Bỏng da là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra sẹo xấu mất thẩm mỹ. Cần chăm sóc vết bỏng như thế nào để ngăn ngừa sẹo, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
I. Phân loại mức độ bỏng
Tình trạng bỏng da được đánh giá theo độ sâu của tổn thương. Người ta chia bỏng da thành 3 mức độ:
- Bỏng độ 1: Tổn thương do vết bỏng giới hạn ở lớp biểu bì của da. Đây là dạng tổn thương nhẹ nhất do thời gian tiếp xúc ngắn với các vật thể nóng. Vùng da tổn thương có màu đỏ hoặc hơi hồng, sưng và đau nhẹ.
- Bỏng độ 2: Còn được gọi là bỏng dày cục bộ, tổn thương do bỏng có thể xuống đến lớp hạ bì. Vết bỏng do tiếp xúc lâu với vật thể nóng hay tiếp xúc ngắn với vật thể rất nóng như nước sôi. Tổn thương sẽ tạo thành các đốm và các nốt phồng trên da . Bỏng độ 2 sẽ lành lại sau từ 1 đến 2 tuần, có thể để lại sẹo. Đối với tình trạng bỏng cục bộ sâu hơn lớp hạ bì cần trên 2 tuần để lành lại.
Hình ảnh các nốt phồng trên da ứng với bỏng độ 2
- Bỏng độ 3: Đây là dạng bỏng da hoàn toàn, tổn thương đã xuống đến lớp mỡ dưới da hoặc hơn. Tình trạng bỏng nặng này đa phần cần phải cắt bỏ tổn thương và tiến hành ghép da.
Phân loại theo tác nhân gây bỏng:
- Bỏng nóng: Tổn thương trên da do tác nhân nước sôi hay bỏng bô xe máy.
- Bỏng lạnh (bỏng do nhiệt độ thấp): Tổn thương do da tiếp xúc với vật thể lạnh như đá, tuyết trong thời gian dài. Tổn thương trên da có thể màu đỏ hay trắng, hoặc đen.
- Bỏng do hóa chất: Một số hóa chất gây bỏng trên da dưới dạng ban đỏ, bọng nước và các vết thương hở trên da.
- Bỏng do điện: Dòng điện cũng là tác nhân gây bỏng, thậm chí gây chết người nếu bị giật.
Đối với tình trạng bỏng nhẹ độ 1 người bệnh có thể tự xử lý tại nhà. Những trường hợp bị bỏng cần tới cơ sở Y tế điều trị:
- Bỏng cấp độ 2 trở lên.
- Bỏng diện tích rộng, nguy cơ dẫn tới mất nước và điện giải.
- Vết bỏng bị đau nhức, có mùi do vết thương bị hoại tử.
>>>Xem thêm bài viết: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhanh bỏng bô xe máy bị nhiễm trùng
II. Cách chăm sóc vết thương bỏng mau lành, không để lại sẹo
Vết bỏng da sẽ gây ra tình trạng đau xót nhiều cho người bệnh. Vì vậy cần chăm sóc một cách khoa học cho vết bỏng để tổn thương mau lành và không để lại sẹo.
1. Xả nước mát, chườm mát lên vết bỏng
Ngay sau khi bị bỏng cần làm mát vết thương dưới vòi nước mát
Khi bị bỏng, vết bỏng cần được làm mát bằng nước xạch. Bệnh nhân có thể xả trực tiếp tại vòi nước để làm dịu da, giảm đau rát.
Lưu ý: Bệnh nhân không nên chườm đá lạnh vì nhiệt độ thấp có thể làm các tế bào đông cứng, mạch máu bị co và giảm lưu thông máu, dễ làm hoại tử vết bỏng.
2. Vệ sinh vết bỏng hàng ngày bằng thuốc sát khuẩn
Vết bỏng độ 2 có thể hình thành các bọng nước dễ vỡ. Người bệnh cần lưu ý không được chọc vỡ bọng nước này vì cơ thể sẽ tự làm lành chúng sau một hời gian. Nếu bọng nước bị vỡ và chảy dịch, vết thương cần được sát trùng bằng các thuốc sát khuẩn.
Một số thuốc sát khuẩn hay dùng cùng với những điểm hạn chế khi sử dụng:
- Dung dịch Povidon Iod (có màu dẫn đến khó quan sát tình trạng bỏng)
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
- Cồn Y tế (Gây tổn thương tế bào hạt của da, làm người bệnh đau xót nhiều)
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300 ml
Người bệnh nên dùng các sản phẩm sát khuẩn hạn chế gây đau, không màu và ít tổn thương tế bào hạt vết bỏng sẽ mau lành hơn.
Nếu bọng nước không bị vỡ có thể chỉ cần sử dụng xà phòng để làm sạch nhẹ nhàng vết thương.
3. Sử dụng kem bôi điều trị bỏng
Đối với tình trạng bị vỡ bọng nước:
Nếu vết bỏng bị vỡ bọng nước, cần sử dụng các thuốc mỡ kháng sinh để bôi ngoài da dự phòng nhiễm trùng. Thuốc mỡ kháng sinh như Neosporin, Bacitracin hay gel chiết xuất Lô hội rất hữu ích đối với tình trạng bỏng độ 1 hay độ 2.
Đối với dạng chưa vỡ bọng nước: Tạm thời chưa cần sử dụng các thuốc mỡ chứa thành phần kháng sinh. Một số kem bôi có thể sử dụng như vaseline, gel chiết xuất từ Lô Hội. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm dịu da, kích thích tế bào hạt sản sinh tế bào da mới, làm liền vết bỏng.
Sau khi bôi dưỡng ẩm, thuốc mỡ kháng sinh lên vết bỏng cần băng bó lại để bảo vệ vết thương. Người bệnh cần được thay băng thường xuyên, nhất là đối với dạng bỏng bị vỡ bọng nước giúp vết thương luôn được khô thoáng, sạch sẽ.
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ
Đối với tình trạng bỏng có bọng nước lớn bị vỡ, kem bôi kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Tùy tình trạng của tổn thương mà bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh uống hay tiêm.
Bệnh nhân không được tự ý sử dụng kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và tình trạng kháng kháng sinh.
5. Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Bỏng da gây ra tình trạng đau rát, thậm chí xót nhiều. Để giảm đau cho người bệnh, có thể sử dụng các thuốc không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen hay Naproxen.
Nếu bệnh nhân bị ngứa, có thể sử dụng thuốc giảm ngứa nhóm kháng Histamin như Clorpheniramin, Promethazine, Loratadin để giảm ngứa cho bệnh nhân.
6. Sử dụng các sản phẩm trị sẹo
Vết bỏng sau khi lành lại có nguy cơ để lại sẹo rất cao. Vì vậy người bệnh cần lưu ý sử dụng các loại kem trị sẹo bỏng sớm để hạn chế tối đa sẹo.
Một số kem trị sẹo thường dùng hiện nay:
- Kem trị sẹo bỏng Scar Esthetique
- Kem Dizigone Nano Bạc
- Kem trị sẹo bỏng da Dermatix
- Kem trị sẹo bỏng lâu năm Kjinpbnh của Nga
>>>Xem thêm: 5 nguyên tắc xử lý để vết thương hở sâu lành nhanh, không sẹo
III. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc vết bỏng
Để chăm sóc vết bỏng được tối ưu nhất, hạn chế sẹo xấu người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Cố gắng không để vết phồng da bị vỡ, vết phỏng này vỡ làm chảy dịch và nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng các biện pháp dân gian để chữa bỏng như lòng trắng trứng, trà xanh để chữa bỏng. Việc làm này chỉ làm vết bỏng lâu lành, thậm chí gây ra nhiễm khuẩn vết bỏng.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động làm ảnh hưởng tới vết bỏng.
Băng bó vết bỏng để tránh những tác động từ bên ngoài
- Theo dõi vết bỏng da và sức khỏe người bệnh thường xuyên. Nếu sau vài tuần vết bỏng chứa lành hay bệnh nhân bị sốt cao trên 39 độ hoặc dưới 36,5 độ cần đưa tới cơ sở Y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
- Người bệnh cần được chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đủ chất để giúp tổn thương mau lành lại.
Trên đây là những biện pháp chăm sóc vết bỏng hiệu quả và hạn chế gây sẹo nhất. Nếu bạn đọc còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp