Hăm da là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết các em bé trong độ tuổi dưới 2 đều gặp phải một tổn thương da liễu dạng hăm. Tuy không nguy hiểm nhiều, hăm da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí bỏ ăn và quấy khóc. Vì vậy, hiểu về hăm da và cách xử trí, phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tác hại mà hăm đem lại trên hành trình trưởng thành của bé.
Mục lục
I. Hăm da là gì?
- Hăm da là bệnh viêm da thường gặp tại ngấn cổ, ngấn tay chân, vùng da dùng bỉm… Tình trạng hăm là đáp ứng của cơ thể trước bí bứt do mồ hôi, do ẩm ướt, do phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với da…
- Hăm da không đáng lo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác, có hiện tượng nhiễm khuẩn, thậm chí gây sốt, co giật nguy hiểm.
II. Biểu hiện hăm da ở trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển. Hàng rào da còn mỏng manh, dễ kích ứng. Khi da tiếp xúc lâu với tác nhân gây bệnh, da thường phát tác các dấu hiệu theo trình tự thời gian thể hiện tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng:
- Ban đầu, da ửng đỏ, mẩn ngứa thành mảng da đỏ, nổi sần trên da thường.
- Bệnh tiến triển nhanh sau 1-2 ngày thành các mẩn đỏ, ngứa rát, xuất hiện mụn nước li ti dễ bong tróc.
- Ngứa tăng, trẻ gãi nhiều, cọ xát da dễ vỡ mụn khiến da trợt loét, viêm nhiễm.
- Không điều trị sớm, lở loét diễn biến trầm trọng, lan rộng. Vi khuẩn, nấm mốc dễ tấn công gây bệnh toàn thân. Nếu hăm da ở vùng kín còn ảnh hưởng đến chức phận sinh dục – tiết niệu của trẻ sau này.
Hình ảnh trẻ bị hăm da vùng kín
- Trẻ sợ tắm, sợ đóng bỉm, sợ tiểu tiện làm xót da. Trẻ quấy khóc nhiều do ngứa ngáy, đau nhức mình. Việc này làm giảm chất lượng giấc ngủ, ăn uống của trẻ.
- Vùng da phát ban thường nóng ẩm, đổ mồ hôi nhiều hơn khu vực khác.
Vị trí hăm có thể khác nhau ở từng bé, nhưng các triệu chứng trên da đều tương tự. Nếu có thể nhận diện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, hăm da sẽ không biểu hiệu nặng và bớt nguy hiểm.
III. Nguyên nhân hăm da trẻ sơ sinh
Hăm da tùy vị trí mà nguyên nhân gây ra là khác nhau.
1. Hăm tại các ngấn tay, chân, cổ
Hình ảnh hăm da vùng cổ ở trẻ
Hăm thường do mồ hôi nóng nực, thức ăn, lông quần áo, lông thú cưng, bụi bẩn đọng lại tại các vòng ngấn. Da đáp ứng các kích ứng bằng viêm da dạng hăm.
Vùng da hai bên ngấn thường xuyên cọ xát nhau dễ xước xát, mẩn đỏ. Hăm da ở các vị trí này thường khó xử lý dứt điểm và đòi hỏi mẹ phải chăm sóc cẩn thận. Trong một số trường hợp nặng, hăm chỉ cải thiện khi bé lớn dần, ngấn tay, chân, cổ giảm bớt đi.
2. Hăm tã vùng da đóng bỉm
Hăm tã gặp phổ biến ở trẻ sử dụng bỉm thường xuyên. Hăm tã do bí bứt, ẩm ướt, do kích ứng bỉm, do tiếp xúc nhiều với phân nước tiểu:
- Bỉm đóng sai cách, quá chặt khiến trẻ đi lại khó khăn. Da cọ xát bỉm nhiều, hăm da vùng mông rộng.
- Bỉm giả, bỉm không thương hiệu. Hóa chất tồn đọng, chất liệu bỉm gây kích ứng mạnh da em bé.
- Bé bị tiêu chảy, đi nặng nhiều lần. Mẹ không kịp lau chùi vệ sinh cho bé, khiến bé hăm tã nhanh.
- Khăn ướt lau vệ sinh da có chứa thành phần gây kích ứng da bé.
- Mẹ để cả ngày mới thay bỉm cho bé. Bé đi vệ sinh lượng lớn mới thay. Da vùng bỉm tiếp xúc nước tiểu phân càng lâu.
- Mẹ lau rửa không sạch sau mỗi lần con đi vệ sinh. Nguyên nhân này ít gặp nhưng không phải không có.
Hình ảnh hăm tã vùng da đóng bỉm
IV. Cách trị hăm da trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian
Hăm da có nhiều mẹo vặt dân gian và trị theo chỉ dẫn bác sĩ an toàn- hiệu quả cho bé. Khi con trẻ bị hăm da, các bà thường mách mẹ cách tắm với lá khế, bàng, trầu không…
1. Trị hăm cổ bằng lá bàng (đơn tướng quân)
Lá bàng trong dân gian sử dụng để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, chàm sữa, hăm da ở trẻ.
Cách dùng trị hăm da:
- Mẹ lấy một nắm là bàng, rửa sạch, cắt nhỏ lá.
- Đun lá với 1-1,5l nước trong 15 phút, lấy dịch nước tắm
- Tắm mỗi ngày 1 lần trong 3-4 ngày, mụn mẩn sẽ tự bay.
2. Chữa hăm vùng kín với lá trầu không
Lá trầu không có thành phần Chavicol cùng các tinh dầu có tính kháng khuẩn, chống viêm. Tắm với lá trầu không, bé sẽ bay vết hăm sau 3-4 ngày, giảm ngứa ngáy khó chịu.
Nguyên liệu: 4-6 lá trầu, rửa sạch, thái nhỏ
Cách dùng:
- Cho lá vào bát nhỏ, dội nước sôi trực tiếp lên, đậy vung chờ 15 phút.
- Lấy dịch hòa nước ấm tắm cho bé.
3. Dùng lá khế trị hăm háng
- Trong Y học cổ truyền, lá khế được công nhận là vị thuốc trị hăm hữu hiệu.
- Cách sử dụng: lấy 100-150g lá khế, ép lấy nước chấm trực tiếp lên vết hăm (không hở). Mỗi ngày 1 lần, sau 3-4 ngày hăm tự bay.
Trị hăm bằng dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp hăm nhẹ, hăm chưa có dấu hiệu tróc lở da.
V. Trị hăm theo phương pháp hiện đại
1. Nguyên tắc cơ bản chữa trị hăm da
- Đảm bảo da bé luôn thông thoáng
Da em bé nếu thường xuyên bị bí, nóng sẽ đổ mồ hôi nhiều. Mồ hôi đọng lại càng lâu trên da, bé càng dễ bị hăm.
Trẻ sơ sinh các ngấn cổ, tay, chân luôn có sự cọ xát da hai bên ngấn với nhau. Nếu không được lau chùi, vệ sinh sạch dễ bị kích ứng da.
- Loại bỏ mầm bệnh gây kích ứng trên da
Mầm bệnh gây kích ứng da điển hình: Mồ hôi, chất thải cơ thể, quần áo, bụi bẩn….
Để loại bỏ hoàn toàn tác nhân phát sinh, không tốn quá nhiều công sức, mẹ nên sử dụng dung dịch sát khuẩn.
- Dùng kem dưỡng để phục hồi, tái tạo
Làn da bị hăm cần phục hồi cân bằng ẩm bằng kem dưỡng ẩm; cần được phòng tránh hăm tái phát bằng kem trị hăm.
2. Các sản phẩm trị hăm da thông dụng trên thị trường
2.1. Kem trị hăm
- Các loại kem ngoài thị trường như: Sudocrem. bepanthen. Skinbibi ….là những sản phẩm kem trị hăm tã.
- Công dụng:
Dưỡng ẩm da, phục hồi da, tân tạo làn da bị thương tổn do sưng viêm, mẩn đỏ.
Dùng trong nhiều trường hợp khác nhau: hăm tã, vết côn trùng cắn, chống nắng, dùng cho da khô nứt nẻ vào mùa đông…
- Hiệu quả trị hăm tã giai đoạn đầu của kem là rất tốt. Ngày đầu bé lên mẩn đỏ do hăm da chỉ cần thoa 1 lớp kem mỏng qua đêm là sáng sau đã bay mất hăm.
- Khi sử dụng kem, mẹ nhớ vệ sinh vùng da hăm sạch sẽ sau đó thoa kem lên vùng hăm 1-2 lần mỗi ngày. Sau 3-4 ngày sử dụng, mẹ sẽ thấy tình trạng da phục hồi đáng kể.
>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé
2.2. Bộ sản phẩm Dizigone
Bộ sản phẩm Dizigone giúp xử lý hiệu quả tình trạng hăm da ở trẻ
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Sát khuẩn da là bước quan trọng trong chữa hăm da cho em bé. Với khả năng diệt đến 99% vi khuẩn, virus, vi nấm, dung dịch sát khuẩn luôn là lời khuyên hàng đầu của bác sĩ cho mẹ.
- Không cầu kỳ như tắm lá, không gây kích ứng ngược như các sản phẩm thiên nhiên, dung dịch sát khuẩn loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bội nhiễm, bụi bẩn, chất đọng trên da. Không cần rửa lại với nước, dung dịch sát khuẩn chỉ cần thấm lên vùng da bị hăm bằng bông 2 lần mỗi ngày.
- Bằng công nghệ tiên tiến từ châu Âu, qua nghiên cứu và phát triển, dung dịch sát khuẩn Dizigone với thành phần không hóa chất độc hại, không kích ứng da, diệt sạch hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Khi sử dụng cùng kem nano bạc, da bé sẽ được bảo vệ trọn vẹn khỏi hăm da.
- Kem nano bạc Dizigone với thành phần chính là các tiểu phân nano kích thước siêu nhỏ thấm sâu, nhanh, cho tác dụng mạnh hơn phân tử bạc.
- Chúng giúp gia tăng tác dụng se khít vết hăm da, giảm hình thành sẹo, tăng kết cấu đàn hồi, thúc đẩy lành da. chống viêm diệt khuẩn hiệu quả.
- Ngoài ra, kem chứa thêm các chiết xuất lô hội, Cúc la mã có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm bổ sung. Sản phẩm là kem dưỡng ẩm, phục hồi da cần thiết cho hăm da ở trẻ
- Mẹ chỉ cần thoa 2 lần mỗi ngày sáng tối, nhất là sau tắm da bé còn ẩm thấm dưỡng chất càng mạnh.
Kem bôi da chống viêm, kháng sinh, corticoid
Nếu các cách xử lý trên trên vẫn khiến da em bé bong tróc, lở loét mẹ nên đến tìm bác sĩ kê thuốc điều trị.
- Kem chống viêm thường là các corticoid nồng độ thấp: Prednisolon, methylprednisolon, cortisol…giúp giảm thiểu tình trạng sưng viêm, dị ứng đang diễn biến xấu. Cách dùng: bôi 1-2 lần/ ngày, dùng trong 5 đến 7 ngày, có giám sát theo dõi từ bác sĩ.
- Kem bôi kháng sinh cephalosporin thế hệ 1: Cefazolin và Amoxicillin, Gentamycin…sử dụng với trẻ sơ sinh trẻ nhỏ với bệnh chàm, hăm da dị ứng. Liều dùng: Bôi 1-2 lần mỗi ngày, từ 7 đến 10 ngày.
- Kem không được khuyến khích dùng ngày từ khi mới bị bệnh, chỉ sử dụng khi có bội nhiễm, lở loét diễn biến nặng. Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn: Corticoid gây phù, suy thượng thận cấp nguy hiểm.
Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ bị hăm da
Corticoid lạm dụng làm bé nên mụn trứng cá, mụn viêm từ bé do chức năng ức chế hệ miễn dịch hoạt động, không ngăn chặn vi khuẩn tấn công da. Những tác hại toàn thân khác gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, mẹ không nên tùy ý sử dụng thuốc mà cần đến bác sĩ, dược sĩ để được nhận tư vấn chính xác nhất.
VI. Ngăn ngừa hăm da tái phát trở lại
Sau khi bé khỏi đợt hăm da, mẹ thay đổi một số sinh hoạt phù hợp tránh hăm da tái diễn trở lại với bé:
- Xem lại cách đóng bỉm đúng hay chưa, thay đổi bỉm chất lượng.
- Hạn chế mũ len trùm đầu, áo lông, áo len cổ cao, quần áo không thấm mồ hôi.
- Hạn chế cho trẻ ăn những đồ dễ kích ứng da, dị ứng gây tiêu chảy.
- Dùng kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần mỗi ngày.
- Lau chùi, vệ sinh các vùng cổ, lưng, nách, tay chân khi có mồ hôi
- Rửa sạch da mông, vùng kín khi trẻ đi vệ sinh, tránh rây rớt ra da bé.
VII. Kết luận chung
Hăm da trẻ em khiến bé nổi mẩn, ngứa ngáy, quấy khóc. Phụ huynh không nên chủ quan khi con mới có biểu hiện hăm. Trị hăm da càng sớm càng tốt với dung dịch sát khuẩn, dưỡng ẩm thường xuyên, hăm da sớm mất đi. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã trẻ em, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp