Viện da liễu http://viendalieu.com.vn Thư viện da liễu Wed, 18 Jan 2023 03:38:36 +0000 vi-VN hourly 1 Mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé đúng cách http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-bang-dau-dua-2312/ http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-bang-dau-dua-2312/#respond Tue, 17 Aug 2021 03:16:10 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2312 tri-ham-ta-bang-dau-dua-1

Có rất nhiều cách để điều trị hăm tã tại nhà cho bé. Những cây cỏ, nguyên liệu quen thuộc, hiện hữu trong căn bếp của bạn cũng có thể là hỗ trợ đắc lực để tình trạng hăm của bé nhanh cải thiện. Một trong những nguyên liệu được các mẹ truyền tai nhau nhiều nhất chính là dầu dừa. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng thực của việc trị hăm tã bằng dầu dừa cho bé.

I. Tại sao dầu dừa được ứng dụng để xử lý hăm tã

Như các mẹ đã biết, hăm tã là một bệnh thường gặp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hăm biểu hiện đặc trưng bởi các mảng da đỏ, khô, ngứa, nổi mụn. Giai đoạn nặng của bệnh là do sự tấn công của vi khuẩn, nấm tại vết thương hở, tạo vết loét, tổn thương sâu cả ở bề mặt lẫn bên dưới da.

Để điều trị hăm tã và giảm nhanh những triệu chứng trên da, cần kháng khuẩn không cho mầm bệnh xâm nhập và gây viêm, loét; cung cấp dưỡng chất để da nhanh chóng hồi phục. Dầu dừa đáp ứng được khá đầy đủ những yêu cầu trên. Đó là lý do vì sao dầu dừa được rất nhiều mẹ lựa chọn để chữa hăm tã cho trẻ.

Dầu dừa là dầu thực vật, được chiết từ phần cơm của quả dừa chín. Dầu có màu trắng hoặc vàng trong, chảy lỏng ở nhiệt độ khoảng 24-26°C, khó bị ôi thiu nên có thể bảo quản lên đến 2 năm.

tri-ham-ta-bang-dau-dua-2

Dầu dừa có màu trắng hoặc vàng trong, chiết xuất từ phần cơm của quả dừa chín

Những tác dụng của dầu dừa với da:

1. Làm mềm da, dịu da

Dầu dừa có bản chất dầu mỡ. Chúng cung cấp lượng lớn chất béo có lợi cho cơ thể. Khi bôi lên da, chất béo trong dầu dừa bao phủ và thấm vào da. Da được cung cấp một lượng lớn dầu béo nên mềm và mịn hơn, đồng thời giữ được ẩm do lớp dầu ngăn không cho hơi nước trong da thoát ra ngoài. Tình trạng khô, ngứa, mẩn do hăm tã được cải thiện nhanh chóng. bên cạnh đó dầu dừa còn tạo lớp màng ngăn cách tổn thương với các kích thích từ môi trường ngoài.

2. Kháng khuẩn, nấm, một số virus

Đây là một tác dụng đáng ngạc nhiên đến từ dầu dừa. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng một nửa acid béo trong dầu dừa là acid lauric. Acid lauric có tác dụng diệt vi khuẩn, virus, nấm nên giúp cơ thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Kháng khuẩn là yêu cầu được đưa lên hàng đầu trong quá trình điều trị hăm tã. Khả năng tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ và ngăn cản chúng xâm nhập từ bên ngoài giúp giảm ngứa, viêm do nấm, vi khuẩn, vết thương hở cũng không bị ảnh hưởng mà hồi phục nhanh chóng hơn.

3. Cung cấp vitamin E, K

Vitamin E có tác dụng chống lão hóa, làm sáng, mịn da và dưỡng ẩm rất tốt cho làn da khô. Vitamin K là thành phần tham gia cấu tạo và kích thích hình thành protein dưới da, tạo độ đàn hồi cho da. Cả hai loại vitamin do dầu dừa mang tới đều tham gia vào quá trình hồi phục, chữa lành tổn thương và hình thành lớp da non thay thế cho phần cũ đã chết do tổn thương.

4. An toàn, dịu nhẹ với da

tri-ham-ta-bang-dau-dua-3

Dầu dừa làm mềm, an toàn và dịu nhẹ với da bé

Dầu dừa có nguồn gốc từ tự nhiên. Thành phần dầu dừa không chứa chất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ. Vì vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không sợ bé đau rát hay dị ứng.

Những tác dụng mà dầu dừa mang lại đã thể hiện sự ưu việt của chúng trong điều trị hăm tã cho bé. Vậy thì chẳng có lý do gì mà các mẹ không lựa chọn ngay dầu dừa để bé nhanh chóng khỏi bệnh.

II. Cách sử dụng dầu dừa trị hăm tã đúng cách

Thao tác để mẹ sử dụng dầu dừa trị hăm tã rất đơn giản. Các mẹ có thể dùng trực tiếp dầu dừa hoặc dầu dừa kết hợp với một số thành phần có tác dụng dưỡng da hoặc kháng khuẩn khác như tinh dầu oải hương, bơ hạt mỡ để bôi lên da bé sau khi đã được vệ sinh. Mẹ dùng thường xuyên và đúng cách thì da bé mịn màng, ẩm mượt, giảm kích ứng và nhanh chóng phục hồi.

1. Thoa trực tiếp dầu dừa lên da

Các mẹ có thể làm theo các bước sau:

  • Vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ. Mẹ có thể dùng nước ấm hoặc xà phòng dành riêng cho da nhạy cảm để xử lý da cho bé. 
  • Sử dụng dung dịch kháng khuẩn xịt/lau vùng tổn thương trên da bé để tiêu diệt vi khuẩn, nấm. Các mẹ nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ, lành tính với da, không gây đau xót khi sử dụng. Ví dụ như dung dịch kháng khuẩn Dizigone – hiệu lực kháng khuẩn cao, an toàn cho da nhạy cảm.

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

  • Để da bé khô hoàn toàn, bôi một lớp dầu dừa vừa đủ lên da.
  • Đợi 5-10 phút cho dầu thấm tốt lên da mới mặc tã, bỉm hay quần áo cho bé.

Mẹ sử dụng dầu dừa 1-2 lần/ngày cho bé, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

2. Dầu dừa kết hợp với tinh dầu hoa oải hương

tri-ham-ta-bang-dau-dua-4

Có thể sử dụng dầu dừa kết hợp với tinh dầu oải hương

Tinh dầu hoa oải hương rất phổ biến, dễ tìm và có nhiều tác dụng trên da như:

  • Kháng khuẩn, kháng nấm.
  • Chữa lành vết thương, vết bỏng, vết loét do  kích thích sản sinh collagen, kích thích tổng hợp tế bào da.
  • Chống viêm, chống oxy hóa giúp giảm bớt tình trạng da khô, sần, mẩn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm.
  • Để da bé khô hoàn toàn.
  • Trộn 3 giọt tinh dầu hoa oải hương với 1 thìa dầu dừa.
  • Bôi trực tiếp lên da bé.
  • Mỗi ngày bôi từ 1-2 lần, sử dụng liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất. 

3. Dầu dừa kết hợp với bơ hạt mỡ

tri-ham-ta-bang-dau-dua-5

Sử dụng dầu dừa kết hợp với bơ hạt mỡ

Bơ hạt mỡ có nguồn gốc từ châu Phi được biết tới với công dụng dưỡng da và giữ ẩm rất hữu hiệu:

  • Bơ hạt mỡ cung cấp các acid béo như linoleic, oleic, stearic… Chúng thấm nhanh vào da tạo độ ẩm cần thiết, từ đó giảm nhanh mẩn, ngứa, khô da.
  • Kích thích sản sinh tế bào mới khỏe mạnh nhờ đẩy mạnh tổng hợp protein da và collagen. Tổn thương trên da, vết xước, loét nhanh chóng hồi phục.
  • Tác dụng chống viêm giúp da chống lại kích thích từ môi trường.

Cách sử dụng bơ hạt mỡ tương tự như sử dụng dầu dừa với dầu hoa oải hương:

  • Mẹ dùng nước ấm làm sạch da bé và để khô.
  • Trộn đều 1 thìa bơ hạt mỡ và 1 thìa dầu dừa. Nếu thời tiết lạnh làm dầu đông lại mẹ có thể đun chảy hỗn hợp bằng lò vi sóng hoặc đun cách thuỷ.
  • Bôi trực tiếp lên da bé, để 5-10 phút cho dầu thấm vào da.
  • Sử dụng 1-2 lần/ngày.

4. Làm sáp bôi hăm cho bé từ dầu dừa

tri-ham-ta-bang-dau-dua-6

Làm sáp từ dầu dừa bôi hăm cho bé

Nguyên liệu:

  • 1 thìa sáp ong.
  • 2 thìa dầu dừa.
  • 1 thìa bơ hạt mỡ.
  • 5-6 giọt tinh dầu hoa oải hương.

Cách làm:

  • Bước 1:  Mẹ cho sáp ong, dầu dừa, bơ hạt mỡ vào bát thuỷ tinh (hoặc bát sứ), đun trong lò vi sóng hoặc đun cách thuỷ cho các nguyên liệu chảy lỏng. Sau đó mẹ trộn đều.
  • Bước 2: Để hỗn hợp gần nguội thêm tinh dầu oải hương và trộn đều.
  • Bước 3: Khi hỗn hợp còn đang ở dạng lỏng, các mẹ đổ vào hũ nhỏ để bảo quản và sử dụng dần. 

Mỗi lần sử dụng cho bé mẹ chỉ cần lấy một lượng vừa đủ và bôi trực tiếp lên da. Cách làm này vừa kết hợp các thành phần có lợi vừa tiện dụng cho mẹ khi dùng thường xuyên cho bé.

III. Bốn sai lầm mẹ cần tránh khi dùng dầu dừa trị hăm tã cho bé 

Tuy nhiên có một số sai lầm mà các mẹ cần tránh khi sử dụng dầu dừa để chữa hăm cho bé

1. Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé. Mẹ muốn da bé sạch thì trước tiên tay mẹ phải sạch đã. Tay mẹ bẩn có thể gây nhiễm bẩn tới vùng da tổn thương của trẻ, gây kích ứng da và lây truyền vi sinh vật từ tay mẹ sang bé. 

2. Da bé chưa khô hoàn toàn đã bôi dầu dừa lên da. Khi đó mẹ vô tình tạo môi trường ẩm ướt, bí bách ở da phần ngay dưới lớp dầu dừa. Đây sẽ là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh còn sót lại phát triển. Mà dầu kỵ nước nên khả năng thấm  vào da của dầu dừa lúc này rất kém, dẫn tới hiệu quả sử dụng không cao. Dầu tồn ứ lâu trên bề mặt da còn gây dính, nhớp khiến bé rất khó chịu.

tri-ham-ta-bang-dau-dua-9

Cần lau khô người cho bé trước khi bôi dầu dừa

3. Bôi một lượng dầu dày lên da, bôi nhiều lớp: Các mẹ mong muốn thấm được thật nhiều dưỡng chất vào da bé để da hồi phục nhanh hơn. Nhưng đó lại là một suy nghĩ rất sai lầm. Da chỉ hấp thu được một lượng dưỡng chất nhất định, dù có bôi thêm cũng không thể hấp thu được nữa. Phần dầu dư thừa vẫn trên bề mặt da sẽ gây khó chịu và bết dính cho da bé. Lớp dầu dày cũng gây bít tắc lỗ chân lông, làm hoạt động trao đổi chất của da với môi trường ngoài bị cản trở.

4. Sử dụng dầu dừa không đảm bảo chất lượng: trên thị trường hiện nay có nhiều loại dầu dừa, cả loại do nhà máy sản xuất và loại dầu làm thủ công. Với dầu dừa do nhà máy sản xuất, các mẹ cần lưu ý chọn của hãng uy tín, chất lượng, còn hạn sử dụng, không bị pha trộn tạp chất. Với dầu làm thủ công mẹ nên chọn nơi làm với phương pháp thích hợp, ưu tiên dùng dầu chiết lạnh (vì dầu lấy bằng phương pháp đun nóng sẽ có nhiều thành phần bị biến đổi không tốt cho cơ thể), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không bị pha trộn.

IV. Ưu, nhược điểm của phương pháp trị hăm tã bằng dầu dừa

Phương pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm nhất định. Các mẹ có thể dựa vào đó để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bé.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
  • Dầu dừa thân thiện, an toàn với da trẻ.
  • Dễ làm, dễ thực hiện.
  • Hiệu quả tốt trong làm mềm, dưỡng da nên được dùng cho hăm ở mức độ nhẹ và vừa.

Nhược điểm:

tri-ham-ta-bang-dau-dua-11

Dầu dừa chỉ có tác dụng với các trường hợp hăm tã nhẹ và vừa

  • Tác dụng trị hăm yếu: dầu dừa có nhiều công dụng nhưng ở mức độ vừa và nhẹ, nên không cho tác dụng nhanh và rõ rệt. Dầu dừa chỉ giúp bé cải thiện trong trường hợp hăm nhẹ, chưa nổi mụn và trợt loét. 
  • Không hiệu quả cho hăm ở giai đoạn nặng, vì vết trợt da, lở loét khi bị bao bởi lớp dầu mỡ sẽ gây bí, khó thoát dịch, khó khăn trong thực hiện sát khuẩn cho da.
  • Trơn nhờn trên da, khó thấm, khó tẩy rửa. 
  • Khó đảm bảo về yêu cầu chất lượng của dầu dừa.

>>> Xem thêm: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý an toàn

Những cách làm đơn giản mà mẹ có thể thực hiện cho bé luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ. Nhưng để làm được tốt và chính xác thì mẹ cần nắm rõ và hiểu được về nguyên liệu mình đang dùng, cách dùng hiệu quả nhất. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được các mẹ trong việc chữa trị hăm tã tại nhà cho bé an toàn – nhanh khỏi. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp 

]]>
http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-bang-dau-dua-2312/feed/ 0
8 cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà an toàn – hiệu quả http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-gai-2359/ http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-gai-2359/#respond Sat, 07 Aug 2021 02:51:04 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2359 tri-ham-ta-cho-be-gai-1

Mẹ đang lo lắng con gái mình bị hăm tã mãi không khỏi? Trị hăm tã cho bé gái theo dân gian hoặc sử dụng kem chống hăm cho hiệu quả như nào? Dưới đây là 8 cách trị hăm tã an toàn- hiệu quả ngay tại nhà có thể giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chữa và phòng tránh hăm tã tái phát ở bé gái.

I. Nguyên nhân bé gái bị hăm tã

Hăm tã là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ dùng bỉm thường xuyên. Hăm da bé gái phát sinh do nhiều nguyên nhân.

1. Bỉm kích ứng, quần áo mặc quá chật

tri-ham-ta-cho-be-3

Bỉm quá chật hoặc kém chất lượng là nguyên nhân dẫn tới hăm tã ở trẻ nhỏ

  • Bỉm không đảm bảo vô khuẩn, khả năng thấm hút khiến da bé phải tiếp xúc kéo dài với chất bài tiết. Một số loại bỉm chất liệu không đủ mềm, có gờ cứng cũng gây cọ sát khiến da bé mẩn đỏ. 
  • Quần bé gái thường bó sát, kiểu cách hơn bé trai nên đóng bỉm bên trong càng bó chặt, cọ xát nhiều vào da thịt. Những bé gái có sẵn cơ địa viêm da dị ứng càng dễ bị hăm và dễ tái phát hăm tã trở lại. 
  • Quần áo sặc sỡ, nhiều màu sắc, nhiều lông, len. Quần áo sặc sỡ càng có thể nhuộm nhiều phẩm màu độc hại, kích ứng do trẻ càng cao.

2. Do tiêu chảy

  • Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà tiêu chảy còn khiến da bé tiếp xúc với phân  nhiều hơn. Da có phản ứng viêm da, hăm tã khi dính phân nước tiểu thời gian dài.

3. Nước tiểu

  • Giữa bé trai và bé gái có cách đi tiểu khác nhau. Thông thường, nếu trẻ đặt nằm thường xuyên, bé gái hay bị hăm da vùng mông bẹn, nơi hậu môn do dịch nước tiểu chảy qua ngay cả khi không dùng bỉm. 

4. Làn da nhạy cảm

Làn da trẻ sơ sinh yếu ớt, mỏng manh, dễ kích ứng. Bỉm tã thường xuyên luôn khiến trẻ bí bức sinh hăm da. 

II. Dấu hiệu hăm tã ở bé gái 

Bé gái bị hăm tã đa phần giống bé trai. Hăm tã biến chuyển theo từng thời kỳ. 

tri-ham-ta-cho-be-gai-2

  • Giai đoạn 1: Da nổi hồng phát ban quanh vùng đóng bỉm. Da bé có thể tự khỏi nếu mẹ lau chùi vệ sinh da sạch sẽ cho bé.
  • Giai đoạn 2: Da ngứa rát, mẩn đỏ và mụn nước nhỏ nổi từ ít đến dày. Trẻ quấy khóc, hay gãi, cọ người, dễ bong mụn nước.
  • Giai đoạn 3: Mụn vỡ, nhiễm khuẩn. Da lở loét, viêm sưng đỏ. Tiểu tiện khó khăn vì xót da. Nếu không trị kịp thời, viêm loét lan rộng. Nơi vùng kín bé gái dễ bị vi khuẩn thừa cơ tấn công gây các bệnh lý sinh dục tiết niệu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Sẹo hăm da ở nơi vùng kín gây mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng. 

III. 5 cách trị hăm tã tại nhà theo phương pháp dân gian

Để trị hăm tã tại nhà cho bé gái đơn giản theo dân gian, mẹ có thể tham khảo 5 cách trị sau đây:

1. Sử dụng dầu dừa

tri-ham-ta-bang-dau-dua-2

  • Dầu dừa từ lâu đã được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp. Nhưng ít mẹ biết rằng dầu dừa có thể trị hăm tã cho con hiệu quả.
  • Dầu dừa có chứa nhiều chuỗi acid béo trung tính có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Các chất chống oxy hóa Vitamin E, phytosterol giúp mô da phục hồi tổn thương do hăm tã nhanh chóng, dưỡng ẩm da, giúp da em bé luôn mềm mại.  
  • Sau khi tắm cho trẻ, mẹ có thể thoa 1 lớp dầu dừa nguyên chất lên vùng da hăm tã, massage nhẹ nhàng cho thấm đều.

>>> Xem thêm: Mẹo trị hăm tã bằng dầu dừa an toàn – hiệu quả tại nhà 

2. Cách dùng lô hội

tri-ham-ta-cho-be-gai-3

  • Lô hội (Nha đam) có chứa 23 loại acid amin, nhiều Vitamin, nguyên tố vi lượng. Nhựa cây chứa nhiều chất polysaccarid, các acid béo và một số hoạt chất nhóm anthraquinon. 
  • Nhựa cây giàu dưỡng chất kháng khuẩn, chống viêm. Lô hội dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, chống oxy hóa tế bào thúc đẩy quá trình phục hồi làn da tổn thương, tăng độ đàn hồi mô da. Lô hội trị hăm da cho bé an toàn – hiệu quả.
  • Dùng lô hội trị hăm da cho bé bằng cách: Cắt bỏ vỏ xanh, nạo lấy thạch nha đam, thoa nhẹ nhàng lên da bé, để khô tự nhiên. 

3. Lá trầu không trị hăm da

tri-ham-ta-cho-be-gai-4

  • Mẹ có thể sử dụng lá trầu không trong vườn nhà đun nước tắm cho bay vết hăm da. 2-3 lá trầu không, rửa sạch, cắt thật nhỏ, cho vào bát con dội nước sôi, đậy kín mặt bát như nấu trà, đợi 10-15 phút cho dược chất thẩm thấu ra nước. Mẹ dùng bông gòn thấm dịch chấm lên vết hăm da cho bé. Ngày làm 2-3 lần, vết hăm da giảm nhanh chóng. 
  • Lá trầu không có chứa nhiều nước, protein, vitamin và một thành phần khử trùng, kháng viêm hiệu quả chavicol. Tắm 3 ngày mỗi tuần cho bé, sau một thời gian mẹ sẽ thấy da bé trở lại bình thường.

4. Chữa hăm tã bằng lá khế

tri-ham-ta-cho-be-gai-5

  • Lá khế trong Y học cổ truyền có ghi nhận về công dụng trị các bệnh ngoài da như chàm da, hăm tã, sơn lở, dị ứng, lở loét. Lá khế non và hoa khoảng 100-150g, nấu 10-15 phút với 5-6l nước, lấy nước xông hoặc tắm cho bé. Phương pháp này thường giúp bé khỏi sau 3-4 ngày đối với hăm da nhẹ. 

5. Trị bằng trà xanh

tri-ham-ta-cho-be-gai-6

  • Trà xanh được nhiều người biết đến với nhiều công dụng, đặc biệt về hiệu quả làm đẹp. Trà xanh tốt cho sức khỏe, cực an toàn, lành tính. Lá trà chứa EGCG – một chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu và kiểm chứng hiệu quả bởi các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều Vitamin, khoáng chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da chịu nhiều thương tổn.
  • Một nắm lá trà xanh rửa sạch nấu với 1-1,5l nước, đun sôi 10-15 phút. Nước trà pha với nước ấm tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi dịu vết hăm da.

Năm mẹo trên cần mẹ dùng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Với một số gia đình, bé lâu khỏi thường sốt sắng thay đổi nhiều cách khác nhau khiến bé chẳng những không khỏi mà còn có thể gia tăng dị ứng. Nếu em bé dễ dị ứng các thực vật tự nhiên hoặc dùng mãi vẫn không đỡ, mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị hăm tã theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.

IV. Ba cách trị hăm tã theo phương pháp hiện đại

1. Dùng kem hăm tã

ham-da-7

  • Kem chống hăm tã thường giúp da bé giảm dần dấu hiệu sưng viêm, giảm ngứa rát. Sản phẩm cung cấp dưỡng chất cân bằng độ ẩm, giúp da phục hồi từ sâu bên trong. Tính chất sát khuẩn, kháng viêm trong thành phần kem cũng giúp loại bỏ một phần vi khuẩn làm bé bị hăm tã. Một số kem có tinh dầu menthol giúp bé cảm giác mát lạnh khi thoa, mùi hương dịu nhẹ. 
  • Trên thị trường hiện nay, một số loại kem trị hăm được tin dùng từ lời khuyên chuyên gia: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi, kem embe,….
  • Thoa kem đồng đều lên vùng hăm tã, tùy vào tình trạng bệnh mà 3-7 ngày dấu hiệu hăm của bé sẽ khỏi. 
  • Nếu bé bị hăm nặng, da nổi mụn nhiều hay trợt loét, các kem hăm tã này sẽ không đem đến hiệu quả do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm còn hạn chế. 

>>> Xem thêm: 12+ kem hem tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé 

2. Dùng thuốc mỡ kháng sinh

tri-ham-ta-cho-be-gai-7

Sử dụng các thuốc kháng sinh kết hợp với corticoid dạng bôi cho trẻ

  • Kháng sinh diệt khuẩn thường dùng trong hăm tã như các gentamycin, neomycin… dạng kem bôi. Ngoài ra, các chế phẩm kem bôi hiện nay thường kết hợp thêm Corticoid giúp giảm viêm mụn do hăm: prednisolon. 
  • Dùng kem bôi kháng sinh để diệt trừ vi khuẩn xâm nhập làn da đang thương tổn. Sau khi tắm xong, da còn ẩm mẹ có thể bôi cho trẻ để kháng sinh thấm sâu trong da, tăng hiệu quả điều trị.
  • Kháng sinh và corticoid chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, corticoid luôn được biết đến là những dược chất giúp tình trạng hăm của bé cải thiện rất nhanh, nhưng dễ gây nhiều tác dụng phụ khi ngừng. Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa được thăm khám và kê đơn. 

3. Dùng bộ sản phẩm Dizigone

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ

  • Bộ sản phẩm Dizigone trị hăm tã bao gồm dung dịch sát khuẩn kem nano bạc đồng thương hiệu.
  • Sát khuẩn nhanh, mạnh, an toàn – hiệu quả là tiêu chí đánh giá sản phẩm dung dịch sát khuẩn. Dizigone có khả năng loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY. Dung dịch kháng khuẩn đem lại sự tiện dụng, nhanh gọn cho mẹ chăm con.
  • Kem nano bạc Dizigone cung cấp dưỡng chất và độ ẩm, làm mờ sắc tố thâm đen do sẹo hăm để lại, giúp trả lại làn da trắng hồng khỏe mạnh. Nano bạc giúp hoạt chất tiến sâu bên trong mô da, củng cố tân tạo làn da. Ngoài ra, kem còn chứa các loại chiết xuất thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp tăng cường tác dụng của dung dịch kháng khuẩn dizigone.
  • Sự kết hợp giữa hai sản phẩm trên sẽ giúp vùng da hăm khỏi nhanh chóng chỉ trong vòng một tuần. Dizigone là giải pháp xử lý hăm tã hiệu quả hơn việc chỉ sử dụng đơn độc các kem hăm thông thường. Đồng thời, thành phần an toàn, không tác dụng phụ như kháng sinh hay corticoid, giúp cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. 

ham ta hăm tã

V. Ngăn ngừa hăm tã ở bé gái tái phát trở lại

Mẹ không nên chủ quan khi bé khỏi vừa khỏi hăm tã. Hăm tã rất dễ tái phát trở lại bởi nhiều lý do khác nhau. Do đó mẹ luôn cần chú trọng các nguyên tắc ngăn ngừa hăm tã:

  • Sử dụng bỉm chất lượng, có thương hiệu, tránh mua hàng giả. Chất tẩy trắng giấy là hóa chất nguy hiểm còn bám lại trên bỉm kém chất lượng, gây kích ứng da bé gái.  
  • Đóng bỉm đúng cách, tránh đóng quá chặt hay quá lỏng. 
  • Lau chùi, vệ sinh phần da dùng bỉm thường xuyên. Mẹ nên thay đổi cả xà phòng tắm dịu nhẹ cho bé.
  • Thường xuyên thay bỉm, hạn chế tối đa phân nước tiểu đọng trên da bé càng lâu càng dễ sinh hăm tã.
  • Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh vùng da đóng bỉm của bé hàng ngày. Có thể thoa một lớp mỏng kem Dizigone Nano Bạc lên da trước khi đóng bỉm. 
  • Chế độ ăn hợp lý, ăn lành mạnh, tránh cho trẻ bị tiêu chảy.

tri-ham-ta-cho-be-4

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ

VI. Kết luận chung

Hăm tã không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng để lâu gây có nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt với bé gái. Vậy nên, cha mẹ không nên chủ quan khi con gái mình có dấu hiệu hăm da ngay từ giai đoạn một. Phụ huynh hãy sử dụng 1 trong 8 mẹo vặt tại nhà và sát khuẩn da, dưỡng ẩm thường xuyên để làn da trẻ luôn hồng hào, khỏe mạnh.

Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã bé gái, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-gai-2359/feed/ 0
 Trị hăm tã cho bé trai bằng bốn bước chăm sóc tại nhà hiệu quả  http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-trai-2346/ http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-trai-2346/#respond Fri, 06 Aug 2021 13:33:27 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2346 tri-ham-ta-cho-be-trai-1

Đóng bỉm thường xuyên có thể gây ra các dấu hiệu hăm tã ở bé trai. Để hăm không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ, phụ huynh nên chú ý chăm sóc da bé một cách khoa học, hiệu quả. Dưới đây là 4 bước chăm sóc tại nhà giúp trị hăm tã cho bé trai hiệu quả mà mẹ cần biết. 

I. Dấu hiệu hăm tã gặp ở bé trai là gì?

Hăm tã bé trai là bệnh viêm da dị ứng xuất hiện khi bé sử dụng bỉm thường xuyên. Triệu chứng hăm tã ở bé trai biểu hiện theo từng mức độ

tri-ham-ta-cho-be-trai-3

Các mức độ hăm da ở trẻ

1. Mức độ 1: Phát ban, mẩn đỏ

  • Bắt đầu hăm, da bé có biểu hiện những mảng ban hồng, dày mỏng tùy trẻ, có thể sẫm màu, sần hơn so với bề mặt da xung quanh.
  • Một số bé nổi mẩn đỏ một vài nốt, có thể to hoặc nhỏ, không rõ rệt
  • Giai đoạn này thường khó phát hiện nên thường bị bỏ qua.

2. Mức độ 2: Mẩn đỏ lan rộng, nổi rõ

  • Vùng hăm tập trung tại một nơi, mẩn đỏ to nhỏ nổi lên trên vùng da phát ban trước đó.
  • Vùng hăm tã thường gặp vị trí xung quanh hậu môn, lan rộng ra phần mông.
  • Bé có thói quen gãi, cọ vùng hăm do ngứa ngáy ngày càng tăng.

3. Mức độ 3: Mụn nước, mụn viêm sưng

  • Da càng nóng ẩm, bí bức, cọ xát nhiều lên bỉm, quần áo càng ngứa rát. Mụn nước mọc nhiều xung quanh mẩn đỏ.
  • Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, mụn nước có dấu hiệu vỡ lở, làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm, hình thành các ổ sưng viêm.
  • Da khô, bong tróc. Trẻ ngứa, quấy khóc, chán ăn.

4. Mức độ 4: Trợt loét, chảy mủ

  • Da có dấu hiệu chảy dịch, chảy mủ gây đau xót, ngứa rát nặng.
  • Tình trạng viêm nhiễm nặng, lở loét, có thể lan sang vùng da lân cận.
  • Phát sốt, mệt mỏi dễ thấy khi dấu hiệu viêm trầm trọng hơn. 

II. Nguyên nhân bé trai bị hăm tã

Nguyên nhân chính khiến bé trai bị hăm tã là do tình trạng nóng ẩm, bí bức của việc đóng bỉm lâu. Da bé phải tiếp xúc thường xuyên với các vật chất lạ gây viêm da dị ứng. Trong đó, các trường hợp dễ lên hăm tã ở bé trai nhất là:

1. Trẻ đóng bỉm lâu không thay

  • Trẻ hiếu động, nô đùa nhiều. Mồ hôi đổ nhiều. Khi đóng bỉm, da bé càng đổ nhiều mồ hôi và đọng mồ hôi càng lâu trên da. Mồ hôi gây viêm da ở rất nhiều trẻ.
  • Đóng bỉm lâu đồng nghĩa lượng chất thải bé vệ sinh ra bỉm càng nhiều. Trong quá trình vui chơi, phân nước tiểu cọ xát da bé nhiều gây viêm da dị ứng dạng hăm.

2. Thời kỳ bé bị tiêu chảy

ham-ta-4

Trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa là nguyên nhân dẫn tới hăm tã

  • Dấu hiệu con bị tiêu chảy là khi đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Chất phân lỏng, tính acid hơn bình thường nên phân dễ chảy qua da, bám cặn trên da khiến da bé có phản ứng viêm đỏ.
  • Thông thường, em bé bị tiêu chảy thì hăm da sẽ phát ra sau 1-2 ngày. 

3. Da bé nhạy cảm với bỉm, chất thải, phấn rôm, khăn ướt vệ sinh

  • Một số bé dị ứng với chất liệu bỉm sẽ có biểu hiện hăm ngay khi sử dụng một vài lần
  • Nếu da dễ kích ứng với nước tiểu, phân thì bé sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng viêm dị ứng này.
  • Do bé hay đổ mồ hôi, một số gia đình sử dụng phấn rôm mong muốn da bé mát mẻ, khô thoáng. Nhưng phấn rôm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn có cơ hội phát triển gây viêm da.
  • Khi bạn đã đổi rất nhiều loại bỉm, hạn chế phấn rôm mà con vẫn còn hăm tã, bạn nên để ý đến khăn ướt vệ sinh sử dụng cho bé sau mỗi lần bé tiểu tiện. Có thể bé dị ứng với thành phần trong khăn ướt như cồn, hương liệu….

III. Nguyên tắc trị hăm da theo mức độ bệnh

Tùy mức độ bệnh, cách trị hăm có sự thay đổi để đạt được hiệu quả cao.

1. Mức độ 1-2

ham-ta-6

Sử dụng kem dưỡng da khi trẻ bị hăm ở mức độ nhẹ

Ở giai đoạn này, hăm còn biểu hiện nhẹ, mẹ nên tham khảo cách trị sau:

  • Vệ sinh vùng da hăm tã sạch sẽ
  • Trị hăm bằng kem: Dizigone Nano Bạc, Sudocrem, Bepanthen, Kem Em bé…
  • Hạn chế đóng bỉm trong thời gian bé bị hăm tã. 

2. Mức độ 2-3-4

Đây là tình trạng da có tổn thương nặng do hăm, có dấu hiệu vi khuẩn, nấm bắt đầu xâm nhập, kem trị hăm là không đủ để trị dứt điểm hăm da nên cần có sự thay đổi trong cách chữa trị:

  • Vệ sinh vùng hăm da bằng dung dịch kháng khuẩn hiệu lực mạnh
  • Bổ sung kem dưỡng để cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho da phục hồi, tái tạo. 
  • Hạn chế đóng bỉm, xử lý các rối loạn tiêu hóa kèm theo như tiêu chảy, phân sống… 

ham-da-vung-kin-3

Hăm tã nặng khiến bé đau đớn, quấy khóc nhiều nên cần xử lý sớm và đúng cách

IV. 4 bước chăm sóc tại nhà giúp xử lý nhanh tình trạng hăm tã của bé trai

1. Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm

Khi bé trai bị hăm tã, công việc đầu tiên mẹ cần chú ý là cách vệ sinh sao cho sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế da tiếp xúc mồ hôi, phân nước tiểu.

  • Khi bé đóng bỉm, mẹ nên thường xuyên kiểm tra bỉm. Mẹ cần vệ sinh nhanh chóng sau mỗi lần em bé đi vệ sinh để giúp giảm thiểu thời gian phân nước tiểu bám đọng trên da bé, hạn chế hăm tiến triển nặng.
  • Khi bé nô đùa nhiều, mẹ cũng nên chủ động lau mồ hôi cả người cho trẻ. Mồ hôi, bụi bẩn, ẩm mốc luôn là mối lo ngại bùng phát hăm da khi chúng bám trên da bé quá lâu. 
  • Mẹ nên tắm rửa và vệ sinh bằng xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho bé. Thói quen này không chỉ cho da bé sạch sẽ, thơm mát mà còn giúp bé bớt kích ứng, giảm thiểu hăm tã.

tri-ham-ta-cho-be-trai-6

Thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cho bé

  • Sử dụng khăn xô, khăn giấy riêng cho bé để lau mồ hôi, vệ sinh cho bé, tránh da bé bị kích ứng do khăn ướt.

2. Dùng dung dịch sát khuẩn

2.1. Vai trò của dung dịch sát khuẩn trong chữa trị hăm tã cho bé trai 

  • Đa phần những tác nhân kích ứng và gây hăm cho bé là nấm, vi khuẩn. Hai loại mầm bệnh này cực kỳ dễ phát triển nhanh và lây lan rộng. Khi bé đóng bỉm kín cả ngày, đi vệ sinh nhiều,… mầm bệnh được tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để nhân lên. Kết quả là da bé ngày càng đỏ gắt, nổi mụn, thậm chí trợt loét và sưng mủ. Về nguyên tắc, hăm tã chỉ có thể khỏi khi những tác nhân này bị loại bỏ. 
  • Phần lớn kem hăm tã hiện nay đều không hoặc chỉ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm yếu. Nếu mầm bệnh vẫn còn tồn tại trên da bé thì thoa kem trị hăm gì cũng sẽ không hiệu quả, vì bên dưới lớp kem này, da bé vẫn tiếp tục bị nấm, vi khuẩn tấn công. 
  • Hiệu quả nhất, tiện lợi nhất là sử dụng một loại nước rửa vừa loại bỏ hoàn toàn nấm, vi khuẩn vừa không phải chữa trị bằng thuốc: dung dịch sát khuẩn. 
  • Dung dịch sát khuẩn tiêu diệt gần như 100% các tác nhân gây bệnh trên. Với các công thức chuyên biệt, những sản phẩm này luôn dành được sự quan tâm, sử dụng của không chỉ chuyên gia đầu ngành mà còn từ nhiều bà mẹ chăm con nhỏ. 
  • Một dung dịch sát khuẩn xử lý nhanh, công năng sát trùng tiên tiến, không độc hại, kích ứng là những tiêu chí cơ bản để mẹ chăm sóc làn da hăm của bé. Thị trường hiện nay có một số dung dịch sát khuẩn hiệu quả: Dizigone, Chlorhexidine, Muối bạc….

2.2.  Một số dung dịch sát khuẩn trên thị trường

Dizigone

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

Ưu điểm:

  • Phổ kháng khuẩn rộng, diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm, bào tử, nha bào mà nhiều loại sản phẩm khác không diệt được.
  • Thành phần không hóa chất độc hại, không lo kich ứng dù là làn da mỏng yếu như trẻ sơ sinh.
  • Diệt khuẩn nhanh chóng trong 30 giây, xử lý mọi tác nhân gây bệnh cứng đầu nhất.

Nhược điểm: Mùi clo nhẹ.

Chlorhexidine

tri-ham-ta-cho-be-trai-5

Ưu điểm: Phổ kháng khuẩn rộng diệt nhiều loại tác nhân bệnh.

Nhược điểm:

  • Hóa chất gây kích ứng, xót da, đau đớn cho trẻ khi sử dụng.
  • Bảo quản khó khăn hơn do Chlorhexidine cần độ pH phù hợp để giữ đc lâu. 

2.3. Cách dùng dung dịch sát khuẩn trị hăm tã cho bé trai 

  • Sau khi thay bỉm, đã vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, mẹ rửa lại vùng da hăm cho bé với dung dịch sát khuẩn bằng bông thấm dung dịch. 
  • Không cần rửa lại bằng nước, đợi 5-10 phút da khô tự nhiên, mẹ mới mặc quần áo hay đóng bỉm lại.

3. Sử dụng kem trị hăm da

3.1. Công dụng của kem hăm tã

  • Một sản phẩm hỗ trợ làm giảm các triệu chứng hăm tã nữa là Kem hăm tã. Nốt mẩn đỏ ngứa ngáy da nay đã có kem hăm giảm thiểu biểu hiện. 
  • Bản thân các loại kem hăm tã đều mịn màng, dễ bám trên da. Một lớp kem mỏng nhẹ trên da bé là một lá chắn bảo vệ, chặn đứng các vi khuẩn cứng đầu muốn xâm nhập trú ngự gây bệnh cho bé.
  • Không chỉ vậy, kem còn mang theo một lượng lớn tinh chất dưỡng ẩm, tăng cường khóa ẩm, cải thiện chứng khô tróc do hăm da để lại, giúp bé nhanh lành vết thương hơn, giảm thiểu chứng hăm đỏ. Không còn ngứa rát khó chịu nữa, hăm da sẽ không còn là nguyên nhân khiến bé quấy khóc về đêm. 
  • Kháng khuẩn, kháng nấm, tiêu diệt tác nhân gây hăm tã ở một số loại kem trị hăm có công năng trên. Tuy nhiên, phổ kháng khuẩn hẹp nên kem hăm chỉ có thể sử dụng đơn độc để trị hăm nhẹ.

Chọn lựa kem hăm tã theo các tiêu chí:

  • Kem cho hiệu quả giảm mẩn đỏ nhanh, giảm ngứa rát, tăng độ mềm mại của da.
  • Thành phần không paraben, không cồn, không hương liệu, ít kích ứng.
  • Kem dễ bám, thể chất đặc, mịn, không vón cục, có cặn, mùi dịu nhẹ.
  • Giá thành phù hợp chi tiêu.

>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất 

3.2. Một số sản phẩm nổi tiếng trị hăm tã

Kem trị hăm Bepanthen

kem-tri-ham-2

Ưu điểm:

  • Tuổi đời lâu dài, chưa có trường hợp kích ứng khi sử dụng kem được ghi nhận.
  • Kem cho tác dụng giảm nhanh mẩn đỏ ở các trường hợp hăm nhẹ.

Nhược điểm: Kem chỉ có hiệu quả giảm đỏ sưng, tăng độ ẩm cho da, hầu như không có công năng kháng khuẩn.

>>> Xem thêm: Kem hăm tã Bepanthen: Thành phần, công dụng và cách dùng hiệu quả nhất 

Kem đa năng Sudocrem

kem-ham-ta-3

Ưu điểm:

  • Kem cũng có tuổi đời dài.
  • Không chỉ trị hăm, kem có tác dụng trong cả muỗi đốt, cháy nắng….
  • Sản phẩm có nhiều thể tích dễ lựa chọn.

Nhược điểm:

  • Kháng khuẩn yếu chỉ có tác dụng trong hăm nhẹ.
  • Ý nghĩa thực sự của Sudocrem là chống hăm hơn là trị hăm nên thường được sử dụng cho các bé có cơ địa viêm da dị ứng để tránh hăm tái phát.

Kem Nano bạc Dizigone 

Dizigone nano bạc

Ưu điểm:

  • Tiểu phân Nano bạc xâm nhập sâu hơn vào làn da cho tác dụng hiệu quả hơn ion bạc thông thường. 
  • Kem hiệu quả trong giảm thiểu nhanh chóng hăm đỏ, tăng cường dưỡng ẩm mềm mại da.
  • Tinh chất Cúc la mã, Lô hội giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn của kem.
  • Là 1 trong 2 sản phẩm thuộc bộ dung dịch sát khuẩn và kem nano bạc của Dizigone. Kem Dizigone Nano Bạc là trợ thủ tuyệt vời cho Dung dịch sát khuẩn Dizigone trong cuộc chiến xử lý hăm tã cho các bé trai. 

Nhược điểm: Chưa có loại dung tích lớn. 

Cách sử dụng: 

  • Mẹ lau khô da sau khi vệ sinh da sạch sẽ.
  • Mẹ thoa 1 lớp kem nhẹ lên vùng da hăm, vỗ nhẹ lên da, để khô 5-10 phút rồi mặc quần áo cho bé bình thường.

4. Hạn chế dùng bỉm, cho da bé được “thở”

Trong thời gian trị hăm, đặc biệt là hăm da tiến triển nặng, mẹ nên hạn chế sử dụng bỉm cho trẻ. Da bé khi bị hăm cần được thông thoáng, được “thở”, do càng bí bứt, mồ hôi càng nhiều càng gia tăng hăm nặng. Do đó, để hăm tã khỏi nhanh nhất, mẹ cần hạn chế tối đa việc dùng đến bỉm cho bé.

tri-ham-ta-cho-be-trai-4

Cần hạn chế tối đa việc sử dụng bỉm cho bé

Thường xuyên xi tè, chú ý biểu hiện buồn đi vệ sinh của bé để cho bé đi tiểu tiện sớm.

Trong trường hợp nhiệt độ thấp (cần đóng bỉm để giữ ấm cho bé) hay khi bé tè quá nhiều, việc đóng bỉm cho bé là bắt buộc. Lúc này, điều mẹ cần lưu ý:

  • Chất lượng bỉm: thương hiệu bỉm nổi tiếng, chính hãng, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả có thể gây hăm đỏ thêm.
  • Kích cỡ bỉm: Tùy thể trạng bé, size bỉm giữa mỗi bé khác nhau. Quá chật khiến da bé bí bức hơn, quá rộng lại dễ tụt, không chắc. Kích thước vừa vặn giúp bé thoải mái chơi nghịch, hoạt động.
  • Tần suất thay bỉm: Với bé dễ bị hăm, cần thay bỉm sau mỗi lần bé đi nặng để giúp da bé giảm thời gian phải tiếp xúc với chất bài tiết.
  • Sau mỗi lần thay bỉm, mẹ nên lau sạch phân bằng khăn giấy hay khăn ướt dành riêng cho bé. Rửa sạch da bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mặt mềm.

V. Kết luận chung

Hăm tã ở bé trai biểu hiện thông qua 4 giai đoạn, mức độ khác biệt. Tùy mỗi mức độ bệnh mà 4 bước chăm sóc da thay đổi ít nhiều: Vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm tã; Dùng kem trị hăm tã; Dung dịch sát khuẩn da; hạn chế dùng bỉm.

Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp tận tình các vấn đề liên quan đến hăm tã ở bé trai, xin liên hệ theo số HOTLINE 19009482.

>>> Xem thêm: Cẩm nang chữa trị hăm tã cho bé tại nhà

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-trai-2346/feed/ 0
Hăm tã nổi mụn: Nguyên nhân và những điều mẹ cần lưu ý khi điều trị http://viendalieu.com.vn/ham-ta-noi-mun-2324/ http://viendalieu.com.vn/ham-ta-noi-mun-2324/#respond Thu, 05 Aug 2021 12:05:14 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2324 ham-ta-noi-mun-1

Bên cạnh những biểu hiện đặc trưng của hăm tã là da mẩn đỏ, ngứa ở mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục,… nếu mẹ phát hiện thấy có mụn khô hoặc mụn nước li ti xuất hiện tại vùng tổn thương thì tức là bé đã chuyển sang hăm tã giai đoạn nặng, chính là hăm tã nổi mụn. Tổn thương da mức độ này nếu không được phát hiện sớm, xử lý triệt để và đúng cách ngay từ giai đoạn đầu sẽ tiến triển rất nhanh. Hậu quả dẫn tới bé khó chịu bởi mụn nước, đau đớn do mụn vỡ kèm nhiễm khuẩn tạo thành các vết loét lan rộng trên da. Da bé hồi phục và khỏi nhanh chỉ khi mẹ hiểu rõ căn nguyên gây hăm tã nổi mụn, từ đó có cách xử lý toàn diện và triệt để.

I. 4 nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn

1. Yếu tố bên ngoài

Do tã, bỉm: 

  • Tã, bỉm chất lượng kém chứa các chất gây kích ứng với da nhạy cảm, khả năng thấm hút kém gây bí bách, ẩm ướt cho bé.
  • Kích thước không phù hợp. Tã, bỉm chật liên tục cọ xát vào da gây nên những vệt hằn, mẩn đỏ, thời gian kéo dài gây nên hăm tã

tri-ham-ta-cho-be-3

Bỉm, tã kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ

Chất thải tiếp xúc lâu trên da: các mẹ chậm trễ trong việc thay rửa, vệ sinh cho trẻ là chất thải ứ đọng. Phân và nước tiểu là môi trường hơi acid, tiếp xúc lâu làm rối loạn cân bằng pH trên bề mặt da, gây kích ứng cho da. Nguồn vi sinh vật có hại từ chất thải bám vào da và tìm cách xâm nhập vào bên trong thông qua những vết thương, vết nứt gây nên viêm nhiễm tại chỗ.

Chất liệu vải quần, áo: vải len, dạ, lông luôn là chất liệu thô ráp

khi tiếp xúc với da bé: quần áo không thông thoáng, khó thấm mồ hôi cũng tạo môi trường ấm, nóng, ẩm ướt cho mầm bệnh phát triển; chất giặt tẩy mạnh, chất lưu hương còn lại trên quần áo cũng kích thích da bé gây mẩn, ngứa, nổi mụn.

2. Yếu tố bên trong

Do cơ địa của bé: một số bé có cơ địa dị ứng (tự có hoặc do di truyền). Khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng cho da nhạy cảm từ môi trường ngoài, da của bé phản ứng lại bằng những mảng hăm đỏ, ngứa, sau đó xuất hiện mụn nước. 

Da bé mỏng và nhạy cảm hơn nhiều so với da người lớn: các chất kích thích ở xung quanh và thường xuyên tác động tới cơ thể bé. Các yếu tố tác động kéo dài và quá mức gây nên nhiều tổn thương tới da hoặc cơ thể bé có những phản ứng quá mức như dị ứng, viêm da, hăm tã,…

3. Hăm tã nhẹ tiến triển nặng lên do không được phát hiện và xử lý sớm

Giai đoạn đầu tiên khi hăm tã xuất hiện là những mảng da ửng  đỏ. Nếu chủ quan không chú ý, không theo dõi thường xuyên, tới khi mụn nước li ti nổi sần trên da, mảnh da hăm đỏ diện rộng thì đây đã là giai đoạn nặng của hăm. Mức độ hăm như này đòi hỏi các mẹ phải chú ý hơn trong chữa bệnh và chăm sóc da bé. 

tri-ham-ta-cho-be-2

Hình ảnh vùng da hăm tã đỏ lan ra diện rộng 

4. Xử lý hăm tã chưa đúng cách

4.1. Sử dụng sản phẩm không phù hợp

  • Tác dụng của sản phẩm chưa đủ mạnh: da bé khi hăm rất cần cấp ẩm và dưỡng chất nuôi dưỡng làn da, giảm bớt ngứa ngáy khó chịu. Sản phẩm dùng cho bé chỉ có một tác dụng nhất định, không cho tác dụng toàn diện, hiệu quả không cao dễ dẫn tới hăm không hết mà lan rộng vùng da mẩn đỏ, xuất hiện mụn ti ti. Chất diệt khuẩn được sử dụng không loại bỏ hoàn toàn được mầm bệnh góp phần gây nên bội nhiễm, ngứa, loét.
  • Sản phẩm chứa corticoid: corticoid có tác dụng giảm nhanh chóng, tức thì các triệu chứng dị ứng trên da. Đó là lý do khiến nhiều mẹ sử dụng để bôi cho trẻ. Tuy nhiên các mẹ không thực sự hiểu về tác hại mà corticoid có thể mang lại. Corticoid làm mất nhanh mẩn đỏ, ngứa nhưng chỉ mang tính tạm thời, không tác động đến căn nguyên gây bệnh hay mầm bệnh làm tăng nặng tình trạng bệnh. Bé trông như đã khỏi nhưng thực ra chỉ là biểu hiện bệnh bị che lấp. Đối với toàn thân thì corticoid làm tích tụ nước và mỡ, giảm sức đề kháng, hại cho gan, thận, tim,.. và teo da (thường gặp với trẻ bôi corticoid kéo dài).
  • Sản phẩm chứa chất kích ứng: một số thành phần nhất định trong sản phẩm có tác dụng mạnh lên da. Chúng sử dụng cho người lớn cho tác dụng và hiệu quả rõ rệt. Nhưng với da nhạy cảm của trẻ em thì đó là quá mạnh, tương đương như một chất gây kích thích với da. Ví dụ như sát khuẩn – bước không thể thiếu trong điều trị hăm nhằm loại bỏ mầm bệnh gây ngứa và bội nhiễm. Thị trường có nhiều sản phẩm kháng khuẩn dễ kiếm như cồn iod, cồn cao độ, xanh methylen, oxy già…. Đây là những chất sát khuẩn tác dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên da trẻ mỏng, yếu và nhạy cảm, dùng lên da gây đau, rát, tổn thương lâu lành.

>>> Xem thêm: Xanh methylen – Thành phần, công dụng và lợi ích không thể bỏ qua 

ham-ta-noi-mun-2

Thuốc bôi corticoid và dung dịch kháng khuẩn không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến làm da của trẻ

4.2. Hăm là bệnh phổ biến và xuất hiện từ lâu, những phương pháp, cách chữa theo dân gian được truyền miệng và lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên đa số những phương pháp này chưa được kiểm chứng về tác dụng và hiệu quả điều trị bệnh, cũng chưa có tiêu chuẩn và cách cách làm chính xác. Hậu quả khi sử dụng phương pháp này cho bé thì mẩn, ngứa không hết mà còn lan rộng thêm, nổi mụn và bội nhiễm.

4.3. Mẹ phát hiện da bé có mẩn đỏ, ngứa từ sớm nhưng vô tình không chú ý, tiếp tục chăm sóc da mà không điều chỉnh phù hợp với da dễ bị tổn thương. Hăm từ đó tiến triển lên nổi mụn với nguy cơ bội nhiễm gây loét.

Những nguyên nhân dẫn tới hăm tã nổi mụn nói chung chủ yếu đến từ môi trường ngoài và cách chăm sóc, vệ sinh da cho trẻ của người lớn. Các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân chính xác làm hăm trẻ xuất hiện mụn và có tác động để loại bỏ triệt để chúng, từ đó điều trị khỏi hăm tã nổi mụn cho bé.

II. Hăm tã nổi mụn nguy hiểm như thế nào? 

Mụn trên da nếu là mụn nước có xu hướng tự vỡ. Da trẻ do bị kích thích bởi tã, bỉm hay chăm sóc không hợp lý nên ngứa ngáy. Trẻ gãi dẫn tới mụn vỡ ra, da xung quanh trầy xước. Vết thương hở kèm dịch, máu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm xâm nhập. Chúng xâm nhập gây nên nhiều tác động tới vùng tổn thương:

  • Lâu lành: vi khuẩn, nấm tranh giành chất dinh dưỡng với tế bào da. Trong quá trình sống chúng tiết ra các chất làm cho pH da lúc này chuyển thành pH acid. Tế bào da lúc này thiếu chất cần thiết để hình thành nên tế bào mới, môi trường pH acid làm hoạt động này diễn ra chậm chạp. Hậu quả là miệng vết thương lâu liền và có xu hướng mở rộng.
  • Viêm: vi khuẩn, nấm là thành phần lạ tấn công vào cơ thể. Cơ thể trẻ ngay lập tức có phản ứng viêm nhằm tiêu diệt và loại bỏ chúng. Biểu hiện rõ nhất của viêm là sưng, nóng, đỏ, đau, ở mụn và xung quanh mụn. Tuy nhiên trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sức đề kháng và các hoạt động của cơ thể còn yếu nên không loại bỏ được hết mầm bệnh. Viêm sẽ không hết nếu khu vực tổn thương còn mầm bệnh.
  • Loét: vết thương hở không hồi phục được trong thời gian dài, các tác nhân kích thích vẫn tiếp tục tác động, trẻ ngứa, gãi làm vết thương ngày càng mở rộng ra gây nên những vết loét lớn, chảy mủ. 

ham-ta-noi-mun-3

Hình ảnh vết hăm sưng đỏ, các mụn nước bị vỡ ra 

Vết thương hở, loét gây khó chịu và đau đớn cho trẻ. Hăm thường ở vị trí như mông, đùi, bẹn nên thường xuyên bị cọ xát, tác động vào vết thương càng nhiều khiến trẻ đau, xót dữ dội. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng trẻ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không yên, tỉnh giấc liên tục. 

Vi khuẩn, nấm phát triển ở mụn nước bị vỡ, qua được hàng rào cơ thể để vào máu sẽ gây ra những phản ứng toàn thân. Vi sinh vật nhiễm vào máu thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng hiện tượng sốt nóng. Trẻ sốt cao, mất dịch, có thể co giật và hôn mê. Trường hợp này nếu mẹ không phát hiện và đưa trẻ đi chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng ở não, phổi, tim, thần kinh,… của trẻ.

>>> Xem thêm: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý hiệu quả nhanh 

III. 5 bước xử lý để hăm tã nổi mụn nhanh khỏi 

Dưới đây là những bước mà các mẹ cần thực hiện đầy đủ và chủ động:

1. Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích da

  • Không sử dụng tã, bỉm, khăn giấy kém chất lượng.
  • Tránh để da tiếp xúc với chất giặt tẩy mạnh, chất hoá học.
  • Thay tã, bỉm ít nhất 3 lần/ngày, nhất là khi trẻ vừa đi vệ sinh. Không để chất thải tiếp xúc lâu trên da bé.
  • Thường xuyên lau dọn, vệ sinh loại bỏ bụi bẩn, mầm bệnh trong môi trường, đồ chơi xung quanh trẻ.

2. Kháng khuẩn, làm sạch vùng da hăm

Đây là bước quan trọng nhất để loại bỏ mầm bệnh, ngăn chặn nguyên nhân gây nên các biến chứng ở trẻ. Mầm bệnh không bị loại bỏ, sức đề kháng của trẻ không đủ để tiêu diệt chúng. Vi khuẩn cùng nấm xâm nhập tiết ra nhiều chất cản trở quá trình tự chữa lành của da, vết thương ngày càng mở rộng với nguy cơ loét và chảy mủ cao.

Sản phẩm kháng khuẩn tốt cho bé cần đáp ứng đủ những yêu cầu sau:

  • Có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn, nấm có hại trên da.
  • Thành phần dịu nhẹ với da nhạy cảm.
  • Không bị đau, xót khi sử dụng. 

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ

Một sản phẩm được gợi ý và được khuyên dùng bởi bác sĩ da liễu mà mẹ nên cân nhắc là DUNG DỊCH KHÁNG KHUẨN DIZIGONE. Sản phẩm được biết đến với nhiều ưu điểm khi sử dụng cho hăm tã nổi mụn như hiệu quả diệt khuẩn lên tới 100% và an toàn, dịu nhẹ cho da nhạy cảm.

Các mẹ sử dụng dung dịch sát khuẩn với các bước đơn giản sau:

  • Mẹ loại bỏ chất thải, vệ sinh da bé sạch sẽ. Dùng khăn lau nhẹ nhàng lau khô da bé.
  • Bôi hoặc xịt trực tiếp dung dịch sát khuẩn lên vùng da cần sử dụng.
  • Để 2-3 phút cho dung dịch phát huy tác dụng và khô hoàn toàn

3. Chăm sóc da, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất.

Để da nhanh chóng hồi phục thì cần được cung cấp nguyên liệu và môi trường phù hợp. Đồng thời, bước chăm sóc này cũng giúp giảm nhanh các triệu chứng của hăm như khô, ngứa, khó chịu trên da.

Các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm bôi lên da bé để có tác dụng trực tiếp và nhanh chóng. Kem hăm tã lúc này là lựa chọn tối ưu do:

  • Hiệu quả phòng và điều trị cao do tích hợp nhiều tác dụng trong cùng một sản phẩm: cấp ẩm, bổ sung dưỡng chất và sát khuẩn.
  • Thành phần an toàn, dịu nhẹ cho da nhạy cảm.
  • Thuận tiện cho việc sử dụng.

Một số sản phẩm các mẹ có thể lựa chọn cho bé: 

  • Kem Dizigone nano bạc (trong bộ sản phẩm có kèm theo dung dịch sát khuẩn Dizigone).
  • Kem hăm tã bepanthen.
  • Kem hăm tã sudocrem.
  • Kem hăm cetaphil.
  • Kem hăm em bé.

ham-da-vung-kin-2

>>>Xem thêm: 12+ kem hăm tã hiệu quả và an toàn nhất cho bé 

4. Chế độ ăn uống, cung cấp chất dinh dưỡng

Mẹ vẫn duy trì chế độ ăn phong phú, cung cấp đủ chất (cho bé ăn dặm hoặc cho mẹ đang cho bé bú). Với những thực phẩm như hải sản, nhộng, trứng,… nếu mẹ thấy bé có hiện tượng tăng ngứa, mẩn, nổi mụn thì nên hạn chế sử dụng, tránh gây kích thích thêm cho trẻ.

5. Hạn chế chạm tay vào vết hăm

Không quên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho trẻ. Hạn chế hôn, sờ, chạm vào mụn, vùng tổn thương của trẻ. Việc động chạm có thể làm nhiễm bẩn vết thương ở trẻ, hay lây nhiễm vi sinh vật từ người lớn sang trẻ nhỏ.

Hăm tã nổi mụn sẽ không đáng lo ngại và khỏi nhanh chóng nếu mẹ bé phát hiện sớm, xử lý khoa học , hiệu quả, an toàn. 

IV. 4 điều mẹ cần lưu ý để tránh hăm tã nổi mụn tái phát

Hăm tã sau khi điều trị khỏi vẫn có thể tái phát. Các mẹ dù bé nhà mình đã hồi phục cũng không nên lơ là mà cần lưu ý những điều sau:

ham-ta-6

Sử dụng kem dưỡng da hằng ngày cho trẻ

  • Chăm sóc da, dưỡng da cho bé hợp lý, khoa học.
  • Thường xuyên vệ sinh da để loại bỏ mầm bệnh. Các mẹ nên sử dụng sản phẩm kháng khuẩn cho bé.
  • Để da bé khô ráo, thông thoáng thường xuyên.
  • Để ý bé ngay khi có những hiện tượng mẩn, mụn xuất hiện để xử lý sớm nhất có thể.

Hăm tã nổi mụn là vấn đề gây đau đầu thường gặp của các mẹ có con nhỏ. Điều trị và phòng bệnh này không khó, chỉ cần các mẹ hiểu đúng, làm đúng và kiên trì thì bé sẽ khỏe mạnh và chống lại được nhiều vấn đề về sức khỏe. Chúng tôi hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho mẹ và các bé. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Theo viendaleu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/ham-ta-noi-mun-2324/feed/ 0
Hăm da vùng kín có nguy hiểm không? Chữa trị như nào an toàn nhất? http://viendalieu.com.vn/ham-da-vung-kin-2156/ http://viendalieu.com.vn/ham-da-vung-kin-2156/#respond Sat, 31 Jul 2021 01:37:35 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2156 ham-da-vung-kin-1

Vùng kín là khu vực dễ bị hăm nhất trên cơ thể của bé. Do đóng bỉm nhiều, dễ phải tiếp xúc thời gian dài với các chất bài tiết, da bé thường ửng đỏ, mẩn mụn, trường hợp nặng còn có thể trợt loét. Hăm da vùng kín gây tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì là khu vực nhạy cảm, tiếp giáp với bộ phận sinh dục. Để xử lý hăm da vùng kín hiệu quả – an toàn, cùng tìm hiểu bài viết sau đây. 

I. Biểu hiện của hăm da vùng kín

Hăm da vùng kín giống với hăm da thông thường, các triệu chứng bệnh tương tự. Diễn biến bệnh cũng phát triển theo từng giai đoạn khác nhau:

  • Dạng ban hồng quanh vùng kín, mông, bẹn hoặc hai bên khớp háng. Ở một số trẻ, phát ban hơi mờ khó thấy rõ nên thường bị bỏ qua.

ham-ta-5

Hình ảnh hăm da dạng hồng ban quanh vùng kín

  • Trên nền phát ban, các dạng mẩn đỏ, nhỏ, đậm rõ xuất hiện do trẻ bắt đầu ngứa gãi. Tình trạng này thường sau 1-2 ngày phát bệnh.
  • Vùng kín nổi mụn nước, mẩn đỏ diện rộng, da khô. Bé ngứa gãi nhiều hơn, quấy khóc nhiều, không chịu ăn.
  • Da bắt đầu có dấu hiệu chảy mủ, viêm sưng, trợt loét do gãi nhiều làm mụn nước vô tình bị vỡ ra.
  • Giai đoạn này trẻ không được chữa trị kịp thời, viêm nhiễm nặng nề, ổ viêm loét lớn, mủ vàng, da sưng đỏ khiến trẻ đau xót khi vệ sinh. Bội nhiễm vi khuẩn, virus, nấm khiến trẻ gặp triệu chứng sốt cao co giật do độc tố từ mầm bệnh.
  • Viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm tấn công trực tiếp vùng da tổn thương. Từ đó, chúng thuận lợi tiến tới những vị trí ấm, ẩm, các hốc cơ thể trẻ để sinh sôi, gia tăng số lượng cá thể. Vùng kín là nơi nhạy cảm, dễ xâm nhập, vi khuẩn có thể chu du trong đường tiểu, cơ quan sinh dục mà phát triển gây bệnh. Không chỉ vậy, chúng có thể theo nước tiểu chảy tràn qua hậu môn cư trú phát triển ngược lên đường tiêu hóa. 

Hăm da ở các vùng cổ, tay chân không quá lo ngại nhưng hăm da vùng kín để lại nhiều hệ quả khôn lường. Vì nguy hiểm vậy nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý trị hăm da vùng kín càng sớm càng tốt, tránh để lâu ảnh hưởng cả sức khỏe về sau cho trẻ.

II. Hăm da vùng kín có nguy hiểm không?

tri-ham-ta-cho-be-2

Hăm da vùng kín làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm

  • Hăm da vùng kín gây nguy hiểm đến chức năng sinh dục sinh sản, hệ tiết niệu của trẻ sau này. Sẹo do hăm da để lại nơi vùng kín ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. 
  • Hăm da vùng kín gia tăng nguy cơ bội nhiễm các vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe sinh sản như: nấm Candida, vi khuẩn. Da vùng kín thương tổn, trợt loét tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa, viêm đường tiết niệu. Nếu không chữa trị kịp thời, tác nhân bệnh xâm nhập sâu đường sinh dục chưa hoàn thiện của trẻ gây vô sinh, sai sót phát triển hệ sinh dục- tiết niệu.
  • Tuy nhiên, không phải giai đoạn hăm da vùng kín nào cũng gây nguy hiểm như vậy. Hăm da có tróc lở, trợt loét, bội nhiễm khuẩn xảy ra mới tạo điều kiện nấm, khuẩn phát triển sinh sản, nguy hại sức khỏe.
  • Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của hăm da vùng kín là phải xử lý sớm ngay khi có dấu hiệu. Nếu da bé nổi mụn, trợt loét nhiều, bước vệ sinh, sát khuẩn là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại chỗ. 

III. Chữa trị hăm da vùng kín như nào là an toàn nhất?

Hăm da vùng kín cần được chữa trị đúng cách, theo khoa học để giảm thiểu tối đa các trường hợp dị ứng nặng thêm, loét nặng thêm. Theo các chuyên gia da liễu, hăm vùng kín cần được xử lý dựa theo tình trạng hăm:

1. Trường hợp hăm nhẹ

Khi bé bị hăm vùng kín nhẹ, biểu hiện chỉ dừng mức hăm đỏ, mẩn đỏ vài nốt ngay ngày đầu, mẹ có thể sử dụng kem trị hăm.

Công dụng kem chống hăm vùng kín

  • Kem trị hăm tã có đặc điểm mềm mịn, thấm nhanh, mướt giúp dưỡng chất thấm sâu nuôi dưỡng da. Các chế phẩm có công dụng cân bằng độ ẩm, chống viêm, kháng khuẩn trị các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban do hăm.
  • Thực tế cho thấy, kem chống hăm chỉ có tác dụng chính trong dưỡng ẩm, phòng hăm tái phát và giảm các triệu chứng hăm nhẹ. 
  • Tính kháng khuẩn yếu khiến kem trị hăm không còn tác dụng với các biểu hiện hăm nặng, có dấu hiệu bong tróc, viêm loét. 

>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé 

Sản phẩm kem trị hăm và cách dùng

ham-da-vung-kin-2

  • Các loại: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi… là các kem chống hăm da phổ biến dùng cho hăm vùng kín. 
  • Em bé có thể bị kích ứng với một thành phần hay tá dược trong kem nên khi lần đầu sử dụng mẹ nên test thử lên da bé trước. 
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Sau đó lau khô, mẹ thoa một lớp kem vừa đủ lên vùng kín hăm, bôi sáng tối. Nếu mẹ chú ý bôi kem ngay từ khi hăm da có biểu hiện thì chỉ sau 1-2 ngày đã thấy mờ đỏ hẳn.

2. Trường hợp hăm nặng

  • Đa số vết hăm ngày đầu thường không rõ ràng khó thấy, chỉ khi dấu hiệu mẩn đỏ dày, sưng viêm hoặc nặng hơn là có trợt loét, gia đình mới xác định được bệnh. 
  • Lúc này, kem trị hăm đa phần không còn phát huy được hiệu quả nữa. Các kem hăm chỉ có thể dùng cho vùng da khô, sạch, không có trợt loét, ướt dịch. Do vậy, mẹ cần dùng đến phương pháp làm sạch, diệt hoàn toàn khuẩn, nấm – tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng. Một sản phẩm dung dịch sát khuẩn đặc hiệu, nhanh, mạnh, lành tính sẽ giải quyết được vấn đề này.  

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu cho trẻ bị hăm tã. Sản phẩm có tác dụng tiêu diệt 100% vi sinh vật gây hăm tã trong vòng 30 giây. Sản phẩm chứa các thành phần lành tính, tương thích với cơ thể, an toàn, không gây kích ứng hay khó chịu với làn da mỏng manh của bé. Các mẹ nên sử dụng Dizigone nhiều lần trong ngày cho bé, đặc biệt là sau mỗi lần bé đi vệ sinh để vùng da tổn thương nhanh chóng được hồi phục.

dizigone

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone 300ml

Cách sử dụng dung dịch Dizigone cho trường hợp hăm nặng:

  • Rửa trực tiếp Dizigone lên vùng da bị tổn thương. Để khô tự nhiên không cần rửa lại với nước.
  • Tần suất sử dụng: 3-5 lần/ngày. Nên sử dụng Dizigone sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh.

3. Khi hăm da không đáp ứng điều trị với dung dịch sát khuẩn

Hăm da nặng, sử dụng dung dịch sát khuẩn vẫn không thấy tiến triển, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ da liễu để khám chữa kịp thời. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại kem bôi chống viêm, kháng sinh với liều lượng tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.

ham-da-vung-kin-3

Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong trường hợp hăm tã nặng

Kem bôi kê đơn thường chứa các thành phần Corticoid chống viêm, kháng sinh diệt khuẩn, kháng nấm.

Thành phần: 

  • Kem bôi Kháng sinh có thể là các kháng sinh Cephalosporin, Gentamicin… 
  • Kem bôi Chống viêm như Prednisolon, Cortisol…
  • Kem kháng nấm với thành phần Clotrimazole.

Công dụng:

  • Kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn không có tác dụng trên virus, vi nấm. 
  • Corticoid ức chế miễn dịch, kháng viêm giúp làm giảm các triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy, khó chịu cho bé.

Cách dùng:

  • Mẹ nên thoa kem sau khi đã lau sạch vùng kín. 
  • Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, báo lại bác sĩ ngay khi thấy da bé có biểu hiện lạ.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Kem kháng sinh, chống viêm là thuốc nên trước khi muốn sử dụng mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ để thăm khám, nhận lời khuyên dùng thuốc.
  • Thành phần Corticoid có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng lâu dài, trên diện tích da rộng.  Vì vậy, mẹ tuyệt đối không lạm dụng, không tự ý dùng khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. 

IV. 5 sai lầm cần tránh khi trẻ bị hăm da vùng kín 

1. Đóng bỉm liên tục, chậm thay bỉm 

  • Da bí bứt, nóng ẩm, dễ đổ mồ hôi khi trẻ chơi đùa nhiều mà da không thông thoáng. Hơn nữa, chất liệu bỉm cọ xát nhiều vào da bé khiến trẻ dễ tái phát hăm da trở lại.
  • Nhiều gia đình có thói quen để bỉm “nặng” mới thay cho bé. Làn da em bé yếu hơn người lớn dễ kích ứng khi tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu, giấy bỉm.
  • Do đó, mẹ cần thay muộn nhất 1-2 tiếng sau khi bé tè,thay ngay sau khi bé đi nặng.

2. Bỉm sử dụng kém chất lượng

ham-da-vung-kin-4

Dùng bỉm liên tục hoặc bỉm kém chất lượng

  • Bỉm kém chất lượng tồn dư lượng lớn chất tẩy trắng độc hại. Da bé có thể kích ứng hăm da ngay từ những lần đầu sử dụng. Nếu cha mẹ không nhận biết nguyên nhân do bỉm kém chất lượng sớm thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Chất tẩy trong bỉm có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục tiết niệu gây vô sinh, rối loạn phát triển dậy thì…
  • Chất liệu bỉm không đủ mềm mại, dễ bong tróc vải, thấm hút kém, có gờ sắc làm da bé bị kích ứng tăng hăm.

3. Lạm dụng phấn rôm, kem bôi hăm tã 

ham-ta-6

Lạm dùng bôi kem trị hăm tã

Phấn rôm thấm hút mồ hôi, giúp da thông thoáng; kem bôi hăm tã giảm thiểu tình trạng hăm. Tuy nhiên, thành phần trong phấn, kem có thể gây kích ứng da bé, phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông, tăng tiết nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Dùng lá khế, lá chè xanh 

ham-da-vung-kin-6

Không dùng các loại lá dân gian cho trẻ bị hăm tã nặng

  • Các loại lá này khả năng kháng khuẩn còn hạn chế nên không diệt toàn diệt vi khuẩn như dung dịch sát khuẩn.
  • Quá trình thu hái, chế biến không đảm bảo có thể ảnh hưởng đến chất lượng trị, không đảm bảo độ vô khuẩn khi dùng trên da bé. 
  • Công đoạn chế biến phức tạp, không phải nhà nào cũng có ngay. Do đó, mẹ nên hướng tới sử dụng dung dịch sát khuẩn nhanh, tiện lợi. 

5. Không xử lý triệt để vấn đề tiêu chảy của bé

ham-ta-4

Chưa xử lý triệt để vấn đề tiêu chảy của bé

  • Tiêu chảy khiến trẻ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày. Phân có tính acid khi tiếp xúc da thời gian lớn, trẻ xuất hiện hăm da ngay ngày sau đó. 
  • Kháng sinh cũng gây tiêu chảy nếu mẹ sử dụng tùy tiện không chỉ dẫn từ bác sĩ. Do đó, nếu cần dùng kháng sinh cho bé, mẹ nên hỏi lại bác sĩ về cách dùng kèm lợi khuẩn bổ sung để cân bằng hệ sinh thái đường ruột.

>>> Xem thêm: Giải pháp khắc phục tiêu chảy kéo dài bằng lợi khuẩn đường ruột 

V. Kết luận chung

Hăm da vùng kín nguy hại hơn hăm da các vùng khác nên cần chữa trị đúng cách, kịp thời. Khi vùng kín con bị hăm, phụ huynh cần bình tình đánh giá mức độ và xử lý theo đúng nguyên tắc để da bé mau chóng hồi phục. Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn giải đáp về hăm da vùng kín, xin liên hệ HOTLINE 19009482.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/ham-da-vung-kin-2156/feed/ 0
Hăm da ở trẻ sơ sinh: Biểu hiện, nguyên nhân, cách xử trí http://viendalieu.com.vn/ham-da-2294/ http://viendalieu.com.vn/ham-da-2294/#respond Fri, 30 Jul 2021 12:49:23 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2294 ham-da-1

Hăm da là tình trạng phổ biến gặp ở trẻ nhỏ. Hầu hết các em bé trong độ tuổi dưới 2 đều gặp phải một tổn thương da liễu dạng hăm. Tuy không nguy hiểm nhiều, hăm da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí bỏ ăn và quấy khóc. Vì vậy, hiểu về hăm da và cách xử trí, phòng ngừa sẽ giúp giảm thiểu tối đa những tác hại mà hăm đem lại trên hành trình trưởng thành của bé. 

I. Hăm da là gì?

  • Hăm da là bệnh viêm da thường gặp tại ngấn cổ, ngấn tay chân, vùng da dùng bỉm… Tình trạng hăm là đáp ứng của cơ thể trước bí bứt do mồ hôi, do ẩm ướt, do phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với da…
  • Hăm da không đáng lo nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể lan rộng ra nhiều khu vực khác, có hiện tượng nhiễm khuẩn, thậm chí gây sốt, co giật nguy hiểm.

II. Biểu hiện hăm da ở trẻ sơ sinh

Da trẻ sơ sinh vẫn đang phát triển. Hàng rào da còn mỏng manh, dễ kích ứng. Khi da tiếp xúc lâu với tác nhân gây bệnh, da thường phát tác các dấu hiệu theo trình tự thời gian thể hiện tình trạng bệnh từ nhẹ đến nặng:

  • Ban đầu, da ửng đỏ, mẩn ngứa thành mảng da đỏ, nổi sần trên da thường.
  • Bệnh tiến triển nhanh sau 1-2 ngày thành các mẩn đỏ, ngứa rát, xuất hiện mụn nước li ti dễ bong tróc.
  • Ngứa tăng, trẻ gãi nhiều, cọ xát da dễ vỡ mụn khiến da trợt loét, viêm nhiễm. 
  • Không điều trị sớm, lở loét diễn biến trầm trọng, lan rộng. Vi khuẩn, nấm mốc dễ tấn công gây bệnh toàn thân. Nếu hăm da ở vùng kín còn ảnh hưởng đến chức phận sinh dục – tiết niệu của trẻ sau này.

ham-ta-5

Hình ảnh trẻ bị hăm da vùng kín

  • Trẻ sợ tắm, sợ đóng bỉm, sợ tiểu tiện làm xót da. Trẻ quấy khóc nhiều do ngứa ngáy, đau nhức mình. Việc này làm giảm chất lượng giấc ngủ, ăn uống của trẻ. 
  • Vùng da phát ban thường nóng ẩm, đổ mồ hôi nhiều hơn khu vực khác.

 Vị trí hăm có thể khác nhau ở từng bé, nhưng các triệu chứng trên da đều tương tự. Nếu có thể nhận diện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, hăm da sẽ không biểu hiệu nặng và bớt nguy hiểm.

III. Nguyên nhân hăm da trẻ sơ sinh

Hăm da tùy vị trí mà nguyên nhân gây ra là khác nhau. 

1. Hăm tại các ngấn tay, chân, cổ

ham-da-2

     Hình ảnh hăm da vùng cổ ở trẻ

Hăm thường do mồ hôi nóng nực, thức ăn, lông quần áo, lông thú cưng, bụi bẩn đọng lại tại các vòng ngấn. Da đáp ứng các kích ứng bằng viêm da dạng hăm. 

Vùng da hai bên ngấn thường xuyên cọ xát nhau dễ xước xát, mẩn đỏ. Hăm da ở các vị trí này thường khó xử lý dứt điểm và đòi hỏi mẹ phải chăm sóc cẩn thận. Trong một số trường hợp nặng, hăm chỉ cải thiện khi bé lớn dần, ngấn tay, chân, cổ giảm bớt đi. 

2. Hăm tã vùng da đóng bỉm

Hăm tã gặp phổ biến ở trẻ sử dụng bỉm thường xuyên. Hăm tã do bí bứt, ẩm ướt, do kích ứng bỉm, do tiếp xúc nhiều với phân nước tiểu:

  • Bỉm đóng sai cách, quá chặt khiến trẻ đi lại khó khăn. Da cọ xát bỉm nhiều, hăm da vùng mông rộng. 
  • Bỉm giả, bỉm không thương hiệu. Hóa chất tồn đọng, chất liệu bỉm gây kích ứng mạnh da em bé. 
  • Bé bị tiêu chảy, đi nặng nhiều lần. Mẹ không kịp lau chùi vệ sinh cho bé, khiến bé hăm tã nhanh.
  • Khăn ướt lau vệ sinh da có chứa thành phần gây kích ứng da bé.
  • Mẹ để cả ngày mới thay bỉm cho bé. Bé đi vệ sinh lượng lớn mới thay. Da vùng bỉm tiếp xúc nước tiểu phân càng lâu.
  • Mẹ lau rửa không sạch sau mỗi lần con đi vệ sinh. Nguyên nhân này ít gặp nhưng không phải không có. 

ham-da-vung-kin-7

Hình ảnh hăm tã vùng da đóng bỉm

IV. Cách trị hăm da trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian 

Hăm da có nhiều mẹo vặt dân gian và trị theo chỉ dẫn bác sĩ an toàn- hiệu quả cho bé. Khi con trẻ bị hăm da, các bà thường mách mẹ cách tắm với lá khế, bàng, trầu không…

1. Trị hăm cổ bằng lá bàng (đơn tướng quân)

Lá bàng trong dân gian sử dụng để chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, chàm sữa, hăm da ở trẻ.

Cách dùng trị hăm da: 

  • Mẹ lấy một nắm là bàng, rửa sạch, cắt nhỏ lá.
  • Đun lá với 1-1,5l nước trong 15 phút, lấy dịch nước tắm
  • Tắm mỗi ngày 1 lần trong 3-4 ngày, mụn mẩn sẽ tự bay.

2. Chữa hăm vùng kín với lá trầu không

Lá trầu không có thành phần Chavicol cùng các tinh dầu có tính kháng khuẩn, chống viêm. Tắm với lá trầu không, bé sẽ bay vết hăm sau 3-4 ngày, giảm ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên liệu: 4-6 lá trầu, rửa sạch, thái nhỏ

Cách dùng:

  • Cho lá vào bát nhỏ, dội nước sôi trực tiếp lên, đậy vung chờ 15 phút.
  • Lấy dịch hòa nước ấm tắm cho bé.

3. Dùng lá khế trị hăm háng

  • Trong Y học cổ truyền, lá khế được công nhận là vị thuốc trị hăm hữu hiệu.
  • Cách sử dụng: lấy 100-150g lá khế, ép lấy nước chấm trực tiếp lên vết hăm (không hở). Mỗi ngày 1 lần, sau 3-4 ngày hăm tự bay.

Trị hăm bằng dân gian chỉ có tác dụng với trường hợp hăm nhẹ, hăm chưa có dấu hiệu tróc lở da.

ham-da-5

V. Trị hăm theo phương pháp hiện đại

1. Nguyên tắc cơ bản chữa trị hăm da

  • Đảm bảo da bé luôn thông thoáng

Da em bé nếu thường xuyên bị bí, nóng sẽ đổ mồ hôi nhiều. Mồ hôi đọng lại càng lâu trên da, bé càng dễ bị hăm.

Trẻ sơ sinh các ngấn cổ, tay, chân luôn có sự cọ xát da hai bên ngấn với nhau. Nếu không được lau chùi, vệ sinh sạch dễ bị kích ứng da.

  • Loại bỏ mầm bệnh gây kích ứng trên da

Mầm bệnh gây kích ứng da điển hình: Mồ hôi, chất thải cơ thể, quần áo, bụi bẩn….

Để loại bỏ hoàn toàn tác nhân phát sinh, không tốn quá nhiều công sức, mẹ nên sử dụng dung dịch sát khuẩn. 

  • Dùng kem dưỡng để phục hồi, tái tạo

Làn da bị hăm cần phục hồi cân bằng ẩm bằng kem dưỡng ẩm; cần được phòng tránh hăm tái phát bằng kem trị hăm.

2. Các sản phẩm trị hăm da thông dụng trên thị trường

2.1. Kem trị hăm

ham-da-7

  • Các loại kem ngoài thị trường như: Sudocrem. bepanthen. Skinbibi ….là những sản phẩm kem trị hăm tã. 
  • Công dụng:

Dưỡng ẩm da, phục hồi da, tân tạo làn da bị thương tổn do sưng viêm, mẩn đỏ.

Dùng trong nhiều trường hợp khác nhau: hăm tã, vết côn trùng cắn, chống nắng, dùng cho da khô nứt nẻ vào mùa đông…

  • Hiệu quả trị hăm tã giai đoạn đầu của kem là rất tốt. Ngày đầu bé lên mẩn đỏ do hăm da chỉ cần thoa 1 lớp kem mỏng qua đêm là sáng sau đã bay mất hăm.
  • Khi sử dụng kem, mẹ nhớ vệ sinh vùng da hăm sạch sẽ sau đó thoa kem lên vùng hăm 1-2 lần mỗi ngày. Sau 3-4 ngày sử dụng, mẹ sẽ thấy tình trạng da phục hồi đáng kể.

>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất cho bé 

2.2. Bộ sản phẩm Dizigone

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone giúp xử lý hiệu quả tình trạng hăm da ở trẻ

Dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

  • Sát khuẩn da là bước quan trọng trong chữa hăm da cho em bé. Với khả năng diệt đến 99% vi khuẩn, virus, vi nấm, dung dịch sát khuẩn luôn là lời khuyên hàng đầu của bác sĩ cho mẹ. 
  • Không cầu kỳ như tắm lá, không gây kích ứng ngược như các sản phẩm thiên nhiên, dung dịch sát khuẩn loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bội nhiễm, bụi bẩn, chất đọng trên da. Không cần rửa lại với nước, dung dịch sát khuẩn chỉ cần thấm lên vùng da bị hăm bằng bông 2 lần mỗi ngày. 
  • Bằng công nghệ tiên tiến từ châu Âu, qua nghiên cứu và phát triển, dung dịch sát khuẩn Dizigone với thành phần không hóa chất độc hại, không kích ứng da, diệt sạch hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Khi sử dụng cùng kem nano bạc, da bé sẽ được bảo vệ trọn vẹn khỏi hăm da. 

Kem Dizigone Nano Bạc 

  • Kem nano bạc Dizigone với thành phần chính là các tiểu phân nano kích thước siêu nhỏ thấm sâu, nhanh, cho tác dụng mạnh hơn phân tử bạc. 
  • Chúng giúp gia tăng tác dụng se khít vết hăm da, giảm hình thành sẹo, tăng kết cấu đàn hồi, thúc đẩy lành da. chống viêm diệt khuẩn hiệu quả. 
  • Ngoài ra, kem chứa thêm các chiết xuất lô hội, Cúc la mã có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm bổ sung. Sản phẩm là kem dưỡng ẩm, phục hồi da cần thiết cho hăm da ở trẻ
  • Mẹ chỉ cần thoa 2 lần mỗi ngày sáng tối, nhất là sau tắm da bé còn ẩm thấm dưỡng chất càng mạnh.

ham ta hăm tã

Kem bôi da chống viêm, kháng sinh, corticoid

Nếu các cách xử lý trên trên vẫn khiến da em bé bong tróc, lở loét mẹ nên đến tìm bác sĩ kê thuốc điều trị. 

  • Kem chống viêm thường là các corticoid nồng độ thấp: Prednisolon, methylprednisolon, cortisol…giúp giảm thiểu tình trạng sưng viêm, dị ứng đang diễn biến xấu. Cách dùng: bôi 1-2 lần/ ngày, dùng trong 5 đến 7 ngày, có giám sát theo dõi từ bác sĩ.
  • Kem bôi kháng sinh cephalosporin thế hệ 1: Cefazolin và  Amoxicillin, Gentamycin…sử dụng với trẻ sơ sinh trẻ nhỏ với bệnh chàm, hăm da dị ứng. Liều dùng: Bôi 1-2 lần mỗi ngày, từ 7 đến 10 ngày.
  • Kem không được khuyến khích dùng ngày từ khi mới bị bệnh, chỉ sử dụng khi có bội nhiễm, lở loét diễn biến nặng. Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn: Corticoid gây phù, suy thượng thận cấp nguy hiểm.

ham-da-6

Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc cho trẻ bị hăm da

Corticoid lạm dụng làm bé nên mụn trứng cá, mụn viêm từ bé do chức năng ức chế hệ miễn dịch hoạt động, không ngăn chặn vi khuẩn tấn công da. Những tác hại toàn thân khác gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, mẹ không nên tùy ý sử dụng thuốc mà cần đến bác sĩ, dược sĩ để được nhận tư vấn chính xác nhất.

VI. Ngăn ngừa hăm da tái phát trở lại

Sau khi bé khỏi đợt hăm da, mẹ thay đổi một số sinh hoạt phù hợp tránh hăm da tái diễn trở lại với bé:

  • Xem lại cách đóng bỉm đúng hay chưa, thay đổi bỉm chất lượng.
  • Hạn chế mũ len trùm đầu, áo lông, áo len cổ cao, quần áo không thấm mồ hôi.
  • Hạn chế cho trẻ ăn những đồ dễ kích ứng da, dị ứng gây tiêu chảy.
  • Dùng kem dưỡng ẩm đều đặn 2 lần mỗi ngày. 
  • Lau chùi, vệ sinh các vùng cổ, lưng, nách, tay chân khi có mồ hôi
  • Rửa sạch da mông, vùng kín khi trẻ đi vệ sinh, tránh rây rớt ra da bé.  

VII. Kết luận chung

Hăm da trẻ em khiến bé nổi mẩn, ngứa ngáy, quấy khóc. Phụ huynh không nên chủ quan khi con mới có biểu hiện hăm. Trị hăm da càng sớm càng tốt với dung dịch sát khuẩn, dưỡng ẩm thường xuyên, hăm da sớm mất đi. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã trẻ em, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/ham-da-2294/feed/ 0
Cẩm nang chữa trị hăm tã cho bé tại nhà http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-2282/ http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-2282/#respond Thu, 29 Jul 2021 13:43:14 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2282 tri-ham-ta-cho-be-1

Hành trang cho các bà mẹ bỉm sữa không thể thiếu được kiến thức về các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một trong những tổn thương thường gặp nhất khi bé mới chào đời chính là hăm tã. Đây là bệnh mà các mẹ dễ dàng phát hiện và có thể xử lý ngay tại nhà. Vậy có những cách nào trị hăm tã cho bé an toàn và hiệu quả? Thông tin ngay dưới đây giúp các mẹ giải đáp câu hỏi này.

I. Hăm tã là gì?

Hăm tã là căn bệnh phổ biến ở trẻ em có sử dụng tã bỉm. Đây là một dạng viêm da ở khu vực sử dụng tã như mông, bẹn, đùi, bộ phận sinh dục. Hăm tã không phải là bệnh nặng. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện sớm để xử lý hoặc xử lý không đúng cách có thể dẫn tới viêm nhiễm, lở loét và để lại nhiều biến chứng sau này.

II. Làm sao biết bé nhà mình bị hăm tã? 

Hăm tã dựa theo biểu hiện mà chia ra thành 5 mức độ:

  • Mức độ 1 (bình thường): trên da xuất hiện những mảng da ửng hồng ở phần quấn tã bỉm. Tuy nhiên, màu hồng không xuất hiện lâu mà sau vài tiếng sẽ mờ đi và mất, tương tự với trường hợp da bị kích thích hay dị ứng nhẹ.
  • Mức độ 2 (nhẹ): sau nhiều lần xuất hiện rồi lại mất, vùng da bị hăm có màu hồng đậm, ở một vị trí cố định trên da và không tự mất đi nữa.
  • Mức độ 3 (vừa): mảng hăm da màu chuyển sang đỏ đậm, xuất hiện những mụn nhỏ li ti, có thể là mụn nước hoặc mụn cứng. 
  • Mức độ 4 (trung bình): mảng da đỏ đậm rõ rệt, mụn trên da bé có xu hướng tự vỡ (mụn nước) hoặc bị cào xước do cọ xát. Dịch chảy ra từ mụn có màu vàng trong, không mùi.
  • Mức độ 5 (nặng): mảng da hăm loang rộng, vết mụn vỡ có dấu hiệu nhiễm trùng: vết thương lâu liền và có xu hướng mở rộng ra thành vùng da loét, dịch từ vết loét có màu đục, có thể có mùi hôi.

tri-ham-ta-cho-be-2

Hình ảnh vùng da hăm tã đỏ đậm, lan rộng ra xung quanh

Khi hăm ở trẻ phát triển đến giai đoạn 5, thường tổn thương sẽ lan ra nhiều khu vực khác chứ không chỉ khu trú ở vùng quấn tã. Da tổn thương với diện tích lớn và sâu vào cấu trúc bên trong. Các mẹ lúc này cần đặc biệt quan tâm và thường xuyên theo dõi bé, đưa bé tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng:

  • Sốt cao, sốt nóng, mẹ có sử dụng các biện pháp hạ sốt mà bé không đỡ.
  • Sốt dẫn tới co giật.
  • Hoặc bé bị loét mảng lớn, những phương pháp điều trị mẹ áp dụng không có hiệu quả.

Biểu hiện của trẻ ở mức độ 1,2 và 3 chỉ là ngứa ngáy, khó chịu do da bị kích ứng. Nhưng từ giai đoạn 4 trở lên, tổn thương nặng và sâu làm trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, ngủ không ngon và thường xuyên tỉnh giấc.

Những biểu hiện do hăm trên da rõ rệt và trong thời gian dài nên các mẹ có thể nhanh chóng phát hiện ra chúng. Việc phát hiện và xác định đúng loại bệnh mà bé gặp là một nhân tố quan trọng góp phần chữa khỏi cho bé.

III. Nguyên nhân của hăm tã

Hăm tã có thể do vấn đề nội tại trong cơ thể bé, do yếu tố bên ngoài hoặc sự kết hợp của cả hai yếu tố trên:

Yếu tố bên ngoài: thường do quá trình vệ sinh da và chăm sóc da bé chưa đúng cách.

  • Tã, bỉm bé sử dụng có kích thước không phù hợp: tã quá nhỏ gây bó hẹp, cọ xát mạnh lên da. 
  • Tã bỉm kém chất lượng: do quá trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh, hay chất liệu cấu tạo chứa nhiều thành phần tổng hợp (nilon, hạt nhựa,…) khó thấm hút chất thải, dễ gây bí bách và không dịu nhẹ với da nhạy cảm.

tri-ham-ta-cho-be-3

Sử dụng bỉm không phù hợp, kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã

  • Khăn giấy, khăn ướt sử dụng để vệ sinh cho bé chứa nhiều hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi, bảo quản dễ gây kích ứng cho da.
  • Phân, nước tiểu tiếp xúc lâu trên da bé: do bố mẹ không thường xuyên thay tã, bỉm; bé thường xuyên tiêu chảy do rối loạn tiêu hoá hay dùng thuốc (kháng sinh,…). Chất thải chứa nhiều vi khuẩn, nấm, đồng thời tạo môi trường ẩm ướt cho chúng phát triển gây kích ứng da; ph da bị acid hoá, dễ bị kích thích và mài mòn.
  • Mẹ trong lúc vệ sinh da bé sử dụng nhiều lực. Da bé nhạy cảm mà bị chà xát thường xuyên cũng dẫn tới hăm.

Yếu tố bên trong (hay yếu tố nội tại trong cơ thể):

  • Da trẻ em thường chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn và rất nhạy cảm. Những kích thích, tác động từ bên ngoài đều có thể dễ dàng khiến da bé tổn thương, trong khi những kích thích này ở ngay xung quanh và tác động thường xuyên lên da bé.
  • Một số trẻ có cơ địa dị ứng, dễ mắc các bệnh như viêm da cơ địa, hăm tã khi cơ thể tiếp xúc với thành phần mà cơ thể cho là lạ như: một số thức ăn (hải sản, trứng, nhộng,..); bụi bẩn, phấn hoa; chất bảo quản, chất sát khuẩn, chất tẩy rửa mạnh,…

IV. Nguyên tắc điều trị hăm tã cho bé

Những nguyên tắc sau là những điều mà các mẹ cần nhớ và thực hiện xuyên suốt quá trình trị hăm tã tại nhà cho bé:

  • Loại bỏ các nguyên nhân, yếu tố gây kích thích da bé.
  • Chăm sóc da đúng cách, vệ sinh da bé thường xuyên để loại bỏ mầm bệnh.
  • Cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để da nhanh chóng hồi phục.

V. 7 điều mẹ cần làm để hăm ở bé mau khỏi

Hăm tã không quá nguy hiểm và các mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho bé ngay tại nhà với các bước sau:

1. Chọn tã, bỉm, khăn giấy đảm bảo chất lượng, uy tín; không chứa các chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi dễ gây kích ứng; kích thước tã, bỉm phù hợp theo cân nặng trẻ.

2. Thường xuyên vệ sinh da cho bé,thay tã, bỉm ít nhất 3 lần/ngày, nhất là khi trẻ vừa đi vệ sinh ra bỉm, không để chất thải tiếp xúc lâu với da. Lưu ý là mẹ nên nhẹ nhàng khi lau rửa cho bé, sau khi da bé khô ráo hoàn toàn mới mặc đồ để tránh tạo môi trường ẩm và bí cho mầm bệnh có cơ hội phát triển.

3. Sử dụng sản phẩm kháng khuẩn để loại bỏ nấm, vi khuẩn trên da. 

  • Đây là khâu quan trọng nhất nếu mẹ muốn bé nhanh khỏi bệnh. Nấm, vi khuẩn không được loại bỏ chúng sẽ xâm nhập vào cấu trúc da và các vết thương hở. Vết thương hở lúc này lâu lành, có xu hướng mở rộng diện tích, chảy dịch, mủ. Da trẻ thì ngứa ngáy, khó chịu, da mẩn đỏ lan rộng và nổi thêm mụn. Vì vậy sản phẩm kháng khuẩn là cực kỳ quan trọng khi bé bị hăm tã.

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ

  • Một sản phẩm kháng khuẩn phù hợp với trẻ phải đảm bảo có phổ kháng khuẩn rộng (tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và nấm), thành phần an toàn, lành tính cho da nhạy cảm và không gây đau rát. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn nhưng do da bé dễ bị kích ứng nên không phải loại nào cũng dùng được. Các mẹ nên chọn cho bé sản phẩm chuyên biệt như dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đây là một sản phẩm đảm bảo về độ dịu nhẹ cho làn da bé và cho hiệu quả rất tốt trong kháng khuẩn (tiêu diệt đến 100% vi sinh vật có hại trên da)

4. Cấp ẩm, dưỡng chất cho da. Da muốn hồi phục tốt thì cần có môi trường thuận lợi (được cấp ẩm cần thiết) và được cung cấp “thức ăn” (chất dinh dưỡng). Da đủ ẩm sẽ giảm bớt tình trạng khô, ngứa, chống chịu tốt hơn với những kích thích từ môi trường. Dưỡng chất giúp cung cấp nguyên liệu, đẩy nhanh quá trình hình thành da non, loại bỏ phần da tổn thương do bệnh.

  • Các mẹ có thể sử dụng những thứ có sẵn trong nhà để dùng cho bé như dầu dừa, dầu oliu, tinh chất bơ,… Cách này rẻ tiền, sẵn có, dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu mẹ dùng cách này cần chú ý nhiều điểm vì đồ mình bôi cho bé chưa đảm bảo về độ an toàn với da trẻ, có thể nhiễm vi khuẩn, nấm mà chúng ta không kiểm soát được, hiệu quả điều trị còn hạn chế.
  • Hiện nay thì đa số các bà mẹ bỉm sữa thường lựa chọn sản phẩm kem hăm tã cho bé. Lý do là bởi tính tiện lợi, an toàn, kết hợp nhiều tác dụng trong cùng một sản phẩm bôi da. Tác dụng chính của kem là phòng và điều trị hăm tã, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da, giảm nhanh chóng các triệu chứng của hăm, trả lại cho bé làn da sạch, khỏe, mịn màng. Một số sản phẩm mà các mẹ nên tham khảo ngay: kem hăm tã Bepanthen, kem Sudocrem, kem Cetaphil, kem Dizigone nano bạc (trong bộ sản phẩm kem Dizigone nano bạc và dung dịch kháng khuẩn Dizigone),….

ham ta hăm tã

5. Ngừng một số loại thức ăn (với trẻ ăn dặm hoặc mẹ đang trong quá trình cho bé bú) nếu thấy trẻ có tình trạng gia tăng ngứa, nổi mẩn hay lan rộng vùng tổn thương.

6. Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp khu vực sinh hoạt, đồ dùng, đồ chơi của trẻ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm trong môi trường.

7. Hăm ở bé sau một thời gian điều trị mà  tình trạng bệnh không giảm bớt, tổn thương và những vết loét không lành, ngày càng nặng thì mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ. Nếu mẹ thấy bé có những biểu hiện như sốt cao không hạ, co giật, hôn mê thì mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

VI. Làm gì để ngăn hăm tã tái phát?

Hăm tã sau khi điều trị khỏi vẫn có thể tái phát. Bởi nguyên nhân dẫn tới hăm chủ yếu do quá trình chăm sóc không đúng cách và các tác động từ bên ngoài. Để ngăn hăm không quay trở lại các mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì thói quen tích cực trong chăm sóc và vệ sinh da cho bé như đã nêu trên.
  • Dùng dung dịch kháng khuẩn, kem hăm sau khi vệ sinh cho bé. Tuy nhiên mẹ cần lựa chọn, tham khảo bảng thành phần kỹ lưỡng khi dùng các sản phẩm này để phòng ngừa hăm tã, tránh trường hợp lạm dụng kéo dài các hoạt chất không đảm bảo an toàn cho bé. 
  • Với trẻ ăn dặm, nên cho bé ăn nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả), ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như thịt, cá, trứng, sữa,… Bé đang bú mẹ thì mẹ nên ăn đủ chất và đa dạng. Chất dinh dưỡng và các yếu tố đề kháng sẽ qua sữa mẹ vào bé. Bé khỏe thì khả năng chống lại bệnh cũng tốt hơn.

tri-ham-ta-cho-be-4

Cần bổ sung vitamin và các loại khoáng chất cho trẻ nhỏ

  • Khi bé bị tiêu chảy mẹ cần chú ý tới việc chữa trị cho bé và thường xuyên thay tã, bỉm. Ngoài ra, mẹ nên xem xét bổ sung lợi khuẩn phù hợp để cải thiện hình thái phân và tăng cường sức khỏe đường ruột của bé. 

>>> Xem bài viết: Bí kíp chọn lợi khuẩn (men vi sinh) cho bé bị tiêu chảy 

VII. 5 sai lầm mà các mẹ nên tránh khi điều trị hăm tã tại nhà cho bé

Sự hiểu biết sai lệch và tin theo những thông tin không chính thống khiến các mẹ có những xử lý sai lầm khi điều trị cho bé. Hậu quả bé đau đớn, khó chịu kéo dài. Vì thế các mẹ nên tránh ngay những sai lầm sau:

1. Sử dụng dung dịch sát khuẩn phổ biến trên thị trường: cồn sát khuẩn, cồn iod, oxy già,… Những sản phẩm này kháng khuẩn tốt, rẻ tiền, dễ mua. Tuy nhiên với da nhạy cảm của bé thì không thể dùng được. Tác dụng của chúng không quá mạnh, thành phần lại dễ gây kích ứng nên sẽ khiến bé đau rát khi sử dụng. Cha mẹ cần cẩn thận lựa chọn những dung dịch sát khuẩn đủ hiệu quả nhưng vẫn an toàn, lành tính với da bé như Dizigone. 

2. Lạm dụng kem trị hăm tã: sử dụng quá nhiều lần trong ngày hay bôi lượng kem dày lên da. Kem hăm tã thường có dạng thuốc mỡ với tính chất nhờn, dính. Bôi nhiều lần hay bôi quá nhiều khiến da bé luôn trong trạng thái bết dính khó chịu; làm bít tắc lỗ chân lông, sự trao đổi chất của da với môi trường từ đó bị hạn chế; kem lem ra quần áo, đồ dùng, đồ chơi gây mất vệ sinh. Vì thế mẹ chỉ nên dùng 2-3 lần/ngày và bôi vừa đủ cho bé. Khi bé bị hăm tã nặng, sử dụng đơn độc kem hăm tã không thể giúp bé khỏi bệnh vì hầu hết chỉ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm yếu. Mẹ cần kết hợp dùng dung dịch kháng khuẩn trước, sau đó mới thoa kem cho bé. 

>>> Xem thêm: 12+ kem hăm tã an toàn và hiệu quả nhất 

3. Sử dụng phấn rôm: nhiều mẹ nghĩ rằng hăm là do da bị ẩm ướt nên dùng phấn rôm để giữ da khô thoáng, giúp ngăn ngừa và điều trị hăm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phấn rôm không có tác dụng trong việc điều trị hăm tã ở trẻ. Kích thước rất nhỏ của phấn nếu bé hít phải, vào phổi có thể gây tắc, viêm phổi; trên da có thể gây bít tắc lỗ chân lông.

tri-ham-ta-cho-be-5

Không sử dụng phấn rôm để xử lý vết hăm của trẻ

4. Sử dụng các bài thuốc dân gian, gia truyền, lá tắm chưa được nghiên cứu, chứng minh. Hiệu quả của các phương pháp này mang đến là rất ít, nhưng nguy cơ rủi ro cho bé lại cực kỳ cao. 

5. Thường xuyên động, chạm, sờ vết thương của trẻ. Điều này rất nên hạn chế vì tay có thể đưa chất bẩn, vi khuẩn có hại lên da trẻ.

Trên đây là tổng hợp những thông tin mà các mẹ cần biết về hăm tã. Làm đúng các bước và tránh mọi sai lầm sẽ giúp bé nhà mình mau chóng khỏi hăm và không bị tái phát. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bé khỏe mạnh và thoải mái vui chơi, phát triển, không lo bệnh tật. Mọi thông tin cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/tri-ham-ta-cho-be-2282/feed/ 0
11 kem hăm tã phổ biến nhất trên thị trường [UPDATE 2021] http://viendalieu.com.vn/kem-ham-ta-2258/ http://viendalieu.com.vn/kem-ham-ta-2258/#respond Mon, 26 Jul 2021 12:55:12 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2258 kem-ham-ta-1

Kem hăm tã là thuốc bôi trị hăm hữu hiệu cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên đau đầu và hoang mang lại là vấn đề của các mẹ khi chọn kem trị hăm da ở trẻ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm và mỗi sản phẩm lại có những ưu điểm riêng biệt. Các mẹ luôn mong muốn chọn được loại kem trị hăm tốt nhất và phù hợp nhất cho bé nhà mình. Chính vì thế những đánh giá khách quan nhất của chúng tôi về 10 kem hăm tã phổ biến trên thị trường sẽ giúp các mẹ giải quyết vấn đề này.

I. Nguyên tắc trị hăm da cho bé

  • Loại bỏ các yếu tố gây bệnh và gây tăng nặng tình trạng bệnh.
  • Vệ sinh vùng da hăm đúng cách để loại bỏ nấm và vi khuẩn gây kích ứng da. 
  • Bổ sung dưỡng chất, độ ẩm để da bé phục hồi và tái tạo.

II. Các yêu cầu cần có của kem bôi hăm tã hiệu quả

Một kem hăm tã có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Làm giảm các triệu chứng và điều trị dứt điểm hăm da.
  • Dưỡng ẩm, làm dịu da, kích thích quá trình tái tạo của da.
  • An toàn, dịu nhẹ với da nhạy cảm.
  • Có khả năng diệt nấm và vi khuẩn -nguyên nhân trực tiếp làm kích ứng và gây ra hăm tã. 

ham-ta-6

Cần lựa chọn kem hăm da an toàn với làn da mỏng manh của bé

Da của trẻ em thường chỉ mỏng bằng ⅕ so với da của người lớn và đặc biệt nhạy cảm khi bé bị hăm. Lựa chọn kem hăm tã phù hợp với da và mức độ tổn thương da của bé là điều cần thiết để bé nhanh phục hồi và khỏi bệnh. Kem bôi thỏa mãn được những tiêu chí trên đáng được các mẹ xem xét để sử dụng cho bé.

III. So sánh 10 kem hăm tã phổ biến

Trên thị trường có rất nhiều loại kem trị hăm da cho trẻ, có cả loại sản xuất trong nước và kem xuất xứ từ nước ngoài. Dưới đây là tổng hợp so sánh 10 loại kem hăm tã được các mẹ có con bị hăm tã ưu tiên sử dụng.

STT Kem hăm tã Xuất xứ Giá tham khảo

 

1 Kem Bepanthen Đức 62.000₫/tuyp 30g
2 Kem Sudocrem Anh 100.000₫/hộp 60g
3 Kem hăm Cetaphil Đức 360.000₫/tuýp 70g
4 Kem Desitin Mỹ 220.000₫/tuyp 113g
5 Kem Bubchen Đức 130.000₫/tuyp 75ml
6 Kem Mustela Pháp 170.000₫/tuyp 50ml
7 Kem Biolane Pháp 220.000₫/tuyp 100ml
8 Kem Sebamed Đức 190.000₫/tuyp 50ml
9 Kem Chicco Ý 250.000₫/tuyp 100ml
10 Kem Dizigone nano bạc Việt Nam 140.000₫/tuyp 25g

kem-tri-ham-21. Kem trị hăm Bepanthen

Bepanthen là kem trị hăm có nguồn gốc từ Đức. Có thể nói, đây là sản phẩm nổi bật trong điều trị và phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ.

Thành phần: dexpanthenol, cetyl alcohol, stearyl alcohol, sáp ong trắng, mỡ cừu, parafin trắng, parafin lỏng, dầu hạnh đào, nước tinh khiết.

  • Dexpanthenol : thúc đẩy quá trình làm lành vết thương bằng cách kích thích cơ chế tái tạo da của cơ thể
  •  Dầu hạnh đào: kết cấu nhẹ, dễ thấm qua da. Dầu chứa một lượng lớn vitamin E có tác dụng trong chống khô da, tăng cường tái tạo làn da.
  • Mỡ cừu:  là chất kỵ nước tạo thành một hàng rào ngăn cách khu vực bôi với môi trường ngoài.

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng của hăm tã như ngứa, mẩn đỏ.
  • Dưỡng ẩm, làm mềm da.
  • Kích thích tái tạo da.
  • Kem tạo thành màng không thấm nước giúp da bé tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng, phòng ngừa và làm lành tổn thương do hắn tã.

Ưu điểm: 

  • Kem không giới hạn độ tuổi, dùng được cho trẻ sơ sinh.
  • Kem bám nhanh lên da và không dễ bị trôi.
  • Không chứa thành phần gây hại như corticoid, paraben, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho da.

Nhược điểm: 

  • Kem chuyên về tác dụng chống hăm, không sử dụng được cho vết thương hở như vết xước, vết loét (các mẹ có thể khắc phục bằng cách không bôi thuốc trực tiếp mà bôi xung quanh vết thương hở).
  • Tác dụng kháng khuẩn kháng nấm kém nên hăm ở giai đoạn nặng có mụn nước, loét, mủ không cho hiệu quả điều trị cao.
  • Không sử dụng trên phần da mặt.

2. Dizigone baby 

dizigone baby

Dizigone baby là kem trị hăm có thành phần nhập khẩu từ châu Âu, an toàn tự nhiên đem lại hiệu quả vượt trội

Thành phần: 

  • Chứa nano bạc, dầu mầm gạo, chiết xuất yến mạch, bơ shea và vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, chống khô ngứa dịu da
  • Chiết xuất từ hoa Cúc tâm tư: dịu mát làn da bé với mùi thơm dễ chịu, chống oxy hóa cải thiện phục hồi da
  • Kẽm oxit: Tạo lớp màng bảo vệ có khả năng chống thấm ngăn ngừa tác nhân gây kích ứng bên ngoài

Công dụng:

Làm ẩm, dưỡng da và làm dịu da bé, kích thích phục hồi tái tạo da tự nhiên giúp làn da mềm mịn, khỏe mạnh.

Dizigone baby còn được dùng cho các trường hợp:

  • Chàm sữa, viêm da cơ địa
  • Hăm tã, hăm da
  • Chốc lở
  • Rôm sẩy, mụn nhọt
  • Muỗi đốt, côn trùng cắn

Ưu điểm vượt trội của dizigone baby

Dizigone baby là sản phẩm có hiệu quả cao, an toàn và được ưu tiên lựa chọn:

  • Nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo chất lượng an toàn
  • Không chứa cồn và corticoid: không gây khô rát và các tác dụng phụ trên da
  • Được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả và hàng ngàn mẹ sử dụng
  • Công thức 2 trong 1: kháng khuẩn vượt trội và tái tạo da
  • Hiệu quả nhanh chóng, lành tính với da bé

Giá sản phẩm: 185.000đ/ tuyp 30g. 

3. Kem trị hăm Sudocrem

kem-ham-ta-3

Thành phần: thành phần chính có kẽm oxyd, benzyl alcohol, mỡ cừu, benzyl benzoat. Trong đó:

  • Kẽm oxyd có tác dụng săn se da, kháng khuẩn, không thấm nước, tạo hàng rào bảo vệ da.
  • Benzyl benzoat kháng khuẩn tốt ngay ở một lượng nhỏ.
  • Benzyl alcohol: tác dụng giảm đau, kháng viêm, khử trùng.
  • Mỡ cừu là thành phần lành tính với da, bản chất thân dầu không thấm nước giúp làm mềm, giữ ẩm và giúp kem nhanh bám lên da.

Công dụng: 

  • Chăm sóc và bảo vệ làn da của bé khỏi bị hăm tã.
  • Làm mềm da dịu da khi bị viêm đau.
  • Hỗ trợ điều trị vết nứt, trầy xước, khô da.
  • Có tác dụng khử trùng, ngăn ngừa bội nhiễm.

Ưu điểm: 

  • Dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Kem sau khi thoa thấm nhanh lên da, tạo một lớp màng ngăn cách vết hăm với nước tiểu, phân. 
  • Thành phần lành tính, không chứa thành phần dễ gây dị ứng hay để lại tác dụng phụ như paraben, corticoid,..
  • Thành phần chứa các chất kháng khuẩn hỗ trợ cho phòng và điều trị hăm tã ở giai đoạn nhẹ đến trung bình.

Nhược điểm:

  • Kem bôi dùng cho hăm ở mức độ nặng có các mụn nước vỡ, vết loét không đạt hiệu quả cao do khả năng tiêu diệt vi khuẩn chưa đủ mạnh, hoạt động của thuốc chủ yếu là hỗ trợ cơ chế tự làm lành của cơ thể.

4. Kem hăm Cetaphil

kem-ham-ta-4

Thành phần: panthenol, glycerin, kẽm oxyd, chiết xuất của calendula, vitamin B5, vitamin E,..

  • Panthenol có tác dụng kích thích cơ thể tái tạo làn da, chữa lành tổn thương trên da.
  • Kẽm oxyd có đặc tính giúp săn se da tại vị trí sử dụng và giúp kháng khuẩn.
  • Chiết xuất calendula (một loại thảo dược họ cúc) có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp làm sạch da và hỗ trợ nuôi dưỡng, tăng cường hồi phục làn da.

Công dụng:

  • Cải thiện nhanh chóng các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do hăm tã.
  • Dưỡng ẩm, duy trì sự đàn hồi và mềm mại của da bé.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hăm ở trẻ.

Ưu điểm:

  • Có tác dụng nhanh chóng, làm dịu da, giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa.
  • Thành phần lành tính, an toàn với da nhạy cảm. Kem không chứa thành phần gây kích thích như corticoid, paraben, colorant,…

Nhược điểm: chỉ cho tác dụng với hăm tã ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với hăm tã nặng có mụn nước vỡ, lở loét, vết trợt trên da thì hiệu quả không cao

5. Kem trị hăm Desitin 

kem-ham-ta-5

Thành phần: thành phần chính có kẽm oxyd (40%), chiết xuất cây lô hội, vitamin E,…

  • Kẽm oxyd giúp da khô thoáng, khả năng kháng khuẩn cao.
  • Chiết xuất lô hội giúp làm mát, dịu da, giảm mẩn đỏ, giảm kích ứng. Chiết xuất lô hội kết hợp với vitamin E tăng cường nuôi dưỡng, hồi phục làn da.

Công dụng:

  • Điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh.
  • Giảm nhanh chóng tình trạng kích ứng da như ngứa, mẩn đỏ, khó chịu.
  • Kích thích sự tự phục hồi và tái tạo của làn da.

Ưu điểm: 

  • Cho hiệu quả rất nhanh ở lần đầu sử dụng.
  • Thành phần lành tính, an toàn cho da nhạy cảm.

Nhược điểm:

  • Chuyên về trị và giảm triệu chứng hăm tã, kháng khuẩn kém nên tác động lên hăm nặng chưa cao.
  • Chứa paraben nhưng với lượng rất nhỏ, không gây ảnh hưởng tới da bé.

6. Kem trị hăm Bubchen

kem-ham-ta-6

Thành phần: panthenol, chiết xuất hoa cúc, vitamin E, tinh dầu hoa hướng dương, protein lúa mì,…

  • Panthenol kích thích cơ thể tự chữa trị tổn thương, kích thích phục hồi da.
  • Chiết xuất hoa cúc lành tính với da, hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm tốt.
  • Vitamin E, tinh dầu hoa hướng dương, protein lúa mì,.. giúp dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, nuôi dưỡng da rất tốt.

Công dụng:

  • Phòng và điều trị hăm tã.
  • Ngăn chặn sự bội nhiễm, giảm kích ứng da.
  • Dưỡng ẩm, cấp ẩm cần thiết cho da.

Ưu điểm: thành phần lành tính an toàn cho da nhạy cảm; giảm nhanh các triệu chứng hăm trên da bé.

Nhược điểm: điều trị vết loét, trợt da cho hiệu quả không cao.

7. Kem trị hăm Mustela

kem-ham-ta-7

Thành phần: kem chứa gần như hoàn toàn là các thành phần tự nhiên như tinh chất quả bơ, vitamin E, vitamin B5, tinh dầu hướng dương, ngoài ra còn có kẽm oxyd,…

  • Tinh chất quả bơ với lượng lớn đem lại hiệu quả cao cho việc làm mềm da, dịu da, giảm nhanh các triệu chứng hăm da.
  • Vitamin E, B5, tinh dầu hướng dương kích thích tái hồi phục da.
  • Kẽm oxyd giúp kháng khuẩn, tạo hàng rào bảo vệ ngăn cách da với các kích thích từ bên ngoài như phân, nước tiểu, sự cọ xát da do bỉm.

Công dụng:

  • Phòng và điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
  • Giảm nhanh mẩn đỏ, ngứa, khó chịu ở da.
  • Nuôi dưỡng, làm mềm, mịn da, kích thích da tự hồi phục.

Ưu điểm: sự kết hợp cả 3 tác dụng chống hăm -làm dịu kích ứng -dưỡng da cho hiệu quả điều trị hăm cáo.

Nhược điểm: ít có tác dụng tốt cho hăm có vết trợt lớn trên da, loét da. Kem dính nhớt, khó rửa.

8. Kem trị hăm Biolane

kem-ham-ta-8

Thành phần: hydra-bleine, panthenol, kẽm oxyd, dầu hạnh nhân, vitamin E,…

  • Panthenol, vitamin E, dầu hạnh nhân giúp làm mềm, giữ ẩm và kích thích hình thành lớp da mới.
  • Hydra-bleine giúp dưỡng ẩm, chống mất nước, làm dịu da, cùng với các thành phần trên đẩy mạnh hoạt động chữa lành tổn thương.
  • Kẽm oxyd: kháng khuẩn, săn se da, làm dịu da.

Công dụng:

  • Điều trị hăm tã và phòng ngừa hăm quay trở lại.
  • Giảm ngay những kích ứng trên da trẻ do hăm: mẩn đỏ, ngứa,..
  • Cấp ẩm phù hợp, dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong.

Ưu điểm: kem cho tác dụng làm dịu da nhanh, loại bỏ ngay tình trạng khó chịu trên da, bé thoải mái hơn ngay lần đầu sử dụng.

Nhược điểm: khả năng kháng khuẩn chưa đủ mạnh để đạt hiệu quả sử dụng cao khi dùng cho hăm tã nặng.

9. Kem trị hăm Sebamed

kem-ham-ta-9

Thành phần: panthenol, titanium dioxide, squalane, chiết xuất hoa cúc, sáp ong,…

  • Panthenol giúp kích thích quá trình chữa lành da.
  • Titanium dioxide, chiết xuất hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn tốt mà vẫn dịu nhẹ với da.
  • Squalene cung cấp chất béo cần thiết cho quá trình hồi phục da và bảo vệ da.

Công dụng:

  • Phòng ngừa và giảm nhanh mẩn, ngứa da do đóng bỉm.
  • Tăng cường đề kháng cho làm da nhạy cảm của bé.

Kem nổi bật với ph 5.5 phù hợp cho da nhạy cảm do hăm tã, tạo môi trường tối ưu để phục hồi vùng da bị tổn thương.

Ưu điểm: 

  • Thành phần lành tính an toàn, ph kem phù hợp với da nhạy cảm.
  • Titan dioxide trong kem có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn kẽm oxyd.

Nhược điểm: tác dụng kháng khuẩn chưa đủ mạnh để điều trị hăm tã mức độ nặng với mụn nước, loét và các vết trợt trên da.

10. Kem trị hăm Chicco

kem-ham-ta-10

Thành phần:kẽm oxyd, panthenol, tinh dầu bơ hạt mỡ, vitamin E, dầu dừa,…

  • Kẽm oxyd tạo hàng rào bảo vệ da, diệt khuẩn tránh bội nhiễm tại vị trí bôi.
  • Panthenol làm lành tổn thương trên da bằng cách kích thích da tự hồi phục.
  • Tinh dầu bơ hạt mỡ, vitamin E, dầu dừa giúp giữ ẩm, làm mềm, tăng độ đàn hồi của da, dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong.

Công dụng:

  • Chống hăm và trị hăm hiệu quả.
  • Xoa dịu vùng da mẩn, ngứa, tổn thương do hăm tã.
  • Dưỡng ẩm da, nuôi dưỡng và kích thích tái tạo làn da mới.

Ưu điểm: 

  • Kem kết hợp ba tác động giúp bé dễ chịu ngay cả khi mặc tã, giúp da bé luôn khỏe mạnh và mịn màng.
  • Thành phần lành tính, an toàn, không chứa chất gây kích ứng. 

Nhược điểm: trường hợp hăm tã nặng không cho hiệu quả cao do kem không bôi được vào vết thương hở lớn, khả năng sát khuẩn chưa đủ mạnh.

11. Kem Dizigone nano bạc

Thành phần: D-panthenol, chiết xuất lô hội, tràm trà, cúc la mã,… 

  • D-panthenol giúp tăng cường tái tạo da.
  • Lô hội cấp ẩm, làm mềm, dịu da, giảm kích ứng như khô rát, ngứa trên da.
  • Tràm trà, cúc la mã có tác dụng sát khuẩn tốt, đồng thời tham hai cung cấp độ ẩm, nuôi dưỡng làn da.

Công dụng:

  • Chăm sóc, chữa lành, kích thích phục hồi vết thương, mụn nước, vết loét ngoài da, vết bỏng, trầy xước trên da.
  • Giảm nhanh chóng các triệu chứng trên da khi bị hăm, chàm, viêm da cơ địa,…

Ưu điểm: 

  • Thành phần chủ yếu từ thiên nhiên, lành tính cho da dễ bị kích ứng, không gây xót, đau tại nơi tổn thương.
  • Kem dùng được cho mọi mức độ của hăm tã. Đặc là hăm tã nặng thì kem cho hiệu quả rất tốt. Tổn thương do hăm nặng được khô ráo, nhanh chóng liền miệng vết thương, vết loét. 

Kem Dizigone Nano Bạc sử dụng phối hợp với dung dịch kháng khuẩn dizigone cho hiệu quả với 100% trường hợp hăm tã nặng. Dung dịch kháng khuẩn dizigone có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và nấm gây hăm. Nhờ vậy, việc sử dụng phối hợp cả bộ đôi Dizigone sẽ giúp khắc phục nhược điểm của các kem hăm tã thông thường. 

Thành phần dung dịch an toàn, không gây kích ứng với da nhạy cảm. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn dizigone trước khi bôi kem dizigone nano bạc là lựa chọn tối ưu trong cả phòng và chữa trị hăm tã.

>>> Xem thêm: Hăm tã ở trẻ em: 6 kiến thức cơ bản mẹ cần biết

Trên đây là những đánh giá khách quan nhất về các loại kem trị hăm tã phổ biến trên thị trường. Các mẹ có thể xem xét và dựa vào mức độ hăm hiện tại của trẻ để có những lựa chọn phù hợp. Chúng tôi mong thông qua bài viết này các mẹ sẽ tìm được loại kem ưng ý nhất cho bé nhà mình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ theo số HOTLINE: 19009482 để được các chuyên gia y tế giúp đỡ.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/kem-ham-ta-2258/feed/ 0
Hăm tã ở trẻ em: 6 kiến thức cơ bản mẹ cần biết http://viendalieu.com.vn/ham-ta-2146/ http://viendalieu.com.vn/ham-ta-2146/#respond Sun, 25 Jul 2021 07:33:22 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2146 ham-ta-1

Sử dụng tã lót hay bỉm không đúng cách nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Hăm tã khiến trẻ đau đớn, thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn uống, khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng, bất an. Tổng hợp những điều các mẹ cần biết về hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ được đưa ra ngay trong bài viết này.

I. Hăm tã là gì?

Hăm tã là một dạng viêm da thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là không phải là bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của trẻ. Trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú khiến bố mẹ trẻ lo lắng.

II. Biểu hiện của hăm tã

Hăm tã ở trẻ rất dễ nhận biết. Bệnh thường gặp nhất ở vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục của trẻ.

  • Da trẻ xuất hiện những mảng da đỏ, thường ở trong khu vực dùng tã lót. Ban đầu đó chỉ là những vùng da ửng hồng, sau đó có xu hướng sậm màu lên và lan rộng. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày thì da xuất hiện mụn mẩn đỏ li ti, vỡ ra hoặc bị xước có thể bội nhiễm tạo thành vết loét đau đớn.
  • Trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc.

ham-ta-2

Hình ảnh vùng da hăm tã mẩn đỏ

III. Nguyên nhân của hăm tã

Hăm tã có thể do cả yếu tố bên trong và bên ngoài của trẻ

1. Yếu tố bên ngoài

  • Tã lót không phù hợp với trẻ: trẻ bị kích ứng bởi thành phần trong tã lót; kích thước tã nhỏ so với mông bé, bé bị bó hẹp và cọ xát nhiều từ tã; tã, bỉm chất lượng kém;…

ham-ta-3

Dùng bỉm kém chất lượng là nguyên nhân dẫn đến hăm tã

  • Khăn giấy, nước giặt: các mẹ thường thích dùng khăn giấy để lau chùi, vệ sinh cho bé. Tuy nhiên khăn giấy thường được cho thêm chất tạo mùi, chất bảo quản. Những chất này với da bé đều gây kích thích. 
  • Tiếp xúc lau, rửa mạnh tay: da bé yếu và nhạy cảm nên với những tác động mạnh từ bên ngoài có thể là cơ hội để hăm tã xuất hiện.
  • Phân và nước tiểu: chất thải của bé chứa nhiều chất không tốt cho da và là nơi nấm, vi khuẩn phát triển. Chất thải tích tụ và không được loại bỏ kịp thời dẫn tới kích ứng da vùng mông, bẹn, hậu môn của trẻ.

2. Yếu tố bên trong

  • Da bé mỏng manh, yếu ớt, dễ bị kích ứng.
  • Một số trẻ có sẵn cơ địa dị ứng, có nguy cơ mắc các bệnh viêm da như chàm sữa khi gặp kích thích từ bên ngoài (bụi bẩn, phấn hoá, thức ăn như hải sản, nhộng, trứng,…) thì cơ thể ngay lập tức phản ứng lại.
  • Bé đang gặp vấn đề về tiêu hoá như đồ ăn lạ (với bé đã bắt đầu ăn dặm), bé sử dụng thuốc (kháng sinh,..), thiếu hụt lợi khuẩn đường tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy. Phân tiêu chảy thường có tính acid, tạo điều kiện vô cùng thuận loại cho nấm và vi khuẩn trên da phát triển và gây hăm.

ham-ta-4

Tiêu chảy là nguyên nhân dẫn tới hăm tã ở trẻ

Nguyên nhân gây hăm tã ở ngay xung quanh trẻ và tác động thường xuyên. Điều này đòi hỏi các mẹ cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc bé. Các mẹ có các hành động phòng ngừa, phát hiện sớm và xử lý hăm đúng cách sẽ giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

IV. Mức độ nguy hiểm của hăm tã với trẻ

Hăm tã là tổn thương da hay gặp ở trẻ do nhiều nguyên nhân đã kể ở trên. Những tổn thương đó rất dễ nhận biết, nếu xử trí tốt thì khỏi nhanh trong vòng 1 tuần. 

  • Sử dụng tã lót, bỉm kém chất lượng.
  • Vệ sinh, chăm sóc da bé chưa đúng cách.
  • Bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, són phân, tè nhiều.
  • Da bé mỏng manh, yếu ớt, dễ bị kích ứng.

Hăm tã dễ nhận biết và xử lý. Bố mẹ bé xử trí tốt thì bé sẽ mau khỏi. 

Tuy nhiên nhiều trường hợp bố mẹ phát hiện muộn hoặc trị hăm tã cho bé không đúng cách dẫn tới tình trạng hăm của bé nghiêm trọng như:

  • Mảng da hăm lan rộng ra khu vực xung quanh và các khu vực da khác.

ham-ta-5

Hình ảnh hăm tã lan rộng ra khu vực xung quanh

  • Xuất hiện mụn nước, mụn nước loét, chảy mủ, lâu lành.
  • Bé có dấu hiệu nhiễm trùng: mủ chảy ra có màu hoặc mùi hôi, trẻ sốt nóng,…

Hăm tã nặng làm bé đau đớn, khó chịu và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như trẻ hăm nặng ở quanh hậu môn và cơ quan sinh dục có thể dẫn vô sinh sau này. 

Hăm tã có khả năng tái phát cao. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ kích thích bên ngoài và đến từ việc chăm bé. Các mẹ cần lưu ý duy trì những phương pháp tích cực để ngăn ngừa hăm tã quay trở lại.

>>> Xem thêm: Hiểm nguy khi bé bị hăm tã nặng và 4 bước xử lý an toàn

V. Cách điều trị hăm tã

Khả năng khỏi bệnh, hồi phục và ngăn ngừa tái phát được quyết định bởi cách chăm sóc trẻ. Những điều mà mẹ bé cần thực hiện ngay khi phát hiện bé bị hăm:

1. Chăm sóc trẻ

  • Tã giấy sử dụng cho bé mẹ cần chọn loại có kích thước phù hợp, không quá chật hay quá rộng; tã có tỷ lệ sợi nilon hay sợi tổng hợp càng nhỏ càng tốt để tránh gây bí da trẻ khi sử dụng; tã không chứa các chất gây kích thích như chất tạo màu, tạo mùi,…
  • Thường xuyên vệ sinh, loại bỏ chất thải (phân, nước tiểu, mồ hôi,…) cho bé.
  • Thay tã đúng cách (với trẻ hăm ở khu vực quấn tã): vệ sinh sạch da bé, lau bằng khăn để da bé khô hoàn toàn mới mặc tã, bỉm. Thay tã, bỉm ít nhất 4 lần/ngày. Trước khi mặc mẹ có thể sử dụng thêm dung dịch kháng khuẩn dizigone cho bé để loại bỏ vi khuẩn và một số vi nấm gây hại.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với chất gây kích thích: khăn ướt có thành phần tạo màu, tại mùi; bụi, phấn hoa, chất giặt tẩy mạnh lưu lại trên quần áo trẻ sau khi giặt (mẹ nên sử dụng nước giặt quần áo không chứa chất tẩy mạnh);…
  • Chế độ ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ, nhất là với trẻ bị hăm tã. Thức ăn có khả năng gây kích thích như hải sản (tôm, cua, nghẹ,…), nhộng, trứng,… Với trẻ ăn dặm mẹ nên cho thử với các loại thức ăn khác nhau, nếu thấy vùng mẩn trên da lan rộng hơn, trẻ ngứa ngáy hơn thì nên hạn chế loại thức ăn đó. Tương tự với trẻ bú mẹ. Protein từ thức ăn qua sữa mẹ và có thể gây kích ứng với trẻ. Mẹ cũng nên thử các loại thức ăn này và quan sát phản ứng của trẻ sau ăn.

cách chữa bệnh tay chân miệng

Không nên cho trẻ ăn hải sản, trứng, nhộng khi bị hăm tã

2. Sử dụng các sản phẩm xử lý hăm tã.

Để giảm nhanh chóng các triệu chứng, điều trị khỏi và phòng hăm tã thì các mẹ cần sử dụng sản phẩm:

2.1. Dung dịch kháng khuẩn

Tổn thương trên da bé chủ yếu do nấm, vi khuẩn kích ứng và có thể xâm nhập gây bội nhiễm. Nốt mụn vỡ, vết thương hở hay vết xước trên da do nhiễm khuẩn mà lâu lành hoặc thành những vết loét. Dung dịch kháng khuẩn là giải pháp cần thiết để loại bỏ nhanh chóng vi khuẩn, vi nấm có hại trên da. Loại dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho trẻ bị hăm cần đảm bảo yêu cầu sau:

  • Thành phần an toàn, lành tính với da nhạy cảm.
  • Tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và nấm gây hại chủ yếu trên da.
  • Tiêu diệt vi sinh vật nhanh chóng.

Một trong những sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường mà các mẹ có thể tham khảo là dung dịch kháng khuẩn dizigone. Sản phẩm với rất an toàn cho da nhạy cảm của bé nhờ cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, không gây kích ứng hay đau rát. Bên cạnh đó, phổ kháng khuẩn rộng giúp Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh nấm và vi khuẩn gây hăm trên da bé. 

2.2. Kem bôi hăm tã

Trẻ bị hăm tã có thể sử dụng các sản phẩm giúp làm dịu da, cải thiện, chấm dứt các triệu chứng bệnh. Kem hăm tã ra đời có công dụng chính là phòng và điều trị hăm tã, ngăn ngừa và giảm nhanh chóng mẩn, ngứa da ở trẻ, kích thích tự hồi phục làn da.

Một số tiêu chí để mẹ lựa chọn kem hăm tã phù hợp cho bé:

  • Kem có hiệu quả tốt trong điều trị và phòng ngừa hăm tã. 
  • Thành phần kem dịu nhẹ với da nhạy cảm, không hoặc chứa một lượng rất nhỏ các chất dễ gây kích ứng như cồn, paraben,…
  • Có nguồn gốc từ các nhãn hàng uy tín, được khuyên dùng bởi các bác sĩ da liễu.
  • Giá cả phù hợp. 
  • Tiện lợi, dễ sử dụng.

Một số kem bôi hăm tã: kem bôi hăm bepanthen, cetaphil, mustela, dizigone nano bạc,…

chân tay miệng uống thuốc gì chan-tay-mieng-uong-thuoc-gi-10

Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả

VI. Những sai lầm mẹ cần tránh khi trẻ bị hăm tã

  • Chậm trễ trong thay tã, bỉm. Việc này khiến phân và nước tiểu tăng thời gian lưu lại trên da. Hăm tã không được cải thiện mà còn tăng nặng thêm.
  • Chưa loại bỏ hoàn toàn những tác nhân gây kích ứng da trẻ: giấy ướt thơm có nhiều chất tạo mùi, thức ăn gây kích ứng, xà phòng chứa nhiều chất tẩy mạnh.
  • Sử dụng phấn rôm: nhiều mẹ khi con bị hăm thường bôi phấn rôm vào vị trí bị hăm hay thậm chí bôi vào nhiều khu vực khác trên da bé. Một suy nghĩ rất sai lầm của các mẹ là hăm ở trẻ do da bé bị ẩm ướt, nên cần bôi phấn rôm để da trẻ luôn khô ráo. Thực tế cho thấy rằng phấn rôm không có tác dụng lên phần da bị hăm của trẻ. Hơn nữa bột phấn rôm mịn và nhẹ, có kích thước rất nhỏ. Chúng có thể xen vào các khoảng trống trên da gây bít tắc da bé và ảnh hưởng không tốt tới hô hấp khi trẻ hít phải bụi phấn.
  • Lạm dụng kem hăm tã bepanthen, sudocrem,…: Đa số kem trị hăm tã có tác dụng chống hăm và ngăn ngừa hăm tái phát. Nhiều mẹ sử dụng kem hăm tã ngay khi mới cho bé sử dụng bỉm hoặc khi bé đã trị khỏi hăm để ngăn ngừa bệnh quay lại. Tuy nhiên nhiều mẹ có dấu hiệu lạm dụng kem này như bôi nhiều lần trong ngày (từ 3-4 lần trở lên), bôi một lượng kem dày lên da, bôi kem ở nhiều khu vực trên cơ thể bé (kể cả những khu vực ít ẩm ướt, ít nguy cơ bị hăm như cánh tay, chân,…). Việc sử dụng kem trị hăm để dự phòng là cần thiết nhưng các mẹ có thể thấy rằng kem thường ở dạng thuốc mỡ đặc. Kem được sử dụng nhiều khiến bề mặt da nhờn, dính gây khó chịu, lỗ chân lông bị bít tắc làm sự trao đổi khí, mồ hôi của da với môi trường ngoài bị cản trở.

ham-ta-6

Không lạm dụng kem hăm tã cho trẻ nhỏ

Những hiểu biết cơ bản về hăm tã ở trẻ là rất cần thiết cho các mẹ. Hiểu đúng và làm đúng chính là phương pháp tốt nhất để bé nhà mình mau phục hồi và lành bệnh. Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho cả mẹ và các bé. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về hăm tã, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

]]>
http://viendalieu.com.vn/ham-ta-2146/feed/ 0
[REVIEW] 9+ Thuốc bôi côn trùng cắn hiệu quả nhanh, an toàn cho bé http://viendalieu.com.vn/thuoc-boi-con-trung-can-2121/ http://viendalieu.com.vn/thuoc-boi-con-trung-can-2121/#respond Tue, 20 Jul 2021 13:29:10 +0000 http://viendalieu.com.vn/?p=2121 thuoc-boi-con-trung-can-1

Cha mẹ rất hay lo lắng mỗi khi bé nhà mình bị côn trùng cắn. Bởi vì da bé rất mỏng manh nên những vết thương thường bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Mặc dù vết cắn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhưng cảm giác khó chịu khiến bé thường xuyên quấy khóc. Đây sẽ là lúc bạn cần sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn để giảm sưng tấy, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm khiến nhiều bậc phụ huynh khó lựa chọn đâu là sản phẩm hiệu quả nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu top 9 loại thuốc bôi côn trùng cắn tốt nhất và biện pháp chăm sóc bé bị côn trùng cắn hiệu quả.

I. Nguyên tắc chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé 

Trong cuộc sống hàng ngày, bé không thể tránh khỏi những lúc bị côn trùng cắn. Những loại côn trùng thường gây tổn thương cho bé bao gồm muỗi, kiến lửa, bọ chét, rệp, … Khi bị côn trùng đốt, có rất nhiều phản ứng có thể xảy ra nhưng mức độ thường nhẹ như: ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, để lâu có thể chảy dịch hoặc mưng mủ. 

Để giúp trẻ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu thì sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nắm được nguyên tắc chọn thuốc bôi côn trùng đốt cho bé nhà mình. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản giúp bạn lựa chọn thuốc bôi mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn cho trẻ:

ham-da-vung-co-6

Thành phần lành tính, an toàn với làn da bé

  • Thành phần lành tính, an toàn, không gây kích ứng đối với da của bé. Các hoạt chất cần có tác dụng giảm viêm, tiêu sưng, làm dịu mát vết đốt của côn trùng. 
  • Thuốc bôi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không được chứa paraben, chất tạo màu, tạo mùi, đặc biệt là corticoid. Corticoid có tác dụng giảm đau, giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên hoạt chất này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như teo da, rạn da và suy tuyến thượng thận ở trẻ nếu lạm dụng chúng.
  • Thuốc phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được các chuyên gia và bác sĩ da liễu khuyên dùng.

Cha mẹ cần lưu ý cả những loài côn trùng có độc như: ong, nhện độc có thể dẫn tới sốc phản vệ. Trong trường hợp này, bé cần phải được đưa tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

II. 9 thuốc bôi côn trùng đốt hiệu quả – an toàn nhất 

Để giúp các bậc cha mẹ dễ dàng lựa chọn thuốc bôi côn trùng cắn cho bé nhà mình, chúng tôi xin giới thiệu 9 loại thuốc bôi đang được nhiều người tin dùng nhất hiện nay.

1. Thuốc bôi côn trùng cắn của Nhật Muhi 

thuoc-boi-con-trung-can-3

Muhi là kem bôi côn trùng cắn cho trẻ em đến từ thương hiệu Ikeadamohando, Nhật Bản. 

Thành phần: 

  • Diphenhydramine Hydrochloride: lào một loại thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa.
  • Tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não: giúp giảm sưng tấy và làm dịu mát tại vết cắn.
  • Isopropyl Methyl Phenol: có tác dụng kháng khuẩn, giảm vết thâm do côn trùng cắn.
  • Axit Acetic Ester Dexamethasone: là một hoạt chất corticoid có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm ngứa hiệu quả.

Công dụng:

  • Làm giảm nhanh các cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho côn trùng cắn.
  • Giảm sưng tấy, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển làm vết thương lở loét, mưng mủ.
  • Hỗ trợ điều trị các vết thương ngoài da như: viêm da cơ địa, phát ban, mề đay,…

Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Cách sử dụng: kem bôi côn trùng cắn Muhi có thiết kế dạng lăn cực kỳ tiện dụng. Bạn chỉ cần lăn nhẹ lên vùng da tổn thương của bé từ 2 – 3 lần/ngày để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng: Tránh tiếp xúc với mắt vì có thể gây khó chịu, kích ứng mắt.

Giá tham khảo: 125.000 VNĐ/50ml.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Nhật Muhi:

Ưu điểm: 

  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng, có thể sử dụng cho cả làn da nhạy cảm. 
  • Hiệu quả nhanh chóng, thích hợp với nhiều loại vết thương như vết muỗi đốt, kiến cắn,…

Nhược điểm:

  • Sản phẩm có thể gây đau xót nếu dùng trên vết thương hở, vết trầy xước da.
  • Thành phần corticoid có thể gây ra tác dụng phụ cho bé nếu dùng trong thời gian dài.
  • Không dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

2. Thuốc bôi côn trùng cắn Remos 

thuoc-boi-con-trung-can-5

Thuốc bôi côn trùng cắn Remos cũng là một sản phẩm đến từ Nhật. 

Thành phần: Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin, Isopropyl Methylphenol, Anhydrous Ethanol, Isostearyl Alcohol, Dibutylhydroxytoluene, Butylparaben, Methylparaben…Nước tinh khiết.

Công dụng: 

  • Giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sưng tấy, mẩn đỏ do côn trùng đốt.
  • Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn trong trường hợp: chàm, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng mề đay, côn trùng cắn,…
  • Kích thích quá trình tái tạo da, phục hồi tổn thương.

Cách sử dụng: bôi trực tiếp nên vùng da bị côn trùng đốt 1 – 2 lần/ngày.

Đối tượng sử dụng: trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Giá tham khảo: 56.000 VNĐ/ tuýp 10g.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Remos

Ưu điểm:

  • Công thức cải tiến chứa Prednisolone Valerate Acetate. Đây là một hoạt chất Antedrug có hoạt tính ngay tại vùng da bị nhiễm sau đó chuyển về dạng không hoạt động. Nhờ đó, kem bôi có hiệu quả cao hơn. Đồng thời, công thức này còn hạn chế được tác dụng phụ so với những loại corticoid thông thường.
  • Hoạt chất Allantoin giúp kích thích sự phát triển của các tế bào, hồi phục tổn thương nhanh chóng.
  • Khả năng kháng khuẩn khá tốt nhờ vào hoạt chất Isopropyl Methylphenol giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Nhược điểm:

  • Thuốc bôi côn trùng cắn Remos có chứa corticoid có thể gây tác dụng phụ cho bé nếu lạm dụng.
  • Sản phẩm có chứa cồn, paraben dễ gây kích ứng da, đặc biệt là làn da mỏng manh của bé.
  • Không dùng trong các trường hợp tổn thương da do nhiễm virus (Herpes simplex, thủy đậu), vi nấm (Candida), bệnh chốc lở, ung nhọt do vi khuẩn.

3. Kem Lucas – Thuốc bôi côn trùng cắn của Úc 

thuoc-boi-con-trung-can-6

Kem Lucas là một trong những loại thuốc bôi côn trùng cắn nổi tiếng của Úc. Ngoài ra, Lucas còn là một loại kem đa năng được dùng để dưỡng da.

Thành phần: 

Đu đủ tươi lên men, Gôm Balsam Peru (Nhựa thơm Peru) có tác dụng làm dịu da, giảm kích ứng và cung cấp dưỡng chất giúp da mau chóng hồi phục. Ngoài ra, trong kem lucas còn có Petroleum là một chất khóa ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da, giúp da bé luôn mềm mại.

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm sưng tấy do vết muỗi đốt hay côn trùng cắn.
  • Làm dịu các vết thương hở, vết bỏng nhẹ, cháy nắng.
  • Làm dịu da, giảm mẩn đỏ, đau rát cho trẻ bị hăm tã.
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm da, chàm, nứt đầu ti ở phụ nữ cho con bú.
  • Làm mờ vết thâm, sẹo do mụn.
  • Dưỡng ẩm, chống khô môi, nứt nẻ da do thời tiết hanh khô.

Cách sử dụng: lăn nhẹ đầu lăn lên vùng da bị côn trùng đốt. Bạn có thể sử dụng 3 – 4 lần/ngày.

Đối tượng sử dụng: cả trẻ em và người lớn.

Giá tham khảo: 115.000 VNĐ/tuýp 25g.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Úc (kem lucas)

Ưu điểm:

  • Thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn đối với da nhạy cảm 
  • Kem bôi Lucas rất dịu nhẹ, không gây kích ứng hay đau xót da khi dùng.
  • Là một loại kem bôi đa năng, mang lại nhiều lợi ích cho làn da
  • Phù hợp với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp với các vết thương nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Kem khó thấm vào da.

4. Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan 

thuoc-boi-con-trung-can-7

Thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan là sản phẩm thuộc công ty Sanofi của Pháp sản xuất.

Thành phần:

Promethazin là thành phần chính của Phenergan. Đây là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc kháng Histamin – một trong những tác nhân gây ngứa điển hình. Khi bôi ngoài da, thuốc hấp thu chậm qua da và hàm lượng thấm vào máu rất ít. Do đó, promethazin được coi là hoạt chất an toàn cho trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Ngoài tác dụng giảm ngứa, hoạt chất này còn có tác dụng gây tê tại chỗ, giúp làm dịu vết cắn do côn trùng nhanh chóng.

Công dụng:

  • Giảm ngứa da trong các trường hợp: côn trùng cắn, bỏng da, kích ứng da do tia X.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh mẩn ngứa do mề đay.

Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở nên, phụ nữ có thai ở 3 tháng cuối và phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ: 

  • Tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Có thể gây dị ứng ở một số người có làn da quá mẫn cảm.

Cách sử dụng và lưu ý: bôi thuốc trực tiếp lên vết thương 3 – 4 lần/ ngày. Trong quá trình sử dụng, bạn cần che chắn bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.

Giá tham khảo: 15.000/tuýp 10g.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Phenergan 

Ưu điểm:

  • Hiệu quả giảm ngứa khá tốt, an toàn cho bé từ 2 tuổi trở lên.
  • Thành phần lành tính, không gây kích ứng da, không chứa các chất bảo quản, xà phòng gây kích ứng da.
  • Giá thành rẻ.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp với những vết thương nhiễm trùng.
  • Kem khó thấm trên da.
  • Da trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương khi tiếp xúc với ánh sáng, tia UV.

5. After Bite – Thuốc bôi côn trùng cắn Mỹ  

thuoc-boi-con-trung-can-8

Kem bôi côn trùng cắn After Bite thuộc của nhãn hiệu Original (Mỹ) là một trong những sản phẩm được nhiều phụ huynh tin tưởng sử dụng.

Thành phần:

  • Chiết xuất lô hội (Aloe Vera): giúp làm dịu vết cắn do côn trùng. Đồng thời, lô hội còn có tác dụng dưỡng ẩm và kích thích quá trình tái tạo da và hồi phục tổn thương.
  • Bột Baking Soda: có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, baking soda cũng có công dụng làm giảm mẩn đỏ và ngứa da.
  • Tinh chất tràm trà (Tea Tree): có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da.

Công dụng: 

  • Ngăn ngừa tình trạng kích ứng da (sưng tấy, mẩn ngứa) khi bị côn trùng cắn.
  • Làm dịu vết thương, kích thích quá trình hồi phục tổn thương.

Cách sử dụng: với thiết kế dạng bút lăn, bạn chỉ cần lăn nhẹ đầu lăn lên vị trí vết cắn hàng ngày từ 3 – 4 lần.

Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Giá tham khảo: 165.000 VNĐ/ tuýp 14ml.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Mỹ After Bite 

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho da nhạy cảm.
  • Đa tác dụng: vừa giảm ngứa, làm dịu da đồng thời kích thích quá trình hồi phục, tái tạo da mới.

Nhược điểm:

  • Có thể gây đau xót khi dùng trên vết thương hở.
  • Khả năng kháng khuẩn nhẹ, không hiệu quả cho những vết côn trùng đốt nặng, vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng.

6. Zeckito – Thuốc bôi côn trùng cắn của Đức 

thuoc-boi-con-trung-can-9

Zeckito là thương hiệu nổi tiếng của Đức với các sản phẩm phòng và điều trị các vết cắn do muỗi và côn trùng.

Thành phần: 

Picaridin là một hoạt chất chống côn trùng hiệu quả và an toàn cho da nhạy cảm. Có nghiên cứu chỉ ra rằng picaridin tương tác với hệ thống khứu giác của côn trùng khiến chúng khó nhận biết được vật chủ. Từ đó, nó giúp phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt.

Ngoài ra, thuốc bôi côn trùng cắn Zeckito còn có thành phần thảo dược giúp làm dịu vết thương và giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bé.

Công dụng:

  • Làm mát da, tiêu viêm tại những vết muỗi đốt, côn trùng cắn.
  • Giảm sưng tấy, ngứa da.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, mưng mủ đối với vết bỏng nhẹ.

Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 170.000 VNĐ/30ml.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn của Đức Zeckito

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.
  • Sản phẩm không chứa thuốc nhuộm, màu nhân tạo và hương liệu.
  • Có khả năng phòng côn trùng cắn từ 2 – 4 h.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không thích hợp vết côn trùng cắn lở loét, chảy dịch.
  • Không dùng được cho vết thương hở.

7. Thuốc bôi côn trùng cắn Thái Lan Green Mosquito Balm 

thuoc-boi-con-trung-can-10

Dầu thoa Green Mosquito Balm được sản xuất tại bệnh viện Yanhee nổi tiếng của Thái Lan.

Thành phần:

Công dụng: 

  • Hỗ trợ giảm sưng, giảm đau các vết cắn do côn trùng.
  • Làm dịu mát da, giảm ngứa ngáy khó chịu.
  • Xua đuổi côn trùng.
  • Hỗ trợ chữa bong gân, đau nhức xương khớp, thấp khớp, triệu chứng chóng mặt, buồn nôn,…

Cách dùng:

  • Với vết muỗi đốt, vết cắn côn trùng: bôi trực tiếp lên vùng da bị cắn/đốt. Ngày sử dụng từ 3 – 4 lần.
  • Để đuổi muỗi, côn trùng: thoa lên vùng da cổ, tay, chân để hương thơm lan tỏa. Thời gian sử dụng có thể cách nhau từ 6 – 8 tiếng.

Đối tượng sử dụng: trẻ nhỏ từ 3 tuổi trở lên.

Giá tham khảo: 45.000 VNĐ/13g.

Đánh giá thuốc bôi côn trùng cắn Thái Lan Green Mosquito Balm 

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, mùi hương thảo mộc dễ chịu không gây kích ứng cho trẻ nhạy cảm với mùi.
  • Có thể phòng ngừa muỗi đốt, côn trùng cắn trong khoảng 6 – 8 giờ.

Nhược điểm:

  • Thành phần tinh dầu bạc hà, khuynh diệp không thích hợp cho trẻ sơ sinh.
  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, không nên dùng cho vết thương hở, vết cắn lở loét, chảy dịch.

8. Kem bôi ngoài da Yoosun Rau má 

kem trị mụn

Kem bôi ngoài da Yoosun Rau má được sản xuất bởi công ty Đại Bắc, Việt Nam.

Thành phần:

  • Chiết xuất rau má (Centella asiatica): có các thành phần như acid madecassic, acid asiatic. Chúng có tác dụng kích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương và ngăn ngừa sẹo.
  • Vitamin E: là chất chống oxy hóa bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa sớm. Ngoài ra, vitamin E còn có công dụng giữ ẩm, làm dịu da.
  • D – panthenol (provitamin B5): có vai trò làm mềm da, giảm ngứa rát.
  • Chlorhexidine: có khả năng kháng khuẩn, an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ.

Công dụng:

  • Giảm mẩn ngứa, sưng tấy do muỗi, côn trùng cắn.
  • Ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em.
  • Kích thích quá trình tái tạo da, làm lành vết thương, làm mờ thâm và sẹo do mụn.
  • Dưỡng ẩm, làm mát da, giúp da mềm mịn.

Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng và lưu ý: thoa kem lên vết côn trùng cắn từ 2 – 3 lần/ ngày. Bạn nên làm sạch da bằng nước ấm để kem thấm tốt và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/tuýp 25g.

Đánh giá kem bôi ngoài da Yoosun Rau má 

Ưu điểm:

  • Thành phần thiên nhiên, an toàn cho da nhạy cảm.
  • Giá bình dân.
  • Làm dịu ngay cơn ngứa do côn trùng cắn.

Nhược điểm:

  • Kem khá đặc, khó thấm vào da.
  • Khả năng kháng khuẩn trung bình, chỉ dùng cho vết thương chưa nhiễm trùng. 

9. Kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc 

Kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc có xuất xứ tại Việt Nam.

Thành phần:

  • Nano bạc: là các phân tử bạc có kích thước nano. Công nghệ nano từ châu Âu này giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm. Thành phần nano bạc rất dịu nhẹ, an toàn với làn da.
  • D – panthenol và chiết xuất lô hội: dưỡng ẩm, làm dịu da và giảm viêm ngứa.
  • Chiết xuất Cúc la mã và Tràm trà: giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời, chúng cũng kích thích hồi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương, ngừa sẹo thâm.

Công dụng:

  • Hỗ trợ giảm ngứa, sưng tấy do muỗi đốt/ côn trùng cắn.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn vết thương ngoài da trong trường hợp: loét da do nằm liệt, loét tỳ đè, vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn, virus như: thủy đậu, tay chân miệng, chốc lở, hăm da, viêm da cơ địa,…

Cách sử dụng và lưu ý: thoa kem ngày 3 – 4 lần vào vùng da tổn thương đã được làm sạch. Chỉ thoa kem vào vùng da đã khô se, không có trợt loét, chảy dịch. Để tăng hiệu quả, bạn nên kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone.

Đối tượng sử dụng: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Giá tham khảo: 140.000/tuýp 25g.

Đánh giá kem bôi ngoài da Dizigone Nano Bạc 

Ưu điểm:

  • Thành phần lành tính, không gây đau xót da.
  • An toàn, không gây kích ứng da, phù hợp với da em bé.
  • Không chứa corticoid, chất màu, chất bảo quản.
  • Hỗ trợ quá trình lên da non và hạn chế sẹo.
  • Phổ kháng khuẩn rộng, ngăn ngừa vết cắn bị lở loét, chảy dịch.

Nhược điểm: Khả năng kháng khuẩn trung bình, nếu dùng cho vết côn trùng cắn bị lở loét thì nên khắc phục bằng cách kết hợp với dung dịch kháng khuẩn Dizigone. 

III. Cần làm gì khi vết côn trùng đốt lở loét, chảy dịch? 

Trong hầu hết trường hợp côn trùng cắn chỉ xảy ra phản ứng nhẹ như sưng tấy, ngứa rát,… và có thể tự khỏi sau vài giờ. Tuy nhiên, một số vết côn trùng đốt có thể bị lở loét và chảy dịch nếu loài côn trùng đó có độc. 

Với các vết cắn có chảy dịch thì việc sử dụng các thuốc bôi côn trùng đốt ở trên là chưa đủ. Thậm chí, việc làm này có thể khiến vết thương nặng hơn do hầu hết các thuốc đều không loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, trước khi bôi thuốc, cha mẹ nên sát trùng vết cắn bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Khi nào miệng vết thương khô se, bạn có thể sử dụng các thuốc bôi côn trùng cắn ở trên.

Hiện nay, các loại thuốc sát trùng thông dụng như cồn y tế, nước oxy già không được khuyến cáo dùng cho vết thương hở, nhiễm trùng ở trẻ. Bởi vì các dung dịch này thường gây đau xót khiến trẻ khó chịu, quấy khóc. Mặt khác, chúng cũng cản trở quá trình tái tạo da, khiến vết thương lâu lành hơn. 

Nhằm khắc phục những nhược điểm của thuốc sát trùng thông thường, các nhà khoa học đã phát minh ra công nghệ kháng khuẩn ion EMWE. Dizigone là sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ này và được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ vào ưu điểm vượt trội như: phổ tác dụng rộng, hiệu quả nhanh, không gây đau xót, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương,… Dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone lau rửa vùng da bị côn trùng đốt sẽ giúp chống viêm nhiễm, loại bỏ mủ dịch.

dizigone

IV. Khi nào cần đưa trẻ tới cơ sở y tế?

Nếu bị côn trùng có độc cắn, trẻ có thể dẫn tới phản ứng dị ứng toàn thân với biểu hiện phù môi, mắt, nổi mề đay, sốt cao, khó thở,… hay sốc phản vệ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng. 

Sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn là giải pháp giúp giảm sưng tấy và cảm giác ngứa ngáy cho bé hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần có áp dụng những biện pháp để phòng chống hay đuổi côn trùng để bảo vệ bé. Nếu bạn có thắc mắc về cách điều trị và phòng ngừa vết côn trùng cắn, hãy gọi tới số Hotline: 19009482 để được tư vấn nhanh nhất.

Theo viendalieu.com.vn tổng hợp

 

]]>
http://viendalieu.com.vn/thuoc-boi-con-trung-can-2121/feed/ 0