Mỗi năm, tại Việt Nam có hơn 30.000 ca mắc thủy đậu. Tuy không phải bệnh nguy hiểm nhưng thủy đậu thường để lại biến chứng đáng ghét là SẸO LÕM. Trước kia, người ta vẫn thường cho rằng sẹo lõm do thủy đậu là không thể tránh khỏi. Nhưng nhờ sự phát triển của y học, ngày nay việc chữa khỏi thủy đậu không để lại sẹo đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
I. Nguyên nhân gây ra sẹo thủy đậu
Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ mọc tràn lan những nốt mụn dạng phỏng nước. Sau khoảng 3-5 ngày, các nốt mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại và tạo vảy. Thủy đậu được coi là khỏi hoàn toàn khi vảy khô bỏng hẳn, trả lại làn da mịn màng.
Tuy nhiên, thực tế tiến triển bệnh thủy đậu không hề đơn giản như thế. Khi không được sát khuẩn đúng cách, các nốt mụn thủy đậu rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn kích ứng cơ thể gây phản ứng viêm, tạo tổn thương vào sâu bên trong. Tình trạng viêm và tổn thương kéo dài khiến cơ thể sản sinh ra những mô dày hơn da để sửa chữa. Quá trình này là tiền đề tạo nên những vết sẹo lõm xấu xí.
Với nhiều người, những vết sẹo lõm này tồn tại đến hàng chục năm mà không hề thay đổi. Nếu ở trên mặt, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài và gây mất tự tin trong cuộc sống. Để tránh tình trạng này, việc chăm sóc thủy đậu từ sớm để ngừa sẹo là vô cùng quan trọng.
II. Nguyên tắc chữa thủy đậu không để lại sẹo
Nguyên nhân chính để gây sẹo thủy đậu là do bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, cách tốt nhất để chữa khỏi thủy đậu không để lại sẹo là sát khuẩn ngoài da.
Dung dịch sát khuẩn cho những nốt mụn thủy đậu phải đáp ứng đủ các yêu cầu:
- Hiệu lực sát khuẩn mạnh, tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn có khả năng gây bội nhiễm.
- Hiệu quả nhanh, giúp các nốt mụn mau khô se, bong vảy.
- Không làm tổn thương mô hạt tại chỗ – không ảnh hưởng tới quá trình lành sẹo tự nhiên.
- Không gây xót, kích ứng da.
- An toàn, không chứa kháng sinh, không gây đề kháng.
Khi thỏa mãn đủ các tiêu chí này, dung dịch sát khuẩn sẽ hạn chế tối đa nguy cơ sẹo. Theo kinh nghiệm dân gian, xanh methylen thường là lựa chọn đầu tiên được nghĩ tới. Tuy nhiên, xanh methylen chỉ có hiệu quả sát khuẩn rất yếu, lại chỉ có tác dụng chậm. Vì vậy, 99% người dùng xanh methylen chữa thủy đậu đều bị sẹo lõm khi khỏi bệnh.
Hiện nay, xanh methylen dần được thay thế bởi những dung dịch sát khuẩn nhanh và mạnh hơn. Một số giải pháp chữa thủy đậu an toàn, hiệu quả thường dùng là: Dizigone, Chlorhexidine, Nhôm acetat…
III. Bốn bước chữa thủy đậu tại nhà nhanh khỏi – không để lại sẹo
1. Chăm sóc tổn thương da tại chỗ
Vệ sinh nốt mụn nước là bước quan trọng nhất cần làm để thủy đậu nhanh khỏi. Lựa chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp mụn nước vỡ và khô nhanh. Nếu không bị nhiễm khuẩn, quá trình tái tạo da sẽ được diễn ra tự nhiên, không hình thành sẹo lõm.
Để thúc đẩy lên da non nhanh hơn, nên dưỡng ẩm cho da sau khi các nốt mụn khô hẳn. Độ ẩm sẽ tạo điều kiện thích hợp để làm dịu, kích thích lành thương mau chóng. Tuy nhiên, do dùng trên những nốt mụn thủy đậu nhạy cảm nên kem dưỡng ẩm da cũng cần đảm bảo vô khuẩn. Một số gợi ý kem dưỡng ẩm dành cho bạn đọc: Dizigone Nano Bạc, vitamin E, vaseline, lanolin…
Tổng hợp các bước vệ sinh – sát khuẩn – dưỡng ẩm cho vùng da bị mụn thủy đậu:
- Lau rửa các nốt mụn 3-4 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn.
- Khi nốt mụn khô se, vẫn cần sát khuẩn thường xuyên. Sau đó, kết hợp thoa một lượng vừa đủ kem dưỡng ẩm để lành nhanh.
Nếu dung dịch sát khuẩn đủ an toàn – dịu nhẹ, có thể pha loãng với nước để tắm toàn thân. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý vệ sinh cả đồ dùng, dụng cụ đã sử dụng để tránh lây lan cho người khác.
2. Dùng thuốc hạ sốt
Trong ngày đầu bị thủy đậu, người bệnh sẽ gặp triệu chứng sốt đặc trưng. Để hạ sốt, có thể uống paracetamol với liều dùng theo hướng dẫn của dược sĩ.
Một số sai lầm thường mắc khi hạ sốt cho người bệnh thủy đậu:
- Dùng aspirin: Aspirin là thuốc hạ sốt thông dụng, nhưng không phù hợp để dùng cho bệnh nhân thủy đậu. Trên nền sức khỏe đang bị suy kiệt do virus, nó có thể gây hội chứng Reye. Đây là bệnh lý não – gan nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở trẻ em. Vì vậy, aspirin được chống chỉ định dùng cho bệnh nhân thủy đậu.
- Dùng quá liều paracetamol: Paracetamol là thuốc hạ sốt phù hợp nhất cho thủy đậu và được coi là lựa chọn đầu tay. Tuy nhiên, việc dùng thuốc không theo chỉ định có thể dẫn đến quá liều. Quá liều paracetamol sẽ gây độc với gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định, tuyệt đối không dùng quá liều.
3. Dùng thuốc giảm ngứa
Dịch rỉ viêm trong các nốt mụn nước khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nếu gãi quá nhiều, vi khuẩn từ móng tay có thể xâm nhập vào các nốt mụn và gây ra viêm nhiễm. Để giảm khó chịu do ngứa, nên dùng thuốc kháng histamin. Cũng giống như paracetamol, thuốc kháng histamin cần dùng theo đúng chỉ định để tránh biến chứng nguy hiểm.
4. Chăm sóc dinh dưỡng
Người mắc bệnh thủy đậu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng khỏe mạnh. Đồ ăn nên được chế biến thanh đạm, dạng lỏng để dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, cần tăng cường bổ sung vitamin từ trái cây tươi, đặc biệt là những loại quả chứa nhiều vitamin C. Để hỗ trợ giảm sốt tăng thải chất độc ra ngoài, uống nhiều nước là một giải pháp hữu hiệu. Hai lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ được các chất độc tạo ra khi cơ thể bị bệnh.
Những gia vị có tính cay nóng như tỏi, ớt, gừng, hạt tiêu, mù tạt… sẽ khiến các nốt mụn thủy đậu càng thêm ngứa. Người bệnh cũng được khuyên nên tránh các loại thịt có tính nóng như thịt chó, thịt dê,… các loại quả như vải, nhãn, mít… Đặc biệt, quế là loại thực phẩm cần tránh tuyệt đối vì có tính đại nhiệt và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh thủy đậu.
Chỉ cần tuân theo các nguyên tắc trên, bệnh thủy đậu sẽ được chữa khỏi nhanh chóng và không để lại sẹo. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về bệnh, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Xem thêm: Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo