Sau phẫu thuật, vùng da bình thường của cơ thể sẽ bị tổn thương. Dù được vá víu bằng cách khâu lại, đây vẫn là cánh cửa rộng mở để vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong. Vì vậy, nhiễm trùng vết mổ xảy ra phổ biến và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sau phẫu thuật.
1. Nhiễm trùng vết mổ là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ, nhiễm trùng vết mổ được chia thành 3 loại:
- Nhiễm trùng bên ngoài: chỉ liên quan đến phần da và mô dưới da của vết mổ.
- Nhiễm trùng sâu: vi khuẩn tác động tới cả lớp cơ bên trong.
- Nhiễm trùng nội tạng/hốc: nhiễm trùng tại các cơ quan trong cơ thể hoặc các hốc được tạo thành sau quá trình phẫu thuật.
Do phá vỡ trực tiếp cấu trúc da nên vết mổ dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Tại bệnh viện, nhiễm trùng vết mổ là dạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến nhất. Nó là nguyên nhân của hàng ngàn chục ngàn ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
2. Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng vết mổ được định nghĩa là tổn thương trong vòng 30 ngày sau mổ tại vị trí da bị tác động. Tại khu vực đó phải xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu:
- Có mủ chảy ra từ vết mổ
- Có mủ chảy ra từ ống dẫn lưu trong vết mổ
- Phân lập được vi khuẩn từ dịch chảy ra trên vết mổ
- Có các biểu hiện nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ, đau, sốt.
Ngoài ra, nhiễm trùng vết mổ còn có thể nhận biết qua các triệu chứng:
- Vết mổ chậm lành hơn dự kiến
- Đổi màu ở cả mô bên trong và bên ngoài vết mổ
- Vết mổ có mùi hôi khó chịu
- Mô mới hình thành dễ vỡ và chảy máu dù được chăm sóc cẩn thận
- Viêm hạch bạch huyết: Xuất hiện một đường đỏ từ vết thương dẫn đến các hạch bạch huyết.
Ngay khi phát hiện triệu chứng nhiễm trùng, người bệnh nên có hướng xử lý kịp thời. Cách xử lý nhiễm trùng được bàn luận ở phần sau.
>>> Xem thêm: 5 dấu hiệu vết thương nhiễm trùng và 4 bước xử lý hiệu quả nhanh
3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng vết mổ
Vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng – đây là sự thật ai cũng biết. Tuy nhiên, con đường để đưa chúng vào cơ thể lại có rất nhiều:
- Tiếp xúc trực tiếp: thông qua dụng cụ y tế dùng trong phẫu thuật hoặc bàn tay của bác sĩ, y tá.
- Phát tán trong không khí: Không khí trong phòng phẫu thuật có thể mang theo mầm bệnh vi khuẩn.
- Tự nhiễm: Vi khuẩn ký sinh trên da hay các cơ quan nội tạng tự di chuyển và xâm nhập vào vết mổ.
Các chủng vi khuẩn được phát hiện có mặt nhiều tại vết mổ bao gồm:
- Tụ cầu vàng: Staphylococcus aureus / MRSA
- Liên cầu: Streptococcus pyogenes
- Vi khuẩn: Enterococci
- Trực khuẩn mủ xanh: Pseudomonas aeruginosa .
Bệnh cạnh nguyên nhân vi khuẩn, vết mổ dễ bị nhiễm trùng bởi các yếu tố nguy cơ
- Đặc điểm bệnh nhân:
- Tuổi cao
- Béo phì/ suy dinh dưỡng
- Rối loạn nội tiết và chuyển hóa
- Thiếu máu
- Mắc bệnh ác tính/ bệnh gây suy giảm miễn dịch
- Hút thuốc/ uống rượu
- Đặc điểm vết mổ
-
- Xuất hiện mô bất hoạt tại vết mổ
- Thiếu máu cục bộ tại vết mổ
- Hình thành khối máu tụ
- Đặc điểm phẫu thuật
-
- Kỹ thuật phẫu thuật chưa đúng
- Thời gian phẫu thuật dài (2 giờ)
- Vết mổ tại khu vực tập trung nhiều vi khuẩn
- Thời gian nằm viện trước phẫu thuật kéo dài
- Người bệnh bị hạ thân nhiệt khi mổ
Xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng sẽ giúp người bệnh có hướng điều trị đúng đắn.
4. Cách phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ
Trước đây, khi y học chưa phát triển, phần lớn các ca phẫu thuật đều để lại biến chứng nhiễm trùng. Từ sau khi có nghiên cứu đầy đủ, tỷ lệ này đã được giảm đi đáng kể nhờ thực hiện các biện pháp:
- Khử trùng phòng mổ và dụng cụ phẫu thuật: Duy trì hệ thống thông gió phòng mổ ở áp suất dương; tiệt trùng dao mổ, chỉ khâu… theo hướng dẫn.
- Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ vô trùng, sát khuẩn tay trước khi vào ca mổ.
- Chuẩn bị cho bệnh nhân: sát khuẩn vùng da mổ, làm sạch vết thương trước phẫu thuật, dùng kháng sinh dự phòng.
Với những vết mổ nhỏ, trên vị trí vết thương sạch thì chỉ cần sát khuẩn ngoài da. Với những vết mổ to tại nơi tập trung nhiều vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh là bắt buộc. Việc lựa chọn kháng sinh phải được dựa trên các yếu tố:
- Chọn kháng sinh có phổ tác dụng trên các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết mổ.
- Kháng sinh phải có khả năng thâm nhập vào mô tốt để tiếp cận vết thương.
- Thời điểm và thời gian sử dụng kháng sinh cần được chú trọng để thuốc đạt nồng độ điều trị trong quá trình mổ.
5. Cách xử lý vết mổ để tránh nhiễm trùng
Ngay cả khi thực hiện đầy đủ những điều trên, vết mổ sau phẫu thuật vẫn có khả năng nhiễm trùng nếu không được chăm sóc đúng. Vì vậy, bước chăm sóc hậu phẫu là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo, người bệnh nên xử lý vết mổ theo các bước:
5.1. Làm sạch vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng
Vết mổ là được xếp vào dạng vết thương hở nên nguyên tắc chăm sóc cơ bản là cần sát khuẩn, làm sạch. Dung dịch sát khuẩn cho vết mổ phải đảm bảo các tiêu chí:
- Khả năng sát khuẩn mạnh
- Hiệu quả nhanh
- Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc
- An toàn, được kiểm chứng chất lượng.
Cách vệ sinh vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn: Thấm dung dịch vào một miếng khăn/gạc sạch, lau rửa vết mổ 3-4 lần/ngày.
Hiện nay, một số dung dịch sát khuẩn vết mổ được dùng phổ biến là: Dizigone, Povidone iod, Chlorhexidine.
5.2. Dưỡng ẩm vết mổ
Vài ngày sau mổ, tổn thương sẽ bắt đầu lên da non và mang lại cảm giác ngứa ngáy. Lúc này, người bệnh cần dưỡng ẩm vết mổ để làm dịu và kích thích tái tạo da mới nhanh hơn. Một số sản phẩm dưỡng ẩm thường dùng cho vết mổ: Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Vaseline, Lanolin…
>>> Xem thêm: Chăm sóc vết mổ sau sinh nhanh lành, không đau
Nhiễm trùng vết mổ là tình trạng khó tránh, đặc biệt khi chăm sóc chưa đúng cách. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách phòng ngừa và xử lý vết mổ nhiễm trùng, gọi ngay HOTLINE: 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính).
Theo Viendalieu.com.vn tổng hợp