Người già nằm liệt lâu ngày, khả năng vận động suy giảm dễ gặp phải các vết loét ngoài da. Để loét không sâu thêm nữa và lành nhanh hơn, việc chăm sóc đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách điều trị loét da cho người già an toàn – hiệu quả nhất.
Mục lục
I. Đánh giá mức độ vết loét tỳ đè
Để xác định hướng chăm sóc vết loét, cần đánh giá mức độ loét hiện tại của người bệnh. Đối với các vết loét do tỳ đè được chia làm 4 mức độ như sau:
1. Mức độ 1
Da màu đỏ nhạt, cứng hơn các vùng da xung quanh. Giai đoạn này thường khó phát hiện, người nhà cần chú ý theo dõi và kiểm tra thường xuyên bệnh nhân.
2. Mức độ 2
Vết loét bắt đầu xuất hiện, có màu từ hồng đến đỏ. Mô dưới da không bị bộc lộ, bắt đầu xuất hiện mụn nước nguyên vẹn hoặc bị vỡ một phần do áp lực.
3. Mức độ 3
Biểu hiện là mất toàn bộ độ dày da. Các tế bào hoại tử màu vàng đục xuất hiện, không có bộc lộ cơ xương hoặc gân.
4. Mức độ 4
Đây là mức độ nặng nhất, mất toàn bộ độ dày da, bọc lộ cơ, xương và gân. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do tổ chức mô bị hoại tử.
Dựa trên mức độ nặng nhẹ, vết loét sẽ được chăm sóc theo hướng cụ thể. Vì vậy, người chăm bệnh cần đánh giá kỹ các dấu hiệu theo thang phân loại để xác định đúng tình trạng vết loét. Chăm sóc sớm và hợp lý sẽ giúp kiểm soát tổn thương và tăng tốc độ phục hồi.
➤ Xem thêm: 4 bước chăm sóc vết loét tỳ đè hiệu quả nhất
II. Cách điều trị vết loét ở người già theo từng mức độ
Ở từng mức độ thì cách chăm sóc bệnh nhân sẽ được điều chỉnh phù hợp:
- Mức độ 1,2: Giảm áp lực tỳ đè, nâng đỡ thể trạng, vệ sinh vết loét
- Mức độ 3: Giảm áp lực tỳ đè, nâng cao thể trạng, vệ sinh vết loét, có thể cần can thiệp ngoại khoa
- Mức độ 4: Cần phối hợp tất cả các phương pháp kể trên.
1. Giảm áp lực cho vùng da bị tỳ đè
- Cần sử dụng các loại đệm mềm (đệm khí, đệm nước). Với mỗi tư thế nên kê các gối mềm ở vị trí thích hợp để tránh tỳ đè.
- Thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên, khoảng 1-2 lần/giờ. Đối với người ngồi xe lăn, tần suất tăng lên khoảng 15 phút/lần.
- Đặt bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.
- Sử dụng giường có sự trợ giúp đặc biệt nhằm duy trì áp lực tỳ đè <32 mmHg.
2. Nâng đỡ thể trạng
- Tăng cường lưu thông máu đến vùng da bị tỳ đè: Người nhà mát xa, xoa bóp cho bệnh nhân. Lưu ý cần thực hiện thường xuyên, chậm rãi, nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết loét.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: đảm bảo lượng calo, protein 1-2g/ngày, vitamin, yếu tố vi lượng
- Tăng cường vận động: hạn chế việc tiếp xúc, tỳ đè quá lâu vào một vật, tránh hình thành vết loét.
3. Chăm sóc các vết loét
- Bước 1: Dùng nhíp y tế để gắp bỏ mô hoại tử, mảnh vụn da chết. Nếu vết loét có mày cứng bao phủ, cần xem xét cạy bỏ để bộc lộ ổ loét bên trong. Thủ thuật này nên được thực hiện bởi y tá/điều dưỡng để đảm bảo an toàn, không gây đau đớn nhiều cho người bệnh.
- Bước 2: Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Thấm dung dịch ra bông/gạc để lau vết loét 3-4 lần/ngày. Với những vết loét nặng, chảy nhiều mủ, dịch, việc chăm sóc nên được thực hiện tích cực 2-3 tiếng/lần để đạt hiệu quả tối ưu.
- Bước 3: Băng vết loét, áp dụng với vết loét từ mức độ 2 trở đi. Bước làm này nhằm mục đích che chắn, bảo vệ vết loét khỏi co sát với quần áo, đệm giường. Đồng thời, đây cũng là rào chắn ngăn trở các mầm bệnh bên ngoài tấn công vết loét. Lưu ý thay băng ít nhất 1 lần/ngày để đảm bảo vết loét được khô thoáng, sạch sẽ.
4. Can thiệp ngoại khoa
Khi tính trạng vết loét trở nên nặng, không thể sử dụng thuốc đơn thuần mà cần có các can thiệp ngoại khoa. Một số phương pháp đó là: cắt lọc vết loét, phá bỏ đường hầm,…
III. Hướng dẫn vệ sinh vết loét đúng cách
Ở người cao tuổi thì các tổ chức của da liên kết lỏng lẻo, dễ bị tổn thương từ những yếu tố bên ngoài tác động vào. Khi xuất hiện các vết loét tỳ đè thì càng gia tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân lớn tuổi. Vì vậy, việc vệ sinh vết thương sạch sẽ là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình điều trị các vết loét do tỳ đè.
1. Cách chọn dung dịch kháng khuẩn vệ sinh vết loét
Một dung dịch vệ sinh vết loét cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Khả năng làm sạch nhanh, sát khuẩn mạnh
- Phổ tác dụng rộng
- Không làm tổn thương tế bào hạt
- An toàn, không gây kích ứng, xót da
- Không độc đối với cơ thể
Hiện nay có rất nhiều dung dịch sát khuẩn như: cồn y tế, nước oxy già, povidon iod. Tuy nhiên, hiệu lực sát khuẩn còn yếu và đặc biệt làm tổn thương tế bào hạt, làm vết thương chậm lành. Bởi vậy, chúng dần không còn được sử dụng để xử lý các vết loét ngoài da.
Hiện nay, dung dịch kháng khuẩn rửa vết loét được dùng nhiều nhất tại các bệnh viện, phòng khám là dung dịch kháng khuẩn ion. Nhờ tác động theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên, dung dịch này đáp ứng được yêu cầu của dung dịch kháng khuẩn lý tưởng, hiệu quả nhanh, mạnh và an toàn.
Tại Việt Nam, đại diện đầu tiên và duy nhất của dòng sản phẩm kháng khuẩn này là Dizigone.
➤ Xem thêm: Tổng quan về dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone
2. Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn ion Dizigone
- Lau/rửa dung dịch vào khu vực vết loét, giữ dung dịch tại ổ tổn thương tối thiểu 30 giây
- Thực hiện 3-4 lần/ngày để tối ưu hiệu quả
- Không cần rửa lại bằng nước.
Phản hổi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét tỳ đè bằng bộ sản phẩm Dizigone theo hướng dẫn của chuyên gia Viện da liễu.
➤ Xem thêm: 10 cách phòng ngừa loét tì đè cho người nằm lâu
Bài viết trên đã cung cấp cho người nhà chăm sóc những kiến thức cần thiết nhất để xử lý vết loét cho người cao tuổi. Ở mỗi mức độ, cách chăm sóc vết loét sẽ khác nhau. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ đến số HOTLINE 19009482 để được tư vấn và giúp đỡ.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp
Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!