Bàn chân lở loét là một trong những biến chứng nguy hiểm thường thấy ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng này nếu không được chăm sóc tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bệnh nhân.Vì vậy, khi có dấu hiệu loét ở bàn chân, bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc được hướng dẫn trong bài viết này, để tránh những biến chứng nặng hơn như hoại tử phải cắt cụt chân.
Mục lục
I. Tại sao bệnh đái tháo đường gây lở loét bàn chân?
Loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
1. Tổn thương thần kinh ngoại biên
Khi nồng độ đường huyết cao trong một thời gian dài, các dây thần kinh bị hư hại. Người bệnh sẽ giảm hoặc mất dần cảm giác nóng, lạnh, và đau.
Diễn tiến thông thường là ban đầu bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác nóng ran, bỏng rát… ở bàn chân. Sau một thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện cảm giác tê, đau và dần dần giảm và mất cảm giác bàn chân. Mất cảm giác dẫn đến bệnh nhân không chú ý các vết thương, vết cắt ở bàn chân, dẫn đến không xử lý kịp thời, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên.
Ngoài ra, các cơ tại vị trí này cũng không hoạt động một cách bình thường, vì thần kinh cơ bị tổn thương. Chân của người bệnh sẽ không được thẳng và tạo ra áp lực lên những vùng chịu ảnh hưởng. Từ đó, tổn thương chân có thể lan rộng tại một số vị trí của bàn chân.
2. Bệnh động mạch ngoại vi
Khi đường huyết trong máu tăng, nó dẫn đến xơ cứng động mạch và thu hẹp các mạch máu. Tình trạng này kéo dài gây bệnh xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch giảm cung cấp máu và oxy cần thiết đến chân.
Bên cạnh đó, khi lưu lượng máu giảm, oxy, các chất dinh dưỡng, các tế bào bạch cầu đến chân kém đi làm giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng tự chữa lành của cơ thể. Vết loét cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn để chữa lành do thiếu các yếu tố đông máu tại vị trí tổn thương.
Lưu lượng máu giảm ở phần tay và chân được gọi là bệnh động mạch ngoại vi (peripheral vascular disease). Nếu bạn bị viêm mà không được chữa lành trong một khoảng thời gian, vị trí viêm ấy sẽ dẫn tới loét và hoại tử.
3. Giảm hệ thống miễn dịch
Bệnh tiểu đường vừa là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, vừa ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng nghĩa với việc giảm quá trình xây dựng các tế bào da mới và loại bỏ các mô chết,
Hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng cũng làm giảm khả năng gửi các tế bào bạch cầu của cơ thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh loét chân. Hậu quả là vết thương khó liền hơn, càng ngày càng nhiễm trùng nặng, tạo ra các ổ loét, hoại tử ở bàn chân nhiều hơn.
II. 5 bước chăm sóc bàn chân bị lở loét do đái tháo đường
Để bàn chân lở loét lành nhanh thì quy trình chăm sóc vết loét hàng ngày chiếm vai trò quan trọng nhất. Bạn cần tuân thủ theo 5 bước như sau:
1. Kiểm soát đường huyết
Vì nguyên nhân loét bàn chân là do đường huyết tăng cao trong một thời gian dài, nên bước đầu tiên trong chăm sóc loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường là phải giữ cho mức đường huyết trong khoảng khuyến cáo của bác sĩ điều trị.
Tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ về dinh dưỡng, thể dục và dùng thuốc.
2. Loại bỏ bị vật, mô hoại tử tại vết loét
Khi bị loét bàn chân tiểu đường, cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng vết loét. Nếu vết loét đã hoại tử hoặc có dị vật bên trong, bệnh nhân sẽ được dùng nước muối hoặc các dung dịch sát trùng để làm sạch vết loét. Sau đó, các mô hoại tử hay dị vật cần được lấy ra khỏi vết loét để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng vết loét.
3. Sát khuẩn vết loét
Loét bàn chân có nguy cơ nhiễm trùng cao dẫn tới áp xe hoặc phải cắt cụt chi. Vì vậy, cần sát trùng chúng mỗi ngày bằng các dung dịch sát trùng phù hợp.
Sau khi đã được xử lý tại các cơ sở y tế, nhiệm vụ của bệnh nhân loét bàn chân do đái tháo đường là tiến hành giữ vệ sinh và sát trùng vết loét hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn.
Khuyến cáo nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng để phòng ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, các dung dịch này cũng cần dịu nhẹ và không gây ảnh hưởng đến các tế bào hạt. Từ đó kích thích quá trình lành thương nhanh hơn và hạn chế để lại sẹo.
Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
4. Dưỡng ẩm vết loét
Khi bề mặt vết loét đã khô se, không còn tình trạng chảy dịch hay mủ, vết loét đang lên da non nên cần được duy trì độ ẩm phù hợp. Tình trạng quá khô hay quá ẩm cũng làm chậm quá trình lành vết loét. Vì vậy, lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm cho vết loét là một điều cần thiết.
Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng là: Vaselin, Lanolin, Vitamin E, Dizigone Nano Bạc.
5. Băng vết loét
Các hydrogel, hydrocolloid, băng bông bọt là những vật phẩm thích hợp cho vết thương sâu, có hang hốc. Vết thương có mùi hôi thối thì cần đến than hoạt tính chống vi khuẩn yếm khí và khử mùi khó chịu.
Nếu vết loét đã liền thì không cần băng bó nữa.
III. Thuốc trị bàn chân lở loét khi đã nhiễm trùng
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh, thuốc chống tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu để chữa loét nếu có nhiễm trùng.
Mô xung quanh vết loét cần xét nghiệm để tìm vi khuẩn gây bệnh. Các mầm bệnh thường gặp bao gồm tụ cầu vàng kháng methicillin, streptococci hem-tán huyết, enterobacteriaceae, pseudomonas aeruginosa và enterococci. Anaerobes…
Thuốc kháng sinh được lựa chọn để chữa phải bao phủ vi khuẩn gram dương và gram âm, hiếu khí và kỵ khí.
Bệnh nhân có vết loét nhiễm trùng nên nhập viện và chữa bằng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.
Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình với viêm mô tế bào cục bộ có thể được chữa trên cơ sở ngoại trú bằng kháng sinh đường uống như cephalexin, amoxicillin với clavulanate kali, moxifloxacin hoặc clindamycin. Các kháng sinh nên được bắt đầu sau khi nuôi cấy tìm vi khuẩn.
➤ Xem thêm: Bị loét da bôi thuốc gì hiệu quả?
IV. Phòng chống lở loét bàn chân ở bệnh nhân bị tiểu đường
1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày
Kiểm tra bàn chân hàng ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để phát hiện những dấu hiệu bất thường như:
- Loét, hoại tử
- Vết chai
- Khô da, nứt da, đỏ da hoặc có bóng nước trên da
- Teo cơ
- Nấm móng, móng quặp vào trong
- Vết xước, vết thương
- Rụng lông mu bàn chân, ngón chân
- Biến dạng bàn chân
Lưu ý: quan sát toàn diện bàn chân, tránh bỏ sót bất kỳ vị trí nào, kể cả kẽ ngón chân
2. Bảo vệ bàn chân khỏi bị nhiễm trùng
Vệ sinh sạch sẽ đôi chân mỗi ngày. Rửa chân trong nước ấm hoặc Dizigone pha loãng và lau khô chân sau đó. Không nên ngâm chân quá 5 phút. Sau khi khô, thoa kem dưỡng ẩm nếu da khô, làm mềm các vết chai.
Không thoa kem dưỡng da giữa các ngón chân, vì điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Đừng quên mang vớ và giày, ngay cả khi bạn chỉ ở trong nhà. Thay vớ và vệ sinh dày dép thường xuyên.
Tránh để bàn chân bị bỏng
Cắt móng chân không nên quá ngắn vì có thể chạm vào phần thịt. Nên ngâm chân khoảng 5 phút trước khi cắt cho móng mềm ra sẽ dễ cắt hơn.
3. Kiểm soát tốt đường huyết
Kiểm soát đường huyết hằng ngày, chế độ ăn uống điều độ, tập luyện hợp lý, dùng thuốc và tái khám theo định kỳ.
Tránh xa thuốc lá, uống rượu bia… để kiểm soát tốt bệnh, ngăn ngừa biến chứng xuất hiện
V. Dizigone – Giải pháp cho bàn chân bị lở loét
1. Đặc tính của dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Dizigone dung dịch sát trùng theo công nghệ châu Âu EMWE. Xem chi tiết về công nghệ EMWE
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone đảm bảo được tất cả các tiêu chí dành cho dung dịch sát trùng vết loét. Sản phẩm có những đặc tính sau.
- Dizigone có khả năng tiêu diệt 99.99% mầm bệnh, bao gồm cả vi khuẩn gram (+), gram (-), virus, nấm vào bào tử nấm.
- Dizigone tiêu diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s. Do đó, Dizigone không đòi hỏi thời gian ngâm, lau, rửa, sử dụng kéo dài, giúp vết loét nhanh lành và chóng hồi phục.
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc.
Nguyên bào sợi và tổ chức hạt là hai yếu tố quan trọng trong quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Nhiều dung dịch sát khuẩn khác đều làm tổn thương những yếu tố này, gây ức chế quá trình tái tạo da tự nhiên. Với cơ chế an toàn, Dizigone hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình “đắp vá” tổn thương da của cơ thể. Do đó, vết thương, vết loét lành nhanh chóng, an toàn.
Màng biofilm là tập hợp những vi sinh vật kết tụ với nhau dưới lớp màng polysaccharide bền vững. Nó làm tăng sức đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh và cơ chế thực bào của cơ thể, gây viêm nhiễm kéo dài và khiến vết thương chậm lành. Dizigone tiêu diệt được màng biofilm, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
2. Kem Dizigone Nano Bạc – Duy trì độ ẩm phù hợp cho vết loét
Tổn thương bàn chân sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì độ ẩm thích hợp. Vì vậy, khi vết loét ngừng chảy dịch, người bệnh nên tiến hành thoa một lớp kem mỏng sau bước sát khuẩn ngoài da. Kem dưỡng ẩm phù hợp dùng cho loét bàn chân là kem Dizigone Nano Bạc. Với các thành phần đến từ tự nhiên, kem Nano Bạc giúp làm mềm, làm dịu da và kích thích lên da non nhanh chóng.
Biến chứng tiểu đường ở chân nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì sẽ nhanh lành hơn. Trong đó, kiểm soát đường huyết ổn định và chọn được dung dịch sát khuẩn cho vết loét là bước quan trọng nhất, không thể bỏ qua. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc bàn chân bị lở loét của người bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
➤ Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục loét da ở bệnh nhân tiểu đường
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp