Chăm sóc vết loét ở người già không đúng cách sẽ khiến vết loét ngày càng ăn sâu và lan rộng hơn. Nếu để tình trạng này càng kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, ngay khi phát hiện loét da, bạn cần dùng thuốc trị lở loét cho người già phù hợp để vết loét mau khỏi, nhanh khô lành vết thương.
Mục lục
I. Thuốc sát khuẩn
Thuốc sát khuẩn giúp loại bỏ những vi sinh vật gây bệnh ở vị trí loét, ngăn ngừa xâm nhập vào cơ thể qua vị trí tổn thương, gây thêm tình trạng nặng hơn cho vết loét.
Ngoài ra nó còn làm sạch vết loét, loại bỏ những chất sinh ra trong quá trình viêm. Vì vậy đây là nhóm thuốc có vai trò quan trọng nhất trong điều trị lở loét da cho người già.
Đánh giá ưu nhược đểm của một số loại thuốc sát khuẩn thông dụng:
1. Cồn 70-75 độ
Ưu điểm: Loại bỏ được một số chủng vi khuẩn, rẻ tiền, không màu, dễ quan sát vết loét.
Nhược điểm: Hiệu quả diệt khuẩn không cao, không tác dụng với bào tử nấm. Không dùng cho vết loét hở. Chậm lành vết loét. Dễ gây kích ứng da. Dễ gây khô da và kích ứng da khi dùng nhiều lần trong ngày. Dễ cháy. Gây bỏng nặng nếu sát trùng da bằng cồn trước khi thấu nhiệt.
Mặc dù được nhiều người sử dụng, nhưng cồn được khuyến cáo tuyệt đối không dùng cho vết loét hở ngoài da.
2. Povidon Iod (Betadine)
Ưu điểm: Dùng được cho hầu hết mọi loại thương tổn ngoài da như: vết loét hở, vết bỏng, vết thương, vết mổ…. Khả năng sát khuẩn mạnh, nhưng vẫn an toàn và không làm tổn thương mô hạt.
Nhược điểm: Tác dụng chậm và không kéo dài. Nhuộm màu da, gây khó khăn trong quan sát tiến triển vết loét. Nếu sử dụng lâu dài trên vết loét rộng sẽ gây tăng tiết nước bọt, mắt bị kích ứng, đau dạ dày, ỉa chảy, khó thở, tổn thương thận, ảnh hưởng đến tuyến giáp.
>>> Xem thêm: Betadine: thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất
3. Oxy già
Ưu điểm: Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh với nhiều chủng vi sinh vật gây bệnh thường gặp. Không màu, rẻ.
Nhược điểm: Có thể gây kích ứng, bỏng da và miêm mạc. Gây khô, xót da và làm tổn thương mô hạt.
Cũng giống như cồn, Oxy già cũng không phải là lựa chọn tốt vết loét hở ngoài da.
4. Chlorhexidin
Ưu điểm: tác dụng diệt khuẩn rộng và thời gian tác dụng nhanh. Hiệu quả kéo dài, giúp hạn chế số lần sử dụng hàng ngày.
Nhược điểm: Có thể gây ra một số phản ứng mẫn cảm và kích ứng da, phát ban, ngứa rát, chóng mặt, nhịp tim nhanh, khô miệng. Nếu thuốc hấp thu quá mức qua niêm mạc miệng hoặc niêm mạc âm đạo, có thể xảy ra quá liều và gây tác dụng có hại trên thần kinh và tim mạch. Có nguy cơ thương tổn mô hạt, cản trở quá trình lành thương bình thường của cơ thể.
Vì vậy, Chlorhexidine cũng không phải là lựa chọn tối ưu để chăm sóc vết loét cho người bị liệt.
5. Dizigone
Ưu điểm:
- Phổ diệt khuẩn rộng: hiệu quả với Vi khuẩn, trực khuẩn, nấm
- Hiệu suất diệt khuẩn 100% rất nhanh sau 30 giây, giúp vết loét mau lành
- Không đau, không xót, không màu
- An toàn cho cả trẻ nhỏ
Nhược điểm: Mùi Chloride đặc trưng, bay nhanh sau 5-10 giây
Theo nhiều chuyên gia y tế, Dizigone là dung dịch kháng khuẩn tối ưu cho vết loét vì đảm bảo được các tiêu chí: Hiệu quả mạnh – tác dụng nhanh – an toàn – không gây xót, kích ứng.
>>> Xem thêm: Tổng quan về Dizigone và công nghệ EMWE
II. Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da trị lở loét
Thuốc bôi có chứa các kháng sinh như neomycin, polymycin, sulfadiazine bạc… cho tác dụng hiệu quả trên các chủng vi khuẩn khó bị tiêu diệt bởi chất sát khuẩn thông thường.
Ưu điểm của loại thuốc mỡ này là kháng sinh được hấp thu trực tiếp qua da, hạn chế tác dụng không mong muốn so với kháng sinh dùng đường uống.
Tuy nhiên, phản ứng dị ứng với kháng sinh có thể diễn ra ở một số người nhạy cảm, dẫn tới sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng. So với thuốc sát khuẩn thì kháng sinh có nhiều tác dụng phụ hơn.
III. Thuốc uống giảm đau
Vết loét là một tổn thương ở da, tùy theo mức độ vết loét mà mức độ khó chịu, đau đớn cũng sẽ tăng tương ứng.
Vết loét đau nhẹ có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen, diclofenac, … Chú ý không vượt quá liều dùng tối đa khi sử dụng các thuốc này để tránh tác dụng không mong muốn như loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch,…
Vết loét sâu, đau nặng có thể dùng các thuốc opioid như codein, pethidine, tramadol,…
Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của thầy thuốc khi sử dụng nhóm thuốc này.
IV. Thuốc uống chống viêm
Viêm là một phản ứng bảo vệ cơ thể khi có vết loét, có xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm dai dẳng sẽ ảnh hưởng cuộc sống và làm vết loét chậm lành.
Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, diclofenac và naproxen có kèm cả tác dụng chống viêm. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống viêm steroid để cho hiệu quả chống viêm cao.
Lưu ý không lạm dụng nhóm thuốc này vì nó có nhiều tác dụng phụ.
V. Thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm
Nếu tình trạng loét kéo dài, vết loét lớn, nguy cơ nhiễm vi khuẩn tăng lên, bệnh nhân có thể được bác sĩ kê thêm thuốc kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm.
Các dấu hiệu của.bội nhiễm vi khuẩn:
- Vết loét lan rộng,
- Viêm nặng kèm chảy dịch mủ,
- Thân nhiệt tăng, sốt,
- Đau nhức nhiều,…
Bác sĩ sẽ là người chỉ định có dùng kháng sinh đường toàn thân để chống bội nhiễm không, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Có thể dùng kháng sinh nhóm beta-lactam, aminosid, quinolon,…
Dùng kháng sinh đường toàn thân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, sốc phản vệ, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy vệc sử dụng kháng sinh phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ
VI. Thuốc kích thích tái tạo da
Ngoài kháng khuẩn, mục đích của chăm sóc còn giúp cho vết loét nhanh liền và hạn chế để lại sẹo.
Một số thuốc Tây y có khả năng kích thích quá trình lên da non, ví dụ Hyaluronic Acid giúp tăng tổng hợp Collagen ở mô liên kết, tái tạo tế bào, mô.
Ngoài ra, bạn có thể dùng một số sản phẩm thiên nhiên như bột nghệ, nha đam, dầu dừa, tỏi… Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng các liệu pháp thiên nhiên chăm sóc khi vết loét đã khô, bắt đầu lên da non, không nên sử dụng với vết thương hở. Nên lựa chọn kỹ nguyên liệu thiên nhiên, đảm bảo các yếu tố vô trùng, không chứa các chất độc hại.
VI. Kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Độ ẩm làm mềm vết loét, ngăn sự co kéo ở vị trí tổn thương, làm giảm cảm giác đau và tạo điều kiện cho vết loét nhanh lành. Nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ tự nhiên để an toàn với cơ thể
Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc.
Dizigone – Bộ sản phẩm trị lở loét da cho người già mau lành – nhanh khỏi
1. Dung dịch kháng khuẩn khuẩn Dizigone
Dizigione là dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng trong điều trị vết loét, được phát triển bởi công nghệ EMWE tiên tiến từ Châu Âu, cho nhiều ưu điểm như:
- Khả năng kháng khuẩn NHANH, MẠNH và hiệu quả, loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây ( Thử nghiệm Quatest 1 – Bộ KHCN )
- Loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm và các vi khuẩn có bên trong màng.
- Không gây đau, xót, an toàn cho cơ thể.
- Hỗ trợ làm lành vết thương, giảm thời gian liền vết loét do không ảnh hưởng quá trình lên da non, không phá hủy mô sợi, tế bào vùng tổn thương
- Giúp khử mùi khó chịu tại vết loét
2. Kem Dizigone Nano Bạc
Dizigone Nano Bạc ứng dụng công nghệ bào chế Nano bạc siêu phân tử. Sản phẩm có chứa các chiết xuất thảo dược tự nhiên như: Chiết xuất lô hội, Chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà. Dizigone Nano bạc giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, dịu da. Sản phẩm kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Hiệu quả khi chăm sóc vết loét bằng bộ sản phẩm Dizigone
3. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone trị lở loét cho người già
- Lau/rửa/xịt vết loét 3-4 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone. Giữ dung dịch trên vết loét tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Đợi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano Bạc. Chỉ thoa kem khi vết loét đã khô se, không còn chảy mủ, chảy dịch.
Phảnh ồi của người nhà bệnh nhân sau khi chăm sóc vết loét do tỳ đè bằng bộ sản phẩm Dizigone
Xem thêm phản hồi thực tế và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét qua shopee:
Thuốc sát khuẩn và kem dưỡng ẩm là hai loại thuốc trị lở loét cho người già quan trọng nhất và không thể thiếu. Lựa chọn được sản phẩm phù hợp sẽ giúp vết loét nhanh lành, giảm nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc vết loét, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc vết loét lở cho người già
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp