,…
- Thường xuyên vệ sinh, loại bỏ chất thải (phân, nước tiểu, mồ hôi,…) cho bé.
- Thay tã đúng cách (với trẻ hăm ở khu vực quấn tã): vệ sinh sạch da bé, lau bằng khăn để da bé khô hoàn toàn mới mặc tã, bỉm. Thay tã, bỉm ít nhất 4 lần/ngày. Trước khi mặc mẹ có thể sử dụng thêm dung dịch kháng khuẩn dizigone cho bé để loại bỏ vi khuẩn và một số vi nấm gây hại.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với chất gây kích thích: khăn ướt có thành phần tạo màu, tại mùi; bụi, phấn hoa, chất giặt tẩy mạnh lưu lại trên quần áo trẻ sau khi giặt (mẹ nên sử dụng nước giặt quần áo không chứa chất tẩy mạnh);…
- Chế độ ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ, nhất là với trẻ bị hăm tã. Thức ăn có khả năng gây kích thích như hải sản (tôm, cua, nghẹ,…), nhộng, trứng,… Với trẻ ăn dặm mẹ nên cho thử với các loại thức ăn khác nhau, nếu thấy vùng mẩn trên da lan rộng hơn, trẻ ngứa ngáy hơn thì nên hạn chế loại thức ăn đó. Tương tự với trẻ bú mẹ. Protein từ thức ăn qua sữa mẹ và có thể gây kích ứng với trẻ. Mẹ cũng nên thử các loại thức ăn này và quan sát phản ứng của trẻ sau ăn.
Không nên cho trẻ ăn hải sản, trứng, nhộng khi bị hăm tã
2. Sử dụng các sản phẩm xử lý hăm tã.
Để giảm nhanh chóng các triệu chứng, điều trị khỏi và phòng hăm tã thì các mẹ cần sử dụng sản phẩm:
2.1. Dung dịch kháng khuẩn
Tổn thương trên da bé chủ yếu do nấm, vi khuẩn kích ứng và có thể xâm nhập gây bội nhiễm. Nốt mụn vỡ, vết thương hở hay vết xước trên da do nhiễm khuẩn mà lâu lành hoặc thành những vết loét. Dung dịch kháng khuẩn là giải pháp cần thiết để loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn, vi nấm có hại trên da. Loại dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho trẻ bị hăm cần đảm bảo yêu cầu sau:
- Thành phần an toàn, lành tính với da nhạy cảm.
- Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại chủ yếu trên da.
- Tiêu diệt vi sinh vật nhanh chóng.
Một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường mà các mẹ có thể tham khảo là dung dịch kháng khuẩn dizigone. Sản phẩm với rất an toàn cho da nhạy cảm của bé nhờ cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, không gây kích ứng hay đau rát. Bên cạnh đó, phổ kháng khuẩn rộng giúp Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh nấm và vi khuẩn gây hăm trên da bé.
2.2. Kem bôi hăm tã
Trẻ bị hăm tã có thể sử dụng các sản phẩm giúp làm dịu da, cải thiện, chấm dứt các triệu chứng bệnh. Kem hăm tã ra đời có công dụng chính là phòng và điều trị hăm tã, ngăn ngừa và giảm nhanh chóng mẩn, ngứa da ở trẻ, kích thích tự hồi phục làn da.
Một số tiêu chí để mẹ lựa chọn kem hăm tã phù hợp cho bé:
- Kem có hiệu quả tốt trong điều trị và phòng ngừa hăm tã.
- Thành phần kem dịu nhẹ với da nhạy cảm, không hoặc chứa một lượng rất nhỏ các chất dễ gây kích ứng như cồn, paraben,…
- Có nguồn gốc từ các nhãn hàng uy tín, được khuyên dùng bởi các bác sĩ da liễu.
- Giá cả phù hợp.
- Tiện lợi, dễ sử dụng.
Một số kem bôi hăm tã: kem bôi hăm bepanthen, cetaphil, mustela, dizigone nano bạc,…
Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả
VI. Những sai lầm mẹ cần tránh khi trẻ bị hăm tã
- Chậm trễ trong thay tã, bỉm. Việc này khiến phân và nước tiểu tăng thời gian lưu lại trên da. Hăm tã không được cải thiện mà còn tăng nặng thêm.
- Chưa loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây kích ứng da trẻ: giấy ướt thơm có nhiều chất tạo mùi, thức ăn gây kích ứng, xà phòng chứa nhiều chất tẩy mạnh.
- Sử dụng phấn rôm: nhiều mẹ khi con bị hăm thường bôi phấn rôm vào vị trí bị hăm hay thậm chí bôi vào nhiều khu vực khác trên da bé. Một suy nghĩ rất sai lầm của các mẹ là hăm ở trẻ do da bé bị ẩm ướt, nên cần bôi phấn rôm để da trẻ luôn khô ráo. Thực tế cho thấy rằng phấn rôm không có tác dụng lên phần da bị hăm của trẻ. Hơn nữa bột phấn rôm mịn và nhẹ, có kích thước rất nhỏ. Chúng có thể xen vào các khoảng trống trên da gây bít tắc da bé và ảnh hưởng không tốt tới hô hấp khi trẻ hít phải bụi phấn.
- Lạm dụng kem hăm tã bepanthen, sudocrem,…: Đa số kem trị hăm tã có tác dụng chống hăm và ngăn ngừa hăm tái phát. Nhiều mẹ sử dụng kem hăm tã ngay khi mới cho bé sử dụng bỉm hoặc khi bé đã trị khỏi hăm để ngăn ngừa bệnh quay lại. Tuy nhiên nhiều mẹ có dấu hiệu lạm dụng kem này như bôi nhiều lần trong ngày (từ 3-4 lần trở lên), bôi một lượng kem dày lên da, bôi kem ở nhiều khu vực trên cơ thể bé (kể cả những khu vực ít ẩm ướt, ít nguy cơ bị hăm như cánh tay, chân,…). Việc sử dụng kem trị hăm để dự phòng là cần thiết nhưng các mẹ có thể thấy rằng kem thường ở dạng thuốc mỡ đặc. Kem được sử dụng nhiều khiến bề mặt da nhờn, dính gây khó chịu, lỗ chân lông bị bít tắc làm sự trao đổi khí, mồ hôi của da với môi trường ngoài bị cản trở.
Không lạm dụng kem hăm tã cho trẻ nhỏ
Những hiểu biết cơ bản về hăm tã ở trẻ là rất cần thiết cho các mẹ. Hiểu đúng và làm đúng chính là phương pháp tốt nhất để bé nhà mình mau phục hồi và lành bệnh. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho cả mẹ và các bé. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp