Chốc lây ở trẻ là bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách điều trị bệnh chốc lây ở trẻ hiệu quả, an toàn nhất.
I. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lây ở trẻ
Chốc lây là dạng nhiễm khuẩn da xảy ra phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chốc lây là tụ cầu vàng hay liên cầu. Ngoài ra có thể kể đến một số yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh chốc như:
1. Bề mặt da bị tổn thương từ trước
Da là hàng rào bảo vệ từ bên ngoài của cơ thể. Khi cấu trúc da bị tổn thương, vi khuẩn hay yếu tố có hại sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Chốc lây có thể xuất hiện khi có các vết thương gây trầy xước da, do côn trùng cắn hay ký sinh trùng như chấy rận sống ký sinh trên cơ thể.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị viêm da cơ địa,mắc bệnh sởi hay thủy đậu cũng dễ tiến triển thành bệnh chốc.
2. Điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh
Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân gây bệnh chốc lây ở trẻ
Điều kiện vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt hàng ngày không đảm bảo sạch sẽ cũng là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh chốc ở trẻ nhỏ. Trẻ em vốn có bản tính hiếu động, việc vui chơi hàng ngày khiến trẻ đổ mồ hôi cùng nhiều bụi bẩn bám trên cơ thể.
Vì vậy nếu cha mẹ không lưu ý tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày, chất bẩn này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập gây bệnh.
3. Yếu tố thời tiết
Bệnh chốc lây hay các bệnh ngoài da thường xuất hiện vào thời điểm thời tiết ẩm ướt, khó chịu. Chính vì vậy vào những ngày thời tiết khó chịu, phụ huynh cần lưu ý hơn để có biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ.
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lây
Dựa vào các triệu chứng của bệnh, có thể chia chốc lây thành 3 dạng điển hình sau:
1. Chốc lây không có bọng nước
Tổn thương thường xuất hiện với các vết trợt hay dát đỏ có kèm xung huyết. kích thước tổn thương có đường kính từ 0,5 đến 1cm. Các vết trợt này khi dùng tay ấn vào sẽ bị mất màu, thôi ấn xuất hiện màu đỏ trở lại.
2. Chốc lây có bọng nước
Tổn thương ban đầu là các mụn nước nhỏ, sau đó tiến triển thành các bọng nước kích thước lớn hơn. Những mụn nước này rất dễ vỡ và chảy dịch, sau đó đóng vảy tiết màu vàng hay màu giống mạt ong.
Chốc có bọng nước thời gian lành bệnh kéo dài hơn so với dạng không bọng nước.
3. Chốc loét
Hình ảnh chốc loét ở trẻ nhỏ
Chốc loét là dạng tổn thương tiến triển từ chốc có bọng nước. Chốc loét sẽ xảy ra khi người bệnh không được chăm sóc đúng cách, điều kiện vệ sinh kém. Ngoài ra, bệnh nhân có các bệnh nền như tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng, người miễn dịch kém cũng dễ dẫn đến chốc loét.
Đặc điểm: Ban đầu tổn thương chỉ là các dát đỏ, bọng nước bình thường. Sau đó các bọng nước sẽ lan rộng, khi vỡ sẽ để lại các vết loét tổn thương đến tận trung bì của da. Dấu hiệu đục lỗ (Punched – out) và phía trên có phủ vảy tiết màu vàng sẫm, gờ cao hơn so với bề mặt da. Chốc loét thường xảy ra ở khu vực chi dưới, đặc trung bởi những tổn thương kích thước từ 2 đến 3 cm. Chốc loét cần thời gian lành bệnh lâu hơn, khi lành cũng dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Đối với chốc loét, tình trạng nhiễm khuẩn đã nặng người bệnh sẽ có các phản ứng viêm đặc trưng như sưng, nóng đỏ đau kèm sốt cao.
III. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lây
Trẻ bị chốc lây có thể gặp các biến chứng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
1. Biến chứng tại chỗ
a. Chàm hóa da
Chàm hóa da là một trong những biến chứng khi trẻ bị chốc lây
Một số trường hợp bệnh chốc sẽ tiến triển thành bệnh chàm hóa da. Các mụn nước tập trung lại thành từng đám lớn quanh tổn thương hoặc rải rác khắp cơ thể. Người bệnh cảm thấy ngứa và cào gãi nhiều.
b. Viêm quầng, viêm mô bào
Tổn thương thành dạng mảng đỏ, có kèm phù nề, khi ấn thấy cứng và đau. Những tổn thương này có thể có dạng bọng nước hoặc hoại tử.
2. Biến chứng toàn thân
Một số biến chứng toàn thân người bệnh chốc lây có thể bị:
- Viêm đường hô hấp.
- Viêm cầu thận cấp.
- Viêm màng não.
- Viêm cơ
- Nhiễm khuẩn huyết.
Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, việc phát hiện và điều trị đúng cách là hết sức quan trọng. Vậy cách điều trị bệnh chốc lây hiệu quả ra sao, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể ở phần bên dưới.
IV. Bí quyết xử lý bệnh chốc lây ở trẻ em mau lành nhất
Việc điều trị bệnh chốc đúng cách sẽ giúp rút ngắn được thời gian điều trị bệnh, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn hay các biến chứng. Khi trẻ bị bệnh chốc lây, cha mẹ cần thực hiện xử lý bằng các cách sau.
1. Sát khuẩn vùng da bị tổn thương
Khu vực da bị tổn thương do chốc lây rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát khuẩn để sát khuẩn vết chốc hàng ngày.
- Sử dụng thuốc tím KMnO4 hoặc các thuốc sát khuẩn khác pha loãng với nước tỷ lệ 1/10.000 để tắm hàng ngày cho người bệnh.
- Đối với chốc lây có bọng nước hay bọng mủ: Có thể dùng dung dịch eosin 2%, dung dịch milian để chấm lên vết chốc vào mỗi buổi sáng đến khi bọng nước xẹp đi.
- Nếu chốc lây có nhiều vảy tiết, sử dụng nước muối sinh lý, dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát trùng tổn thương. Sử dụng đến khi các vảy tiết bong ra, có thể thay thế sử dụng các thuốc mỡ chứa kháng sinh như Mupirocin, Erythromycin, mỗi ngày bôi từ 2 đến 3 lần.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone – giải pháp tối ưu làm sạch vết chốc lây
2. Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng nếu người bệnh có nhiều tổn thương hay nhiễm khuẩn.
Dưới đây là phác đồ kháng sinh cùng liều lượng sử dụng cho từng đối tượng của Bộ Y tế điều trị bệnh chốc lây:
- Trường hợp tụ cầu vàng không kháng methicilin
Thuốc kháng sinh | Trẻ em | |
Docloxacin | Dùng 12mg/kg một ngày, chia thành 4 lần uống | |
Cephalexin | Liều 25mg/kg thể trọng, chia thành 4 lần uống | |
Clindamycin | Liều từ 10 đến 20mg/kg thể trọng, chia thành 3 lần uống | |
Amoxicillin/Clavulanic | Liều 25mg/kg thể trọng, chia thành 2 lần uống |
- Trường hợp tụ cầu vàng kháng Methicillin
Thuốc kháng sinh | Trẻ em | |
Trimetroprim /
sulfamethoxaxol |
Liều từ 8-12mg/kg thể trọng, chia thành 2 lần uống | |
Vancomycin | Liều 40mg/ngày chia 4 lần, truyền tĩnh mạch chậm |
Thời gian điều trị bằng kháng sinh thông thường từ 5 đến 7 ngày. Cha mẹ chú ý khi cho trẻ dùng kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi khiến bệnh không thuyên giảm mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc.
>>> Xem thêm: Cách chữa chốc lở ở trẻ em an toàn, không dùng kháng sinh
3. Sử dụng thuốc giảm ngứa
Bệnh chốc lây thường kèm tình trạng ngứa nhiều khiến người bệnh cào gãi. Bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc kháng Histamin H1 để giảm nhanh tình trạng ngứa cho bệnh nhân.
Một số thuốc kháng Histamin H1 hay dùng: Loratadin, Promethazin, Chlorpheniramin.
4. Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là sự lựa chọn thích hợp giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương trên da. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng giúp dịu da, giảm cảm giác ngứa cho bệnh nhân bị chố lây.
Kem Dizigone Nano Bạc kháng khuẩn – tái tạo da – ngăn ngừa sẹo
Một số kem dưỡng ẩm hay sử dụng: Kem Dizigone Nano Bac, Kem dưỡng ẩm nivea, Kem Vaselin.
5. Sử dụng kem trị sẹo
Chốc có bọng nước hay chốc loét tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ra sẹo. Vì vậy việc sử dụng kem trị sẹo sớm sẽ hỗ trợ ngăn ngừa sẹo xấu xuất hiện.
Một số kem trị sẹo hiện nay hay sử dụng:
- Kem trị sẹo Dermatix Ultra
- Kem trị sẹo Mederma
- Kem trị sẹo Scar Esthetique
V. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh chốc lây cha mẹ cần biết
Bên cạnh việc điều trị bệnh, việc chăm sóc hợp lý sẽ giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh chốc cho trẻ. Một số điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc bệnh chốc lây ở trẻ nhỏ:
1. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Để bệnh chốc ở trẻ em mau lành, không để lại sẹo cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Một số thực phẩm nên đưa vào bữa ăn: Sữa chua, rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thịt lợn.
- Những thực phẩm cần tránh: Rau muống, đồ nếp, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ bị bệnh chốc
2. Không cho trẻ cào gãi tổn thương
Bệnh chốc lây khiến trẻ bị ngứa và muốn cào gãi. Tuy nhiên cha mẹ cần chú ý, không cho trẻ cào gãi làm tổn thương nặng thêm.
Phụ huynh nên cắt móng tay, móng chân, có thể đeo bao tay cho trẻ để tránh bé cào gãi làm vỡ bọng nước.
3. Vệ sinh tắm rửa sạch sẽ hàng ngày
Tắm rửa vệ sinh hàng ngày là điều cần thiết cho trẻ bị chốc. Tuyệt đối không được kiêng tắm vì kiêng tắm sẽ tích tụ chất bẩn trên da, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập.
Trên đây là cách xử lý bệnh chốc lây ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp