Vùng kín là khu vực dễ bị hăm nhất trên cơ thể của bé. Do đóng bỉm nhiều, dễ phải tiếp xúc thời gian dài với các chất bài tiết, da bé thường ửng đỏ, mẩn mụn, trường hợp nặng còn có thể trợt loét. Hăm da vùng kín gây tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì là khu vực nhạy cảm, tiếp giáp với bộ phận sinh dục. Để xử lý hăm da vùng kín hiệu quả – an toàn, cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Mục lục
I. Biểu hiện của hăm da vùng kín
Hăm da vùng kín giống với hăm da thông thường, các triệu chứng bệnh tương tự. Diễn biến bệnh cũng phát triển theo từng giai đoạn khác nhau:
- Dạng ban hồng quanh vùng kín, mông, bẹn hoặc hai bên khớp háng. Ở một số trẻ, phát ban hơi mờ khó thấy rõ nên thường bị bỏ qua.
Hình ảnh hăm da dạng hồng ban quanh vùng kín
- Trên nền phát ban, các dạng mẩn đỏ, nhỏ, đậm rõ xuất hiện do trẻ bắt đầu ngứa gãi. Tình trạng này thường sau 1-2 ngày phát bệnh.
- Vùng kín nổi mụn nước, mẩn đỏ diện rộng, da khô. Bé ngứa gãi nhiều hơn, quấy khóc nhiều, không chịu ăn.
- Da bắt đầu có dấu hiệu chảy mủ, viêm sưng, trợt loét do gãi nhiều làm mụn nước vô tình bị vỡ ra.
- Giai đoạn này trẻ không được chữa trị kịp thời, viêm nhiễm nặng nề, ổ viêm loét lớn, mủ vàng, da sưng đỏ khiến trẻ đau xót khi vệ sinh. Bội nhiễm vi khuẩn, virus, nấm khiến trẻ gặp triệu chứng sốt cao co giật do độc tố từ mầm bệnh.
- Viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công trực tiếp vùng da tổn thương. Từ đó, chúng thuận lợi tiến tới những vị trí ấm, ẩm, các hốc cơ thể trẻ để sinh sôi, gia tăng số lượng cá thể. Vùng kín là nơi nhạy cảm, dễ xâm nhập, vi khuẩn có thể chu du trong đường tiểu, cơ quan sinh dục mà phát triển gây bệnh. Không chỉ vậy, chúng có thể theo nước tiểu chảy tràn qua hậu môn cư trú phát triển ngược lên đường tiêu hóa.
Hăm da ở các vùng cổ, tay chân không quá lo ngại nhưng hăm da vùng kín để lại nhiều hệ quả khôn lường. Vì nguy hiểm vậy nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý trị hăm da vùng kín càng sớm càng tốt, tránh để lâu ảnh hưởng cả sức khỏe về sau cho trẻ.
II. Hăm da vùng kín có nguy hiểm không?
Hăm da vùng kín làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm
- Hăm da vùng kín gây nguy hiểm đến chức năng sinh dục sinh sản, hệ tiết niệu của trẻ sau này. Sẹo do hăm da để lại nơi vùng kín ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
- Hăm da vùng kín gia tăng nguy cơ bội nhiễm các vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe sinh sản như: nấm Candida, vi khuẩn. Da vùng kín thương tổn, trợt loét tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu. Nếu không chữa trị kịp thời, tác nhân bệnh xâm nhập sâu đường sinh dục chưa hoàn thiện của trẻ gây vô sinh, sai sót phát triển hệ sinh dục- tiết niệu.
- Tuy nhiên, không phải giai đoạn hăm da vùng kín nào cũng gây nguy hiểm như vậy. Hăm da có tróc lở, trợt loét, bội nhiễm khuẩn xảy ra mới tạo điều kiện nấm, khuẩn phát triển sinh sản, nguy hại sức khỏe.
- Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của hăm da vùng kín là phải xử lý sớm ngay khi có dấu hiệu. Nếu da bé nổi mụn, trợt loét nhiều, bước vệ sinh, sát khuẩn là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại chỗ.
III. Chữa trị hăm da vùng kín như nào là an toàn nhất?
Hăm da vùng kín cần được chữa trị đúng cách, theo khoa học để giảm thiểu tối đa các trường hợp dị ứng nặng thêm, loét nặng thêm. Theo các chuyên gia da liễu, hăm vùng kín cần được xử lý dựa theo tình trạng hăm:
1. Trường hợp hăm nhẹ
Khi bé bị hăm vùng kín nhẹ, biểu hiện chỉ dừng mức hăm đỏ, mẩn đỏ vài nốt ngay ngày đầu, mẹ có thể sử dụng kem trị hăm.
Công dụng kem chống hăm vùng kín
- Kem trị hăm tã có đặc điểm mềm mịn, thấm nhanh, mướt giúp dưỡng chất thấm sâu nuôi dưỡng da. Các chế phẩm có công dụng cân bằng độ ẩm, chống viêm, kháng khuẩn trị các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban do hăm.
- Thực tế cho thấy, kem chống hăm chỉ có tác dụng chính trong dưỡng ẩm, phòng hăm tái phát và giảm các triệu chứng hăm nhẹ.
- Tính kháng khuẩn yếu khiến kem trị hăm không còn tác dụng với các biểu hiện hăm nặng, có dấu hiệu bong tróc, viêm loét.
>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé
Sản phẩm kem trị hăm và cách dùng
- Các loại: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi… là các kem chống hăm da phổ biến dùng cho hăm vùng kín.
- Em bé có thể bị kích ứng với một thành phần hay tá dược trong kem nên khi lần đầu sử dụng mẹ nên test thử lên da bé trước.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau đó lau khô, mẹ thoa một lớp kem vừa đủ lên vùng kín hăm, bôi sáng tối. Nếu mẹ chú ý bôi kem ngay từ khi hăm da có biểu hiện thì chỉ sau 1-2 ngày đã thấy mờ đỏ hẳn.
2. Trường hợp hăm nặng
- Đa số vết hăm ngày đầu thường không rõ ràng khó thấy, chỉ khi dấu hiệu mẩn đỏ dày, sưng viêm hoặc nặng hơn là có trợt loét, gia đình mới xác định được bệnh.
- Lúc này, kem trị hăm đa phần không còn phát huy được hiệu quả nữa. Các kem hăm chỉ có thể dùng cho vùng da khô, sạch, không có trợt loét, ướt dịch. Do vậy, mẹ cần dùng đến phương pháp làm sạch, diệt hoàn toàn khuẩn, nấm – tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Một sản phẩm dung dịch sát khuẩn đặc hiệu, nhanh, mạnh, lành tính sẽ giải quyết được vấn đề này.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu cho trẻ bị hăm tã. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt 100% vi sinh vật gây hăm tã trong vòng 30 giây. Sản phẩm chứa các thành phần lành tính, tương thích với cơ thể, an toàn, không gây kích ứng hay khó chịu với làn da mỏng manh của bé. Các mẹ nên sử dụng Dizigone nhiều lần trong ngày cho bé, đặc biệt là sau mỗi lần bé đi vệ sinh để vùng da tổn thương nhanh chóng được hồi phục.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml
Cách sử dụng dung dịch Dizigone cho trường hợp hăm nặng:
- Rửa trực tiếp Dizigone lên vùng da bị tổn thương. Để khô tự nhiên không cần rửa lại với nước.
- Tần suất sử dụng: 3-5 lần/ngày. Nên sử dụng Dizigone sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh.
3. Khi hăm da không đáp ứng điều trị với dung dịch sát khuẩn
Hăm da nặng, sử dụng dung dịch sát khuẩn vẫn không thấy tiến triển, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để khám chữa kịp thời. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại kem bôi chống viêm, kháng sinh với liều lượng tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp hăm tã nặng
Kem bôi kê đơn thường chứa các thành phần Corticoid chống viêm, kháng sinh diệt khuẩn, kháng nấm.
Thành phần:
- Kem bôi Kháng sinh có thể là các kháng sinh Cephalosporin, Gentamicin…
- Kem bôi Chống viêm như Prednisolon, Cortisol…
- Kem kháng nấm với thành phần Clotrimazole.
Công dụng:
- Kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn không có tác dụng trên virus, vi nấm.
- Corticoid ức chế miễn dịch, kháng viêm giúp làm giảm các triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
Cách dùng:
- Mẹ nên thoa kem sau khi đã lau sạch vùng kín.
- Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, báo lại bác sĩ ngay khi thấy da bé có biểu hiện lạ.
Lưu ý khi sử dụng:
- Kem kháng sinh, chống viêm là thuốc nên trước khi muốn sử dụng mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, nhận lời khuyên dùng thuốc.
- Thành phần Corticoid có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng lâu dài, trên diện tích da rộng. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không lạm dụng, không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế.
IV. 5 sai lầm cần tránh khi trẻ bị hăm da vùng kín
1. Đóng bỉm liên tục, chậm thay bỉm
- Da bí bứt, nóng ẩm, dễ đổ mồ hôi khi trẻ chơi đùa nhiều mà da không thông thoáng. Hơn nữa, chất liệu bỉm cọ xát nhiều vào da bé khiến trẻ dễ tái phát hăm da trở lại.
- Nhiều gia đình có thói quen để bỉm “nặng” mới thay cho bé. Làn da em bé yếu hơn người lớn dễ kích ứng khi tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu, giấy bỉm.
- Do đó, mẹ cần thay muộn nhất 1-2 tiếng sau khi bé tè,thay ngay sau khi bé đi nặng.
2. Bỉm sử dụng kém chất lượng
Dùng bỉm liên tục hoặc bỉm kém chất lượng
- Bỉm kém chất lượng tồn dư lượng lớn chất tẩy trắng độc hại. Da bé có thể kích ứng hăm da ngay từ những lần đầu sử dụng. Nếu cha mẹ không nhận biết nguyên nhân do bỉm kém chất lượng sớm thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Chất tẩy trong bỉm có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục tiết niệu gây vô sinh, rối loạn phát triển dậy thì…
- Chất liệu bỉm không đủ mềm mại, dễ bong tróc vải, thấm hút kém, có gờ sắc làm da bé bị kích ứng tăng hăm.
3. Lạm dụng phấn rôm, kem bôi hăm tã
Lạm dùng bôi kem trị hăm tã
Phấn rôm thấm hút mồ hôi, giúp da thông thoáng; kem bôi hăm tã giảm thiểu tình trạng hăm. Tuy nhiên, thành phần trong phấn, kem có thể gây kích ứng da bé, phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông, tăng tiết nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
4. Dùng lá khế, lá chè xanh
Không dùng các loại lá dân gian cho trẻ bị hăm tã nặng
- Các loại lá này khả năng kháng khuẩn còn hạn chế nên không diệt toàn diệt vi khuẩn như dung dịch sát khuẩn.
- Quá trình thu hái, chế biến không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến chất lượng trị, không đảm bảo độ vô khuẩn khi dùng trên da bé.
- Công đoạn chế biến phức tạp, không phải nhà nào cũng có ngay. Do đó, mẹ nên hướng tới sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh, tiện lợi.
5. Không xử lý triệt để vấn đề tiêu chảy của bé
Chưa xử lý triệt để vấn đề tiêu chảy của bé
- Tiêu chảy khiến trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Phân có tính acid khi tiếp xúc da thời gian lớn, trẻ xuất hiện hăm da ngay ngày sau đó.
- Kháng sinh cũng gây tiêu chảy nếu mẹ sử dụng tùy tiện không chỉ dẫn từ bác sĩ. Do đó, nếu cần dùng kháng sinh cho bé, mẹ nên hỏi lại bác sĩ về cách dùng kèm lợi khuẩn bổ sung để cân bằng hệ sinh thái đường ruột.
>>> Xem thêm: Giải pháp khắc phục tiêu chảy kéo dài bằng lợi khuẩn đường ruột
V. Kết luận chung
Hăm da vùng kín nguy hại hơn hăm da các vùng khác nên cần chữa trị đúng cách, kịp thời. Khi vùng kín con bị hăm, phụ huynh cần bình tình đánh giá mức độ và xử lý theo đúng nguyên tắc để da bé mau chóng hồi phục. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn giải đáp về hăm da vùng kín, xin liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp