Tay chân miệng là một bệnh dễ lây lan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Do đó, việc nhận biết và áp dụng những biện pháp chăm sóc sớm khi trẻ bị bệnh là điều rất nhiều cha mẹ quan tâm. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh và cách điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng tại nhà nhanh khỏi an toàn cho các cha mẹ tham khảo.
Mục lục
I. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường có các triệu chứng phổ biến nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên hoặc người lớn nếu nhiễm bệnh, khả năng biểu hiện những dấu hiệu của bệnh là không cao.
Có ba dấu hiệu bệnh tay chân miệng dễ nhận thấy nhất là sốt, xuất hiện mụn nước toàn thân và vết loét ở miệng.
1. Sốt
Sốt là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên dấu hiệu này thường hay bị nhầm lẫn với những bệnh cảm sốt thông thường, khiến nhiều cha mẹ chủ quan. Bên cạnh đó, ở giai đoạn này, bệnh còn đi kèm một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, trẻ thường cảm thấy khó chịu, quấy khóc.
2. Phát ban và mụn nước xuất hiện trên da
Dấu hiệu tiếp theo của bệnh là những mụn nước liên tục xuất hiện. Chúng có đường kính khoảng 1-2mm, mọc rải rác khắp nơi trên cơ thể, gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Những mụn nước và triệu chứng sốt thường hay bị nhầm lẫn với bệnh thủy đậu, dẫn đến việc nhiều cha mẹ áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà sai cách. Để phân biệt hai bệnh này, cha mẹ chỉ cần nhìn vào lòng bàn tay, bàn chân của trẻ. Những mụn nước thủy đậu không mọc ở bàn tay, bàn chân, trong khi mụn nước gây ra bởi bệnh tay chân miệng luôn luôn xuất hiện ở hai vị trí đặc biệt này.
3. Các vết loét trong miệng
Một dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng là những vết loét trên niêm mạc miệng. Chúng thường bắt đầu từ những chấm nhỏ, dần lớn hơn rồi vỡ ra, gây tình trạng tổn thương trong miệng. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiều biểu hiện của trẻ như:
- Trẻ bỏ bú, chán ăn hoặc gặp khó khăn trong nhai, nuốt.
- Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn.
- Trẻ đau đớn, quấy khóc nhiều
Nếu không chăm sóc cẩn thận, các vết loét miệng rất dễ nhiễm trùng, loét càng rộng thêm, ăn sâu dưới niêm mạc miệng và khó khỏi.
II. Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?
Bệnh tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người nếu tiếp xúc trực tiếp với virus gây bệnh. Vị trí dễ bắt gặp những loại virus này là vùng mũi và cổ họng nhưng cũng có trong dịch bọng nước hoặc phân của những người bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, virus còn có thể lây gián tiếp thông qua những đồ vật mà bệnh nhân sử dụng. Bệnh dễ lây lan nhất trong tuần đầu của bệnh. Do đó, cha mẹ cần cách ly trẻ với những người khỏe mạnh khác, sử dụng đồ riêng để tránh .
Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể vẫn còn trong đường hô hấp hoặc đường ruột của người bệnh trong vài tuần đến vài tháng sau khi bệnh đã lui. Vì thế, trong một số trường hợp bệnh nhân mắc tay chân miệng vẫn còn có khả năng truyền bệnh ngay cả khi đã bình phục hoàn toàn.
III. Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà an toàn
Trẻ mắc tay chân miệng có thể điều trị tại nhà nếu triệu chứng bệnh nhẹ.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên những biện pháp được sử dụng là điều trị hỗ trợ nhằm đẩy lùi triệu chứng của bệnh.
1. Dùng thuốc
Việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân tay chân miệng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế những tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Hạ sốt: trẻ thường được chỉ định paracetamol, một số là ibuprofen nếu sốt trên 38 độ C.
- Sử dụng kem bôi chống ngứa với những nốt mụn nước xuất hiện trên da của trẻ.
- Tuy nhiên cần lưu ý với trẻ mắc tay chân miệng mức độ nhẹ, không được tự ý sử dụng kháng sinh, không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ.
2. Các biện pháp điều trị hỗ trợ
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, với trẻ còn bú mẹ thì tiếp tục cho bú. Tránh sử dụng những đồ ăn mặn, chua hoặc quá nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, làm vết thương lâu khỏi.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, đồng thời tránh để trẻ gãi làm vỡ những mụn nước.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng ngừa bệnh tay chân miệng
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên, với trẻ lớn có thể cho trẻ súc miệng bằng những dung dịch kháng khuẩn Dizigone, hạn chế bội nhiễm.
- Dùng những dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh để lau rửa các mụn nước như: Dizigone. Nếu có thể, nên pha loãng những dung dịch này với nước để tắm cho trẻ hằng ngày.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Bên cạnh những biện pháp điều trị sử dụng thuốc, dinh dưỡng và vệ sinh, cha mẹ cần theo dõi sát những diễn biến của bệnh. Nếu diễn biến bệnh nặng hơn, cần đưa ngay trẻ đến những cơ sở y tế có chuyên môn để được điều trị kịp thời.
IV. Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng
Bên cạnh việc điều trị đúng cách, để trẻ nhanh khỏi bệnh, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
1. Thực phẩm nên sử dụng
Chế độ ăn uống cho trẻ bị tay chân miệng
Nên cho trẻ sử dụng những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như:
- Đậu hũ: trong thành phần chứa nhiều protein và carbohydrate.
- Dưa hấu, đu đủ: đây là hai loại trái cây nên sử dụng cho trẻ mắc tay chân miệng. Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, mềm và dễ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Khoai tây: với thành phần chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin C và khoáng chất, khoai tây sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở bệnh nhân mắc tay chân miệng.
- Nước mát: có thể cho người bệnh sử dụng các loại nước ép hoa quả thay thế cho nước trắng thông thường. Tốt nhất nên để trẻ uống mát, tránh sử dụng nước nóng sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng. Tuy nhiên không được dùng đồ quá lạnh sẽ dễ khiến trẻ bị đau họng, cảm cúm, càng khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu.
2. Thực phẩm không nên sử dụng
Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần tránh sử dụng cho bệnh nhân mắc tay chân miệng là:
- Đồ ăn cay nóng (ớt, tiêu…): những loại đồ ăn này sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng, làm vết thương lâu lành.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: những thực phẩm này dễ kích thích cơ thể tiết nhiều bã nhờn và mồ hôi, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Những đồ ăn vị chua: acid trong những thực phẩm này sẽ làm lớp niêm mạc miệng tổn thương nặng hơn, làm trẻ cảm thấy đau, xót. Do đó cần tránh sử dụng những thực phẩm nhiều acid cho bệnh nhân tay chân miệng.
>>> Xem thêm: [Giải đáp] Tay chân miệng kiêng gì để khỏi nhanh nhất?
V. Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả
Để giảm nguy cơ lây nhiễm của virus gây bệnh, cha mẹ cần lưu ý:
- Cách ly trẻ tại nhà nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường: sốt, lở miệng, xuất hiện các mụn nước…
- Nên sử dụng và đặt riêng đồ của trẻ, tránh việc sử dụng chung đặc biệt là khăn, tã, đồ dùng sinh hoạt cá nhân.
- Thường xuyên vệ sinh phòng cho trẻ, thay giặt chăn, chiếu. Những vật dụng cá nhân của trẻ cần được vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày.
- Trẻ cần được rửa tay bằng xà phòng theo đúng các bước được khuyến cáo.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ để tránh bị lây bệnh.
- Với những trẻ đã khỏi bệnh, nếu có thể nên giữ trẻ ở nhà từ 2-4 tuần. Vì trong thời gian này, trẻ vẫn có khả năng truyền bệnh cho người khác.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng và điều trị cho trẻ mắc bệnh tại nhà mà cha mẹ cần lưu ý. Song song với đó, cha mẹ nên theo dõi sát các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện kịp nếu bệnh trở nặng hơn. Tuyệt đối không chủ quan khi chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng vì bệnh có thể xảy ra những biến chứng nặng về hô hấp, tim mạch, thần kinh. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 19009482 để được tư vấn cụ thể.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp