Đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật, các vết mổ xuất hiện với mức độ sâu, rộng khác nhau. Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là điều hết sức quan trọng. Nó quyết định đến khả năng hồi phục những tổn thương sau phẫu thuật, tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Người bệnh, đặc biệt là người nhà chăm sóc cần nắm được những kiến thức cần thiết về cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật vừa an toàn đồng thời đem lại hiệu quả cao.
Mục lục
- I. Các bước chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
- II. Những điều lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
- 1. Không tự ý rắc thuốc lên vết mổ
- 2. Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian cho vết mổ
- 3. Giữ vết mổ luôn sạch, tránh ẩm ướt trong thời gian dài
- 4. Vận động hợp lý sau phẫu thuật
- 5. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
- 6. Thời gian cắt chỉ vết mổ sau phẫu thuật
- 7. Những trường hợp cần thăm khám bác sĩ
I. Các bước chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
1. Thay băng vết mổ
Sau phẫu thuật, các vết mổ sẽ được băng lại để tránh những tác động từ bên ngoài vào: vi khuẩn, bụi, quần áo, chăn màn. Thay băng vết mổ là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật. Bước chăm sóc này giúp cho các mô mới mọc không ăn sâu vào băng cũ, đảm bảo vết mổ luôn được sạch sẽ.
Một số lưu ý trong quá trình thay băng vết mổ:
- Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mở và thay băng.
- Trong quá trình tháo băng, chỉ chạm vào phần băng sạch. Trong trường hợp băng bị bẩn, dùng kẹp để lấy ra, tránh nhiễm trùng thứ phát cho vết thương.
- Không làm ướt hoặc làm bẩn băng thay.
- Tháo băng nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương.
- Tần suất thay băng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tối thiểu 1 lần/ngày.
2. Vệ sinh vết mổ
Vệ sinh vết mổ là bước quan trọng nhất, quyết định đến thành công trong quá trình chăm sóc vết mổ. Vết mổ cần được vệ sinh đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm trùng và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dung dịch vệ sinh vết mổ khác nhau như: Dizigone, nước oxy già, nước muối sinh lý, povidon iod,…. Mọi người cần tham khảo các bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp, tránh làm tổn thương mô và cản trở quá trình lành vết thương.
Khi rửa vết thương cần chú ý:
- Rửa nhẹ nhàng theo đường thẳng, từ đỉnh đến đáy, từ trong ra ngoài, từ vùng sạch đến vùng ít sạch.
- Sử dụng tăm bông hoặc miếng gạc đủ mềm để tránh làm tổn thương vết mổ.
3. Đắp thuốc và băng vết mổ
Sau khi vết thương được vệ sinh sạch sẽ, người nhà đắp thuốc cho bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Băng vết mổ bằng gạc hoặc băng keo y tế.
Lưu ý: bệnh nhân hay người nhà không được tự ý dùng thuốc bôi vào vết thương. Điều này không những làm cho vết mổ lâu hồi phục mà còn gia tăng thêm khả năng nhiễm trùng vết mổ.
4. Dưỡng ẩm vết mổ
Bước chăm sóc này chỉ áp dùng khi vết mổ khô se, không còn dịch chảy ra nữa. Theo các nghiên cứu y khoa, độ ẩm phù hợp của kem dưỡng ẩm sẽ giúp cho vết mổ nhanh lành hơn. Kem Dizigone Nano bạc là một sự lựa chọn hợp lý cho trường hợp này. Sản phẩm chứa các thành phần tự nhiên: lô hội, tràm trà,… vừa có tác dụng dưỡng ẩm, an toàn, vừa kích thích liền da nhanh chóng.
➤ Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo
II. Những điều lưu ý khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
1. Không tự ý rắc thuốc lên vết mổ
Việc tự ý rắc thuốc lên vết mổ dễ tạo thành lớp màng cứng, vết mổ dễ bị bít tắc, không thông thoáng. Đó là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kị khí ở bên trong phát triển. Hơn nữa, thuốc sẽ chỉ có tác dụng bề mặt, không thấm được sâu vào trong da. Ngoài ra khi sử dụng kháng sinh bừa bãi còn gây nguy cơ kháng thuốc, dị ứng.
2. Không tự ý sử dụng các phương pháp dân gian cho vết mổ
Theo quan niệm dân gian, một số loại nguyên liệu có khả năng sát khuẩn tốt như: lá trà xanh, nha đam, lá trầu không,… Tuy nhiên các phương pháp đó chưa được khoa học chứng minh về hiệu quả tác dụng. Đồng thời nếu sử dụng không đúng cách sẽ khiến cho vết mổ bị nhiễm trùng, các mô bị tổn thương và thậm chí có khả năng hoại tử.
3. Giữ vết mổ luôn sạch, tránh ẩm ướt trong thời gian dài
Theo các bác sĩ, trong 24 giờ đầu sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tránh nước dính lên vết mổ. Trong những ngày tiếp theo, nếu có sự cho phép của bác sĩ, bệnh nhân có thể tắm rửa nhẹ nhàng. Một số lưu ý mà bệnh nhân cần nắm được là:
- Quá trình tắm rửa cần diễn ra nhanh chóng, dùng nước ấm và xà phòng phù hợp.
- Không sử dụng vòi hoa sen trực tiếp lên vết mổ.
- Không tác động mạnh vào vết mổ.
- Có thể băng vết mổ lại bằng băng gạc chống thấm.
4. Vận động hợp lý sau phẫu thuật
Bệnh nhân nên tập cử động lại ngay sau khi rời phòng theo dõi hậu phẫu. Theo các bác sĩ, bệnh nhân nên đi lại ngay trong ngày đầu tiên. Tuy nhiên cần hoạt động nhẹ nhàng để tránh làm di lệch vết mổ, bung băng dán hoặc bung chỉ khâu.
5. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý
Bệnh nhân sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Một số thực phẩm tránh dùng khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đó là:
- Thịt gà và đồ nếp: dễ gây mưng mủ khi mới phẫu thuật, nguy cơ để lại sẹo lồi khi vết thương phục hồi.
- Rau muống: không nên ăn khi có vết thương hở vì có thể gây ra sẹo lồi.
- Thịt bò: nguy cơ để lại sẹo thâm khi vết thương đang hồi phục.
- Hải sản: nguy cơ dị ứng đối với vết thương hở.
➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
6. Thời gian cắt chỉ vết mổ sau phẫu thuật
Với vết thương khâu bằng chỉ tự tiêu thì chỉ sẽ tự tiêu sau 7-10 ngày. Bệnh nhân không cần đến các cơ sở y tế để tháo chỉ.
Đối với vết mổ được khâu bằng các loại chỉ khác cần đến các cơ sở y tế để bác sĩ cắt chỉ. Bệnh nhân không được tự ý thực hiện ở nhà vì mức độ an toàn không cao. Công đoạn cắt chỉ không tiêu tiến hành sau khoảng 5 đến 21 ngày tùy thuộc vào vị trí và loại vết mổ.
7. Những trường hợp cần thăm khám bác sĩ
Trong quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, có thể xảy ra nhiều dấu hiệu bất thường:
- Cảm giác đau đớn tăng dần.
- Vị trí vết mổ: đỏ, sưng tấy, chảy máu, mưng mủ hoặc tăng tiết dịch.
- Vết mổ bị hở miệng.
- Toàn thân mệt mỏi, sốt cao trên 38.5 độ C trong hơn 4 giờ.
Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng vết mổ. Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bằng phác đồ phù hợp nhất.
➤ Xem thêm: Bí quyết ngừa sẹo cho vết thương hở ngoài da
Tóm lại, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật đúng cách sẽ góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh tật. Mọi người cần nắm rõ những kinh nghiệm trên để vệ sinh vết mổ cho bản thân hoặc người nhà. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp