Tay chân miệng quấy rầy bé bằng những vết mẩn loét đỏ trong miệng hoặc vết phát ban, mụn nước trên da, làm bé đau và quấy khóc cả ngày. Chắc hẳn các mẹ rất lo lắng cho sức khỏe của con. Vậy chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Chúng tôi sẽ chia sẻ cho mẹ những bí quyết chăm sóc bé an toàn và bổ ích, làm dịu triệu chứng khó chịu, giúp bé nhanh khỏi bệnh tay chân miệng.
Mục lục
- I. Điều thứ nhất : Nhận biết tình trạng bệnh tay chân miệng của bé
- II. Điều thứ 2: Nguyên tắc điều trị tay chân miệng theo từng phân độ
- III. Điều thứ 3: Chế độ ăn uống khoa học – hợp lý cho bé bị tay chân miệng
- IV. Điều thứ 4: Hướng dẫn mẹ lựa chọn thuốc/ sản phẩm bôi ngoài da, niêm mạc miệng phù hợp cho bé bị tay chân miệng
- V. Điều thứ 5: Giải đáp một số thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé bị tay chân miệng
I. Điều thứ nhất : Nhận biết tình trạng bệnh tay chân miệng của bé
Mẹ nên thận trọng khi thấy trẻ có những biểu hiện sau: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu của tay chân miệng. Những dấu hiệu này kéo dài trong vòng 1-2 ngày rồi diễn biến phức tạp hơn.
4 phân độ bệnh dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết được mức độ bệnh của bé :
1. Độ 1: Bé chỉ bị loét miệng hoặc tổn thương da
- Loét miệng: Xuất hiện những vết loét nhỏ ở lợi, lưỡi, niêm mạc miệng của bé. Bé quấy khóc, bỏ bú và bỏ ăn vì khó chịu và đau nhức trong miệng.
Loét miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ bị tay chân miệng
- Tổn thương da: Ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông và đầu gối bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước. Nốt mẩn đỏ tồn tại khoảng 7 ngày rồi để lại vết thâm trên da bé.
2. Độ 2: Bệnh tiến triển nặng nề hơn và có những biến chứng trên thần kinh và tim mạch ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Độ 2a: Bé có 1 trong 2 dấu hiệu là
- Bệnh sử của bé có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám.
- Bé bị sốt cao 39 độ, sốt trên 2 ngày kèm theo nôn mửa, quấy khóc, mệt mỏi, lờ đờ.
Độ 2b: Được chia làm 2 nhóm như sau
Nhóm 1:
- Bệnh sử của bé có giật mình trên 2 lần/ 30 phút và có ghi nhận lúc khám.
- Bé có 1 trong số những dấu hiệu:
- Ngủ gà
- Mạch nhanh trên 150 lần/ phút khi bé nằm yên, không sốt.
- Sốt cao trên 39 độ và không hạ nhiệt khi sử dụng thuốc hạ sốt.
Nhóm 2:
- Tay chân bé có biểu hiện run, run cả người,đi loạng choạng không vững.
- Mắt lác, tròng mắt đảo loạn do tăng nhãn áp.
- Tay chân yếu, không có sức lực vận động, nặng hơn là bị liệt.
- Bé nuốt bị sặc hoặc thay đổi giọng nói do liệt thần kinh sọ.
3. Độ 3: Bệnh tay chân miệng ở bé có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng
- Mạch nhanh: > 170 lần/phút khi bé nằm yên và không sốt.
- Bé cảm giác ớn lạnh và vã mồ hôi.
- Nhịp thở nhanh, không bình thường: Bé thở khò khè, thở nông, thở bằng bụng, có cơn ngừng thở.
- Cơ bé bị co thắt, co giật liên tục.
4. Độ 4: Bé có các triệu chứng sốc nguy hiểm
Biến chứng nặng về hô hấp, tim mạch ở trẻ bị tay chân miệng
- Bé có biểu hiện sốc: thở nhanh, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, tay chân lạnh toát, da nổi bông,…
- Da bé tím tái, hơi thở nặng nề khó khăn do phù phổi cấp.
- Bé thở nấc, nguy hiểm hơn là ngừng thở.
II. Điều thứ 2: Nguyên tắc điều trị tay chân miệng theo từng phân độ
1. Nguyên tắc điều trị chung
- Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng. Dùng các dung dịch kháng khuẩn vệ sinh miệng và cơ thể cho bé và chú ý không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm.
- Theo dõi bé liên tục để phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm giúp kịp thời điều trị.
- Chuẩn bị cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giúp bé nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
2. Phương pháp điều trị cụ thể theo từng phân độ
Độ 1: Bé được điều trị bệnh tại nhà và tái khám theo dõi tình trạng bệnh tại bệnh viện
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ, hợp lý, khoa học. Dùng Paracetamol hạ sốt cho bé nếu bé sốt cao.
- Mẹ hãy vệ sinh khoang miệng và thân thể cho bé mỗi ngày để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn. Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn sẽ làm dịu vết thương trên da và niêm mạc, làm vết thương nhanh lành và không để lại thâm sẹo.
- Cho bé nghỉ ngơi, hạn chế các kích thích như xem tivi ồn ào làm ảnh hưởng đến bé.
- Đưa bé tái khám trong 8-10 ngày đầu của bệnh để bác sĩ xem xét tình trạng bệnh.
- Cần khẩn trương tái khám nếu mẹ thấy bé có biểu hiện từ độ 2a trở lên.
Độ 2: Bé được điều trị tại bệnh viện hoặc điều trị tại nhà kết hợp tái khám thường xuyên
- Bé sẽ được dùng các thuốc để điều trị hỗ trợ như thuốc hạ sốt, thuốc an thần,.. với liều lượng thích hợp do bác sĩ chỉ định.
- Mẹ hãy lưu ý rằng việc chăm sóc, giữ vệ sinh cho bé ở giai đoạn này rất quan trọng. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng dung dịch kháng khuẩn ion vừa lành tính an toàn vừa ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vệ sinh sạch sẽ cả cơ thể tạo cho bé một cảm giác dễ chịu, thoải mái, giảm mệt mỏi và nhanh lành vết thương trên da bé.
- Theo dõi tình trạng của bé thật sát sao, nếu có biểu hiện bất thường mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
Độ 3 và độ 4: Điều trị nội trú tại các đơn vị hồi sức tích cực
Lúc này bệnh của bé đã chuyển sang tình trạng nguy kịch, nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc cấp cứu và thiết bị để làm giảm các triệu chứng nguy hiểm cho bé như: sốt cao, khó thở, co giật, phù não, phù phổi,… Mẹ cần theo dõi trẻ liên tục, sát sao để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng đến mạng sống của trẻ.
III. Điều thứ 3: Chế độ ăn uống khoa học – hợp lý cho bé bị tay chân miệng
Chuẩn bị cho bé một thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé có thêm năng lượng để chống chọi lại với bệnh tật. Một số loại thực phẩm nên và không nên dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm lựa chọn món cho bé:
1. Những thực phẩm nên ăn
- Với bé còn đang bú mẹ, mẹ vẫn tiếp tục cho bé uống sữa mẹ.
- Mẹ nên chế biến món ăn ở dạng cháo, súp cho bé dễ nuốt, dễ tiêu hóa và không làm đau miệng bé khi nhai. Mẹ hãy kết hợp rau củ, thịt với cháo để có một khẩu phần ăn thật đầy đủ dưỡng chất như: cháo tôm cà rốt, cháo thịt gà đậu xanh, súp thịt lợn nấm,…
- Khi bị tay chân miệng, nhiệt độ cơ thể bé tăng cao. Mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm thanh nhiệt giải độc như sắn dây, nước bí đao, nước đỗ xanh, nước ép cam quýt. Các loại nước này giúp con đào thải nhiệt độc, hạ nhiệt, làm con thấy dễ chịu hơn.
- Cho con uống nhiều nước để bù đủ nước cho cơ thể và làm hạ nhiệt độ cơ thể khi con bị sốt cao.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng
2. Những thực phẩm nên kiêng
- Mẹ đừng cho bé ăn những món ăn nêm nếm nhiều vị cay, món ăn mặn hoặc cứng vì sẽ làm loét và sưng các nốt phát ban trong miệng bé. Bé sẽ bị phỏng rộp miệng và đau rát nếu không may ăn phải những đồ ăn này.
- Cho bé ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo như các món xào rán sẽ tăng tiết dầu trên da, tình trạng phát ban trên da sẽ trầm trọng và khó lành hơn mẹ nhé.
- Mẹ hãy tránh cho bé ăn các loại thực phẩm giàu arginine như sô cô la, đậu phộng, nho khô vì arginine làm virus sản sinh nhiều hơn khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.
>>> Xem bài viết: [Giải đáp] Tay chân miệng kiêng gì để khỏi nhanh nhất?
IV. Điều thứ 4: Hướng dẫn mẹ lựa chọn thuốc/ sản phẩm bôi ngoài da, niêm mạc miệng phù hợp cho bé bị tay chân miệng
Khi tình hình bệnh tay chân miệng ở bé nhà còn nhẹ, mẹ có thể sử dụng một số sản phẩm bôi ngoài da hoặc niêm mạc miệng cho bé. Mẹ sử dụng bằng cách bôi lên vết loét ở niêm mạc miệng hoặc nốt mụn nước trên da bé. Mẹ nên dùng đều đặn mỗi ngày sẽ làm dịu vết loét, nốt mụn nước, giảm cảm giác khó chịu và đau rát cho bé.
1. Tiêu chí lựa chọn
- Hiệu quả tốt: Các sản phẩm có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút tốt sẽ ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở vết mụn nước của trẻ.
- An toàn, không độc, không kích ứng: Vùng da và niêm mạc của trẻ mỏng và nhạy cảm nên mẹ hãy chọn cho trẻ sản phẩm an toàn, lành tính để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu, đau rát cho trẻ.
- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Mẹ nên thận trọng trước các sản phẩm giả mạo, không có nguồn gốc xuất xứ. Khi dùng các sản phẩm này sẽ làm cho trẻ bị kích ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Phù hợp với độ tuổi của bé: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng cho trẻ để xem sản phẩm có phù hợp với độ tuổi của bé nhà mình không. Nếu mẹ chủ quan cho trẻ sử dụng sản phẩm không phù hợp với độ tuổi thì sẽ gây ra kích ứng da, niêm mạc trẻ.
- Không chứa kháng sinh, corticoid: Các thành phần kháng sinh trong thuốc bôi sẽ gây hiện tượng kháng thuốc nếu sử dụng nhiều lần. Corticoid trong thuốc bôi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trên da trẻ.
2. Bốn sản phẩm bôi da, niêm mạc cho bé bị tay chân miệng
Một số sản phẩm bôi da và niêm mạc phổ biến trên thị trường cho mẹ tham khảo là:
- Xanh methylen: Đây là thuốc bôi phổ biến trên thị trường. Sản phẩm được mọi người ưa chuộng do không làm trẻ cảm giác xót và giá thành rẻ. Tuy nhiên thuốc không dùng được cho các vết thương trong khoang miệng và khả năng diệt khuẩn còn kém. Ngoài ra thuốc có màu xanh tím nên dễ bám màu làm bẩn chân tay bé.
- Gel bôi Skin Baby: Sản phẩm có khả năng tốt trong việc làm giảm đau các vết loét trên khoang miệng, giúp bé ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên sản phẩm không có khả năng kháng khuẩn nên không ngăn ngừa được tình trạng bội nhiễm. Lưu ý cho mẹ là sản phẩm chỉ dùng cho trẻ dưới 10 tuổi.; nếu bé trên 10 tuổi thì hiệu quả sẽ giảm đi.
- Gel bôi Subạc: Sản phẩm được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với khả năng kháng khuẩn mạnh, Subạc tiêu diệt vi khuẩn có hại trên da, ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên do tác dụng mạnh nên thuốc dễ gây kích ứng khi bôi một lớp dày. sản phẩm không dùng cho khoang miệng vì nếu không may trẻ nuốt phải thì dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.
- Dung dịch kháng khuẩn Dizigone: Đây là một dòng sản phẩm đang nổi trên thị trường do nó khắc phục được nhược điểm của các sản phẩm trên. An toàn, lành tính nên Dizigone dùng được cho da và khoang miệng. Ngoài ra khả năng kháng khuẩn cao nên sản phẩm có thể ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm. Sử dụng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé nhanh lành vết thương, không để lại sẹo, nhanh khỏi bệnh hơn.
>>> Xem bài viết: [REVIEW] TOP 7 thuốc bôi tay chân miệng nhanh khỏi dành cho bé
V. Điều thứ 5: Giải đáp một số thắc mắc của mẹ khi chăm sóc bé bị tay chân miệng
1. Bé bị tay chân miệng có tắm được không?
Một số mẹ truyền tai nhau rằng không được tắm cho bé bị tay chân miệng vì sẽ làm các nốt mụn vỡ ra gây nhiễm khuẩn. Các nốt mụn vỡ gây nhiễm khuẩn là đúng nhưng kiêng nước cho bé là không đúng. Nếu bé không được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh làm tình trạng phát ban trên da nặng hơn. Mẹ cần lưu ý trong lúc tắm hãy lau nhẹ nhàng trên da bé, tránh để mụn nước vỡ làm tổn thương da và gây bội nhiễm.
2. Tay chân miệng có lây không? Làm cách gì để phòng lây?
Mẹ nên cẩn thận với tay chân miệng vì đây là một căn bệnh rất dễ lây lan. Virus lây bệnh có thể lây truyền qua dịch tiết mũi họng, qua phân, nước bọt hoặc dịch chảy ra từ bọc nước ở các bé bị bệnh.
Một số biện pháp phòng lây bệnh cho bé mà mẹ nên tham khảo:
- Không cho bé tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhiễm bệnh.
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
- Tẩy trùng đồ chơi và vật dụng của bé bằng các nước tẩy trùng.
- Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, khô ráo.
3. Tay chân miệng có được ra gió không?
Nhiều cha mẹ kiêng gió cho bé, chỉ cho bé ở phòng kín và cho con mặc nhiều áo để tránh gió. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, với phòng kín và nhiều lớp áo sẽ làm cho con đổ nhiều mồ hôi, dễ bị vi khuẩn tấn công. Tốt nhất mẹ nên cho bé ở phòng sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng và không để gió quá mạnh tạt vào.
4. Tay chân miệng có để lại sẹo không?
Mẹ đang lo lắng khi các nốt phát ban trên da bé sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ? Mẹ hãy yên tâm rằng tay chân miệng không để lại sẹo. Các nốt này sẽ biến mất trong vòng 5-7 ngày kể từ khi xuất hiện, chỉ để lại vết thâm và sẽ mờ dần theo thời gian.
5. Tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Sau 7-10 tuần, những nốt mụn nước trong miệng và trên da bé sẽ khô lại và tự biến mất. Lúc này bé đã gần khỏi bệnh, mẹ nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con giúp con phục hồi sức khỏe.
Mẹ nên cách ly con với các bạn từ 7-10 ngày để tránh lây bệnh cho bạn. Sau khoảng thời gian này bé sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không còn khả năng lan truyền bệnh.
Trên đây là những thông tin cơ bản cho mẹ để biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng. Nếu mẹ còn những băn khoăn, thắc mắc thì hãy liên hệ đến Hotline: 1900 9482 để được tư vấn cụ thể hơn.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp