Chốc lây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc trưng bởi tổn thương dạng bọng nước. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức cơ bản nhất về bệnh chốc lây.
Mục lục
I. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lây
Chốc lây là tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da, gây nên các bọng nước rải rác, sau đó hóa mủ và đóng vảy tiết. Nguyên nhân thường gặp do nhóm vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu gây ra. Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi sau cũng góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh chốc.
1. Bề mặt da đã bị tổn thương
Bề mặt da bị tổn thương là nguyên nhân gây bệnh chốc lây
Bệnh chốc da có thể xuất hiện sau khi bề mặt da bị tổn thương do trầy xước hay mắc bệnh như viêm da cơ địa, thủy đậu.
Ngoài ra, ở trẻ nhỏ bị côn trùng cắn, bị bệnh ghẻ hay đầu có chấy rận cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh chốc lây.
2. Yếu tố thời tiết
Thời điểm thời tiết oi bức, nóng ẩm nhất là vào mùa hè, nguy cơ xảy ra bệnh chốc lây sẽ cao hơn. Do đó cha mẹ cần chú ý hơn vào những thời điểm trên để có cách phòng tránh bệnh cho trẻ.
3. Điều kiện sinh hoạt
Điều kiện vệ sinh, tắm rửa hàng ngày không đảm bảo cũng là một trong những yếu tố khiến bệnh chốc dễ xuất hiện. Ngoài ra, trẻ vui chơi, đùa nghịch ở khu vực nhiều bụi bẩn sẽ dẫn đến nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh chốc da.
II. Chốc lây có những triệu chứng điển hình nào?
1. Chốc lây không có bọng nước
Tổn thương xuất hiện trên da thường là các dát đỏ có kèm xung huyết đường kính từ 0,5 đến 1cm. Khi dùng tay ấn vào hay làm căng da tổn thương sẽ bị mất màu.
2. Chốc lây có bọng nước
Chốc lây có mụn nước màu nâu nhạt
Chốc có bọng nước có ban đầu là các mụn nước nhỏ, sau tiến triển và lớn dần thành bọng nước. Các bọng nước này thường nhăn nheo, có viền đỏ giới hạn xung quanh, ban đầu chứa dịch trong, sau vài giờ thường tiến triển hóa mủ.
Những bọng nước này thường dễ bị vỡ, sau đó chảy dịch và đóng thành các vảy tiết màu nâu nhạt hay màu mật ong. Khi cạy vảy tiết này, tổn thương dưới da có dạng các vết trợt màu đỏ.
Sau 7 đến 10 ngày các vảy tiết sẽ bong đi, để lại trên da các dát hồng, sau đó lành hẳn mà ít khi để lại sẹo trên da.
3. Chốc loét
Đối với trường hợp chốc bị nhiễm khuẩn sẽ tiến triển thành chốc loét. Chốc loét gây ra tổn thương rộng và ăn sâu đến lớp trung bì của da. Bề mặt vết chốc loét có các vảy tiết màu tím, gờ cao hơn bề mặt da. Chốc loét cần thời gian lành bệnh lâu hơn, khi lành cũng dễ gây ra sẹo.
Vị trí thường bị chốc lây: Tổn thương thường xuất hiện ở vùng cổ, mặt, chân tay.
Triệu chứng toàn thân: Thông thường trẻ bị bệnh chốc thường không kèm theo sốt, hạch ngoại vi có thể hơi sưng do có phản ứng viêm. Triệu chứng cơ năng: Chốc lây thường khiến bệnh nhân ngứa nhiều muốn cào gãi.
III. Phân biệt bệnh chốc lây với các bệnh khác
Bệnh chốc lây có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Vì vậy việc phân biệt để có phương pháp điều trị là rất quan trọng.
1. Bệnh nấm da
Bệnh nấm da thường dễ nhầm lẫn với dạng chốc không có bọng nước. Tổn thương do nấm da có hình đa cung, xuất hiện nhiều mụn nước và vảy da trên bề mặt.
Người bệnh cảm thấy ngứa nhiều hơn, xét nghiệm nấm cho kết quả dương tính.
2. Bệnh thủy đậu
Các mụn nước ở bệnh thủy đậu có kích thước nhỏ khoảng 1-3mm
Chốc lây đôi khi có thể chẩn đoán nhầm với bệnh thủy đậu. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, nguyên nhân do virus Herpes Zoster gây ra. Đối tượng thường bị bệnh cũng là trẻ nhỏ, thường bùng phát vào thời điểm mùa xuân, khí hậu ẩm ướt.
Tổn thương trên da cũng có dạng mụn nước nhưng kích thước chỉ khoảng 1 đến 3mm. Những mụn nước này xuất hiện khắp cơ thể, có thể hóa mủ và đóng vảy tiết.
Ngoài ra, người bị bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như sốt, mệt mỏi, chán ăn,đau đầu.
3. Bệnh Herpes simplex
Đây là bệnh có thể gặp ở cả trẻ em hay người lớn, nguyên nhân do virus HSV gây ra. Tổn thương trên da thường là các mụn nước kích thước nhỏ, chứa dịch trong, phân bố thành từng chùm. Những mụn nước này khi bị vỡ tạo ra các vết trợt nông gây ra cảm giác đau rát rất nhiều.
Vị trí tổn thương thường ở vùng miệng hay bộ phận sinh dục.
4. Hội chứng bong vảy da do tụ cầu
Hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, nguyên nhân do chủng vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra.
Dấu hiệu điển hình: Vùng da ửng đỏ và nhạy cảm ở vùng cổ, bẹn, nách. Sau vài ngày tổn thương lan rộng và bong da thành các mảng lớn. Tổn thương này ở ngay dưới lớp tế bào hạt nên thời gian lành bệnh rất nhanh.
IV. Cách điều trị bệnh chốc lây nhanh khỏi, không để lại sẹo
Nguyên tắc điều trị bệnh chốc lây: Kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân. Ngoài ra, các thuốc giúp giảm triệu chứng ngứa, thuốc trị sẹo cũng cần được cân nhắc sử dụng.
1. Sử dụng thuốc điều trị tại chỗ
Các bọng nước là dấu hiệu điển hình của bệnh chốc lây. Những bọng nước này rất dễ vỡ gây chảy dịch, đóng vảy tiết và nhiễm khuẩn. Vì vậy cần sử dụng các thuốc sát trùng để sát khuẩn, làm sạch cho vết chốc, tránh nhiễm khuẩn nặng thêm.
- Sử dụng thuốc tím KMnO4 pha loãng với nước tắm tỷ lệ 1/10.000, tắm mỗi ngày một lần. Có thể thay thế thuốc tím bằng các thuốc sát khuẩn khác như Povidon Iod, Cồn Y tế, Dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Dung dịch Dizigone – vệ sinh vết chốc hiệu quả
- Đối với trường hợp bọng nước, bọng mủ: Sử dụng dung dịch eosin 2%, dung dịch Castellani hay Milian để chấm vào tổn thương mỗi buổi sáng.
- Đối với trường hợp chốc lây có nhiều vảy tiết: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch KMn04 1/10.000 để đắp lên tổn thương đến khi vảy tiết được bong ra. Các thuốc mỡ chứa kháng sinh có thể thay thế sử dụng như Acid Fusidic, Kem Erythromycin hay thuốc mỡ Mupirocin.
2. Sử dụng kháng sinh điều trị toàn thân
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi bệnh chốc có tổn thương trên da nhiều và lan tỏa. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng là
- Difloxacin: Liều 250mg uống 4 lần mỗi ngày ở người lớn. Trẻ em dùng liều 12mg/kg uống 4 lần một ngày.
- Cephalexin: Người lớn sử dụng liều 250mg, uống 4 lần mỗi ngày. Trẻ em dùng liều 25mg/kg thể trọng, uống 4 lần mỗi ngày.
- Clindamycin: Người lớn dùng liều 300mg, ngày uống 2 lần. Trẻ em dùng liều 25mg/kg thể trọng, uống 2 lần một ngày.
Liệu trình kháng sinh sử dụng trong vòng 5 đến 7 ngày. Đối với tình trạng chốc loét, bệnh nhân cần được điều trị cụ thể theo kháng sinh đồ.
3. Sử dụng thuốc giảm ngứa
Bệnh nhân bị chốc lây thường kèm triệu chứng ngứa và muốn cào gãi. Thuốc giúp giảm ngứa thường được dùng là thuốc kháng Histamin H1 như: Chlorpheniramine, Loratadine hay Promethazine.
4. Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp rất an toàn giúp giảm đáng kể ngứa cho người bệnh. Ngoài ra kem dưỡng ẩm cũng hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp hạn chế sẹo khi vết chốc lành.
Kem Dizigone Nano Bạc kháng khuẩn – dưỡng da – ngăn ngừa sẹo
Một số loại kem dưỡng ẩm hay được sử dụng:
- Kem dưỡng ẩm Vaseline
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem Nivea
5. Sử dụng kem trị sẹo
Đối với dạng chốc lây tiến triển thành chốc loét, khi bệnh lành rất dễ để lại sẹo. Do đó nên dùng kem trị sẹo sớm để hạn chế tối đa sẹo lồi, sẹo lõm hình thành gây mất thẩm mỹ.
Một số kem trị sẹo hiệu quả hiện nay:
- Kem trị sẹo Dermatix Ultra
- Kem trị sẹo lồi Mederma
- Kem trị sẹo Stratamed
6. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh việc điều trị bệnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất sẽ giúp bệnh mau lành lại, hạn chế nguy cơ gây ra sẹo. Vì vậy trong các bữa ăn của bé, cha mẹ nên nấu các món ăn lỏng, dễ nuốt.
- Những thực phẩm nên dùng: Hoa quả, rau xanh, trứng, sữa.
- Những thực phẩm nên tránh: Đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, đồ chiên rán, rau muống, thịt gà, thịt đỏ.
>>>Xem thêm: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì cho nhanh lành và không để lại sẹo
7. Một số lưu ý khác
Trong quá trình điều trị bệnh chốc lây, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Tắm rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, tuyệt đối không được kiêng tắm.
- Cắt móng tay, chân cho trẻ tránh tình trạng cào gãi gây tổn thương nặng thêm.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh làm cọ xát tổn thương.
V. Cần làm gì để phòng tránh chốc lây cho trẻ?
Bệnh chốc lây có thể dễ dàng phòng tránh được nếu cha mẹ thực hiện những điều sau:
- Chủ động nhận biết, phòng tránh bệnh chốc xuất hiện sau khi trẻ mắc các bệnh do virus như sởi, quai bị.
- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày
- Tránh tình trạng con trùng đốt, ký sinh trùng như chấy rận.
- Cho trẻ vui chơi ở những nơi thoáng mát, không bụi bẩn.
- Khi trẻ bị chốc lây nên cho bé nghỉ học để điều trị, tránh lây lan cho những bạn khác.
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất cha mẹ cần biết về bệnh chốc lây. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Dược sĩ Đại học sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp