Chăm sóc bé bị tay chân miệng cần sự chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ của cha mẹ. Nếu mẹ còn bỡ ngỡ, lo lắng, hoang mang trong cách chăm sóc và vệ sinh cho con thì mẹ đừng lo. Bài viết dưới đây cung cấp cho các mẹ các cách trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em hiệu quả nhất.
Mục lục
I. Đánh giá tình trạng tay chân miệng của trẻ.
Để biết tình trạng bệnh tay chân miệng của bé nhà mình ở mức độ nào, mẹ hãy tham khảo 4 phân độ bệnh đi từ nhẹ đến nặng dưới đây:
Độ 1: Bé có 1 trong 2 biểu hiện sau
- Khoang miệng bé xuất hiện các nốt mụn nước đỏ ở lợi, lưỡi, niêm mạc miệng.
Hình ảnh loét miệng do tay chân miệng
- Ở lòng bàn chân, tay, mông,đầu gối có các nốt phát ban nhỏ.
Hình ảnh nốt phát ban tay chân miệng ở lòng bàn tay
Mẹ hãy yên tâm vì bệnh của bé đang còn nhẹ, nếu được điều trị đúng cách bé sẽ nhanh khỏi bệnh.
Độ 2: Bệnh tiến triển nặng hơn và có bắt đầu những biến chứng trên thần kinh và tim mạch.
- Độ 2a: Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/ 30 phút hoặc sốt cao trên 39 độ.
- Độ 2b: chia làm 2 nhóm nhỏ
- Nhóm 1: Bệnh sử giật mình trên 2 lần/30p và có 1 trong số các dấu hiệu: ngủ gà, mạch nhanh trên 150 lần/ phút, sốt cao trên 39 độ.
- Nhóm 2: Trẻ có một trong số các triệu chứng như chân tay run, tăng nhãn áp, chân tay yếu không có lực,liệt thần kinh sọ.
Độ 3: Những biến chứng của bệnh trên tim mạch và thần kinh nặng nề và nguy hiểm hơn. Trẻ có các biểu hiện: Mạch nhanh trên 170 lần /phút, thở khò khè, thở nông bằng bụng, có cơn ngừng thở, vã mồ hôi toàn thân là những biểu hiện nguy hiểm khi chuyển sang độ 3.
Độ 4: Bé có các triệu chứng sốc nguy hiểm, da tím tái, thở nấc, ngừng thở. Cấp cứu kịp thời là rất cần thiết để bảo toàn tính mạng cho bé.
II. Chăm sóc và hỗ trợ giảm triệu chứng cho bé bị tay chân miệng
Hướng dẫn mẹ phương pháp chăm sóc bé an toàn hiệu quả:
- Dùng thuốc hạ sốt
- Chăm sóc tổn thương da
- Xử lý tổn thương trong khoang miệng
1. Dùng thuốc hạ sốt
Sốt là phản ứng của cơ thể khi bị yếu tố gây bệnh xâm nhập và tấn công. Khi bị bệnh tay chân miệng, bé có thể sốt cao trên 39 độ. Sốt cao làm bé mệt mỏi, mất nước,nguy hiểm hơn có thể gây co giật. Vì thế việc sử dụng thuốc hạ sốt là rất cần thiết cho bé.
Ban đầu bé được chỉ định dùng Paracetamol 10mg/kg/lần mỗi 6h. Mẹ nên tái khám cho bé mỗi ngày cho đến khi hết sốt trong vòng 48h. Trường hợp bé sốt cao không đáp ứng với Paracetamol, có thể phối hợp với Ibuprofen 10-15mg/kg/lần và lặp lại mỗi 6-8h ( dùng xen kẽ với paracetamol)
Ngoài ra mẹ nhớ chuẩn bị cho bé áo quần cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi, cho bé uống nhiều nước, lau người cho bé bằng nước ấm để giúp thải nhiệt độc cho bé.
2. Chăm sóc tổn thương da
Những nốt mụn nước đỏ ở lòng bàn tay chân, tay, mông, đầu gối sẽ làm bé khó chịu, dễ để lại vết thâm trên da bé. Nếu không cẩn thận trong việc vệ sinh cho bé, bé sẽ rất dễ bị bội nhiễm, tổn thương da, để lại sẹo xấu. Vì thế phương pháp vệ sinh hiệu quả cho bé là rất quan trọng.
Mẹ nên dùng các dung dịch kháng khuẩn ion lau lên những vùng da nổi mụn nước. Dung dịch kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại ở trên da ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn gây lở loét da. Khi dùng dung dịch kháng khuẩn, các nốt mụn nước sẽ nhanh khô se và biến mất mà không để lại thâm sẹo. Một trong số những dung dịch kháng khuẩn hiệu quả trên thị trường là Dizigone. Khi sử dụng Dizigone bé sẽ cảm thấy vùng da bị tổn thương dịu lại, không gây xót, rát, không kích ứng và không nhuộm màu da. Tổn thương sẽ xẹp nhanh chỉ sau 3-5 ngày lau rửa bằng dung dịch Dizigone.
3. Xử lý tổn thương trong khoang miệng
Các nốt mụn nước mẩn đỏ trong khoang miệng sẽ làm trẻ đau rát và khó chịu. Nếu mẹ chủ quan không vệ sinh khoang miệng cho bé thì khả năng bị bội nhiễm trong khoang miệng rất cao. Mẹ nên vệ sinh khoang miệng cho bé bằng các dung dịch sát khuẩn. Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Ngoài ra việc sử dụng nước súc miệng còn có tác dụng khử mùi, làm cho khoang miệng bé sạch sẽ thơm tho. Mẹ nên cho bé dùng dung dịch sát khuẩn 3-4 lần mỗi ngày sau ăn. Một trong các dung dịch kháng khuẩn súc miệng cho bé mẹ nên tin dùng là Dizigone. Với cơ chế kháng khuẩn ion tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên, sản phẩm rất an toàn và lành tính. Nếu không may nuốt phải một ít nước diệt khuẩn thì mẹ yên tâm rằng Dizigone sẽ không ảnh hưởng đến đường ruột của bé.
Bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone
III. Theo dõi thường xuyên để nhận biết khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Bệnh tay chân miệng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dễ chuyển nặng và bé sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế việc theo dõi sát sao những biểu hiện của bé là rất quan trọng giúp phát hiện sớm những dấu hiệu nguy hiểm.
Mẹ hãy nhanh chóng cho bé đến bệnh viện nếu bé có những dấu hiệu nguy hiểm dưới đây:
- Bé nhà bạn đang ở độ 1, tuy nhiên bé có những dấu hiệu chuyển nặng sau:
- Bé sốt cao trên 39 độ.
- Bé bị sốt trên 2 ngày.
- Bé có dấu hiệu ngủ gà: bé ngủ nhiều vào ban ngày và gà gật kéo dài.
- Bé nôn ói nhiều lần trong ngày, lừ đừ, quấy khóc vô cớ.
- Ở những bé bị tay chân miệng độ 2, 3, 4 lúc này bệnh của bé đã nghiêm trọng, bé cần được nhập viện để kịp thời điều trị
IV. Những vấn đề cần lưu ý cho bé để nhanh chóng khỏi bệnh
Mẹ cần chú ý kiêng kị những điều sau để giúp bé nhanh khỏi bệnh:
- Mẹ đừng để bé gãi và chọc vào các bọng nước trên da. Khi bọng nước bị vỡ sẽ tạo vết thương hở trên da khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Vết thương sẽ lâu lành và sẽ để lại thâm sẹo làm ảnh hưởng thẩm mỹ.
- Nhiều cha mẹ tin tưởng các mẹo kiêng kỵ trong dân gian như: kiêng tắm, kiêng gió. Việc mẹ không vệ sinh tắm rửa cho con trong nhiều ngày hoặc chồng nhiều lớp áo cho con để tránh gió sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của con. Làn da bé không được vệ sinh sạch sẽ, bí bách, đổ mồ hôi sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Bệnh tay chân miệng của bé sẽ diễn biến nặng nề hơn và gây ra biến chứng khó lường.
Trong vấn đề dinh dưỡng của bé, mẹ nên kiêng các thực phẩm như:
- Thực phẩm giàu arginine như sô cô la, đậu phộng: vì arginine làm tăng sản sinh virus khiến các triệu chứng ồ ạt, diễn biến nặng nề khó lường hơn.
- Thực phẩm cay nóng, thực phẩm nêm nếm mặn và thức ăn khô cứng: vì sẽ làm phồng rộp niêm mạc miệng, làm mụn nước sưng lên, dễ vỡ gây bội nhiễm.
- Thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ: vì sẽ tăng tiết dầu trên làm da bí bách da, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển tấn công vào dùng da bị tổn thương.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cần làm gì để phòng tránh?
Mong rằng qua bài viết ở đây mẹ sẽ có thêm thông tin trong việc chăm sóc bé bị tay chân miệng. Nếu mẹ cần tư vấn kỹ càng hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 9482. Mẹ sẽ nhận được lời khuyên hợp lý cho trường hợp của bé nhà mình.
Theo viendalieu.com.vn tổng hợp