Sinh con là thiên chức vĩ đại của phụ nữ, được chia làm đẻ mổ và đẻ thường. Đối với đẻ thường bác sĩ thường phẫu thuật cắt tầng sinh môn âm đạo để sinh dễ dàng hơn. Do đó, sau khi sinh mổ cần chú ý chăm sóc để nhanh lành và hạn chế nhiễn trùng vết mổ. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không đau.
- Vệ sinh vết mổ đúng cách.
- Giảm đau bằng thuốc hoặc chườm đá
- Vận động tăng lưu thông máu
- Chế độ ăn uống hợp lý
I. Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành
Chăm sóc vết mổ gồm 4 biện pháp chính:
1. Vệ sinh vết thương đúng cách
Hiện này, nhiễm trùng vết thương sau mổ đẻ rất hiếm gặp. Vết thương mổ đẻ thường được khâu bằng chỉ tự tiêu và chiếu đèn Plasma giúp vết mổ nhanh lành. Tuy nhiên các mẹ vẫn cần chăm sóc vết mổ cẩn thận, tránh tình trạng không mong muốn.
Trong những ngày đầu tiên sau mổ đẻ, các nhân viên y tế sẽ chăm sóc và vệ sinh vết mổ để chống nhiễm trùng. Thời gian này, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…
Thời gian 48 tiếng sau mổ, nhân viên sẽ tháo gỡ băng, vệ sinh và đánh giá vết mổ. Nếu vết khô, không có biểu hiện sưng đau hay chảy dịch thì sẽ để hở hoàn toàn vết mổ.
Sản phụ có thể tắm bằng nước sạch sau đó dùng gạc để thấm khô vùng vết mổ một cách nhẹ nhàng. Lưu ý, chỉ nên lâu bằng khăn sạch, mềm, đặc biệt là khu vực xung quanh vết mổ.
Bệnh nhân sẽ lưu viện khoảng 1 tuần sau mổ. Sau khi xuất viện, sản phụ có thể tắm bằng nước sạch.
Một số lưu ý khi vệ sinh vết thương mổ đẻ tại nhà:
- Hạn chế sự dụng xà phòng khi tắm.
- Sử dụng khăn tắm mềm mại, lạu sạch xung quanh vết mổ.
- Giữ cho vết mổ luôn khô sạch. Có thể rửa bằng các dung dịch sát trùng lành tính như Dizigone giúp vết thương nhanh lành. Hạn chế các dung dịch sát khuẩn chứ cồn, iot vì sẽ làm vết thương xót, chậm lành.
- Tắm bằng nước ấm, không nên tắm quá lâu. Tránh ngâm mình trong nước
2. Giảm đau vết mổ sau sinh
- Những ngày đầu sau mổ đè, sản phụ sẽ được kê thuốc giảm đau vết mổ.
- Những ngày sau xuất viện, sản phụ có thể bị đau bất chớt. Sản phụ có thể giảm đau bằng cách chườm túi đá xung quanh vết mổ
- Nếu quá đau, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau mạnh và điều trị hợp lý.
3. Vận động tăng lưu thông máu giúp vết mổ nhanh lành
Vận động giúp tăng tuần hoàn máu đến vết thương mổ giúp vết thương nhanh lanh và chống dính ruột.
Tại bệnh viện, những ngày đầu sau mổ, sản phụ sẽ được hướng dẫn vận động từ từ tại giường.Qua ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.
Tình trạng đau khi vận động là không thể tránh khỏi. Do đó, điều trị đau dúng cách là vô cùng cần thiết. Nếu quá đau, sản phụ nên báo bác sĩ và hạn chế vận động hơn.
Hết thời gian hậu sản, từ 4 – 6 tuần, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.
4. Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ nhanh lành
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.
Trong vòng 6 giờ sau khi sinh, người mẹ tuyệt đối không được ăn gì, chỉ được uống nước lọc, ăn cháo loãng… Bên cạnh đó cũng cần chú ý:
- Không ăn nhiều đường hoặc các sản phẩm từ đậu tương do gây táo bón, đầy hơi.
- Tình trạng táo bón có thể kéo dài vài ngày. Do đó, sản phụ nên uống nhiều nước.
- Từ khoảng ngày thứ 2 trở đi, sản phụ có thể ăn uống bình thường
Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày
- Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà… giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.
- Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón.
- Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.
- Kiêng ăn rau muống, thịt gà, gạo dẻo như gạo nếp, lòng trắng trứng gà…
II. Các câu hỏi thường gặp sau sinh
1. Vết thương sinh mổ bao lâu thì lành?
Với sự chăm sóc của các nhân viên y tế, chiếu tia plasma nên vết mổ hồi phục rất nhanh. Vết thương sinh mổ thường lành hoàn toàn sau khoảng 6 tuần nghỉ ngơi tại nhà. Nếu không chiếu tia Plasma, vết mổ có thể sẽ mất 3 tháng để lành.
Hầu hết thời gian lành vết mổ sau sinh của sản phụ sẽ khác nhau tùy mỗi người. Thời gian lành vết mổ phụ thuốc chế độ dinh dưỡng, tập luyện, số lần mổ đẻ trước đó, khả năng hồi phục từng người.
2. Sau sinh mổ bao lâu thì hết đau?
Vết mổ sau sinh thường gây đau cho sản phụ trong khoảng 3 tháng. Kể cả khi vết mổ đã lên sẹo, lành hoàn toàn, các mẹ vẫn sẽ có cảm giác đau khi vận động mạnh.
Các mẹ cần tuân thủ chế độ liều thuốc, chế độ dinh dưỡng, vận động để vết mổ nhanh lành và hạn chế đau.
3. Khi nào tôi có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh nếu không cho con bú?
Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên sau mười tuần nếu họ không cho con bú.
4. Khi nào tôi có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh nếu đang cho con bú?
Cho con bú có thể trì hoãn kinh nguyệt trong 20 tuần (năm tháng) trở lên. Tuy nhiên, không có gì lạ khi thời gian có kinh nguyệt trở lại sớm hơn hoặc lâu hơn 20 tuần.
Bài viết tổng kết kinh nghiệm chăm sóc vết mổ sau sinh để lành nhanh nhất và hạn chế tối đa nguy cơ sẹo. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc vết mổ, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp